Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...

Tài liệu Luận án tiến sĩ hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam

.PDF
195
615
88

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n tØnh qu¶ng nam Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Như Thủy MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.2. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu trong luận án về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 1.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 7 7 24 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Thương mại 2.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng Thương mại trong và ngoài nước 32 32 46 66 Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 77 77 85 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 4.3. Một số kiến nghị KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 123 123 126 148 155 157 158 168 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CCBs CNH, HĐH CP CRF CSTT DN DNN&V DNNN DPRR EUC FEM FGLS FSC GDP HBRA HĐQT HQTD IRB KTTT KTXH LNTD LS LSCV NH NHCS NHNN NHNo&PTNT NHTM NHTMQD NHTW NPL NQH OLS OPEV PG PSSTĐ REM SA SSA SXKD Các tổ chức tín dụng hợp tác Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chi phí Hệ số rủi ro tín dụng Chính sách tiền tệ Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhà nước Dự phòng rủi ro Hiệu quả sử dụng vốn Mô hình ảnh hưởng nhân tố cố định Feasible Generalized Least Squares Ủy ban giám sát tài chính Tổng sản phẩm quốc nội Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng NHNo&PTNT Việt Nam tại Hội An Hội đồng quản trị Hiệu quả tín dụng Phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Kinh tế thị trường Kinh tế xã hội Lợi nhuận tín dụng Lãi suất Lãi suất cho vay Ngân hàng Ngân hàng chính sách Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại quốc doanh Ngân hàng Trung ương Tỷ lệ nợ xấu Nợ quá hạn Phương pháp bình phương tối thiểu Vụ đánh giá hoạt động Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Phương sai số thay đổi Mô hình ảnh hưởng nhân tố ngẫu nhiên Phương pháp chuẩn hóa Phương pháp chuẩn hóa đơn giản Sản xuất kinh doanh DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 1.1: Bảng 1.2: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3.3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Bảng 3.9: Bảng 3.10: Bảng 3.11: Bảng 3.12: Bảng 3.13: Bảng 3.14: Bảng 3.15: Bảng 3.16: Bảng 3.17: Bảng 3.18: Mô tả các biến liên quan Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Thị phần nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Tình hình tài sản có giai đoạn 2009-2013 Số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Quy mô, cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Dư nợ phân theo nhóm nợ Dư nợ phân theo thành phần kinh tế Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các năm Thị phần cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trên địa bàn Doanh số cho vay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 2009-2013 Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Thống kê các biến có ý nghĩa trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Thực trạng khách hàng tổ chức theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Lãi suất huy động bình quân của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Chi phí hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2013 Tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Trang 27 27 81 83 84 84 85 87 87 88 90 91 95 98 100 101 105 107 108 118 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: Dư nợ qua 5 năm 2009 - 2013 86 Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2009 - 2013 91 Biểu đồ 3.3: Hệ số rủi ro tín dụng năm 2009 - 2013 92 Biểu đồ 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn qua 5 năm 2009 - 2013 94 Biểu đồ 3.5: Hệ số thu hồi nợ qua 5 năm 2009 - 2013 96 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2013 97 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 79 Sơ đồ 3.2: Tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc 99 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp (DN), các lĩnh vực kinh tế, trong đó không thể không nói đến ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Việc thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng thị trường ra nước ngoài, vừa buộc các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường trong nước. Hơn nữa, bối cảnh này còn tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) nói riêng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng của các NHTM nước ngoài với lợi thế về đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tiềm lực về tài chính mạnh và công nghệ hiện đại, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, không những đã làm thu hẹp thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, mà còn đặt NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trước yêu cầu phải cải cách thích ứng, đổi mới hoạt động hiện đại hóa trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng về lượng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, mở rộng mạng lưới hoạt động, năng động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tín dụng của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng mạnh dạn cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), đồng thời mở rộng nhiều hình thức cho vay mới như: cho vay tiêu dùng, trả góp, thực hiện chiết khấu, cho vay đồng tài trợ. 2 Với việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã thu được những kết quả đáng kể, chất lượng tín dụng ngày càng mở rộng và cải thiện. Là một trong những NHTM đầu tiên được thành lập trên địa bàn Quảng Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có nhiều thế mạnh trong các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng, gia tăng các sản phẩm dịch vụ để hoàn thiện, vươn lên và phát triển trong thời đầu hội nhập. Là một ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Song cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng luôn phải thay đổi theo môi trường hoạt động để thích nghi với môi trường, nên các cơ chế chính sách phải luôn được đổi mới. Trên giác độ này, hiện nay hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói chung vẫn còn khá nhiều bất cập, như: chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn những yếu tố không vững chắc trong chiếm lĩnh thị trường về khách hàng, cơ cấu nguồn vốn, dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tư tín dụng chưa được cao, chưa bền vững so với khả năng, chênh lệch so với lãi suất đầu ra đầu vào còn thấp… nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trước bối cảnh hoạt động của NHTM nói chung, hiện nay vấn đề hiệu quả tín dụng đang đặt ra cấp thiết và cần nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đề xuất được các tiêu chí để đánh giá từ tổng thể đến cụ thể để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhất quán từ quan niệm nhận thức đến đánh giá đối với hiệu quả tín dụng ngân hàng. Hiện nay, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả chưa cao. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏi 3 phải triển khai nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án là: - Làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM. - Phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009 - 2013. Thông qua mô hình kinh tế lượng lựa chọn để phân tích chiều hướng tác động, mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu quả tín dụng tổng thể. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Hiệu quả thể hiện thông qua các tiêu chí đo lường cụ thể và tổng thể. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu: - Thời gian khảo sát để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được xem xét trong giai đoạn 2009 - 2013. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất đến năm 2020. 4 * Không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng được nghiên cứu tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. * Nội dung nghiên cứu: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân. Xét theo nghĩa rộng, tín dụng ngân hàng bao gồm cả việc khách hàng cho ngân hàng vay và ngân hàng cho khách hàng vay. Xét theo nghĩa hẹp theo nghiệp vụ chuyên môn của ngành ngân hàng, khâu khách hàng cho ngân hàng cho vay gọi là huy động vốn, khâu ngân hàng cho khách hàng vay gọi là tín dụng. Luận án tiếp cận tín dụng ngân hàng theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ bao gồm hoạt động cho vay của ngân hàng. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Ở nhiều quốc gia, các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nông dân và phát triển nông thôn đều được giao gánh vác thêm một phần chính sách xã hội, do đó ở một mức độ nào đó, các ngân hàng này đều nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo đó, ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi như một trong các công cụ được Nhà nước sử dụng để tác động vào nền kinh tế. Vì thế hiệu quả tín dụng của các ngân hàng này có thể được tiếp cận dưới góc độ hoạt động tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng thế nào, có tác động ra sao đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cách tiếp cận này là tiếp cận vĩ mô, theo hướng đánh giá, phân tích tác động chính sách. Mặt khác, hiệu quả tín dụng của ngân hàng cũng có thể tiếp cận ở góc độ quản trị của doanh nghiệp. Tức là, những hỗ trợ của nhà nước cho ngân hàng để thực thi một phần chính sách xã hội cho nhà nước được coi như đã thẩm thấu vào nội bộ ngân hàng. Những hỗ trợ của Nhà nước đã được chuyển hoá thành nguồn lực của doanh nghiệp. Để tồn tại được, ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn cũng phải xem xét và đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của mình. Đây là cách tiếp cận vi mô. Luận án này tiếp cận phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng theo cách này, tức là chỉ nghiên 5 cứu hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, không nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng, người vay. NHNo&PTNT là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, trực tiếp phục vụ hoạt động của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế, hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ của quốc gia, sự biến động của thị trường tiền tệ, sự biến động của các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thậm chí cả những rủi ro do điều kiện tự nhiên tác động. Do đó, việc đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng phải tiếp cận theo hướng tiếp cận động, tức là phải căn cứ vào các điều kiện trong từng giai đoạn cụ thể để đánh giá. Hơn nữa, hiệu quả tín dụng của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đo lường, đánh giá chính xác hiệu quả tín dụng cần phải xem xét nó trong mối quan hệ tổng thể với các yếu tố khác có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài và những vấn đề lý luận ở chương 2 và phần đánh giá khái quát ở chương 3. - Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, các tài liệu tham khảo trong các ấn phẩm đã xuất bản và các công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng ở chương 3. - Phương pháp so sánh hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam với các NHTM khác trên cùng địa bàn được sử dụng ở chương 3. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch, ngoại suy để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong chương 4. 6 - Sử dụng các chương trình Excel và EVIEW 6.0 để tiến hành phân tích định lượng ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu quả tín dụng tổng thể. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích và giải thích dựa trên số liệu thống kê của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Phương pháp này được sử dụng ở chương 3. - Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát tại thực địa một số chi nhánh ngân hàng được sử dụng để củng cố thêm các kết luận và đề xuất được các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi. Số lượng phiếu phỏng vấn khách hàng 600 phiếu. Số phiếu phỏng vấn cán bộ tín dụng là 260 phiếu. Địa điểm phỏng vấn là tại các chi nhánh của ngân hàng. Phương pháp này được sử dụng chương 3 và chương 4. 5. Những điểm mới của luận án - Đưa ra hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng cho chi nhánh cấp tỉnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - Hệ thống hóa có phân tích, đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. - Áp dụng hệ thống tiêu chí đã tìm ra để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013. Thông qua mô hình kinh tế lượng để chỉ ra hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng đến hiệu quả tín dụng tổng thể của Ngân hàng. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013, tìm ra được những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng, cũng như những tồn tại trong quản lý, điều hành ngân hàng dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới góp phần lựa chọn các chính sách, đưa ra các quyết định phù hợp. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 11 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Trong xã hội hiện đại, các NHTM là một bộ phận không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động tiền gửi; huy động vốn trên thị trường tài chính; cho vay, đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp, các nghiệp vụ khác mà NHTM phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng và cho khách hàng. Muốn có lợi nhuận, NHTM phải cung cấp dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, chi phí thấp và giữ được uy tín nhờ đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu tác hại của rủi ro. Sự sụp đổ của các ngân hàng trong lịch sử ngoài các dịch vụ và sản phẩm đầu tư phức tạp, còn có nguyên nhân chủ yếu do chất lượng tín dụng kém, do việc thẩm định dự án tài trợ thiếu chặt chẽ, công tác đánh giá tài sản chưa đúng mực, dẫn đến nhiều ngân hàng đã không kiểm soát được nợ xấu dẫn đến các hệ lụy dây chuyền, gây ảnh hưởng cho hiệu quả hoạt động của hệ thống. Điều này đã gióng lên tiếng chuông báo động, đánh thức các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học phải nghiên cứu đưa ra các công cụ và mô hình quản lý tín dụng thực sự hiệu quả hơn. Sau đây là một số tài liệu có giá trị tham khảo liên quan: - Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I (1988) nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung để ngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) đưa ra nhiều phương pháp đo 8 lường rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phương pháp chuẩn hóa (SA), phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ quản lý rủi ro tín dụng như: nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài chính, phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; đo lường rủi ro thông qua mô hình giá trị chịu rủi ro tín dụng (VAR); quản lý rủi ro thông qua chính sách tín dụng; quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng. - Glen Bullivant trong "Credit Management" [86] đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và các dịch vụ tín dụng. - Các tác giả Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone trong "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" [106] đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tự làm suy yếu các NHTM đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tác giả, là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức rủi ro tín dụng luôn thấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không được thanh toán. Cuốn sách này cập nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng thời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với khách hàng mới; thực hiện tín dụng đối với khách hàng mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luật bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng cho các công ty nhỏ, làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thu hút các khách hàng lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phá sản, doanh nghiệp & chế tài tín dụng và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin. 9 - Các tác giả Sam N. Basu, Harold L. Rolfes Jr trong “Trategic credit management” [107] đã đề ra giải pháp quản lý chiến lược tín dụng, coi đó thực sự là một công cụ hiệu lực, sát thực tế và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn để giúp NHTM tồn tại và phát triển trong môi trường cho vay (cấp tín dụng) vốn rất phức tạp hiện nay. Các tác giả đã kết hợp phương pháp học thuật và phương pháp kiểm nghiệm qua thực tế để bàn về vấn đề ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng. Các tác giả cho rằng, ngành ngân hàng đã trải qua nhiều thay đổi lớn trong những năm qua và đưa ra nhận định xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong một tương lai gần. Các tác giả đã đưa ra những hướng dẫn và lời khuyên dựa trên sự kết hợp giữa phân tích lý thuyết và thực nghiệm. Một là, kiểm tra, phân tích độ sâu của toàn bộ lĩnh vực quản lý tín dụng dưới góc độ của những thay đổi diễn ra suốt từ khi bắt đầu thời kỳ suy thoái vào đầu những năm 80 thể kỷ XX. Hai là, xác nhận rõ những căn nguyên gốc rễ mang tính hệ thống dẫn đến hầu hết các thất bại trong công tác quản lý tín dụng. Ba là, đưa ra một số những hướng dẫn rõ ràng về cách tái khởi động quy trình quản lý tín dụng với một chiến lược cụ thể. Bốn là, đưa ra những chiến lược đã được kiểm chứng và những kỹ thuật định lượng sắc sảo giúp phân tích tín dụng, quản lý tín dụng, cơ cấu nợ, nợ quá hạn và các vấn đề khác về tín dụng. Năm là, vạch ra một chương trình cụ thể, có kế hoạch chi tiết, dễ triển khai thực hiện cho việc quản lý đào tạo và đào tạo lại đội ngũ những người làm công tác tín dụng và quản lý tín dụng. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng nói chung và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Nghiên cứu về kinh nghiệm của ngân hàng ở một số quốc gia như Mexico, Venezuela, Tây Ban Nha, Kenya, Vương quốc Anh, Thụy Điển và Na Uy, các nhà phân tích đều thống nhất rằng, sự thất bại của ngân hàng xuất hiện do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Herrero [89] cho rằng, lợi nhuận ngân hàng thấp, lãi ròng thấp là biểu hiện của sự thất bại của ngân hàng. Ông phân loại các yếu tố này thành nhóm yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô. Các yếu tố bên trong ngân hàng là chất lượng tài sản, chất 10 lượng quản lý, thu nhập và khả năng thanh toán. Các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm lãi suất cao, tăng trưởng kinh tế thấp, thương mại bất lợi, những cú sốc, biến động tỷ giá và nợ nước ngoài. Hooks [91] chỉ ra rằng suy giảm kinh tế như tình trạng lạm phát, lãi suất cao là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ của các ngân hàng. Kane và Rice [94] cho rằng sự can thiệp của chính phủ gây ra thất bại của các ngân hàng. Họ lập luận rằng khi các chính phủ can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng, khách hàng có xu hướng dựa vào chính phủ để bảo vệ lợi ích của họ. Can thiệp này không khuyến khích các tổ chức khác, các chủ nợ và khách hàng thực hiện giám sát một cách có hiệu quả, giám sát các ngân hàng một cách độc lập. Miller [101] cho rằng các tình huống dẫn đến thất bại của các ngân hàng là tồn tại quá nhiều quy tắc nghiêm ngặt khiến cho ngân hàng không thể tuân thủ được, ngân hàng không tuân thủ pháp luật, hệ thống các quy tắc cứng nhắc có thể hạn chế các ngân hàng lựa chọn cách thức hành động hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu. Tay [108] cho rằng, khủng hoảng ngân hàng chủ yếu xuất phát từ sự thiếu vắng những ý tưởng quản lý tốt trong quyết định quản lý. Lepus [98] thì cho rằng quản lý yếu kém, đặc biệt là chấp nhận rủi ro quá mức, là chính nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân hàng. Marrison [100] nói rõ rằng quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả làm giảm rủi ro từ sự vỡ nợ của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng chính là khả năng tạo ra và có được các khoản cho vay đem lại giá trị, lợi nhuận cho ngân hàng. Các khoản nợ xấu gây ra đổ vỡ ngân hàng. Sự thất bại của một ngân hàng được coi là kết quả của quản lý yếu kém vì ra quyết định cho vay sai, đánh giá sai về tình trạng tín dụng hoặc khả năng trả nợ, tập trung cho vay quá nhiều vào một đối tượng khách hàng nhất định. Goodhart [85] cho rằng sự yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng xấu như để tình trạng nợ quá hạn kéo dài quá mức cũng là nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân hàng. Chimerine [79] đồng tình với Goodhart, ông bổ sung thêm rằng việc tiếp tục cho vay đối với các khoản vay chưa trả có khả năng dẫn tình trạng nợ chồng lên nợ. Điều này làm giảm khả năng thanh toán của các ngân hàng cũng như làm giảm khả năng tài trợ cho các hợp đồng vay tốt. Herrero [89] cho rằng trong cuộc khủng 11 hoảng ngân hàng ở Venezuela, lý do dẫn đến sự thất bại Ngân hàng Latino là cho vay không đúng quy định như cho phép tài sản thế chấp sẽ được sử dụng cho nhiều khoản vay, chất lượng các khoản vay thấp và tập trung cho vay trong một lĩnh vực. De Juan [81] lập luận rằng ngân hàng ở Tây Ban Nha thất bại là do quản lý rủi ro kém đặc biệt là rủi ro tín dụng, chẳng hạn danh mục cho vay của các ngân hàng ở nước này tập trung vào cho vay các đối tượng có quan hệ với chính ngân hàng về vốn, hoặc sở hữu, nói cách khác là cho vay các đối tượng có quan hệ sở hữu đan chéo với chính ngân hàng. Theo GilDiaz [84], lạm phát cao và lãi suất cao gây ra sự gia tăng gánh nặng trả nợ đối với các khoản vay trong và ngoài nước, làm giảm vốn của các ngân hàng. GilDiaz khẳng định rằng sự yếu kém trong sàng lọc khách hàng vay, gia tăng quá mức khối lượng tín dụng và suy thoái kinh tế trong năm 1993 tại Mexico đã biến các khoản nợ trở thành gánh nặng quá lớn. Như vậy các khoản nợ xấu bắt đầu tăng rất nhanh, khách hàng vay không có khả năng trả nợ. Hussey [92] cho rằng, cho vay theo định hướng mang tính chính trị cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của ngân hàng như đã xảy ra ở Philippines trong những năm 1980.Trong nhiều trường hợp chính phủ chỉ đạo các ngân hàng trực tiếp để cung cấp cho các khoản vay cho một số khách hàng vay, do đó các ngân hàng cho vay mà không dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu không thể đo lường rủi ro tín dụng sẽ không thể quản lý được rủi ro. Chính vì thế đo lường rủi ro tín dụng là tối quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Davies và Kearns [80] nhấn mạnh rằng các tổ chức cần phải có quy trình, thủ tục rõ ràng để đo lường rủi ro tín dụng cũng như tiếp xúc với các bên có liên quan, sản phẩm, khách hàng và các lĩnh vực kinh tế. Năm 2008, sau sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ, khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, KPMG đã tiến hành khảo sát và công bố kết quả nghiên cứu “Never again? Risk management in banking beyond the credit crisis”. Cuộc khảo sát được tiến hành với 500 lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng trên khắp thế giới để tìm ra điểm yếu trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiện tại, từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa, 12 tránh tái diễn khủng hoảng. Khảo sát đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của các cơ chế quản trị rủi ro hiện tại, văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, thực hiện chức năng quản trị rủi ro, mức độ chuyên môn hoá quản lý rủi ro, chính sách tạo động lực, khuyến khích để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, cách thức đo lường và báo cáo về rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính đã hối thúc các ngân hàng toàn cầu phải có cái nhìn nghiêm túc, toàn diện hơn về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Cuộc khủng hoảng cũng đã chỉ ra lỗ hổng, điểm yếu trong quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống tài chính toàn cầu. Nghiên cứu này đã chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tín dụng đó là thiếu động lực và ưu đãi không tương xứng đối với công việc quản lý rủi ro, quản trị rủi ro kém, không hình thành văn hoá quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, thiếu các biện pháp đo lường và báo cáo về rủi ro một cách hiệu quả, thiếu giám sát rủi ro, thiếu quan tâm đến quản trị rủi ro của quản lý cấp cao, chất lượng của số liệu, mô hình cảnh báo rủi ro thấp, người làm công tác quản lý rủi ro thiếu kinh nghiệm, thông tin và truyền thông trong nội bộ ngân hàng yếu. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 lưu ý về quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng toàn cầu. Một là, tăng cường quản trị rủi ro và hình thành văn hoá quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Bằng cách thiết lập một khung khổ quản lý doanh nghiệp thích hợp trong đó rủi ro có thể được đo lường, báo cáo và quản lý, các ngân hàng có thể tạo ra một hệ thống đơn giản kết hợp ba yếu tố thiết yếu của một cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả: quản trị, báo cáo và dữ liệu, và các quy trình và hệ thống. Ngay từ đầu, doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hình thành triết lý rủi ro và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn tổ chức. Với mỗi nhân viên cần nhận thức đầy đủ, xác định được rủi ro của tổ chức và tác động của nó đối với việc ra quyết định. Hai là, những nhân viên làm nhiệm vụ quản lý rủi ro cần phải xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với tất cả các cấp của tổ chức, như Hội đồng quản trị, ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ. Ba là, nâng cao năng lực quản lý rủi ro ở cấp cao. Các ngân hàng cần tìm cách để có được công nghệ quản lý rủi ro tốt hơn trong ban điều hành doanh nghiệp để từ đó cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp các thách thức, 13 cung cấp thông tin để ra được quyết định kinh doanh đúng đắn. Bốn là, xây dựng mô hình quản lý rủi ro. Mô hình quản lý rủi ro hiệu quả cơ bản sẽ góp phần đưa ra các quyết định quản lý tốt. Mô hình dựa trên hệ thống các dữ liệu định lượng thích hợp được trình bày một cách rõ ràng, định dạng đơn giản để Hội đồng quản trị và các bên liên quan khác có thể hiểu được. Mô hình rủi ro không nên quá phụ thuộc vào các dữ liệu lịch sử mà cần phải linh hoạt để thích ứng với điều kiện thị trường thay đổi. Năm là, tạo ra động lực khuyến khích. Người quản lý rủi ro cần thúc đẩy để hình thành cơ chế tạo động lực cho nhân viên với các ưu đãi dựa trên trên hiệu suất làm việc và phù hợp với lợi ích của cổ đông và dài hạn, lợi nhuận toàn tổ chức. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Trong vài thập kỷ gần đây, các viện nghiên cứu ngân hàng và các cơ sở nghiên cứu khác đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về quản trị một cách hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Felicia Omowunmi Olokoyo trong “Determinants of Commercial Banks’ Lending Behavior in Nigeria” [78] đã chỉ ra các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Nigeria. Bằng cách sử dụng mô hình Var với nguồn dữ liệu từ 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980 2005, tác giả đã nghiên cứu tác động của các biến số vi mô cũng như vĩ mô tới hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM tại Nigeria. Các biến vi mô được nghiên cứu bao gồm: khối lượng tín dụng, danh mục đầu tư, lãi suất, dự trữ tiền mặt bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản. Các biến vĩ mô gồm: GDP và tỷ giá. Các yếu tố khác không đưa vào mô hình là công cụ chính sách để điều tiết hoạt động ngân hàng và mối quan hệ trước với khách hàng. Các yếu tố không được đưa vào mô hình này sẽ được đưa vào phần sai số của mô hình. LOA = f (Vd, IP, Ir, Rr, Lr, Fx, GDP, Z) (1) Trong đó: Z chứa các biến khác không được đưa vào mô hình Mô hình các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng của Nigeria có dạng: LOA = α0 + α1Vd + α2Ip + α3Ir + α4Rr + α5Lr + α6Fx + α7GDP + µ 14 Trong đó: LOA: Các khoản cho vay và ứng trước, Vd: Khối lượng tiền gửi, Ip: Danh mục đầu tư, Ir: Lãi suất (lãi suất cho vay). Rr: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Lr: Tỷ lệ thanh khoản, Fx: Trung bình tỷ giá chính thức hàng năm đô la Nigenia/USD do NHTW công bố, GDP: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường hiện tại. Kết quả mô hình chỉ ra lượng tiền gửi và danh mục đầu tư của các ngân hàng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng. Chỉ cần gia tăng 1% trong khối lượng tiền gửi và mức độ đầu tư trong danh mục cho vay sẽ dẫn đến sự gia tăng 6,8% đối với các khoản cho vay và 3,18% đối với các khoản ứng trước. Tương tự, mô hình cũng chỉ ra tỷ giá và GDP có quan hệ cùng chiều với khối lượng tín dụng, tức là khi tỷ giá và GDP tăng lên sẽ tác động làm cho các hệ thống ngân hàng tăng cho vay nền kinh tế. Mặc dù hệ số của các biến lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản được cho là sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, mô hình lại cho thấy một kết quả ngược lại khi mà các hệ số hồi quy cho thấy mỗi một phần trăm tăng lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tiền mặt của các ngân hàng thương mại sẽ làm cho khối lượng tín dụng tăng 0,9%; 0,12% và 0,04% tương ứng. Điều này có thể được lý giải là do các ngân hàng Nigeria có thị phần áp đảo trên thị trường tín dụng khiến cho các tổ chức tài chính khác rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, hiện tượng khối lượng tín dụng vẫn tăng khi lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tăng còn được lý giải bởi mối quan hệ lâu năm giữa ngân hàng và khách hàng làm cho khách hàng bỏ qua việc tăng chi phí này. Tóm lại, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố tác động lớn nhất đến tín dụng của hệ thống ngân hàng là khối lượng tiền gửi và danh mục đầu tư. Các biến số vĩ mô như tỷ giá và GDP cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng Nigeria. Ngoài ra, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản, mặc dù về mặt lý thuyết, khi các yếu tố này tăng là sẽ làm giảm khối lượng tín dụng, nhưng tại Nigeria thì khối lượng tín dụng vẫn tăng khí các yếu tố này tăng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan