Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ ẩn dụ tiếng việt nhìn từ lư thuyết nguyên mẫu...

Tài liệu Luận án tiến sĩ ẩn dụ tiếng việt nhìn từ lư thuyết nguyên mẫu

.PDF
191
54
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH [ \ VÕ KIM HÀ ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) NGÀNH: MÃ SỐ: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU 62-22-01-10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH [ \ VÕ KIM HÀ ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) NGÀNH: MÃ SỐ: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU 62-22-01-10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại: Trường ĐHKHXH&NV TPHCM Vào lúc 14 giờ 00 ngày 21 tháng 03 năm 2012 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Phản biện 1: GS.TSKH. LÝ TOÀN THẮNG Phản biện 2: GS.TS. DIỆP QUANG BAN Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUỆ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP 1. GS.TS. BÙI KHÁNH THẾ 2. GS.TSKH. LÝ TOÀN THẮNG Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, Thư viện TT ĐHQG TPHCM, Thư viện ĐHKHXH&NV TPHCM. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án VÕ KIM HÀ BẢNG VIẾT TẮT 1. NNHNT Ngôn ngữ học Nhận thức 2. ICM Mô hình nhận thức lý tưởng hóa (idealized cognitive model) 3. SIM Tương đồng (similarity) 3. P Mệnh đề (proposition) 4. MIP Thủ tục nhận dạng ẩn dụ (metaphor identification procedure) 5. MPA Phân tích mô hình ẩn dụ (metaphorical pattern analyzing) 6. ND Báo Nhân dân 7. NLĐ Báo Người Lao Động 8. SGTT Báo Sài Gòn Tiếp Thị 9. TN Báo Thanh Niên 10. TT Báo Tuổi Trẻ 11. TTCN Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật 12. TTCT Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần 13. VNQĐ Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội \ MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Bảng viết tắt Mục lục Danh mục các hình vẽ Danh mục các sơ đồ, bảng biểu MỞ ĐẦU 1 0.1 Lý do chọn đề tài 1 0.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 0.4 Phương pháp nghiên cứu 3 0.4.1 Tập hợp cơ sở ngữ liệu 4 0.4.2 Nhận dạng ẩn dụ 6 0.4.2.1 Vấn đề nhận dạng ẩn dụ 6 0.4.2.2 Phương pháp MIP 7 Xác lập phép chiếu ẩn dụ 10 0.4.3.1 Phương pháp 5 bước của Gerard Steen (2009) 10 0.4.3.2 Minh họa phương pháp 5 bước bằng ví dụ tiếng Việt 12 0.5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12 0.6 Đóng góp của luận án 14 0.6.1 Về lý luận 14 0.6.1 Trong thực tiễn 15 Bố cục luận án 15 0.4.3 0.7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 17 1.1 Lý thuyết nguyên mẫu 17 1.1.1 Quan niệm cổ điển 17 1.1.2 Một số quan điểm trước Rosch 18 1.1.3 Quan điểm phạm trù hóa theo Rosch và đồng nghiệp 19 1.1.3.1 Phương pháp thực nghiệm 19 1.1.3.2 Một số công trình nghiên cứu của Rosch và đồng nghiệp 20 1.1.3.3 Nguyên tắc phạm trù hóa 22 1.1.3.4 Những vấn đề tồn tại và sai lầm 23 1.1.3.5 Lý thuyết mô hình nhận thức của Lakoff 25 Một số khái niệm cơ bản 26 1.2.1 Thể toàn vẹn (gestalt) 26 1.2.2 Mô hình nhận thức lý tưởng hóa (ICM) 27 1.2.3 Hiệu quả nguyên mẫu và tính nguyên mẫu 28 1.2.4. Sơ đồ hình ảnh 29 1.2.4.1 Sơ đồ hình ảnh và tính nghiệm thân 29 1.2.4.2 Một số sơ đồ hình ảnh cơ bản 29 1.2 TIỂU KẾT 33 CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ NGUYÊN MẪU TỪ CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA ẨN DỤ VÀ GIỮA CÁC ẨN DỤ 34 2.1 Ẩn dụ ý niệm và mô hình nhận thức ẩn dụ 34 2.2 Hiệu quả nguyên mẫu từ cấu trúc nội tại của phép chiếu ẩn dụ 35 2.2.1 Tính bất đối xứng 35 2.2.2 Tính nguyên mẫu của ý niệm nguồn NHÀ 36 Quan hệ giữa các ẩn dụ 40 Phân loại ẩn dụ 40 2.3 2.3.1 2.3.1.1 Phân loại theo tính qui ước 40 2.3.1.2 Phân loại theo tính chất cấu trúc 42 2.3.1.3 Phân loại theo mức độ khái quát 42 2.3.1.4 Phân loại theo qui mô nhận thức 43 2.3.1.5 Phân loại theo tương quan kinh nghiệm 46 2.4 Hệ thống ẩn dụ theo Lakoff 48 2.5 Hệ thống ẩn dụ có chung miền nguồn 49 2.5.1 Ẩn dụ DÒNG CHẢY và các diễn đạt ngôn từ 49 2.5.2 Nghĩa trung tâm /nghĩa nguyên mẫu 55 2.5.3 Phép chiếu trung tâm 56 2.5.4 Ẩn dụ DÒNG CHẢY trong tiếng Anh và tiếng Pháp 57 Hệ thống ẩn dụ có chung miền đích 65 2.6.1 Ẩn dụ SUY NGHĨ và các diễn đạt ngôn từ 65 2.6.2 Nghĩa trung tâm 68 2.6.3 Phép chiếu trung tâm 69 2.6 TIỂU KẾT 69 CHƯƠNG 3 SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH VÀ ẨN DỤ 71 3.1 Quan hệ giữa sơ đồ hình ảnh và ẩn dụ 71 3.1.1 Bản thân phép chiếu ẩn dụ thể hiện sơ đồ hình ảnh 71 3.1.2 Sơ đồ hình ảnh là cơ sở cho ẩn dụ 72 3.1.3 Phép chiếu ẩn dụ bảo toàn logic nội tại của sơ đồ hình ảnh 75 3.2 Biến đổi sơ đồ hình ảnh 75 3.3 Ẩn dụ và mô hình tỏa tia 77 3.3.1 Đa nghĩa theo quan điểm truyền thống 77 3.3.2 Đa nghĩa theo NNHTN 78 3.3.3 Phân tích đa nghĩa theo Lakoff (1987) 80 3.3.4 Mô hình Đa nghĩa Theo Nguyên tắc của Tyler & Evans 81 Mô hình tỏa tia của từ QUA 82 3.4 3.4.1 Phương pháp 82 3.4.2 Các tiểu phạm trù nghĩa của từ QUA 83 Mô hình tỏa tia của từ NƯỚC 95 3.5.1 Tiêu chuẩn phân biệt nghĩa 95 3.5.2 Nhận dạng nghĩa trung tâm/nghĩa nguyên mẫu 96 3.5.3 Các tiểu phạm trù nghĩa của NƯỚC 97 3.6 Mô hình tỏa tia của COUNTRY 104 3.7 Mô hình tỏa tia của PAYS 105 3.5 TIỂU KẾT 106 CHƯƠNG 4 QUAN HỆ GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ 108 4.1 Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ theo quan điểm nhận thức 108 4.1.1 Điểm giống nhau 108 4.1.2 Điểm khác nhau 110 4.1.2.1 Khác số lượng miền 110 4.1.2.2 Khác chức năng 113 4.1.2.3 Khác đối tượng 114 Quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ 115 4.2.1 Hoán dụ là yếu tố và động cơ của ẩn dụ 116 4.2.2 Ẩn dụ dựa trên hoán dụ 118 4.2.3 Dãy ẩn dụ-hoán dụ (metaphor-metonymy continuum) 118 4.2.4 Tương tác ẩn-hoán theo Louis Goossens (1990) 119 4.2.5 Mô hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza 121 Cơ chế nhận thức trong tục ngữ 126 4.3.1 Bản chất tục ngữ theo quan điểm nhận thức 126 4.3.2 Cơ chế nhận thức trong “tức nước vỡ bờ” 127 4.3.3 Cơ chế nhận thức trong “xa mặt cách lòng” 128 4.2 4.3 TIỂU KẾT 131 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRI NHẬN CỦA CÁC NGỮ BIỂU TRƯNG YẾU TỐ “TAY” (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP) 132 5.1 Mục đích phân tích và đối chiếu 132 5.2 Phân tích các ngữ biểu trưng có yếu tố TAY 132 Trong tiếng Việt 133 5.2.1.1 Ẩn dụ 133 5.2.1.2 Hoán dụ 134 5.2.1.3 Tương tác ý niệm 135 Trong tiếng Pháp và tiếng Anh 145 5.2.2.1 Ẩn dụ 145 5.2.2.2 Hoán dụ 147 5.2.2.3 Tương tác ý niệm 149 5.2.1 5.2.2 TIỂU KẾT 153 KẾT LUẬN 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 Phụ lục 1 166 Phụ lục 2 168 Phụ lục 3 170 Phụ lục 4 172 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang H.1.1 Phân loại thành viên theo cấp độ 21 H.1.2 Sơ đồ VẬT CHỨA 30 H.1.3 Sơ đồ CON ĐƯỜNG 30 H.1.4 Sơ đồ BỘ PHẬN –TỔNG THỂ 31 H.1.5 Sơ đồ MỐI DÂY 31 H.1.6 Sơ đồ TRUNG TÂM-NGOẠI VI 32 H.1.7 Sơ đồ CHU KỲ (đơn giản và hình sin) 32 H.2.1 Ý niệm “ngôi nhà” của người Việt 39 H.2.2 Ý niệm nguồn NHÀ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp 40 H.3.1 Phép chiếu ẩn dụ là các sơ đồ hình ảnh 71 H.3.2 Hai giai đoạn của chu kỳ NẮM LẤY 74 H.3.3 Biểu diễn quá trình CHO-NHẬN thông tin trên trục 3 chiều 74 H.3.4 Mô hình tỏa tia 79 H.3.5 (1-4) 84 H.3.6 (1-4) 84 H.3.7 (5-6) 84 H.3.8 (7-8) 85 H.3.9 (9-11) 85 H.3.10 (12-13) 85 H.3.11 (14-16) 85 H.3.12 (17-18) 86 H.3.13 (19) 87 H.3.14 (20) 87 H.3.15 (21-24) 87 H.3.16 (25-27) 88 H.3.17 (28-33) 88 H.3.18 (34-35) 89 H.3.19 (36-37) 89 H.3.20 (38-40) 90 H.3.21 (41-44) 90 H.3.22 (52-53) 92 H.3.23 (58) 93 H.3.24 (59-60) 93 H.3.25 Mô hình tỏa tia của từ QUA 94 H.3.26 Chuyển động của NƯỚC p Bước đi 100 H.3.27 Sơ đồ chuyển nghĩa NƯỚC ĐỜI 101 H.3.28 Mô hình tỏa tia của NƯỚC 103 H.3.29 Mô hình tỏa tia của COUNTRY 105 H.3.30 Mô hình tỏa tia của PAYS 107 H.4.1 Phép chiếu ẩn dụ và hoán dụ là các sơ đồ hình ảnh 110 H.4.2 Mô hình phép chiếu hoán dụ 111 H.4.3 Mô hình phép chiếu ẩn dụ 112 H.4.4 Tam giác nghĩa 115 H.4.5 Dãy ẩn dụ-hoán dụ (theo Mendoza) 119 H.4.6 Hai loại hoán dụ (theo Mendoza) 122 H.4.7 Mở rộng hoán dụ ở nguồn của ẩn dụ 122 H.4.8 Mở rộng hoán dụ ở đích của ẩn dụ 123 H.4.9 Thu hẹp hoán dụ ở một tương hợp trong đích của ẩn dụ 123 H.4.10 Thu hẹp hoán dụ ở một tương hợp trong nguồn của ẩn dụ 123 H.4.11 Mở rộng hoán dụ ở một tương hợp trong nguồn của ẩn dụ 124 H.4.12 Mở rộng hoán dụ ở một tương hợp trong đích của ẩn dụ 124 H.4.13 Thu hẹp hoán dụ ở nguồn của ẩn dụ 124 H.4.14 Thu hẹp hoán dụ ở đích của ẩn dụ 124 H.4.15 Ma trận miền của ý niệm LÒNG 131 H.5.1 ICM “TAY” 134 H.5.2 Hoán dụ đôi mở rộng miền (“tay đôi, tay ba..”) 136 H.5.3 Hoán dụ đôi vừa mở rộng vừa thu hẹp miền (“đầu tay”) 136 H.5.4 Hoán dụ đôi trong cấu trúc TAY –NGHỀ NGHIỆP 138 H.5.5 Hoán dụ đôi trong cấu trúc TAY – CÔNG CỤ 138 H.5.6 Hoán dụ đôi trong cấu trúc TAY – KỸ NĂNG 138 H.5.7 Mô hình “hoán dụ trong ẩn dụ” của BẨN TAY (theo Goossens) 139 H.5.8 Tương tác ẩn-hoán trong BẨN TAY (theo Mendoza) 139 H.5.9 Tương tác ẩn-hoán trong NHÚNG TAY 140 H.5.10 Tương tác ẩn-hoán trong RA TAY-XUỐNG TAY-TRỞ TAY 141 H.5.11 Tương tác ẩn-hoán trong BÓ TAY 142 H.5.12 Tương tác ẩn-hoán trong MÁT TAY 142 H.5.13 Tương tác ẩn-hoán trong NON TAY 143 H.5.14 Tương tác ẩn-hoán trong LÓT TAY 144 H.5.15 Tương tác ẩn-hoán trong TAY TRONG 144 H.5.16 Tương tác ẩn-hoán trong CHỈ TAY NĂM NGÓN 145 H.5.17 Hoán dụ đôi thu hẹp và mở rộng miền 150 H.5.18 Hoán dụ đôi thu hẹp và mở rộng miền (passer la main) 150 H.5.19 Hoán dụ đôi thu hẹp miền (avoir la belle main) 151 H.5.20 Hoán dụ đôi thu hẹp miền (have a hand) 151 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số hiệu Tên sơ đồ, bảng biểu Trang B.1.1 Xếp hạng thành viên theo thang điểm 20 B.1.2 Phân loại thành viên theo đặc điểm 20 B.1.3 Phân loại thành viên theo thứ bậc 22 S.4.1 Quá trình chuyển từ hoán dụ sang ẩn dụ 117 B.4.1 Dãy ẩn dụ-hoán dụ “HIGH” (theo Radden) 118 1 MỞ ĐẦU Trong tương tác với môi trường chung quanh, để có thể sống còn và hoạt động, có lẽ năng lực cần thiết nhất của con người là “phạm trù hóa”. Phân chia phạm trù không chỉ đơn giản là sắp xếp sự vật theo nhóm, mà thực chất là cả một quá trình nhận thức, trong đó con người nhận biết, phân biệt và phân chia sự vật theo một cơ chế nào đó. Phạm trù hóa theo nguyên mẫu là một trong những nỗ lực giải thích quá trình này, với “nguyên mẫu” là một hay những thành viên trung tâm của loại. Ẩn dụ ý niệm, với tư cách là mô hình nhận thức, đã kết hợp những đặc điểm phạm trù hóa theo nguyên mẫu để hình thành cấu trúc nội tại và tổ chức một hệ thống ý niệm phức tạp – phức tạp do có nhiều mức độ thể hiện và suy luận trong quan hệ tương tác với các mô hình nhận thức khác. Đề tài luận án tập trung phân tích cấu trúc và tính hệ thống của ẩn dụ dựa trên các nguyên tắc phạm trù hóa của lý thuyết nguyên mẫu. 0.1.Lý do chọn đề tài Cho đến nay, các công trình nghiên cứu từ góc độ nguyên mẫu thường theo một trong hai hướng chính: một là nhận dạng thành viên điển hình và thành viên ít điển hình hơn trong một phạm trù ngôn ngữ, và hai là xác định hiệu quả nguyên mẫu khi xem nguyên mẫu như là (những) thành viên sớm nhất hay thành viên “gốc”. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các phạm trù ngôn ngữ theo phương pháp thực nghiệm của Rosch, nhưng vấn đề phạm trù hóa theo nguyên mẫu và nguồn tạo hiệu quả nguyên mẫu vẫn thu hút sự chú ý của các ngành khoa học nhận thức. Đề tài nghiên cứu của luận án này kết hợp hai lý thuyết quan trọng của NNHNT nhằm chứng tỏ các nguồn tạo hiệu quả nguyên mẫu trong một cấu trúc ý niệm phức tạp nhưng rất “đời thường” là ẩn dụ, với hy vọng mở ra một lối đi mới mẻ ở Việt Nam, phù hợp với xu hướng nghiên cứu của NNHNT trên thế giới. 0.2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích góp thêm chứng cớ về hiệu quả nguyên mẫu của ý niệm ẩn dụ, các yêu cầu đặt ra cho nội dung nghiên cứu là: 2 -Chứng tỏ hiệu quả nguyên mẫu trong cấu trúc một chiều và bất đối xứng của phép chiếu ẩn dụ. -Tìm kiếm hiệu quả nguyên mẫu trong mối quan hệ giữa các ẩn dụ, cụ thể là các ẩn dụ cùng miền nguồn và các ẩn dụ cùng miền đích. -Tìm kiếm hiệu quả nguyên mẫu trong tương tác giữa ẩn dụ và sơ đồ hình ảnh. Nhận dạng vai trò của ẩn dụ và cấu trúc nguyên mẫu trong một hệ thống tỏa tia của từ đa nghĩa. -Tìm kiếm tính nguyên mẫu trong mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ. Giải thích khả năng tương tác giữa ẩn dụ và hoán dụ trong hệ thống ý niệm nhằm chứng tỏ ranh giới mờ như một dấu hiệu nhận biết hiệu quả nguyên mẫu. -Vận dụng lý thuyết mô hình tương tác để chứng tỏ sự khác biệt trong cơ chế nhận thức của các ngữ biểu trưng mang yếu tố là một bộ phận cơ thể. -So sánh đối chiếu khả năng hình thành nguyên mẫu và cơ chế nhận thức trong một đơn vị ngôn ngữ nào đó trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp để tìm kiếm những điểm giống và khác nhau. 0.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các diễn đạt ẩn dụ tiếng Việt, chú trọng những ẩn dụ có tính qui ước cao, tức là những ẩn dụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày của người Việt. Ở mỗi chương, ngoài phần lý thuyết, diễn giải, những dẫn chứng được đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Pháp. Chương 5 tập trung so sánh đối chiếu cơ chế nhận thức của các ngữ có yếu tố TAY giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp nhằm tìm kiếm điểm giống nhau và khác nhau trong cấu trúc ý niệm của các ngữ này. Công trình tập hợp những diễn đạt trích xuất từ hai nguồn: các văn bản báo chí trên nhiều tờ báo, các truyện ngắn trên các tạp chí văn học như Văn nghệ Quân đội, tạp chí Hội Nhà văn, tạp chí Văn nghệ,… Những ví dụ tiếng Anh và tiếng Pháp trích xuất từ một số báo, tạp chí trên mạng của Mỹ, Anh và Pháp, như New York Times, Global Post, Times, The Guardian, Presseurop, France 24, Le Monde, Les Echos, Le Figaro, France Soir, L’Equipe,…và các từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp. 3 Việc trích xuất được thực hiện thủ công hoặc với sự trợ giúp của máy tính, qui mô ngữ liệu tương đối đáp ứng nội dung đề tài. Một số giả định làm cơ sở cho nội dung của đề tài: -Nghĩa đen của từ là nghĩa trực tiếp, không phụ thuộc ngữ cảnh sử dụng. -Nghĩa ẩn dụ là nghĩa gián tiếp, phụ thuộc ngữ cảnh sử dụng. -Đơn vị ngữ nghĩa cơ bản là một ý niệm tinh thần -Bản chất tổ chức ý niệm có tính nghiệm thân, tức là dựa trên kinh nghiệm của cơ thể. -Các ý niệm không xuất hiện như những đơn vị tách biệt trong suy nghĩ, mà chỉ có thể được hiểu trong một nền cấu trúc kiến thức, gọi là miền. -Hiệu quả nguyên mẫu không chỉ xuất hiện trong cấu trúc ý niệm phi ngôn ngữ mà cả trong cấu trúc ngôn ngữ. Các phạm trù trong ngôn ngữ là các loại nhận thức. 0.4.Phương pháp nghiên cứu Yêu cầu khó khăn đầu tiên cho các công trình nghiên cứu về ẩn dụ nhận thức là phải có được một phương pháp phù hợp và đáng tin cậy. Theo Lakoff [72, tr.202], “những vấn đề về ẩn dụ không phải là những vấn đề về định nghĩa: đấy là những vấn đề về thực nghiệm.” Phương pháp nghiên cứu ẩn dụ phải dựa trên cơ sở thực nghiệm, trước hết là vì tính qui ước hóa của ẩn dụ trong đời thường đòi hỏi nhà nghiên cứu phải nhận dạng ẩn dụ trong những ngữ cảnh khác nhau. Hơn nữa, về bản chất, ẩn dụ không phải là một từ hay một ngữ cụ thể, mà là một hiện tượng nhận thức phi ngôn ngữ, “là phép chiếu bản thể giữa các miền ý niệm, từ miền nguồn sang miền đích” [72, tr.208]. Để bảo đảm phần nào độ tin cậy trong trích xuất, nhận dạng và khái quát ẩn dụ ý niệm, luận án sử dụng một số phương pháp được đánh giá cao trong thời gian gần đây: phương pháp MPA của Anatol Stefanowitsch, phương pháp MIP của nhóm Pragglejaz và phương pháp 5 bước của Gerard Steen (có tham khảo công trình của Elena Semino). Các phương pháp được sử dụng cho ba giai đoạn: tập hợp cơ sở ngữ liệu, nhận dạng ẩn dụ và xác lập phép chiếu ẩn dụ. 4 0.4.1. Tập hợp cơ sở ngữ liệu: -Tìm kiếm và trích xuất thủ công: đọc các văn bản từ nhiều nguồn khác nhau, trích xuất ẩn dụ dựa vào tiêu chuẩn nhận dạng là “nghĩa ẩn dụ là nghĩa gián tiếp” theo phương pháp MIP. -Tìm kiếm từ vựng miền nguồn: phép chiếu ẩn dụ từ một miền nguồn sang một miền đích, nên diễn đạt ẩn dụ luôn chứa những yếu tố trong miền nguồn. Liệt kê một số yếu tố có khả năng xuất hiện trong những miền nguồn tiềm năng phù hợp với mục đích nghiên cứu, sau đó tìm kiếm các diễn đạt có những yếu tố này bằng phương pháp thủ công hay qua máy tính. -Tìm kiếm từ vựng liên quan miền đích hay liên quan cả miền đích và miền nguồn: Về hình thức ngôn ngữ, có thể phân biệt hai loại diễn đạt ẩn dụ: có hoặc không có yếu tố từ vựng liên quan miền đích. Dựa trên ý tưởng này, A. Stefanowitsch chọn những diễn đạt ẩn dụ gọi là mô hình ẩn dụ (metaphorical pattern) – “mô hình ẩn dụ là một diễn đạt nhiều từ từ một miền nguồn đã cho mà một hay nhiều yếu tố từ vựng liên quan miền đích được đưa vào miền nguồn đó” [116, tr. 66] - làm cơ sở cho phương pháp phân tích mô hình ẩn dụ (MPA). Từ phép chiếu TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH [67, tr.4], Stefanowitsch [116, tr. 65] minh họa bằng các mô hình ẩn dụ (2) a- d: (1) TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH Miền nguồn CHIẾN TRANH Miền đích TRANH LUẬN (2) a. Your claims are indefensible b. His criticisms were right on target c. I demolished his argument d. He shot down all of my argument Trong tiếng Việt, các ví dụ (4) a-d là mô hình ẩn dụ của phép chiếu SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC (3) SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC Miền nguồn TIẾP XÚC 5 Miền đích SỰ NHÌN (4) a. Thỉnh thoảng mắt hai mẹ con lại gặp nhau b. Hạnh không sao rời mắt khỏi những con chim sắt c. Cô đưa mắt về phía gã ấy d. Cái nhìn đã lay động tâm hồn ông Hạn chế của MPA: chỉ thu thập một số lượng nhỏ các mô hình ẩn dụ có yếu tố từ vựng cụ thể. Ưu điểm của MPA: Thứ nhất, MPA cho phép xác định tần số xuất hiện của các mô hình ẩn dụ có một từ hay nhiều từ cụ thể. Thứ hai, các mô hình ẩn dụ không chỉ gợi lên phép chiếu khái quát giữa hai miền, mà còn giúp nhà nghiên cứu nhận ra mối quan hệ giữa các yếu tố từ vựng liên quan miền đích và miền nguồn. Lấy ví dụ, mô hình ẩn dụ 4 (a): (4) a. Thỉnh thoảng mắt hai mẹ con lại gặp nhau Miền đích SỰ NHÌN mắt Miền nguồn TIẾP XÚC (người) gặp nhau Phép chiếu SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC Quan hệ mắt ≈ người Từ mô hình ẩn dụ, có thể khái quát hóa ẩn dụ SỰ NHÌN LÀ TIẾP XÚC và nhận biết một yếu tố tương hợp khác giữa nguồn và đích: “mắt là người”. Ưu điểm thứ ba của MPA: từ một mô hình ẩn dụ, có thể phát hiện hơn hai miền, tức là hơn một phép chiếu ẩn dụ. (5) Câu nói đầy hàm ý Miền đích 1: CÂU Miền đích 2: Ý NGHĨA Miền nguồn: VẬT CHỨA / CHẤT LỎNG (Vật chứa đầy chất lỏng) Phép chiếu: CÂU LÀ VẬT CHỨA NGHĨA LÀ CHẤT LỎNG Quan hệ: câu ≈ vật chứa; ý nghĩa ≈ chất lỏng 6 Ưu điểm thứ tư của MPA: do các mô hình ẩn dụ có chứa yếu tố từ vựng liên quan trực tiếp một miền đích, nhà nghiên cứu có thể chuyển dịch yếu tố từ vựng này sang ngôn ngữ thứ hai để tìm các mô hình ẩn dụ liên quan trong ngôn ngữ thứ hai để làm công việc so sánh đối chiếu, mà không cần chuyển dịch ý. 0.4.2. Nhận dạng ẩn dụ: 0.4.2.1.Vấn đề nhận dạng ẩn dụ G. Lakoff phân biệt giữa diễn đạt ẩn dụ và ý niệm ẩn dụ [72, tr. 203], nhưng không đề cập phương pháp khái quát hóa ý niệm ẩn dụ. Theo Semino [112, tr. 1272], một phương pháp nhận dạng ẩn dụ hiệu quả và đáng tin cậy phải giải quyết những vấn đề sau: - Ranh giới giữa nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ trong ẩn dụ ngôn ngữ - Nhận dạng miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ngôn ngữ - Ngoại suy ẩn dụ ý niệm từ ẩn dụ ngôn ngữ - Ngoại suy ẩn dụ qui ước từ ẩn dụ ý niệm Andrew Ortony [90, tr. 2] phân biệt giữa hai quan điểm cấu trúc và phi cấu trúc. Đối với các nhà ngôn ngữ học cấu trúc, nghĩa ẩn dụ không phải là cái gì khác lạ, bởi vì bản thân việc sử dụng và hiểu được ngôn ngữ đã là hoạt động sáng tạo, trong khi quan điểm phi cấu trúc xem ẩn dụ là trường hợp “lệch hướng” nhưng vẫn dựa vào “cách sử dụng bình thường”. Quan điểm “lệch hướng ngữ nghĩa” (semantic deviance view) hay “vi phạm hạn định chọn lọc” (selection restrictions violation view) của Dan Fass [29, tr. 53] là “ẩn dụ tạo thành một sự vi phạm các qui tắc hạn định chọn lọc trong một ngữ cảnh đã cho”. Quan điểm “so sánh” (comparison view) nhấn mạnh sự tương đồng giữa các yếu tố nguồn và đích, còn quan điểm “về sự bất thường” (anomaly view) của Tourangeau và Sternberg [115, tr. 402] chú trọng sự khác biệt giữa hai miền. Lynne Cameron [11, tr. 118] mở rộng quan điểm về sự bất thường với tiêu chuẩn nhận dạng ẩn dụ liên quan miền nguồn và miền đích như sau: “một diễn đạt ngôn ngữ được xem là ẩn dụ nếu một hay nhiều yếu tố trong diễn đạt đó thuộc miền nguồn và chiếu sang miền đích nào đó, nhưng giữa hai miền có một sự bất hợp lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan