Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước chdcndc lào...

Tài liệu Luận án tiến sĩ công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước chdcndc lào

.PDF
185
81
60

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên tạp chí, không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Thonmy KEOKINNALY ii MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG .......................................... 9 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ................................................................................................................. 9 1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Trung ương ............................................... 9 1.1.1.1 Mô hình của NHTW .................................................................. 9 1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng Trung ương .......................................... 10 1.1.2 Khái quát về chính sách tiền tệ ........................................................ 11 1.1.2.1 Khái niệm chính sách tiền tệ .................................................... 11 1.1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ................................................ 13 1.1.2.3 Mục tiêu tổng quát/ mục tiêu cuối cùng................................... 13 1.1.2.4 Mục tiêu điều hành ................................................................... 13 1.1.3 Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ................................... 15 1.1.3.1 Dự trữ bắt buộc ........................................................................ 15 1.1.3.2 Chính sách chiết khấu .............................................................. 16 1.1.3.3 Nghiệp vụ thị trường mở .......................................................... 16 1.1.3.4 Các công cụ bổ trợ ................................................................... 17 1.2 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ ...................................................................................................... 19 1.2.1 Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở ............................................... 19 iii 1.2.2 Nội dung hoạt động thị trường mở ................................................. 20 1.2.2.1 Hàng hoá của thị trường mở .................................................... 20 1.2.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường mở......................................... 22 1.2.2.3 Phương thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở .............. 24 1.2.2.4 Hình thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở ......................... 27 1.2.3 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở ................................ 28 1.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của công cụ thị trường mở ....................... 31 1.2.5 Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác của CSTT .................................................................................................. 33 1.3 VAI TRÒ VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ .................................................. 35 1.3.1 Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở đối với việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia........................................................................ 35 1.3.1.1 Đối với Ngân hàng Trung ương ................................................ 35 1.3.1.2 Đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trung gian............................................................................................... 37 1.3.2 Đối với nền kinh tế ......................................................................... 38 1.3.3 Điều kiện để thị trường mở hoạt động có hiệu quả ........................ 39 1.3.3.1 Về sự phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ .................... 39 1.3.3.2 Về khuôn khổ pháp lý .............................................................. 39 1.3.3.3 Về trình độ cán bộ điều hành OMO của NHTW ...................... 40 1.3.3.4 Về hạ tầng công nghệ thông tin ................................................ 40 1.4 KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ......................................... 41 1.4.1 Hoạt động thị trường mở của một số nước..................................... 41 1.4.1.1 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ....................................................... 41 1.4.1.2 Ngân hàng Trung ương Đức ..................................................... 44 iv 1.4.1.3 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ............................................ 46 1.4.1.4 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................... 47 1.4.1.5 Ngân hàng Trung ương Thái Lan............................................. 50 1.4.1.6 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc......................................... 52 1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong điều hành NVTTM cho nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào............................................................. 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 56 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 2012 .......................................................................................................................... 57 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG LÀO ............................. 57 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Trung ương Lào .... 57 2.1.2 Vị trí, chức năng của Ngân hàng Trung ương Lào......................... 58 2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Trung ương Lào ............. 59 2.1.4 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương Lào ......................... 60 2.2 THỰC TRẠNG VIỆC ĐIỀU HÀNH CSTT CỦA NHTW LÀO GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 .............................................................................................. 61 2.2.1 Bối cảnh chung ................................................................................ 61 2.2.2 Thực trạng điều hành CSTT ............................................................ 62 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NƯỚC CHDCND LÀO .................................................................................................... 64 2.3.1 Khái quát về nghiệp vụ thị trường mở tại Lào ............................... 64 2.3.1.1 Hoàn cảnh ra đời nghiệp vụ thị trường mở tại Lào................. 64 2.3.1.2 Cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ thị trường mở .............................................................................................. 65 2.3.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động thị trường mở tại Lào ..................... 68 2.3.2 Nội dung hoạt động ........................................................................ 70 2.3.2.1 Quy trình hoạt động ................................................................. 70 v 2.3.2.2 Dự báo nhu cầu vốn khả dụng ................................................. 71 2.3.3.3 Sở Giao dịch thông báo mua- bán giấy tờ có giá ..................... 72 2.3.3.4 Điều kiện đối với thành viên tham gia giao dịch trên thị trường mở .............................................................................................. 76 2.3.3.5 Các số lượng thành viên tham gia thị trường mở tại NHTW Lào ......................................................................................................... 76 2.3.3.6 Hàng hoá của thị trường mở .................................................... 79 2.3.3.7 Phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở ..................... 82 2.3.3.8 Hình thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở ......................... 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 89 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 ...................................... 90 3.1 TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VỚI VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KHÁC CỦA CSTT GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 ..... 90 3.1.1 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động thị trường mở ......................... 90 3.1.2 Những chỉ tiêu khác phàn ánh hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ............................................................................................................. 98 3.2 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THEO MÔ HÌNH SPSS ........................................ 106 3.2.1 Giới thiệu mô hình ........................................................................ 106 3.2.2 Ảnh hưởng của lượng tiền cung ứng đến lượng tiền dự trữ của NHTM..................................................................................................... 111 3.2.3 Ảnh hưởng của lượng tiền cung ứng đến giá cả và tăng trưởng kinh tế ..................................................................................................... 112 3.2.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ tăng lên dự trữ NHTM đến khối lượng tiền cung ứng ................................................................................................. 114 3.2.5 Kết quả kiểm định hai mô hình .................................................... 115 3.3 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NƯỚC CHDCND LÀO....................................................................... 118 vi 3.3.1 Kết quả đạt được ........................................................................... 118 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân............................................................... 121 3.3.2.1 Hạn chế................................................................................... 121 3.3.2.2. Các nguyên nhân .................................................................... 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 128 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NHTW LÀO ĐẾN NĂM 2020 ......... 129 4.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CSTT VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHTW LÀO ĐẾN NĂM 2020 ......... 129 4.1.1 Định hướng và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Lào đến năm 2020 ..................................................... 129 4.1.1.1 Định hướng điều hành chính sách tiền tệ ................................ 129 4.1.1.2 Quan điểm trong quản lý điều hành CSTT ............................. 133 4.1.2 Định hướng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào đến năm 2020.......................................................................................... 135 4.1.2.1 Định hướng lâu dài đối với nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào .......................................................................................... 136 4.1.2.2 Định hướng trước mắt ............................................................. 137 4.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020 ........... 140 4.2.1 Giải pháp chủ yếu .......................................................................... 140 4.2.1.1 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho sự phát triển thị trường tiền tệ .................................................................................. 140 4.2.1.2 Nâng cao chất lượng bộ máy Ban điều hành thị trường mở ... 141 4.2.1.3 Đa dạng hóa các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường mở ............................................................................................ 143 4.2.1.4 Đổi mới việc xác định lãi suất cơ bản của NHTW Lào theo mô hình định lượng ............................................................................. 144 vii 4.2.1.5 Mở rộng các thành viên tham gia thị trường mở .................... 145 4.2.1.6 Nâng cao trình độ của cán bộ phụ trách nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào ............................................................................. 147 4.2.1.7 Tăng cường công tác thanh tra và kiểm soát .......................... 148 4.2.1.8 Đảm bảo hiệu quả công tác dự báo vốn khả dụng ................. 150 4.2.1.9 Sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một bộ phận của nghiệp vụ thị trường mở ...................................................................... 152 4.2.1.10 Hàng năm cần phải đánh giá, tổng kết việc hoạt động thị trường mở và định hướng hoạt động cho năm tới .............................. 153 4.2.2 Giải pháp hỗ trợ ............................................................................ 154 4.2.2.1 Phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường tiền tệ của Lào .. 154 4.2.2.2 Nâng cao vai trò của NHTM trên thị trường tiền tệ như là người tạo lập thị trường....................................................................... 156 4.2.2.3 Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương .......................................................................................... 156 4.2.2.4 Phối hợp đồng bộ trong quá trình sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ ........................................................................ 157 4.2.2.5 Sớm thành lập Ủy ban điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa .............................................................................. 158 4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 158 4.3.1 Đổi với Bộ Tài chính ................................................................... 158 4.3.2 Đối với Chính phủ và các Bộ quản lý Nhà nước có liên quan ..... 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................... 165 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 166 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 172 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Lào : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào CS : Chính sách CSTK : Chính sách tài khóa CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trữ bắt buộc GDP : Tổng sản phẩm trong nước GTCG : Giấy tờ có giá LAK : Tiền Kíp Lào MB : Money base (cơ số tiền) NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTW : Ngân hàng Trung ương NSNN : Ngân sách Nhà nước NVTTM : Nghiệp vụ thị trường mở OMO : Openmarket Operation TCTD : Tổ chức tín dụng TP : Tín phiếu TPKBNN : Tín phiếu Kho bạc Nhà nước VKD : Vốn khả dụng TCV : Tái cấp vốn TTM : Thị trường mở NHTM : Ngân hàng thương mại LSCB : Lãi suất cơ bản ix DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Phương thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở............................ 50 Bảng 2.1: Danh sách thành viên tham gia thị trường mở (2005 - 2012) ........ 78 Bảng 2.2: Các loại hàng hóa đã giao dịch trên thị trường mở hiện nay .......... 80 Bảng 2.3: Tỷ lệ % doanh số giao dịch từng loại hàng hoá nghiệp vụ thị trường mở ....................................................................................... 81 Bảng 2.4: Thành viên tham gia mua - bán giấy tờ có giá của NHTW và tín phiếu kho bạc từ năm 2005 đến 2012 ............................................ 85 Bảng 2.5: Các thành viên đang sở hữu tín phiếu của NHTW Lào từ năm 2008 đến 2012 bằng đô la Mỹ........................................................ 86 Bảng 2.6: Tổng quan các tổ chức tín dụng sở hữu tín phiếu NHTW từ năm 2008 - 2012 .................................................................................... 87 Bảng 2.7: Số lượng các phiên giao dịch và định kỳ giao dịch trên thị trường mở ....................................................................................... 88 Bảng 3.1: Mối quan hệ các loại lãi suất (đồng Kíp)........................................ 91 Bảng 3.2: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm ............ 96 Bảng 3.3: Diễn biến vệ sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giai đoạn 2005 2012 ................................................................................................ 96 Bảng 3.4: Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu từ năm 2007 đến 2012 ................................................................................................ 97 Bảng 3.5: Doanh số giao dịch trên thị trường mở ......................................... 100 Bảng 3.6: Số lần của thành viên tham gia hoạt động thị trường mở ............. 103 Bảng 3.7: Các chỉ số kinh tế của nước CHDCND Lào ................................. 107 Bảng 4.1: Cơ cấu vốn của các nước trong khu vực Châu Á ......................... 138 x Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi của lạm phát ............................................................ 63 Biểu đồ 2.2: Sự tăng lên của tổng phương tiện thanh toán ............................. 63 Biểu đồ 2.3: Khối lượng đấu thầu tín phiếu kho bạc và TP Chính phủ từ năm 2005 - 2010............................................................................. 82 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán .......................... 95 Biểu đồ 3.2: Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất cho vay .......................... 95 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu hoạt động của M2 ......................................................... 101 Biểu đồ 3.4: Doanh số giao dịch trên thị trường mở ..................................... 101 Biểu đồ 3.5: Doanh số giao dịch đấu thầu GTCG của Chính phủ(TPKB) ... 102 Biểu đồ 3.6: Chỉ số biến động của sự tăng trưởng kinh tế ............................ 117 Biểu đồ 3.7: Lạm phát giai đoạn 2005 - 2012 ............................................... 117 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ .................................................................................................. 10 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương không trực thuộc Chính phủ ....................................................................................... 10 Sơ đồ 1.3: Cơ chế tác động của NVTTM tới dự trữ ngân hàng ...................... 28 Sơ đồ 1.4: Cơ chế tác động của NVTTM qua lãi suất .................................... 30 Sơ đồ 1.5: Đồ thị Điểm cân bằng cung cầu tiền tệ .......................................... 34 Sơ đồ 1.6: Phương thức hoạt động thị trường mở của NHNN Việt Nam ....... 49 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng nước CHDCND Lào.................. 61 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức thực hiện NVTTM của NHTW Lào ................... 69 Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ phụ thuộc của CSTT với CSTK ............................. 127 Sơ đồ 4.1: Cách hoạt động của Ban điều hành thị trường mở ...................... 142 Sơ đồ 4.2: Mô hình dự báo hiệu quả hoạt động thị trường mở ..................... 151 Sơ đồ 4.3. Sự tác động giữa các Bộ, ngành tới NVTTM .............................. 159 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong những năm qua nước CHDCND Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường và đã đạt được thành tựu lớn lao trong nền kinh tế. Công cuộc đổi mới trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ đã có sự cải tổ một cách sâu sắc về tổ chức bộ máy cũng như chức năng, nhiệm vụ để phù hợp với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Cải tổ căn bản nhất là chuyển hệ thống ngân hàng từ 1 cấp thành ngân hàng 2 cấp, phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng của NHTW và chức năng kinh doanh của NHTM hoặc các tổ chức tín dụng khác. Thị trường mở tại Lào chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2005 và công cụ thị trường mở được coi là một công cụ linh hoạt và hiệu quả nhất trong việc điều hành CSTT. Trải qua hơn 8 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của NHTW Lào. Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác của NHTW, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể là: Số lượng các tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở quá ít; doanh số giao dịch rất nhỏ; hàng hoá giao dịch chưa nhiều và chưa đa dạng chủng loại; lãi suất trên thị trường mở chưa phản ánh được lãi suất thị trường; các quy định về quy trình nghiệp vụ, xử lý lãi suất và thông tin chưa hoàn thiện... Vì vậy, nhu cầu đổi mới cơ cấu hoạt động, hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở và sử dụng công cụ này như thế nào cho hợp lý với điều kiện kinh tế của nước Lào của chúng tôi là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết. Nhận thức được điều đó tác giả đã chọn đề tài: “Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCND Lào”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ, các công cụ 2 của CSTT và nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Trung ương. - Nêu lên thực trạng hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở trong những năm qua. - Phân tích và đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào từ năm 2005 - 2012. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn công cụ thị trường mở tại nước CHDCND Lào đến năm 2020 nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội Lào và thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. - Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến 2012 và định hướng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương nói chung và hoạt động thị mở của Ngân hàng Trung ương Lào nói riêng, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, bao gồm: (1). Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nội dung cơ bản về hoạt động thị trường mở của NHTW, luận án tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hoạt động thị trường mở trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn ở Lào; (2). Phương pháp mô tả và so sánh: Dùng để mô tả hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Lào qua các năm, trên cơ sở đó đưa ra những so sánh đảm bảo hiệu quả nội dung phân tích; (3). Phương pháp logic biện chứng: Nhằm nghiên cứu hoạt động thị trường mở một cách golic từ lý thuyết đến thực tiễn, dùng spss qua các mô hình ở Lào. (4). Phương pháp diễn giải và quy nạp: Luận án diễn giải hoạt động thị 3 trường mở của NHTW, trên cơ sở đó tổng hợp vào mô hình nghiên cứu. (5). Phương pháp thống kê: dùng để thu thập số liệu về hoạt động thị trường mở của NHTW Lào và các số liệu khác qua các năm. (6). Luận án còn sử dụng phương pháp toán học với việc sử dụng mô hình hồi quy hai biến và phân tích định lượng hoạt động thị trường mở của NHTW Lào trong mối quan hệ với các chỉ số kinh tế vĩ mô. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án nghiên cứu cụ thể những vấn đề cơ bản về CSTT, các công cụ của CSTT và đặc biệt đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ thị trường mở của NHTW. Trên cơ sở đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào, so sánh đối chiếu với cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực thi hoạt động thị trường mở của một số nước trong khu vực và một số nước phát triển trên thế giới, luận án đưa ra một số giải pháp có tính khả thi để cải cách hoạt động nghiệp vụ thị trường mở cho phù hợp với điều kiện thực tế của nước CHDCND Lào nhằm góp phần đưa thị trường mở hoạt động mạnh hơn và đảm bảo hiệu quả cao. 6. Kết cấu của luận án Luận án gồm 4 chương: - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của NHTW - Chương 2: Thực trạng hoạt động thị trường mở tại NHTW Lào giải đoạn 2005-2012 - Chương 3: Đánh giá thực trạng hoạt động thị trường mở tại nước CHDCND Lào giải đoạn 2005 - 2012 - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công cụ thị trường mở trong CSTT tại NHTW Lào đến năm 2020 7. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách tiền tệ và công cụ thị trường mở Hoạt động thị trường mở đã bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu của 4 thế kỷ XX (năm 1920) tại Ngân hàng Trung ương của Mỹ (Fed), ở Anh và Cộng hoà Liên Bang Đức vào năm 1930 và được xem là công cụ lý tưởng trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Ở các nước Châu Âu, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng bắt đầu sử dụng công cụ hoạt động thị trường mở. Từ đó, hoạt động này được sử dụng một cách phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong các báo cáo của Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới đều có phần nói về thị trường mở. Ngoài ra, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về chính sách tiền tệ và công cụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương của các nhà nghiên cứu kinh tế trong việc xem xét, phân tích hoạt động thị trường mở với vai trò là một công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. Công cụ thị trường mở ở các nước phát triển đã xuất hiện từ lâu như đã nêu ở trên, nhưng đối với các nước đang phát triển hầu như mới đưa công cụ này vào hoạt động (Việt Nam bắt đầu có hoạt động nghiệp vụ thị trường mở từ tháng 7/2000). Tại nước Lào, chính thức vận hành nghiệp vụ thị trường mở từ năm 2005, cho đến nay công cụ này còn rất sơ khai. Ngân hàng Trung ương Lào chưa có nhà nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về chính sách tiền tệ và việc sử dụng công cụ thị trường mở trong việc điều hành CSTT. Vì vậy, nước Lào cần phải nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các nước đã thực hiện nghiệp vụ này. Một quốc gia, dù có nền kinh tế phát triển hay không phát triển, việc thực hiện CSTT và sử dụng các công cụ của CSTT đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, có thành công và có thất bại; vấn đề quan trọng là phải biết vận dụng công cụ này cho phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia thì mới phát huy hiệu quả cao nhất. (i) Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung Luận án 1. Với các nước đang phát triển như Ấn Độ, sự biến động của lượng tiền cung ứng có ảnh hưởng lớn tới sự biến động của các nhân tố vĩ mô. Tác động đó đã được xem xét cho nền kinh tế Ấn Độ thông qua các kết quả nghiên cứu của Gupta.G.S (1970, 1973, 1987). 5 2. Nhà nghiên cứu Juan Ayusof và Rael Repullo năm 2000 đề xuất xây dựng khuôn mẫu đối với thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Châu Âu thông qua việc xác định mức lãi suất phù hợp đối với các hàng hoá tham gia thị trường mở nhằm đạt được mục tiêu ổn định thị trường tài chính - tiền tệ trong ngắn hạn và dài hạn. 3. Nhà nghiên cứu Camnpell R. Harvey, trường đại học Duke và Roger D.Huang, trường đại học Notre Dam - Mỹ (2001) bằng những số liệu cụ thể hàng ngày thu thập được, đã đề cập đến tác động của thị trường mở của Cục Dự Trữ liên bang Mỹ đối với thị trường tài chính. 4. Bằng lý luận, áp dụng mô hình toán vào thực tiễn, nghiên cứu của Mark Toma (2003), Khoa kinh tế trường đại học Kentucky - Mỹ cho thấy hoạt động thị trường mở đã góp phần quan trọng như thế nào trong việc thực thi chính sách tiền tệ tại Mỹ từ những năm 1920 đến nay. 5. Nghiên cứu của tập thể tác giả Eiji Maeda, Bunya Fuiji wara, Aiko Mineshima, Ken Taniguchi - Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (2005) đã phân tích hoạt động thị trường mở như là một kênh hữu hiệu "CSTT dễ định lượng” giúp các ngân hàng thương mại vượt qua những khó khăn thường ngày của thị trường tài chính. 6. Đối với Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động từ năm 2000. Tuy nhiên, trước đây đã có những nghiên cứu về hoạt động thị trường mở. Theo tác giả Trương Xuân Lệ (1993) trong cuốn sách "Tiếp cận các học thuyết và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường” đã đề cập khá chi tiết cơ chế hoạt động của thị trường mở về phương diện lý thuyết và những áp dụng thực tiễn ở Mỹ, Đức,... Tác giả phân tích công cụ thị trường mở được xem là công cụ hữu hiệu trong điều hành chính sách tiền tệ, là công cụ lý tưởng tác động đến dự trữ của ngân hàng thương mại, từ đó Ngân hàng Trung ương có thể dùng công cụ này để điều tiết một cách hoàn hảo lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế tại các thời 6 điểm cho phù hợp với mục tiêu Chính phủ các nước đặt ra. 7. Năm 2011, tác giả Đoàn Phương Thảo đã nghiên cứu về thị trường mở trong giai đoạn “đổi mới”. Trong luận án, tác giả đã khái quát định hướng hoạt động của NHNN cũng như là định hướng thị trường mở của NHNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Giải pháp đề xuất nhằm đổi mới thị trường mở của NHNN gồm có: (1) Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở hiện có của NHNN, tác giả tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể là phát triển đa dạng hoá hàng hoá giao dịch, đảm bảo hiệu quả công tác dự báo vốn khả dụng, tăng cường công tác thanh tra và kiểm soát, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, phát triển công nghệ tin học ứng dụng. (2) Đổi mới hoạt động thị trường mở của NHNN: đảm bảo cơ sở pháp lý, xác định cơ chế điều hành lãi suất, hoàn thiện công tác dự báo, sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một nghiệp vụ của thị trường mở, định kỳ tổng kết sự tham gia của các thành viên của thị trường mở, tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động thị trường mở. (3) Nâng cao chất lượng kinh doanh, cải thiện khả năng tài chính và mở rộng các thành viên tham gia thị trường. Nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, luận án đưa ra những kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan có liên quan như: đảm bảo môi trường pháp lý đồng bộ; đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho NHNN hoạt động có hiệu quả; đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và CSTK; đảm bảo sự phối hợp tích cực, đồng bộ từ phía các Bộ, ngành. Luận án cũng nêu kinh nghiệm điều hành hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương ở một số nước trên thế giới. Trong luận án chưa nghiên cứu cách sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở cho phù hợp với tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp như hiện nay và chưa nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động thị trường mở. 8. Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Bảo (2005) nghiên cứu về chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án nghiên cứu tập trung về chính sách lãi suất của NHNN, không nghiên cứu về công cụ CSTT, 7 cũng như các mục tiêu kiểm soát lạm phát trong điều hành CSTT. 9. Luận án của nghiên cứu sinh Phạm Thị Hồng Hải (2005) về lạm phát và kiềm chế lạm phát của NHNN Việt Nam. Công trình đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân của lạm phát và sự tác động của lạm phát tới nền kinh tế và công ăn việc làm của xã hội. Công trình không nghiên cứu về các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ, nhất là thị trường mở. 10. Luận án của nghiên cứu sinh Khuất Duy Tuấn (2011) "Điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam” . Đây là luận án mới nhất và nghiên cứu đúng thời điểm kinh tế các nước đang gặp khó khăn về khủng hoảng kinh tế, tình hình chính trị và vấn đề khu vực... Công trình nghiên cứu về lãi suất và nghiên cứu sâu về lãi suất khi nền kinh tế quá nóng và kiểm soát tăng trường tín dụng qua đó kiểm soát lạm phát vì trong các năm gần đây các TCTD đua nhau huy động vốn, chiếm thị phần cho vay làm nợ xấu tăng lên đột ngột. Công trình mới nghiên cứu sâu về lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, không tập trung về mục tiêu điều hành CSTT qua việc sử dụng các công cụ của CSTT. (ii) Các công trình nghiên cứu của Lào về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng Có rất ít công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này: 1. Luận án của nghiên cứu sinh Mi Mua (2003) - cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Lào về "Tín dụng đầu tư phát triển nền kinh tế Lào”. Công trình nghiên cứu sâu về chính sách tín dụng để phát triển kinh tế Lào, không nghiên cứu sâu về điều hành chính sách tiền tệ. 2. Luận án của nghiên cứu sinh Kham Kinh (2002) - cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Lào về "Hoàn thiện hệ thống quản lý các ngân hàng của NHTW Lào”. Công trình nghiên cứu sâu về hệ thống quản lý, giám sát theo tiêu chuẩn quốc tế CAMEL 1 và CAMEL 2; cơ sở pháp lý để quản lý các NH hoạt động theo cơ chế pháp lý của NHTW. Công trình không nghiên cứu về CSTT và các công cụ của CSTT. 8 3. Luận án của nghiên cứu sinh Kham Pha (2012) - cán bộ của Ngân hàng nhà nước Lào về "Hoạt động không dùng tiền mặt tại nước CHDCND Lào”. Công trình nghiên cứu về việc động viên cả xã hội hạn chế sử dụng tiền mặt trong dịch vụ thanh toán. Công trình không tập trung nghiên cứu mục tiêu điều hành CSTT qua việc sử dụng công cụ thị trường mở. (iii) Các công trình nghiên cứu khác Cho đến nay, có khá nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về lạm phát và điều hành CSTT, trong đó có nghiên cứu về tác động của CSTT, lạm phát mục tiêu thông qua các kênh truyền dẫn khác nhau như: - Dương Hữu Hạnh, (2010), Ngân hàng Nhà nước - Lê Vinh Danh, (2005), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung ương ở các nước tư bản phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - J.M.Keynes, (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. - Tạp chí NHNN Lào Nxb (2009) nói về xã hội dùng đồng Kíp đẩy lùi tình trạng đô la hoá. - David Begg, (1995), Kinh tế học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Samuelson, (1995), Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội. - N.Gregory Mankew, (1996), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội. - M.Friedman, (1995), Lý thuyết số lượng tiền, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Fredrics Mishkin, (1994,1997), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. - David Cook, (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia. Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. NHTW là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế [16], [13]. 1.1.1.1 Mô hình của NHTW Ngân hàng Trung ương của mỗi quốc gia có tổ chức mô hình khác nhau như: (i) Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ: NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (ví dụ: Việt Nam, Lào, Malaysia, Inđônêsia, Trung Quốc...). Mô hình này có nhược điểm: khả năng sử dụng công cụ phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách dễ dàng xảy ra, từ đó gây ra lạm phát. Cơ chế này tạo ra mâu thuẫn giữa NHTW với cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách. Hiện nay, nhiều NHTW không thực hiện theo mô hình này nữa và NHTW thực hiện điều hành chính sách tiền tệ độc lập với Chính phủ để thực hiện mục tiêu của CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia [29] (mô hình 1.1). 10 Chính HĐCSTT có Thống đốc Ngân hàng phủ NH và thành Trung ương viên khác Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ (ii) Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ NHTW có vị trí độc lập với Chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp từ Quốc hội. Hoạt động của ngân hàng Trung ương trong trường hợp này không chịu chi phối của Chính phủ, vì vậy NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ. NHTW trực thuộc Quốc hội được coi là hình thức tổ chức tiên tiến, phù hợp với xu thế của thời đại; các nước Mỹ, Anh, Đức và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này [29] (mô hình 1.2). Quốc hội NHTW Chính phủ Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương không trực thuộc Chính phủ 1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Ngân hàng Trung ương có vai trò và vị trí rất quan trọng, được coi là thể chế tài chính đặc biệt và là một trong những công cụ quan trọng nhất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan