Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ đặc điểm định danh tên cây thuốc việt nam (có liên hệ tiếng lati...

Tài liệu Luận án tiến sĩ đặc điểm định danh tên cây thuốc việt nam (có liên hệ tiếng latinh)

.PDF
233
41
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HƢỜNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC [ HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HƢỜNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THIỆN GIÁP [ HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố ở đâu và trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của mình. Tác giả luận án TRẦN THỊ HƢỜNG LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp - người Thầy, nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã tạo mọi điều kiện, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của Thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên của Khoa Ngôn ngữ học, Phòng Đào tạo và các phòng, ban chức năng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy Ban Giám đốc Học viện Quân y, lãnh đạo chỉ huy Phòng Thông tin Khoa học Quân sự đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Lời sau cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người thân trong gia đình, những người đã luôn kịp thời động viên, giúp đỡ, chia sẻ với tôi mọi khó khăn trong cuộc sống và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành tốt luận án. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này. Tác giả luận án TRẦN THỊ HƢỜNG MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................8 5. Ngữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................9 6. Đóng góp của luận án .........................................................................................10 7. Bố cục của luận án ..............................................................................................10 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN....12 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ ĐỊNH DANH 12 1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới ......................................................12 1.1.2. Nghiên cứu về cây thuốc tại Việt Nam ....................................................13 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về định danh ..........................................................17 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................................20 1.2.1. Tên gọi ......................................................................................................20 1.2.2. Định danh và đặt tên .................................................................................23 1.2.3. Phƣơng thức định danh .............................................................................27 1.2.3.1. Định danh bằng chất liệu bản ngữ (định danh cơ sở) ......................27 1.2.3.2. Định danh trên cơ sở chuyển đổi tên gọi (định danh phức hợp) ......30 1.2.3.3. Định danh dựa vào việc vay mượn ngôn ngữ khác (mượn tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn - Âu) .....................................................................................32 1.2.4. Đặc điểm cấu tạo các đơn vị định danh ....................................................36 1.2.4.1. Từ định danh .....................................................................................37 1.2.4.2. Cụm từ (ngữ) định danh ....................................................................41 1.2.5. Các nguyên tắc định danh và cơ chế định danh phức hợp .......................43 1.2.5.1. Nguyên tắc định danh .......................................................................43 1 1.2.5.2. Cơ chế định danh phức hợp ..............................................................45 1.2.6. Cơ sở định danh ........................................................................................47 1.2.7. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc biểu hiện qua tên gọi ...................................49 1.3. TIỂU KẾT ........................................................................................................55 CHƢƠNG 2. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) ..........................................................................57 2.1. TỔNG QUAN TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM ............................................57 2.2. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) .............................................................................................61 2.2.1. Nguồn gốc tên gọi cây thuốc Việt Nam ...................................................61 2.2.1.1. Nguồn gốc thuần Việt của tên gọi .....................................................61 2.2.1.2. Nguồn gốc vay mượn của tên gọi ......................................................63 2.2.1.3. Nguồn gốc tên cây thuốc bằng tiếng Latinh .....................................67 2.2.2. Cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) .......................69 2.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam ..................................70 2.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh ....................90 CHƢƠNG 3.CƠ SỞ ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA - DÂN TỘC THỂ HIỆN TRONG TÊN GỌI CÂY THUỐC VIỆT NAM ................................................100 3.1. CƠ SỞ ĐỊNH DANH TÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG LATINH) ..............................................................................................................100 3.1.1. Miêu tả đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam ............................100 3.1.1.1. Dẫn nhập .........................................................................................100 3.1.1.2. Miêu tả đặc điểm định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam ...............101 3.1.2. Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) .106 3.1.2.1. Những tên gọi không lí do ...............................................................106 3.1.2.2. Những tên gọi có lí do .....................................................................107 3.1.3. Cơ sở định danh tên cây thuốc bằng tiếng Latinh ..................................120 2 3.2. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA - DÂN TỘC TRONG ĐỊNH DANH TÊN GỌI CÂY THUỐC VIỆT NAM ...................................................................................120 3.2.1. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam biểu hiện trƣớc hết ở việc biến đổi tên gọi .......................................................120 3.2.2. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên cây thuốc Việt Nam biểu hiện ở việc chọn đặc trƣng của đối tƣợng làm cơ sở cho tên gọi của nó .........122 3.2.3. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam biểu hiện ở lối ẩn dụ, nhân cách hóa tên gọi ....................................................124 3.2.4. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam biểu hiện ở những đặc điểm cá thể hóa sự vật ..................................................128 3.3.5. Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam đƣợc biểu hiện trong việc vay mƣợn ngôn ngữ Hán ........................................131 3.3. TIỂU KẾT ......................................................................................................133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141 PHỤ LỤC ...............................................................................................................153 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các tên gọi khác ngoài tên khoa học của cây thuốc Việt Nam. 59 Bảng 2.2. Nguồn gốc tên gọi cây thuốc Việt Nam. ..................................................65 Bảng 2.3. Tên gọi cây thuốc Việt Nam xét theo hình thức cấu tạo. .........................71 Bảng 2.4. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ. ..........................................72 Bảng 2.5. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ đơn. ...................................73 Bảng 2.6. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ ghép. ..................................79 Bảng 2.7. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam xét theo số lƣợng thành tố cấu tạo. ......................................................................................................................80 Bảng 2.8. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 2 thành tố. ..........81 Bảng 2.9. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 3 thành tố. .....83 Bảng 2.10. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 4 thành tố. ...86 Bảng 2.11. Cụm từ định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo 5 thành tố. ...87 Bảng 2.12. Ví dụ về việc phân loại bậc. ...................................................................95 Bảng 2.13. Ví dụ về việc phân loại các bậc dƣới chi. ...............................................95 Bảng 2.14. Ví dụ về sự sắp xếp các tên để hạn định các bậc taxa. ...........................97 Bảng 3.1. Biểu thức định danh dùng thành tố cơ sở. ..............................................102 Bảng 3.2. Cấu tạo của các đơn vị định danh phức hợp chỉ tên gọi cây thuốc Việt Nam.....104 Bảng 3.3. Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam. ........................................111 Bảng 3.4. Thành tố chỉ loài kết hợp 1 dấu hiệu chỉ đặc điểm. ................................111 Bảng 3.5. Thành tố chỉ loài kết hợp 2 dấu hiệu chỉ đặc điểm. ................................115 Bảng 3.6. Thành tố chỉ loài kết hợp 3 dấu hiệu chỉ đặc điểm. ................................118 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam. ........................................................70 Hình 2.2. Tên gọi cây thuốc Việt Nam có cấu tạo là từ. ...........................................72 Hình 2.3. Các thành tố cấu tạo tên gọi cây thuốc Việt Nam là cụm từ (ngữ). ..........89 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã đƣợc hình thành cùng với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu bằng việc đi tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã tiếp xúc với cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá và thông qua việc sử dụng cây cỏ của dã thú và bản thân con ngƣời mà họ đã phát hiện đƣợc nhiều loài cây ăn đƣợc và nhiều loài cây quý để trị bệnh. Mỗi loài cây mang một tên gọi khác nhau và có ý nghĩa rất thú vị. Nghiên cứu tên gọi cây thuốc Việt Nam là một nội dung khá hấp dẫn và có nhiều ý nghĩa trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc. Vì vậy, tên gọi cây thuốc Việt Nam không những phản ánh đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo mỗi loài cây mà nó còn mang những nét văn hóa rất đặc trƣng của ngƣời Việt. Điều đặc biệt hơn, mỗi một tên cây thuốc đều có tên khoa học riêng bằng tiếng Latinh. Tiếng Latinh là ngôn ngữ cổ của ngƣời La Mã. Đây là ngôn ngữ chuyên dùng trong các ngành khoa học của tất cả các nƣớc trên thế giới. Thực tế từ lâu nay, giới khoa học, đặc biệt là ngành Thực vật học và Dƣợc học coi tiếng Latinh là tiếng quốc tế. Mọi thuật ngữ chuyên môn của Thực vật học, Dƣợc học đều có xuất xứ từ tiếng Latinh. Vì vậy, nếu nhƣ không hiểu và định danh chuẩn bằng tiếng Latinh thì một công trình nghiên cứu mới phát hiện về cây thuốc của Việt Nam sẽ không thể công bố ra thế giới. Trong quá trình học tập và nghiên cứu các dƣợc liệu có nguồn gốc thực vật, sinh viên ngành Dƣợc và cán bộ nghiên cứu liên quan thƣờng xuyên tiếp cận tên khoa học của các cây dƣợc liệu bằng tiếng Latinh nên cũng phải tuân thủ nguyên tắc ngữ pháp của tiếng Latinh. Chính vì những yêu cầu nghiêm ngặt đó khiến cho những ngƣời ít nghiên cứu hoặc ít quan tâm các nguyên tắc nói trên dễ nhầm lẫn khi sử dụng tài liệu. Thực tế cho thấy, ở nƣớc ta cũng có 6 một số tài liệu đã có những nhầm lẫn và chƣa thống nhất trong việc gọi tên cây thuốc Việt Nam. Điều đó gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc học tập trong việc nghiên cứu và thống nhất tên gọi cây thuốc, nghiên cứu về nền Y - Dƣợc học dân tộc cũng nhƣ việc phát huy hiệu quả dƣợc tính của cây thuốc Việt Nam trong y học hiện đại. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh thấy rằng việc nghiên cứu về cây thuốc từ góc độ Thực vật học, Dƣợc học, Y học dân gian đã có bề dày nhất định, nhƣng việc nghiên cứu về tên gọi cây thuốc dƣới góc độ Ngôn ngữ học thì chƣa có công trình nào. Vì vậy, xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn nghiên cứu “Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)”, luận án hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc tìm ra nguồn gốc, cấu tạo và cơ sở đặt tên cây thuốc, có liên hệ với tên khoa học Latinh dƣới góc độ Ngôn ngữ học; đồng thời tìm ra những nét đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện trong tên gọi cây thuốc Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tên gọi các cây thuốc trong tiếng Việt bao gồm các cây đƣợc trồng và mọc hoang, đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong giới Đông y ở Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tên gọi cây thuốc trong tiếng Việt, có liên hệ với tên khoa học Latinh, cụ thể là nghiên cứu các từ ngữ chỉ cây thuốc về đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, các phƣơng thức định danh của tên gọi cây thuốc Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 7 Mục đích của luận án là làm rõ đặc điểm định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam qua việc tìm hiểu nguồn gốc, cấu tạo của cây thuốc Việt Nam về tiêu chí nhận diện và cơ sở đặt tên cho cây thuốc, những thuộc tính làm căn cứ gọi tên, ngữ nghĩa của tên gọi các cây thuốc Việt Nam dựa vào các thủ pháp phân tích thành tố của tên cây thuốc để tìm ra các nét nghĩa trong cấu tạo tên gọi, đồng thời khám phá đặc trƣng văn hóa - dân tộc của ngƣời Việt đối với việc định danh cây thuốc, có liên hệ với tên gọi Latinh. Tiếng Latinh là một ngôn ngữ khoa học, là danh pháp; do đó luận án chỉ đƣa ra vấn đề liên hệ tên gọi cây thuốc bằng tiếng Việt với tên gọi bằng tiếng Latinh mà không phải là so sánh giữa hai ngôn ngữ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra, luận án sẽ hƣớng tới giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số khái niệm lí thuyết định danh và một số vấn đề có liên quan làm cơ sở lí luận để triển khai đề tài. - Tìm hiểu nguồn gốc và cấu tạo của tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh). - Tìm hiểu cơ sở định danh của tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh). - Tìm hiểu đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện trong tên cây thuốc Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 4.1. Phương pháp miêu tả Phƣơng pháp miêu tả dùng để miêu tả nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với tiếng Latinh) và đặc trƣng văn hóa - dân tộc của tên gọi cây thuốc Việt Nam. 8 4.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp đƣợc áp dụng để phân tích cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam theo các thành tố trực tiếp nhằm xác định các thành tố cấu tạo tên gọi gồm: thành tố, thành tố trực tiếp và thành tố cuối cùng, phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam. 4.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa của từng tên gọi cây thuốc, từ đó thiết lập các mô hình cấu tạo để định danh cây thuốc, các nét đặc trƣng làm cơ sở định danh tên cây thuốc Việt Nam. 4.4. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đối chiếu giữa tên cây thuốc bằng tiếng Việt và tên cây thuốc bằng tiếng Latinh. Ở đây, luận án chỉ đối chiếu liên hệ về vấn đề danh pháp khoa học vì tên gọi cây thuốc bằng tiếng Latinh đƣợc đặt theo quy tắc chặt chẽ và chỉ sử dụng trong khoa học. Nó gần nhƣ một thứ ngôn ngữ “nhân tạo”, đƣợc xác định trƣớc để làm nguồn quy chiếu chung giữa các ngôn ngữ. 4.5. Thủ pháp thống kê Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng để hệ thống hóa những số liệu liên quan đến tên gọi cây thuốc: thống kê từ loại, các yếu tố cấu tạo, tần số xuất hiện, tỷ lệ phần trăm của các phƣơng thức tạo nên tên gọi cây thuốc, các đặc trƣng làm cơ sở định danh. Kết quả thống kê sẽ đƣợc tổng hợp lại dƣới hình thức các bảng, biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trƣng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa định danh cây thuốc trong tiếng Việt. 5. Ngữ liệu nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu «Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)», luận án đã dựa vào 02 tập “Từ điển cây 9 thuốc Việt Nam” của tác giả Võ Văn Chi, đƣợc Nhà xuất bản Y học in năm 2012. Luận án đã tập hợp đƣợc 1.966 tên gọi cây thuốc Việt Nam làm ngữ liệu cho nghiên cứu của mình (phần Phụ lục). Sở dĩ ngữ liệu nghiên cứu là 1.966 tên gọi cây thuốc Việt Nam vì trong khuôn khổ một luận án với sự hiểu biết còn hạn chế, nghiên cứu sinh chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu định danh tên cây thuốc Việt Nam với một giới hạn phạm vi nhất định. Hơn nữa, nghiên cứu sinh dựa vào lý thuyết điển mẫu để lựa chọn những nhóm cây thuốc điển hình, sẵn có và đƣợc sử dụng nhiều trong giới Đông y. 6. Đóng góp của luận án Ý nghĩa lí luận: Luận án là bƣớc khởi đầu nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện và có hệ thống việc định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh). Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về nguồn gốc và cấu tạo tên gọi cây thuốc bằng tiếng Việt (có liên hệ tiếng Latinh), đƣa ra những mô hình cấu tạo để phân tích các thành tố cấu tạo trực tiếp của tên gọi; đồng thời tìm hiểu những nét đặc trƣng văn hóa - dân tộc thông qua cách gọi tên cây thuốc của ngƣời Việt. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác biên soạn, chỉnh lí, đi đến thống nhất các văn bản, tài liệu, giáo trình về Y học cổ truyền trong các học viện, nhà trƣờng. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy và học Y - Dƣợc ở các cơ sở giảng dạy trong nƣớc. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm ba chƣơng: 10 - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận. - Chƣơng 2: Nguồn gốc và cấu tạo tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với tiếng Latinh). - Chƣơng 3: Cơ sở định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam (có liên hệ với tiếng Latinh) và đặc trƣng văn hóa - dân tộc thể hiện qua tên gọi cây thuốc Việt Nam. 11 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ ĐỊNH DANH 1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới Hiện nay, trƣớc xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc nghiên cứu ứng dụng chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng đƣợc nâng cao. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các tài liệu chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc của các nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Những kiến thức truyền thống về cây thuốc không những góp phần quan trọng vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia, từng dân tộc mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Nửa sau thế kỉ XVI, Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (1518 1593) là tập Dƣợc liệu vĩ đại và lớn nhất Trung Quốc, gồm 12.000 vị thuốc và đơn thuốc. Đây là công trình nghiên cứu trong 32 năm vào nửa sau thế kỉ XVI. Bộ sách này đã đƣợc dịch ra tiếng Nga, Đức, Nhật và Việt Nam… Ấn Độ cũng là quốc gia có truyền thống sử dụng các loại dƣợc thảo lâu đời. Hiện nay, có hơn 8.000 loài thực vật sử dụng làm thuốc đã đƣợc biết đến ở Ấn Độ. Ở châu Phi, các tài liệu cổ xƣa nhất về sử dụng cây thuốc đã đƣợc ngƣời Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trƣớc đây với khoảng 800 bài thuốc và trên 700 cây thuốc. 12 Đến năm 1952, A. Pételot xuất bản cuốn Les plantes médicinales du Cambodge du Laos et du Vietnam với tổng số 1.350 loài cây thuốc thuộc 160 họ thực vật có hoa đƣợc đề cập trong bộ sách. Hiện nay, trên thế giới ƣớc tính có khoảng 70.000 loài cây cỏ đƣợc sử dụng làm thuốc trong dân gian. Theo WHO thông báo có hơn 21.000 loài thực vật đƣợc sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe. Trong đó, Ấn Độ sử dụng khoảng 7.500 loài cây thuốc; Trung Quốc khoảng trên 6.000 cây. Tại châu Phi, hơn 5.000 loài đƣợc sử dụng cho mục đích y tế. Ở châu Âu, với truyền thống lâu đời trong việc sử dụng thực vật, khoảng 2.000 dƣợc liệu và hƣơng liệu đƣợc sử dụng. 1.1.2. Nghiên cứu về cây thuốc tại Việt Nam Y học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả và lƣu truyền rộng rãi trong nhân dân với cả kho báu kinh nghiệm về phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe bằng những cây thuốc có sẵn trên mảnh đất Việt Nam với một nền y học cổ truyền không ngừng phát triển qua các thời kì lịch sử. Tập Dƣợc liệu đầu tiên đƣợc xuất bản năm 1429 thời Vua Lê Thái Tổ là cuốn Bản thảo cương mục toàn yếu của Phan Phu Tiên. Công trình này biên soạn từ cuối đời nhà Trần và hoàn thành vào năm 1429 [Đỗ Tất Lợi, 1957, tr.2]. Tiếp theo là bộ sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIII) bao gồm 11 quyển, trong đó có 580 vị thuốc có trong nƣớc và 3.873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng. Bộ sách đã đƣợc các nhà khắc chữ ở Liễu Tràng đệ trình lên Chúa Trịnh năm 1717. Chúa Trịnh thấy có nhiều chữ sai sót, cho bổ sung một số tài liệu và đƣợc xuất bản năm 1725 [Đỗ Tất Lợi, 1957, tr.3]. Tuệ Tĩnh là ngƣời đầu tiên đƣa ra khẩu hiệu Nam dược trị nam nhân, cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc dùng cùng 13 đơn thuốc và cách trị cho 37 chứng sốt khác nhau. Bộ 13 sách quý của ông về sau bị quân Minh thu gần hết nay chỉ còn lại Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh thư, Thập tam phương gia giảm, Thương hàn tam thập thất trùng pháp [Nguyễn Bá Tĩnh, 2010]. Trong 10 năm tìm tòi và nghiên cứu, Hải Thƣợng Lãn Ông đã cho ra đời bộ sách Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Y Tông Tâm Lĩnh gồm 66 tập, Y huấn cách ngân, Y lí thân nhân, Lí ngôn phụ chính, Y nghiệp thần chương xuất bản năm 1772. Ngoài thừa kế Nam dược thần hiệu ông còn bổ sung thêm 329 vị thuốc mới [Lê Trần Đức, 1970]. Thời Tây Sơn nhà Nguyễn (1788 - 1883) có các tập Nam dược, Nam dược chỉ tranh truyền, La khê phương dược… của Nguyễn Quang Tuân ghi chép 500 vị thuốc nam trong dân gian để chữa bệnh [Lê Trần Đức, 1970]. Trong thời kỳ hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc đã giành các giải thƣởng khoa học lớn của Nhà nƣớc, trong đó phải kể đến công trình Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dƣơng xuất bản năm 1960. Năm 1966, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, Dƣợc sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn sách Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học, Hà Nội. Cuốn sách đƣợc tái bản lần hai năm 1976. Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Văn Chƣơng đã giới thiệu Sổ tay cây thuốc Việt Nam với 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện. Nói về cây thuốc Việt Nam không thể không nhắc tới GS.TS. Đỗ Tất Lợi với bộ Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam gồm 3 tập, xuất bản năm 1957, sau đó tái bản thành 2 tập năm 1961, trong đó tác giả đã mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 - 1965, ông cho xuất bản bộ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam gồm 6 tập giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thực vật, khoáng vật, động vật. Công trình đƣợc tái bản nhiều lần đến lần thứ 7 năm 1995, số cây thuốc ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần nhất là lần tái bản thứ 14 năm 2013; trong đó ông phân tích tỉ mỉ 14 tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau. Đây là bộ sách có giá trị to lớn về khoa học và thực tiễn kết hợp giữa y học dân gian và y học hiện đại, trong đó có liên hệ bằng tiếng Latinh. Năm 1963, Phó Đức Thành và một số tác giả cho xuất bản cuốn 450 cây thuốc nam có tên trong bản dược thảo Trung Quốc. Tiếp đó, năm 1969 1976, Lê Khả Kế và cộng sự cho xuất bản cuốn Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. Năm 1976, trong luận văn của mình, Võ Văn Chi đã mô tả 1.360 loài cây thuốc và trong báo cáo tại hội thảo Quốc gia về cây thuốc, tác giả đã giới thiệu 2.280 loài của 254 họ có trong 8 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong tổng số 2.000 loài và dƣới loài cây làm thuốc, có tới 90% cây mọc tự nhiên. Năm 1996, trong Từ điển cây thuốc Việt Nam, ông đã giới thiệu 3.200 loài cây thuốc, mô tả tỉ mỉ về hình thái và bộ phận sử dụng, cách chế biến, các đơn thuốc đi kèm. Ngoài ra, ông còn cho xuất bản những tác phẩm nhƣ Cây thuốc của Lâm Đồng (1982), Hệ cây thuốc Tây Nguyên (1985), Cây thuốc Đồng Tháp Mười (1987), Cây thuốc An Giang (1991), Từ điển cây thuốc Việt Nam (1996), Cây rau làm thuốc (1998). Năm 2000, ông tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam. Liên quan đến vấn đề cây thuốc, năm 1985, Viện Dƣợc liệu phát hiện và ghi nhận đƣợc 1.119 cây thuốc ở miền Bắc và gần 100 loài ở miền Nam. Nhƣ vậy, cuối năm 1985, ngành Y tế đã tổng hợp trong Danh lục cây thuốc Việt Nam gồm 1.863 cây thuốc. Năm 2000, Danh lục cây thuốc Việt Nam đƣợc bổ sung với 3.948 cây thuốc. Tiếp tục công việc này, theo kết quả điều tra từ năm 2006 đến hết năm 2015, Viện Dƣợc liệu đã điều tra, thu thập, tổng hợp và công bố trong Danh lục cây thuốc Việt Nam gồm 5.117 cây thuốc. Lê Thị Thanh Hƣơng với đề tài Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo 15 tồn và phát triển bền vững đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên (Luận án TS. Thực vật học, 2015). Trần Thị Ngọc Diệp với bài Nghiên cứu đa dạng của cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - tỉnh Khánh Hòa đã góp phần hoàn thiện danh lục cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm 515 loài cây thuốc, nghiên cứu về trị thức bản địa của ngƣời dân tộc Ra-Glai về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc (Luận án TS Sinh học, 2016). Phùng Thị Hằng và cộng sự với bài Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm, An Giang nhằm phân loại cây làm thuốc, định danh, xác định tên khoa học và đánh giá tính đa dạng của các bộ phận đƣợc sử dụng (Tạp chí Khoa học Trƣờng ĐH Cần Thơ, số 6A/2018). Nguyễn Thị Hải với đề tài Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài cây thuốc có giá trị khoa học và kinh tế (Luận án TS Sinh học, 2018). Nhƣ vậy, có thể nhận thấy tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về cây thuốc mới chỉ ở góc độ Thực vật học. Tên gọi cây thuốc Việt Nam đƣợc nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống trong các công trình và tài liệu về cây thuốc nhƣ những danh mục để gọi tên và phân loại cây thuốc. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy, mỗi loài cây có thể có một tên khoa học hoặc nhiều tên khoa học do có một hay nhiều tác giả cùng mô tả chúng vào những thời điểm khác nhau. Ngoài những tên khoa học, các nhà nghiên cứu đã rất chú ý tới việc ghi lại những tên gọi dân gian khác nhau của các cây thuốc. Để thống nhất tên gọi cây thuốc trên toàn thế giới, Carl Linnaeus - nhà Thực vật học Thụy Điển - trong công trình Species plantarum xuất bản năm 1753 đã đề xƣớng ra cách gọi tên khoa học của cây thuốc gồm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan