Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ tư tưởng triết học của augustino...

Tài liệu Luận án tiến sĩ tư tưởng triết học của augustino

.PDF
188
7
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HẢI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA AUGUSTINO LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HẢI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA AUGUSTINO Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS Mã số: 62.22.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HƢNG HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án tiến sỹ mang tên “Tƣ tƣởng triết học của Augustino” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nguyên bản của luận án. Hà Nội, tháng 7 năm 2020 Tác giả Vũ Thị Hải LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PSG. TS. Nguyễn Quang Hƣng ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận án tiến sỹ. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trƣờng. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Hà Nội, tháng 7 năm 2020 Tác giả Vũ Thị Hải MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA AUGUSTINO” .........................................................7 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino ..............................................................7 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng triết học của Augustino .........................................................................................................12 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá về tƣ tƣởng triết học của Augustino ..........................................................................24 1.4. Khái quát các kết quả nghiên cứu chính và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...........................................................................................28 CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA AUGUSTINO .........................................................31 2.1. Những điều kiện hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino .................31 2.2. Tiền đề lý luận hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino ....................40 2.3. Nhân tố chủ quan hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino ...............61 CHƢƠNG 3: BẢN THỂ LUẬN VÀ NHÂN HỌC TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA AUGUSTINO .........................................................................70 3.1. Bản thể luận ...............................................................................................70 3.2. Nhân học ....................................................................................................96 CHƢƠNG 4: NHẬN THỨC LUẬN, ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA AUGUSTINO ....................116 4.1. Nhận thức luận ........................................................................................116 4.2. Đạo đức học .............................................................................................131 4.3. Một số đánh giá về tƣ tƣởng triết học của Augustino .............................149 KẾT LUẬN ............................................................................................................169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................174 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Augustino là một trong những nhà tƣ tƣởng lớn có nhiều đóng góp cho nền thần học, triết học và văn hóa phƣơng Tây. Đời sống thánh thiện và tầm vóc tƣ tƣởng đã khiến ông đƣợc tôn vinh là vị giám mục thời danh, là bậc đại thánh tiến sỹ của Hội thánh Công giáo. David E Cooper - học giả, triết gia ngƣời Anh từng viết: “sẽ phải mất một thời gian dài triết học Kitô giáo mới có thể sản sinh đƣợc những khuôn mặt xấp xỉ tầm vóc của Augustino” [14, 148]. Với vị thế và vai trò ấy, tác giả cho rằng, việc trở lại nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của Augustino trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thứ nhất, Augustino là một trong những nhà tƣ tƣởng lớn của nền triết học phƣơng Tây, ngƣời có vai trò vạch thời đại, đặt nền móng cho một nền triết học mới, ngƣời đã đặt dấu chấm hết cho nền triết học cổ đại, đƣa triết học phƣơng Tây hoàn toàn bƣớc vào thời kỳ trung cổ. Với tƣ cách là một nhà triết học, Augustino đã mang lại những bƣớc tiến lớn cho nền triết học phƣơng Tây trong các lĩnh vực: bản thể luận, nhân học, nhận thức luận và đạo đức học. Với tƣ cách là một nhà thần học, ông là ngƣời có công rất lớn trong việc xây dựng một nền thần học Kitô giáo bài bản và có hệ thống, một nền có ảnh hƣởng mạnh mẽ, lâu dài đối với Kitô giáo trong nhiều thế kỷ và thậm chí cho đến ngày nay. Ngoài ra, Augustino cũng là một nhà tƣ tƣởng có công lớn đối với sự phát triển của nền văn hóa phƣơng Tây, đặc biệt trong nỗ lực hợp nhất hai cội nguồn văn hóa: truyền thống Hy Lạp cổ đại và truyền thống Do Thái - Kitô giáo. Ông đã thành công trong việc hóa giải những mâu thuẫn nội tại của nền văn hóa, thống nhất các cội nguồn văn hóa khác nhau vào trong một dòng chảy chung, mở đƣờng cho sự thăng tiến của nền văn hóa phƣơng Tây. Với những đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực, Augustino đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Augustino ở Việt Nam hiện nay còn có những hạn chế nhất định. Hầu nhƣ chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về tƣ tƣởng triết học của ông. Một trong những nguyên nhân cơ bản là sự khan hiếm nguồn tài liệu, 2 ngoài tác phẩm Tự thuật thì phần lớn các tác phẩm của ông đều chƣa đƣợc dịch ra tiếng Việt. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, trong một thời gian dài, đã từng tồn tại những cách hiểu chƣa toàn diện về Augustino nói riêng và các nhà tƣ tƣởng Kitô giáo nói chung. Chính vì thế, việc nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học của Augustino là cần thiết trong bối cảnh nền học thuật Việt Nam hiện nay. Thứ hai, Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam hiện nay, với số lƣợng 7 triệu tín đồ, Công giáo đã và đang có ảnh hƣởng không nhỏ đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và đạo đức xã hội. Không thể phủ nhận đƣợc, một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam là một bộ phận ngƣời dân ngoài Công giáo chƣa hiểu biết một cách đúng đắn về Công giáo cũng nhƣ cộng đồng các tín hữu Công giáo. Sự thiếu hiểu biết đó ít nhiều đã gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực trong đời sống xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu về Augustino - một trong những nhà tƣ tƣởng lớn của Hội thánh Công giáo sẽ giúp những ngƣời ngoài Công giáo có thể hiểu biết một cách sâu sắc hơn về văn hóa và đạo đức Công giáo, từ đó góp phần thắt chặt khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên tất cả các bình diện của đời sống xã hội. Không thể phủ nhận đƣợc, mặc dù đạt đƣợc những thành tựu rất to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, song Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn, nhất là trong lĩnh vực văn hóa và đạo đức. Tình trạng xuống cấp về văn hóa và đạo đức là một thực tế không thể phủ nhận đƣợc. Trong khi các giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống bị mai một thì những giá trị văn hóa và đạo đức mới chƣa đƣợc xây dựng một cách có hệ thống. Hiện thực đó đã gây ra nhiều hệ luận tiêu cực trong đời sống xã hội, dẫn đến những trở ngại đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về Augustino, một trong những nhà tƣ tƣởng có nhiều đóng góp cho nền văn hóa và đạo đức phƣơng Tây có thể mang lại những bài học quý góp phần giải quyết những thách thức đang đặt ra đối với nền văn hóa và đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay. 3 Thứ tư, bàn về công tác học tập và nghiên cứu lý luận ở Việt Nam trong những năm gần đây, Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 28-03-1992 của Bộ Chính trị (khóa VII) viết: “Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác - Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả năng phát triển bị hạn chế”. Tiếp theo, Nghị quyết số 37NQ/TW, ngày 09 tháng 12 năm 2014 của Bộ chính trị bàn về công tác lý luận và định hƣớng nghiên cứu đến năm 2030 đã chỉ ra: “Kết quả nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn dàn trải, tính hệ thống chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Nghiên cứu những trào lưu tư tưởng, học thuyết mới, lý thuyết mới chưa được nhiều”. Nhận thức những hạn chế đó, Bộ chính trị đã xác định hƣớng nghiên cứu đến năm 2030 nhƣ sau: “Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ ”. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, căn cứ vào các Nghị quyết của Bộ chính trị, việc mở rộng nghiên cứu về các nhà tƣ tƣởng ngoài mácxít nói chung, về Augustino nói riêng không chỉ phù hợp với chủ trƣơng và đƣờng lối của Đảng mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh hiện nay. Với những lý do trên, NCS lựa chọn đề tài “Tư tưởng triết học của Augustino” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án: Phân tích, trình bày một cách có hệ thống tƣ tƣởng triết học của Augustino, từ đó đánh giá về giá trị và hạn chế của nó. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài “Tư tưởng triết học của Augustino”. - Làm sáng tỏ những điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino. 4 - Phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học của Augustino trên các vấn đề: bản thể luận, nhân học, nhận thức luận và đạo đức học. - Đánh giá về những giá trị lịch sử và hạn chế trong tƣ tƣởng triết học của Augustino. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: tƣ tƣởng triết học của Augustino. Phạm vi nghiên cứu của luận án: - Luận án làm sáng tỏ tƣ tƣởng triết học của Augustino trong những nội dung cơ bản sau: bản thể luận, nhân học, nhận thức luận và đạo đức học. - Tác giả tập trung khảo cứu tác phẩm Tự thuật (Confessiones) - một trong những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của Augustino. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các trích dẫn từ một số tác phẩm khác nhƣ: Độc thoại (Soliloquia), Về sự bất tử của linh hồn (De immortalitate animae), Về tự do ý chí (De libero arbitrio), Chúa Ba Ngôi (De Trinitate), Thành đô Thiên Chúa (De civitate Dei),… 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm mácxít trong nghiên cứu lịch sử triết học. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của phép biện chứng duy vật nhƣ: phƣơng pháp lôgic và lịch sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa, v.v.. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học, khảo cứu các tác phẩm gốc. 5. Đóng góp mới của luận án Có thể nói, đây là luận án đầu tiên ở nƣớc ta nghiên cứu về Augustino. Luận án góp phần phân tích, trình bày một cách có hệ thống tƣ tƣởng triết học của Augustino trên những nội dung cơ bản sau: bản thể luận, nhân học, nhận thức luận và đạo đức học. Đóng góp mới của luận án là đã làm sáng tỏ những nội dung chƣa từng đƣợc phân tích một cách có hệ thống từ trƣớc đến nay nhƣ: chứng minh Thiên Chúa, quan niệm về thời gian, bản chất của linh hồn và kinh nghiệm nội 5 tâm. Ngoài ra, đóng góp mới của luận án còn ở chỗ đƣa ra đánh giá về giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng triết học của Augustino từ lập trƣờng mácxít và cách tiếp cận triết học văn hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về tƣ tƣởng triết học của Augustino - một trong những triết gia, nhà thần học lớn bậc nhất của nền triết học Kitô giáo thời kỳ trung cổ. Về mặt thực tiễn: Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy triết học Kitô giáo nói riêng và triết học phƣơng Tây nói chung. Ngoài ra, luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực nhân học và triết học tôn giáo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận án đã đƣợc công bố, luận án gồm 4 chƣơng, 12 tiết. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA AUGUSTINO” Hệ thống tƣ tƣởng của Augustino, từ lâu, đã thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi của các học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, tƣ tƣởng của Augustino đã đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống, và phần lớn đƣợc tiếp cận từ hai chiều kích: triết học và thần học. Để đƣa ra đánh giá một cách hợp lý về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả đã hệ thống các công trình trong nƣớc và ngoài nƣớc theo ba nhóm sau đây: Những công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino; Những công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng triết học của Augustino; Những công trình nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá về tƣ tƣởng triết học của Augustino. 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino - Các công trình nghiên cứu trong nước Có thể nhận thấy, cho đến nay, ở Việt Nam hầu nhƣ chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về tƣ tƣởng triết học của Augustino, vì thế cũng chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng triết học của ông. Vấn đề đó chỉ đƣợc đề cập trong một vài công trình chuyên khảo thông qua phần trình bày về lịch sử triết học phƣơng Tây và lịch sử tƣ tƣởng Kitô giáo. Để làm rõ vấn đề này, tác giả luận án sẽ tổng quan một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Trong công trình Lịch sử tư tưởng trước Marx (1996) [90], Trần Đức Thảo đã phân tích một cách khái quát điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới những chuyển biến trên bình diện tƣ tƣởng từ thời kỳ cổ đại sang thời kỳ trung cổ. Theo tác giả, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất là động lực thúc đẩy quá trình phát triển từ chế độ nô lệ sang chế độ nông nô và sự biến đổi của phƣơng thức sản xuất lại trở thành nền tảng cho sự ra đời của đạo Kitô thay thế vai trò chủ đạo của nền triết học Hy Lạp cổ 7 đại trên bình diện văn hóa. Trong quá trình chuyển giao ấy, những di sản văn hóa Hy Lạp cổ đại tiếp tục đƣợc duy trì trong nền văn hóa Kitô giáo bằng cách hóa thân thành những “tặng phẩm” của Thiên Chúa, những kiến thức khoa học và nghệ thuật đƣợc bảo tồn trong tu viện dƣới hình thức ân sủng thiêng liêng. Và, Augustino trở thành một trong những nhà tƣ tƣởng tiêu biểu nhất của khuynh hƣớng tích hợp những thành tựu cổ đại cho nền văn hóa Kitô giáo. Ông chính là ngƣời có vai trò thống nhất chân lý đức tin với chân lý lý trí khi cho rằng, con ngƣời chỉ có thể đạt tới chân lý là nhờ ân sủng của Thiên Chúa [xem 90, 313]. Nhƣ vậy, triết học Hy Lạp cổ đại chính là một trong những cội nguồn tƣ tƣởng quan trọng nhất của tƣ tƣởng triết học Augustino. Tƣơng đồng với quan điểm này, Phan Văn Tình (2010) trong Triết học thượng cổ Tây phương ảnh hưởng trên Kitô giáo [100] đã phân tích một cách có hệ thống ảnh hƣởng của triết học Hy Lạp cổ đại trên nền triết học Kitô giáo. Tác giả cho rằng, các triết gia Tây phƣơng sau Socrates có ảnh hƣởng rất lớn đối với triết học Kitô giáo thời trung cổ, điều đó đƣợc thể hiện đặc biệt trong tƣ tƣởng của Justino, Augustino và Thomas Aquino. Nói cách khác, tƣ tƣởng của họ đƣợc xây dựng trên các ý tƣởng đƣợc kế thừa từ triết học Hy Lạp cổ đại. Theo tác giả, các giáo phụ đã Kitô hóa tƣ tƣởng Plato hay đã Plato hóa phần nào những đạo lý của Chúa Kitô, trong khi truyền thống kinh viện và Thomas Aquino lại chịu ảnh hƣởng quá sâu xa từ Aristotle, chính họ đã có công trong việc giải nghĩa, bổ sung, phát triển tƣ tƣởng của triết gia này [xem 100, 85 - 87]. Bài viết cũng đƣa ra nhận định rằng, trong khi tƣ tƣởng của Thomas Aquino chịu ảnh hƣởng lớn từ triết học Aristotle thì Augustino lại chịu ảnh hƣởng đặc biệt từ triết học Plato. Những nhận định đó có ý nghĩa quan trọng giúp cho tác giả luận án tiếp tục làm rõ những điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino. Với mục đích làm sáng tỏ những điều kiện và tiền đề hình thành giáo phụ học, Phan Tấn Thành (2013) trong Về nguồn. Quyển II: Thời các giáo phụ [89] đã phân tích bối cảnh chính trị, văn hóa ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển Kitô giáo thời kỳ các giáo phụ. Theo tác giả, đặc điểm cơ bản của bối cảnh chính trị Tây 8 Âu trong những thế kỷ đầu công nguyên là sự đối đầu giữa Kitô giáo với chính quyền Roma dẫn đến những đợt bách hại đạo Kitô từ thế kỷ II đến thế kỷ III. Những xung đột giữa Giáo hội và chính quyền Roma chỉ thực sự chấm dứt vào đầu thế kỷ IV, để từ đó mối tƣơng quan mới đƣợc mở ra. Năm 313, hoàng đế Constantino ban hành chỉ dụ Milano, thu hồi tất cả những đạo luật chống lại đạo Kitô, trả lại cho Hội thánh toàn bộ những thánh đƣờng và tài sản bị tịch biên trƣớc đây. Năm 380, đạo Kitô đƣợc công nhận là quốc giáo - một sự chuyển biến mang tính vạch thời đại trong đời sống tôn giáo Tây Âu. Điều đó có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của giáo phụ học trong những thế kỷ IV và V. Bên cạnh đó, công trình đã khái quát những đặc điểm chính của nền văn hóa Tây Âu trong những thế kỷ đầu công nguyên, bao gồm: tƣơng quan giữa Kitô giáo với văn hóa Hy Lạp cổ đại; tƣơng quan giữa Kitô giáo và Do Thái giáo, sự xuất hiện của phong trào ngộ giáo và lạc giáo; tƣơng quan giữa Kitô giáo với các tôn giáo cổ truyền của đế quốc La Mã. Nhìn chung, công trình này tập trung phân tích bối cảnh chính trị, văn hóa ảnh hƣởng tới sự hình thành, phát triển của đạo Kitô, song hầu nhƣ chƣa đề cập đến điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ đặc điểm văn hóa tinh thần khác. - Các công trình nghiên cứu nước ngoài Nói đến những nghiên cứu liên quan đến điều kiện và tiền đề của triết học Augustino không thể không đề cập đến những nghiên cứu của các học giả phƣơng Tây. Bryan Magee (2003) trong Câu chuyện triết học [56] cho rằng, Augustino đã thực hiện “cuộc hôn phối” giữa hai truyền thống đối nghịch - truyền thống Plato và Kitô giáo, đó là “cuộc hôn phối” giữa triết học với tôn giáo, giữa lý trí và đức tin. Augustino luôn thấy triết học đóng vai trò thứ yếu sau mặc khải tôn giáo, vì thế ông chỉ dung nạp những khía cạnh triết học không mâu thuẫn với đạo Kitô nhằm tạo lập cơ sở vững chắc cho các tín điều tôn giáo mà ông phụng sự. Bryan Magee nhận định, Augustino “khá thành công trong mục đích đƣa triết học Plato và Tân Plato hòa nhập vào quan điểm của giáo hội về bản chất của thực tại” [56, 66]. Qua sự phân tích, luận giải của mình, Bryan Magee kết luận, truyền thống triết học Plato và hệ thống tín điều của đạo Kitô là tiền đề tƣ tƣởng trực tiếp ảnh hƣởng đến sự hình thành tƣ tƣởng triết học của Augustino. 9 Tiếp theo, Các trường phái triết học trên thế giới [14] của David E Cooper (2005) là một công trình tiêu biểu tập trung trình bày, diễn giải một cách có hệ thống các triết gia và các trƣờng phái triết học trên thế giới qua các thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại. Ở đây, triết học Kitô giáo đƣợc đặt trong tƣơng quan với triết học Hy Lạp cổ đại, từ đó những liên kết tất yếu, nội tại đƣợc làm sáng tỏ. Theo tác giả, vấn đề đƣợc đặt ra với các giáo phụ là: Liệu có cần triết học Hy Lạp để hình thành học thuyết Kitô giáo hay không và triết học Hy Lạp trên thực tế đã giúp cho sự hình thành học thuyết Kitô giáo tới mức nào? [Xem 14, 151]. Tác giả cho rằng, ảnh hƣởng của triết học Hy Lạp cổ đại trên tƣ tƣởng Kitô giáo là điều không cần bàn cãi, để minh họa cho luận điểm đó, tác giả đã phân tích sự ảnh hƣởng của Plotin đối với Augustino. Ảnh hƣởng của Plotin đối với Augustino chính là đã hóa giải thành công mối hoài nghi mà phái Manes và Hàn Lâm viện đã gây ra trong thuyết nhị nguyên và việc treo lửng các phán đoán, nhờ đó Augustino đã xác lập niềm tin vững chắc vào bản thể duy nhất là Thƣợng đế. Hơn nữa, phái Plato mới đã cung cấp những ý tƣởng quan trọng giúp Augustino xây dựng hệ thống của mình, nhƣ: quan niệm về cái Duy nhất, cái Ác, chân lý và sáng tạo. Tác giả khẳng định, nỗ lực của Augustino là đã “Plato hóa” học thuyết Kitô giáo, mang những giá trị của nền triết học cổ đại phụng sự cho đức tin. Từ những phân tích và luận giải đó, cuốn sách đã cung cấp những cứ liệu quan trọng giúp tác giả luận án trình bày một cách có hệ thống tiền đề lý luận của tƣ tƣởng triết học Augustino. Một cuốn sách liên quan trực tiếp đến tiền đề tƣ tƣởng của triết học Augustino là Quá trình chuyển biến tư tưởng Phương Tây [83] của Richard Tarnas (2008). Trong đó, tác giả đã trình bày các hình thức thế giới quan phƣơng Tây và sự chuyển biến của các hình thức thế giới quan qua các thời kỳ: cổ điển, trung cổ và hiện đại. Bàn về ảnh hƣởng của triết học Hy Lạp cổ đại đối với Kitô giáo, Richard Tarnas nhận định: “học thuyết Kitô sớm thấy triết học Hy Lạp không chỉ là một hệ thống tinh thần tà đạo mà nó phải chiến đấu, mà dƣới con mắt nhiều nhà thần học Kitô giáo tiên khởi thấy nó là một ma trận đƣợc sắp xếp thần tình để giải thích lôgic niềm tin Kitô giáo” [83, 96]. Giới trí thức Kitô giáo nhận thấy truyền thống Plato có 10 uy lực diễn tả sự khôn ngoan thần thánh, vì thế đã đem kết hợp truyền thống này với đức tin của họ. Ngƣời đầu tiên khởi xƣớng xu hƣớng này là Philo, kế tiếp là Justino, Clement, Origien và cuối cùng, chính Augustino là ngƣời thực sự hoàn thành nó. Richard Tarnas khẳng định, triết học Plato và phái Plato mới là những trụ cột tƣ tƣởng đƣợc Augustino biến thành triết lý Kitô giáo. Tác giả viết: “Augustino đã làm cho học thuyết Kitô - Plato rõ ràng đã thấm nhuần trong tƣ tƣởng Kitô giáo ở phƣơng Tây suốt thời trung cổ” [83, 99]. Tóm lại, ở mức độ khái quát, công trình đã chỉ ra đƣợc lôgic nội tại trong quá trình chuyển biến của nền tƣ tƣởng phƣơng Tây từ cổ đại đến hiện đại. Bên cạnh những công trình chuyên khảo, chúng ta không thể không nhắc đến những bài viết tiêu biểu góp phần làm sáng tỏ tiền đề lý luận của tƣ tƣởng triết học Augustino. Trong bài viết The fall of the Soul in Book two of Augustine’s Confessions (2016) [130], qua việc xem xét lời thú tội của Augustino về vụ trộm lê trong quyển II của tác phẩm Tự thuật, Mateusz Stróżyński đã phân tích biểu hiện của mối tƣơng quan giữa chủ nghĩa Plato và Kitô giáo trong quan niệm của Augustino về cái ác và tội lỗi. Thứ nhất, tác giả trình bày quan niệm của Plato về cái thiện, cái ác, tình yêu và sự phát triển của học thuyết đó ở Plotin. Thứ hai, tác giả phân tích lập luận của Augustino để giải thích cho vụ trộm lê cũng nhƣ cho sự sa ngã ban đầu của linh hồn. Cuối cùng, tác giả chỉ ra ảnh hƣởng của thuyết Plato và Kitô giáo đối với Augustino trong việc giải thích về nguyên nhân và động cơ dẫn đến sự sa ngã ban đầu của linh hồn. Tác giả nhận định rằng, trong suốt cuộc đời mình, Augustino đã không ngừng phát triển điều mà Joseph Torchia gọi là “kỹ thuật ghép khái niệm” và John P. Kenney gọi là “sự chiếm đoạt sáng tạo” chủ nghĩa Plato cho Kitô giáo. Mateusz Stróżyński hoàn toàn không đi sâu vào cuộc tranh luận: liệu Augustino thiên nhiều hơn về phái Plato hay Kitô giáo. Tác giả khẳng định rằng, trong tƣ tƣởng của Augustino vừa có chủ nghĩa Plato lại vừa có Kitô giáo, đó là sự kết hợp giữa một trong những trƣờng phái triết học ngoại giáo cổ xƣa với một tôn giáo chân chính cũng là một nền triết học thực thụ [130]. Tiếp theo, trong bài viết Augustine and Plotinus on the matter of the 11 corporeal world (2017) [145], Enrico Moro đƣa ra một cái nhìn tổng quát về khái niệm vật chất hữu hình của Augustino, dựa trên sự khảo cứu toàn diện các tài liệu tiếng Latinh và các tác phẩm của triết gia. Đồng thời, tác giả đã thảo luận một cách chi tiết về ảnh hƣởng của Plotin đối với Augustino trong quan niệm về vật chất, từ đó chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai nhà tƣ tƣởng. Enrico Moro đã đƣa ra kết luận nhƣ sau: “Augustine đã dựng nên tòa nhà khái niệm của riêng mình trên cơ sở khái niệm vật chất của Plotin, vật chất được đúc khuôn một cách cẩn thận và định hình đến mức nhận được một hình dạng mới và khác biệt” [145]. Tƣơng đồng với ý tƣởng trên, Maurizio Filippo Di Silva (2018) trong bài viết Plotinus and Augustine on evil and matter [129] đã nỗ lực làm sáng tỏ sự tƣơng đồng và khác biệt giữa Augustino với Plotin trong quan niệm về cái ác. Thứ nhất, qua việc khảo cứu tác phẩm Bàn về cái thiện (De natura boni), tác giả làm sáng tỏ quan niệm của Augustino về cái ác, điều đó đƣợc thể hiện trong hai luận điểm quan trọng: 1/ cái ác là sự thiếu hụt về hình thức (modus), phẩm tính thuộc loài (species) và trật tự tự nhiên (ordo naturalis); 2/ sự hƣ hoại là nguyên nhân làm mất đi cái thiện (defectio bonis). Thứ hai, tác giả phân tích quan niệm của Plotin về cái ác, thể hiện trong hai nội dung sau: 1/ cái ác là sự thiếu vắng kích thƣớc, hình thức và trật tự; 2/ cái ác là sự thiếu vắng của cái thiện. Cuối cùng, tác giả chỉ ra sự khác nhau giữa Augustino và Plotin trong quan niệm về cái ác và hƣ vô trong tƣơng quan với khái niệm vật chất. Một kết luận quan trọng đƣợc đƣa ra là: quan niệm của Plotin về mối liên hệ giữa cái ác và hƣ vô rất tƣơng đồng với quan niệm về cái ác và hƣ vô của Augustino. Nhƣ vậy, chính Plotin đã mở ra những ý tƣởng nền tảng giúp Augustino giải quyết vấn đề cái ác trong đạo đức học. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng triết học của Augustino - Các công trình nghiên cứu trong nước Là một vị đại thánh tiến sỹ của Hội thánh Công giáo, một nhân vật tiêu biểu của nền tƣ tƣởng phƣơng Tây, tuy vậy Augustino chƣa đƣợc giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm một cách thích đáng. Số lƣợng công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học Augustino ở Việt Nam hiện nay rất ít, mới nghiên cứu ở mức độ khái quát, 12 hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Để làm rõ tình hình nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của Augustino ở Việt Nam, dƣới đây tác giả sẽ tổng quan một số công trình tiêu biểu nhất. Lịch sử triết học Tây phương. Tập II: Thời trung cổ [111] của Nguyễn Trọng Viễn (1998) là một trong những công trình tiêu biểu về lịch sử triết học của giới học giả Công giáo ở Việt Nam. Công trình này đã trình bày một cách có hệ thống sự phát triển của nền triết học phƣơng Tây từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, tác giả đã làm sáng tỏ năm nội dung quan trọng nhất trong tƣ tƣởng triết học của Augustino, bao gồm: lý trí và đức tin, Thiên Chúa, thân phận con ngƣời, nƣớc Chúa và nƣớc thế gian, đƣờng hƣớng và lịch sử nhân loại. Tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng trong triết học Augustino nhƣ: thuyết soi sáng, sáng thế luận, cái ác, thời gian, tự do và ân sủng. Nhận định về ảnh hƣởng của Augustino đối với sự phát triển của triết học phƣơng Tây, tác giả viết: “Có thể nói rằng ảnh hƣởng của Âu Tinh thật là mênh mông, cả trong lãnh vực triết học - cho dù ngài chẳng phải là một triết gia theo một nghĩa chuyên biệt nào đó - cũng nhƣ trong lãnh vực thần học; cả trong đƣờng hƣớng lịch sử của nhân loại, cũng nhƣ trong những kinh nghiệm phong phú, tinh tế, và rất thật của một hành trình nội tâm” [111, 65 - 66]. Lê Tôn Nghiêm (2000) trong Lịch sử triết học Tây phương. Tập III: Triết học thời trung cổ [63] cũng tập trung vào những vấn đề nổi bật trong triết học Augustino nhƣ: lý tính và tín ngƣỡng, Thiên Chúa và Christ, con ngƣời và tự do, lịch sử thế giới. Trong chủ đề lý tính và tín ngƣỡng, tác giả đã làm sáng tỏ tƣơng quan giữa đức tin - lý trí và quá trình nhận thức đi từ cảm giác, trí tƣởng tƣợng, lý tính và khải thị. Trong chủ đề Thiên Chúa và Christ, tác giả đã khái quát quan niệm của Augustino về bản tính Thiên Chúa, chứng minh Thiên Chúa và sự hiện diện nhập thể của Chúa Kitô trong hình hài một con ngƣời hiện thực. Luận điểm quan trọng đƣợc nêu ra là: “Trong lý thuyết của Augustino, trực giác Kitô giáo thiên về Thiên Chúa của ông đƣợc thể hiện qua hai phƣơng hƣớng: một đàng quan niệm Thiên Chúa nhƣ luôn luôn tiềm ẩn hơn, xa xôi hơn, thuần thần hơn, bên ngoài mọi dữ kiện tiên quyết, nhƣ để Thiên Chúa lùi xa triền miên và những tƣ thế bất khả tri 13 thức, bất tận và xa xăm; một đàng trình bày Thiên Chúa hoàn toàn hiện diện, nhập thể, hữu hình trong Christ: Thiên Chúa nhập thế, và bây giờ Ngài rất gần gũi trong giáo hội, nhập thế của Christ. Hai phƣơng hƣớng tƣ tƣởng ấy một đàng thể hiện nhƣ trực giác về Thiên Chúa nhƣ ngày càng mở rộng đến vô tận và ngƣợc lại, một đàng nhƣ đƣợc cụ thể hóa trong một không gian và thời gian nhất định” [63, 49]. Đối với vấn đề con ngƣời, tác giả đã phân tích trên bốn khía cạnh: kinh nghiệm nội tâm, nền tảng khuất ngã, thời gian và tự do. Theo tác giả, Augustino đã định nghĩa con ngƣời từ hai bình diện: con ngƣời nói chung và con ngƣời cụ thể, hay nói cách khác là góc nhìn siêu hình học và góc nhìn sử tính. Do đó, tƣ tƣởng của Augustino về con ngƣời mang một sắc thái đặc biệt hiện sinh hơn so với các vấn đề triết học khác [Xem 63, 52]. Về vấn đề lịch sử thế giới, sau khi giới thiệu khái quát về tác phẩm Thành đô của Chúa, Lê Tôn Nghiêm dẫn ra nhận định của B. Russell và Jaspers, hầu nhƣ tác giả không đi vào luận giải tƣ tƣởng của Augustino trong vấn đề này. Tác giả cho rằng, sử quan của Augustino chỉ có giá trị cho những tín hữu Kitô mà thôi. Doãn Chính và Đinh Ngọc Thạch (2008) là những học giả ngoài Kitô giáo, trong công trình Triết học trung cổ Tây Âu [12] đã trình bày một cách có hệ thống về triết học Tây Âu từ thế kỷ II đến thế kỷ XV. Luận giải về triết học Augustino, các tác giả đã phân tích năm nội dung chính sau: lý luận nhận thức, bản thể luận vấn đề tồn tại và thời gian, vũ trụ luận và thuyết sáng tạo, đạo đức học - vấn đề bản chất của con ngƣời, phép biện chứng thần bí trong quan niệm về lịch sử - xã hội. Trên cơ sở trình bày năm nội dung đó, tác giả đã đƣa ra một số nhận đinh sau: Thứ nhất, Augustino lý giải thời gian từ góc nhìn tâm lý, hƣớng thời gian vào chủ quan tính, do đó thời gian không gắn liền với các sự vật khả biến mà là “thời tính” của đời sống tâm linh. Chính Augustino đã khơi nguồn cho các triết gia phi duy lý thế kỷ XX trong quan niệm về thời gian, đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh. Thứ hai, thuyết sáng thế của Augustino là sự diễn đạt Kinh Thánh bằng ngôn ngữ triết học, còn với vũ trụ luận thì đằng sau việc lý giải trật tự hài hòa của vũ trụ đã chuyển tải một cách 14 sâu sắc những giáo huấn về luân lý và những bài học đạo đức của Thánh Kinh. Thứ ba, tác giả khái quát ba phạm trù trọng tâm trong đạo đức học của Augustino là tự do ý chí, tình yêu và lƣơng tri. Thứ tư, theo tác giả, “thực chất của phép biện chứng thần bí là đằng sau lớp vỏ hoang đƣờng đã ẩn chứa số phận con ngƣời và lịch sử loài ngƣời trong những thời đại hiện thực. Trong lịch sử ấy, mọi thứ không ngừng biến đổi, cái cũ mất đi, cái mới ra đời, đỉnh cao của sự phát triển lại báo hiệu sự thoái bộ không cƣỡng đƣợc. Tất cả đều tuân theo sự xếp đặt của tạo hóa” [12, 123]. Khác với ba công trình trên đây, Lịch sử triết học phương Tây. Tập 1: Triết học cổ đại, triết học trung cổ, triết học phục hưng [36] của Đỗ Minh Hợp (2014) đã phân tích triết học Augustino một cách có hệ thống trên những vấn đề cơ bản. Theo tác giả: “Có thể coi tiền đề tƣ tƣởng then chốt của Augustino là luận điểm: Hãy nhận thức Chúa và linh hồn của bản thân mình; nhận thức Chúa thông qua linh hồn, còn nhận thức linh hồn thì thông qua Chúa. Chúa và linh hồn là các đề tài cơ bản của triết học Augustino. Nhƣng thông qua việc xác lập mối quan hệ qua lại giữa Chúa và linh hồn, ông giải quyết tất cả các vấn đề triết học khác, và trƣớc hết là vấn đề con ngƣời” [36, 454]. Xuất phát từ con ngƣời, từ đó tác giả phân tích các vấn đề trọng tâm trong tƣ tƣởng triết học của Augustino. Tác giả cho rằng, điều Augustino quan tâm không phải con ngƣời nói chung mà chính là “cái ngã”, nghĩa là nhân cách cụ thể trong tính riêng biệt và độc đáo của nó, từ đó làm rõ mâu thuẫn nội tại của cái tôi thể hiện đặc biệt trong trạng thái hồi tâm, những cuộc đấu tranh nội tâm đầy bi kịch, gắn liền với những biến động lớn trong cuộc đời của mỗi con ngƣời [Xem 36, 456]. Tiếp đó, thông qua phân tích quan niệm của Augustino chứng minh sự tồn tại của cái tôi và cấu trúc bộ ba của cái tôi, tác giả khái quát nội dung quan niệm về đức hạnh, cái ác, tự do ý chí, chân lý và triết học lịch sử. Nhận định về triết học Augustino, tác giả viết: “Vai trò của Augustino đối với sự phát triển của triết học và văn hóa sau này là rất lớn do Augustino xây dựng đƣợc một bức tranh hoàn hảo về thế giới, một bức tranh hoàn hảo tới mức trong suốt hơn tám thế kỷ, phƣơng Tây đã không thể tạo ra đƣợc một cái gì đó tƣơng tự. Tác động của Augustino đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng thời trung cổ cũng toàn diện nhƣ học thuyết của ông” [36, 469]. 15 Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính tổng thể còn phải kể đến những nghiên cứu đi vào từng vấn đề riêng biệt trong tƣ tƣởng triết học của Augustino. Về vấn đề bản thể luận, tác giả đƣợc tiếp cận với một số công trình tiêu biểu sau: Với mục đích trình bày lịch sử quan niệm về Chúa Ba Ngôi, Nguyễn Văn Khanh trong Thiên Chúa của tin mừng. Thiên Chúa ba ngôi [44] đã tập trung phân tích quan niệm của Augustino về Thiên Chúa. Theo tác giả, Augustino đã khởi đi từ bản tính duy nhất của Thiên Chúa - một hữu thể duy nhất, tuyệt đối, bất biến đối lập với sự phong phú, đa dạng, khả biến của thế giới thụ tạo, còn Chúa Kitô đƣợc coi là ông thầy nội tâm, Logos soi đƣờng, dẫn lối cho linh hồn trong cuộc hành trình đi tìm Thiên Chúa và hạnh phúc trần thế [Xem 44, 178 - 179]. Trong quan niệm của Augustino, Thiên Chúa là duy nhất nhƣng lại có kết cấu Ba Ngôi: Chúa Cha - Chúa Con - Chúa Thánh Thần. Tác giả cho rằng, điểm độc đáo của thần học Augustino chính là sự vận dụng tâm lý nhân bản để lý giải về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Augustino phát hiện sự tƣơng đồng giữa Chúa Ba Ngôi với cấu trúc tam phân của linh hồn: Có, Biết và Muốn; Tinh thần, Trí hiểu và Tình yêu; Ký ức, Lý trí và Ý chí. Nhận định về hạn chế của Augustino, tác giả cho rằng: “lối giải thích vừa có tính siêu hình vừa có tính tâm lý ấy cũng mang nhiều giới hạn. Nó không còn chú ý tới lịch sử mặc khải, tới hoạt động cứu độ của mỗi ngôi vị. Thiên Chúa đƣợc giải thích qua ý niệm Đấng Tuyệt Đối, thƣờng hằng và duy nhất, tách biệt khỏi Kitô học, khỏi biến cố Vƣợt Qua” [44, 181 - 182]. Tiếp theo, Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi [114] của Tân Yên (2013) cũng trình bày lịch sử quan niệm Chúa Ba Ngôi, trong đó phân tích quan niệm Chúa Ba Ngôi của Augustino. Công trình này đã chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa thần học Hy Lạp và thần học Latinh khi lý giải về Chúa Ba Ngôi. Theo tác giả, thần học Hy Lạp khởi đi từ ba ngôi vị đến sự duy nhất bản tính, trong khi thần học Latinh xuất phát từ một yếu tính duy nhất đến tƣơng quan giữa ba ngôi vị. Augustino chính là ngƣời khởi xƣớng lối suy tƣ đặc trƣng của thần học Latinh, điều đó đƣợc minh chứng bằng tác phẩm Chúa Ba Ngôi (De trinitate). Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ tƣơng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất