Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án khảo cổ học tiền sử và sơ sử khánh hòa...

Tài liệu Luận án khảo cổ học tiền sử và sơ sử khánh hòa

.PDF
276
913
130

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC QUÝ KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC Mã số: 62 22 03 17 HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC QUÝ KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ KHÁNH HÒA Chuyên ngành: KHẢO CỔ HỌC Mã số: 62 22 03 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Bùi Văn Liêm 2. TS Trần Quý Thịnh HÀ NỘI - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và được trích nguồn rõ ràng. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Luận án Nguyễn Ngọc Quý ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, ngoài sự phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ các cơ quan, đơn vị, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Các thầy cô, những người đã góp công dạy dỗ tôi từ ngày tôi bước vào giảng đường Đại học và theo ngành Khảo cổ học. Đặc biệt là với PGS.TS Bùi Văn Liêm, TS. Trần Quý Thịnh, hai người thầy hướng dẫn khoa học đã định hướng và chỉ dạy cho tôi không chỉ trong quá trình học tập và thực hiện luận án này mà còn là những người định hướng cho tôi về lĩnh vực nghiên cứu từ ngày tôi mới chập chững bước vào nghề. - Ban Lãnh đạo Viện Khảo cổ học - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian và một phần kinh phí để tôi thực hiện và hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu. - Bảo tàng Khánh Hòa - nơi đã nhiều năm ủng hộ chúng tôi bằng các chương trình hợp tác nghiên cứu để tôi có thể tích lũy tư liệu thực hiện luận án. - Học viện Khoa học xã hội và Khoa Khảo cổ học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. - Các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, là lời tri ân của tôi tới gia đình tôi, nơi đã động viên và đáp ứng mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để tôi có thể chuyên tâm học tập và hoàn thành luận án. Xin trân thành cảm ơn./. iii MỤC LỤC Bảng các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu sử dụng trong chính văn Danh mục phụ lục minh họa MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ........................ 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ........................................................ 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 6 7. Cơ cấu của luận án ........................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU ............................................................ 7 1.1. Vài nét về vùng đất Khánh Hòa ................................................................. 7 1.2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 12 1.3. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 34 1.4. Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG HỆ THỐNG DI TÍCH ...................................... 39 2.1. Đặc trưng không gian phân bố di tích ...................................................... 39 2.2. Đặc điểm cấu tạo địa tầng - tầng văn hóa ................................................ 46 2.3. Đặc trưng loại hình di tích ....................................................................... 52 2.4. Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG HỆ THỐNG DI VẬT ....................................... 64 3.1. Đồ đá ........................................................................................................ 64 3.2. Đồ gốm .................................................................................................... 81 3.3. Đồ xương và nhuyễn thể .......................................................................... 93 3.4. Đồ thủy tinh ............................................................................................. 96 3.5. Đồ kim loại .............................................................................................. 97 iv 3.6. Đặc trưng di vật ..................................................................................... 104 3.7. Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 108 CHƯƠNG 4: VỊ TRÍ CỦA TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ KHÁNH HÒA TRONG MỐI QUAN HỆ KHU VỰC ................................................................................. 110 4.1. Niên đại và các giai đoạn phát triển ....................................................... 110 4.2. Phương thức sống và tổ chức xã hội ...................................................... 124 4.3. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ khu vực .. 131 4.4. Tiểu kết chương 4 .................................................................................. 145 KẾT LUẬN ................................................................................................... 147 Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án ...... 150 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 152 Phụ lục minh họa .......................................................................................... 166 v BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT BP - Before Present (cách ngày nay) BT - Bảo tàng BTLS - Bảo tàng Lịch sử CN - Công nguyên CTQG - Chính trị Quốc gia ĐHQG - Đại học Quốc gia KHXH&NV - Khoa học Xã hội và Nhân văn HNTBVKCH - Hội nghị thông báo về khảo cổ học KCH - Khảo cổ học KHXH - Khoa học Xã hội NPHMVKCH - Những phát hiện mới về khảo cổ học Nxb - Nhà xuất bản nnk - Những người khác pg - Page (trang) PTBV - Phát triển bền vững TĐBK - Từ điển Bách khoa Tp HCM - Thành phố Hồ Chí Minh tr - Trang VHDT - Văn hóa Dân tộc VHTT - Văn hóa Thông tin UBND - Ủy ban nhân dân (tỉnh). vi DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN Bảng 2.1: Thống kê di tích phân bố theo địa hình và địa giới hành chính. Bảng 3.1: Thống kê di vật đá thời tiền sử và sơ sử Khánh Hòa. Bảng 3.2: Thống kê di vật xương và vỏ nhuyễn thể Bảng 3.3: Thống kê di vật kim loại Bảng 4.1: Phân kỳ giai đoạn phát triển văn hóa tiền sử và sơ sử Khánh Hòa Bảng 4.2: Biểu đồ tỉ lệ phân hóa mộ táng ở di tích Hòa Diêm DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Việt Nam [Nguồn: 141] Bản đồ 2: Bản đồ phân bố di tích khảo cổ học Khánh Hòa [Nguồn: 6] BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng thống kê các di tích thời tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa BẢN ẢNH Bản ảnh 1: Không gian phân bố di tích tiền sơ sử ở miền núi Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 2: Các di tích vùng cồn cát cổ ven sông và cảnh quan các vịnh biển ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 3: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 4: Khai quật di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 5: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 6: Khai quật di tích Vĩnh Yên năm 2009 [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 7: Di tích Trảng Cháy khai quật năm 2010 [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 8: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 9: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển vii Bản ảnh 10: Di tích Hòa Diêm Bản ảnh 11: Di tích Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản ảnh 12: Di tích Gò Miếu khai quật năm 2015 [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 13: Khảo sát huyện đảo Trường Sa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 14: Địa tầng di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 15: Địa tầng di tích [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 16: Địa tầng di tích Bản ảnh 17: Mộ chôn nằm co bó gối ở di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 18: Khai quật nhóm mộ chum vò Bản ảnh 19: Mộ chum di tích Hòa Diêm Bản ảnh 20: Mộ chum Hòa Diêm Bản ảnh 21: Mộ chum Hòa Diêm Bản ảnh 22: Di cốt người cổ Bản ảnh 23: Vết tích di tích cư trú Bản ảnh 24: Di tích vỏ nhuyễn thể và xương động vật trong các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 25: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 26: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: 6] Bản ảnh 27: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 28: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 29: Hiện vật xương và vỏ nhuyễn thể Bản ảnh 30: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm khai quật ở di tích Xóm Cồn [Nguồn: 6] Bản ảnh 31: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm ở Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 32: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 33: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] viii Bản ảnh 34: Đồ gốm một số di tích thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 35: Đồ gốm tùy táng trong mộ di tích Hòa Diêm Bản ảnh 36: Đồ gốm cư trú ở cụm di tích Hòa Diêm Bản ảnh 37: Đồ trang sức và đồ đồng tùy táng trong mộ Hòa Diêm [Nguồn: 157] Bản ảnh 38: Đồ đồng thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa Bản ảnh 39: Đồ sắt thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa Bản ảnh 40: Đánh bắt nhuyễn thể ở đầm Thủy Triều Bản ảnh 41: Đồ tùy táng trong một số một chum di tích Hòa Diêm [Nguồn: 4] Bản ảnh 42: Di tích, di vật thời tiền sử ở Buôn Râu (Đắk Lắk) [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 43: Các nhóm di vật tiền sơ sử ở Khánh Hòa, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Bản ảnh 44: Tiền sơ sử Khánh Hòa với các khu vực khác Bản ảnh 45: Đồ gốm Sa Huỳnh và Đông Nam Á hải đảo BẢN VẼ Bản vẽ 1: Di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 2: Mặt bằng xuất lộ di tích ở các hố khai quật Văn Tứ Đông năm 2006 [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 3: Địa tầng di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 4: Không gian di chỉ và các khu cư trú tập trung của cư dân Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 5: Mẳt bằng xuất lộ di tích ở một số hố đào di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 6: Một số đoạn địa tầng tiêu biểu ở di tích Vĩnh Yên Bản vẽ 7: Di tích mộ táng ở Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 8: Mặt bằng di tích Trảng Cháy [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 9: Mặt bằng và mặt cắt địa tầng hố đào Trảng Cháy năm 2010 ix [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 10: Vị trí các hố đào khảo cổ ở Hòa Diêm các năm 1999 và 2002 [Nguồn: 24] Bản vẽ 11: Bình diện hố khai quật 1 năm 2002 ở Hòa Diêm [Nguồn: 24] Bản vẽ 12: Vị trí các hố đào di tích Hòa Diêm năm 2007 và 2010 [Nguồn: 157] Bản vẽ 13: Vị trí hố đào di tích Hòa Diêm năm 20011 [Nguồn: 22, tr 18] Bản vẽ 14: Một số mộ chum ở di tích Hòa Diêm năm 2007 [Nguồn: 157] Bản vẽ 15: Di tích Gò Duối [Nguồn: 37] Bản vẽ 16: Di tích Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản vẽ 17: Rìu bôn đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 18: Công cụ đá ở các di tích Xóm Cồn giai đoạn muộn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 19: Một số loại hiện vật đá ở Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 20: Bàn mài [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 21: Hòn ghè - Hòn kê [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 22: Vòng đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 23: Phác - phế vật đồ đá [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 24: Miệng nồi gốm di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 25: Miệng nồi gốm di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 26: Một số loại miệng nồi gốm [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 27: Miệng bát gốm di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 28: Miệng bát gốm di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 29: Một số loại chân đế bình và bát bồng trong văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 30: Một số hiện vật gốm thuộc văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 31: Một số loại chum mộ Hòa Diêm khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] Bản vẽ 32: Một số đồ gốm tùy táng trong mộ chum Hòa Diêm x Bản vẽ 33: Một số loại hình gốm khu cư trú Hòa Diêm khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản vẽ 34: Một số loại hình gốm cư trú ở Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản vẽ 35: Một số loại hình gốm cư trú ở Gò Miếu [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 36: Hiện vật xương trong văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 37: Hiện vật trang sức và công cụ sắt ở Hòa Diêm Bản vẽ 38: Sưu tập hiện vật gốm đá di tích Buôn Râu ở trung tâm tỉnh Đắk Lắk [Nguồn: 123, tr 19-20] Bản vẽ 39: Sưu tập hiện vật gốm di tích Kalanay [Nguồn: 159] BẢN DẬP HOA VĂN Bản dập 1: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm ở Văn Tứ Đông Bản dập 2: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở Vĩnh Yên Bản dập 3: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở các di tích Hòa Do 5A và Vĩnh Hải Bản dập 4: Hoa văn đồ gốm di tích Hòa Diêm khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] Bản dập 5: Hoa văn đồ gốm di tích Hòa Diêm khai quật năm 2007 [Nguồn: 37] Bản dập 6: Hoa văn đồ gốm di tích Gò Duối khai quật năm 2007 [Nguồn: 37] Bản dập 7: Hoa văn đồ gốm di tích Gò Miếu [Nguồn: Tác giả] 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, nơi có phần lãnh thổ trên đất liền vươn xa nhất về phía biển Đông, nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra biển Đông, Khánh Hòa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và quốc phòng an ninh của đất nước. Chính vì nằm ở vị trí thuận lợi như vậy nên ngay sau khi vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ thành tạo ổn định, trên dải đất Khánh Hòa đã có dấu tích cư trú của con người khá đông đúc. Việc nghiên cứu khảo cổ học Khánh Hòa nhằm tìm hiểu những nền văn hóa cổ xưa nhất, góp phần làm rõ ràng hơn bức tranh lịch sử văn hóa Khánh Hòa là một hành động thiết thực và cũng chính là trách nhiệm của chúng ta góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh ở một vùng đất có vị trí chiến lược của đất nước. 1.2. Trong những năm qua, đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khảo cổ học giai đoạn tiền sử và sơ sử Khánh Hoà đã đạt được những thành tích đáng khích lệ cả về số lượng và chất lượng công việc. Nếu đến trước năm 2005, số lượng di tích giai đoạn tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa phát hiện được mới chỉ khoảng gần một chục địa điểm, thì chỉ từ năm 2005 đến nay, số lượng di tích đã lên đến con số gần 40 địa điểm. Trên cơ sở những phát hiện mới về các di tích, nhiều cuộc khai quật nghiên cứu đã được thực hiện, trong đó có những cuộc khai quật rất lớn, như cuộc khai quật di dời di chỉ Vĩnh Yên (Vạn Ninh) năm 2009, thể hiện tinh thần bảo vệ di sản văn hóa cao. Kết quả của những đợt điều tra, thám sát và khai quật đó đã đóng góp thêm nhiều tư liệu mới và từ đó không ngừng gia tăng sự hiểu biết về lịch sử văn hóa Khánh Hoà thời Tiền sử và Sơ sử. Do công tác khảo cổ trên đất Khánh Hòa được thực hiện bởi nhiều cơ quan nghiên cứu, ở những thời điểm khác nhau, nên việc hệ thống hóa khối tư liệu đó là một yêu cầu cần thiết. Hơn nữa, nghiên cứu các vấn đề khảo cổ tiền sử và sơ sử ở 2 tỉnh Khánh Hòa không thể tiến hành riêng rẽ ở từng địa điểm, mà phải tiến hành tổng thể và cần phải đặt trong không gian khu vực để có thể thấy được sự hình thành và phát triển và đặc trưng của các nền văn hóa cổ ở đây. 1.3. Vì yêu cầu công tác, nghiên cứu sinh có cơ may được kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, cùng với kinh nghiệm và tư liệu tích lũy được qua các mùa điền dã khảo cổ từ năm 2005 đến nay. Nghiên cứu sinh đã tham gia khai quật nghiên cứu và biên soạn hồ sơ báo cáo khoa học kết quả khai quật nhiều di tích: khai quật di tích Văn Tứ Đông hai lần vào các năm 2006 và 2012, khai quật Cù Hin năm 2008, khai quật Vĩnh Yên năm 2009, khai quật Trảng Cháy năm 2010, khai quật Hòa Do 5A năm 2011... Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng tham gia điều tra tổng thể tất cả các di tích khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và góp phần phát hiện thêm hơn 20 di tích khảo cổ giai đoạn tiền sơ sử phân bố trên vùng đất Khánh Hòa mà trước đây chưa được biết tới. Để góp phần tìm hiểu đặc trưng di tích và di vật khảo cổ giai đoạn tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa, xác định những giá trị văn hóa và những đóng góp của nó đối với thời đại kim khí miền Trung Việt Nam, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn chọn đề tài “Khảo cổ học Tiền sử và Sơ sử Khánh Hòa” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài luận án đặt ra 4 mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa toàn bộ khối tư liệu khảo cổ thời tiền sơ sử Khánh Hòa hiện biết cho đến nay qua các đợt điều tra, thám sát và khai quật của các nhà khảo cổ học, qua những sưu tập hiện vật được phát hiện, sưu tầm trong nhân dân và đang được lưu giữ ở BT Khánh Hòa; Hệ thống cơ bản các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học tiền sơ sử ở Khánh Hòa từ trước đến nay nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn tổng quan về tư liệu khảo cổ học tiền sơ sử Khánh Hòa. - Trên cơ sở hệ thống hóa di tích và di vật, tìm hiểu đặc trưng của từng di tích, từng loại hình và từng cụm (hay nhóm) di tích, cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. 3 - Nghiên cứu so sánh các di tích, các nhóm di tích ở Khánh Hòa với nhau nhằm làm rõ mối quan hệ văn hóa và sự phát triển theo trật tự thời gian, từ đó có thể phác thảo nên diện mạo văn hóa thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa. - Tìm hiểu vị trí của hệ thống di tích khảo cổ học Khánh Hòa trong bối cảnh thời tiền sơ sử khu vực Nam Trung bộ và xa hơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, cần thực hiện những nhiệm vụ: - Điền dã, khảo sát lại hiện trạng toàn bộ những di tích đã được phát hiện nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có để xác định và hệ thống hóa đặc điểm cơ bản của tiền sơ sử Khánh Hòa. - Nghiên cứu, phân tích tư liệu và xây dựng các bảng biểu thống kê, nghiên cứu kỹ thuật tạo hình và so sánh loại hình di tích, di vật theo các chiều đồng đại và lịch đại nhằm xây dựng được một hệ thống các bước phát triển của các nhóm di tích, di vật khảo cổ qua từng giai đoạn lịch sử. - Điền dã, khảo sát, thu thập thông tin và tổng hợp tư liệu khảo cổ học giai đoạn tiền sơ sử ở các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận... làm cơ sở dữ liệu đối sánh nhằm làm rõ sự phân bố các di tích khảo cổ ở Khánh Hòa. - Tổng hợp những kết quả nghiên cứu đã công bố về văn hóa Sa Huỳnh, về giai đoạn tiền sơ sử Tây Nguyên, về văn hóa Đồng Nai ở Nam Trung Bộ, về tiền sơ sử ở vùng Đông Nam Á hải đảo làm tư liệu nghiên cứu so sánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận án là các di tích, di vật khảo cổ giai đoạn tiền sơ sử ở Khánh Hòa. Bao gồm tư liệu của hệ thống gần 40 địa điểm khảo cổ đã phát hiện điều tra, thám sát và khai quật ở Khánh Hòa. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến khối tư liệu từ 10 địa điểm đã được khai quật nghiên cứu gồm: Vĩnh Yên, Văn Tứ Đông, Trảng Cháy, Cù Hin, Hòa Do 5A, Xóm Cồn, Bình Hưng, Bích Đầm, Hòa Diêm, Gò Duối. Cùng những sưu tập hiện vật đã thu thập được ở 4 Khánh Hòa từ trước đến nay. Đề tài còn tham khảo thêm các di tích, di vật khảo cổ thuộc giai đoạn tiền sơ sử ở các tỉnh lân cận trong khu vực Nam Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên Việt Nam. Và ở một mức độ nhất định là một số di tích tiền sơ sử ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, giới hạn chính của đề tài nằm ở địa bàn hành chính của tỉnh Khánh Hòa hiện tại. Đồng thời không gian khu vực cũng được đề cập sơ lược nhằm làm rõ vị trí và mối quan hệ giữa các di tích, di vật thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa trên bình diện khu vực. Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống di tích, di vật giai đoạn tiền sơ sử, nằm trong khung niên đại từ 3.500 năm đến trên dưới 2.000 năm BP. Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm vấn đề chính gồm: Xác định đặc trưng cơ bản của nhóm di tích, di vật thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa; trên cơ sở đó xác định đặc trưng văn hóa, xã hội và môi trường sống của các nhóm cư dân cổ nơi đây và bước đầu tìm hiểu vị trí của khảo cổ học tiền sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ với khu vực. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Đề tài Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu và khái quát giá trị đặc trưng về văn hóa lịch sử của hệ thống di tích, di vật khảo cổ tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - lịch sử - xã hội; cũng như trong quá trình phát triển và giao lưu, tiếp biến văn hóa với khu vực. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Điền dã khảo cổ học: bao gồm nghiên cứu hiện trường từ khảo sát đánh giá sơ bộ di tích, điều tra, đào thám sát, cho đến khai quật khảo cổ được sử dụng với mục đích thu thập tư liệu khảo cổ tại tất cả các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa. Khảo 5 sát đánh giá sơ bộ được áp dụng với những di tích được phát hiện lần đầu. Điều tra, đào thám sát nhằm đánh giá trữ lượng và giá trị nghiên cứu của từng di tích để phục vụ công tác khai quật nghiên cứu tiến hành sau đó. Khai quật khảo cổ nhằm thu thập toàn bộ những thông tin cần thiết về từng di tích cụ thể phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên ngành. - Nghiên cứu chỉnh lý khảo cổ trong phòng: mục đích nghiên cứu phân loại loại hình di tích, di vật; về các mặt kỹ thuật chế tạo các loại hiện vật chất liệu khác nhau… bằng các kỹ thuật thống kê, mô tả, chụp ảnh, dập hoa văn, đo vẽ… - Phân tích tư liệu: Bên cạnh những tư liệu do Nghiên cứu sinh trực tiếp tham gia, còn có một khối lượng lớn tư liệu nghiên cứu do những nhà khảo cổ khác thực hiện. Trong đó có những cuộc khai quật đã được thực hiện nhiều năm trước khi Nghiên cứu sinh bước vào nghề, do vậy, thu thập và phân tích khối tư liệu này là nhiệm vụ bắt buộc. Bên cạnh đó những tài liệu nghiên cứu ở dạng khái quát về khảo cổ học trên bình diện khu vực cũng được thu thập và phân tích, nhằm đưa ra những đánh giá về đặc trưng và giá trị lịch sử - văn hóa của tiền sử và sơ sử Khánh Hòa. - Nghiên cứu so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến để phát hiện ra những điểm giống và khác nhau giữa các di tích, các nhóm di tích hay giữa các nền văn hoá khảo cổ. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng nhằm để thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nhóm di tích Xóm Cồn - Hòa Diêm - Diên Sơn và rộng hơn là giữa tiền sơ sử Khánh Hòa với các khu vực khác nhằm làm rõ vai trò và vị trí của nó trong tiến trình lịch sử khu vực. - Phỏng vấn: được thực hiện đan xen trong quá trình nghiên cứu, với cách thức chủ yếu là thảo luận và chắt lọc các ý kiến của những chuyên gia nghiên cứu đi trước về khảo cổ học và ở các lĩnh vực liên quan về các phương diện thuộc lý thuyết nghiên cứu hoặc về các vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu liên ngành và đa ngành: được áp dụng để khai thác từng lĩnh vực cụ thể bổ khuyết cho đề tài luận án: các phương pháp phân tích mẫu bằng khoa học tự nhiên như 14C nhằm tìm kiếm niên đại tuyệt đối cho các di tích khảo cổ; cổ sinh 6 học và phân tích mẫu bào tử phấn hoa nhằm tìm hiểu về môi trường tự nhiên của khu vực nghiên cứu; cổ nhân học nghiên cứu về di cốt và nhân chủng… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp thêm một nguồn tư liệu nghiên cứu làm rõ hơn bức tranh văn hóa Khánh Hòa thời tiền sử và sơ sử thể hiện qua các điểm sau: - Hệ thống toàn bộ tư liệu về di tích và di vật giai đoạn tiền sơ sử ở Khánh Hòa từ trước đến nay. Cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, cập nhật về khảo cổ học Khánh Hòa. - Xác định đặc trưng chung và riêng của các nhóm di tích và di vật thời tiền sử và sơ sử trên đất Khánh Hòa. Từ đó phác thảo nên bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội của các nhóm cư dân giai đoạn tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa. - Bước đầu xác định vị trí của văn hóa tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong không gian khu vực và trong quá trình phát triển văn hóa, văn minh Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho cơ quan quản lý văn hóa các cấp xây dựng các phương án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa. Những tư liệu được hệ thống hóa và kết quả nghiên cứu từ luận án cung cấp thêm một nguồn tư liệu giúp các nhà khoa học, các bạn bè trong và ngoài nước quan tâm đến lịch sử văn hóa Khánh Hòa có thể nghiên cứu, tìm hiểu. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tư liệu - Chương 2: Đặc trưng hệ thống di tích - Chương 3: Đặc trưng hệ thống di vật - Chương 4: Vị trí của tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ khu vực Ngoài ra, trong luận án còn các mục: Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh hoạ. Phần đầu của luận án có Lời cam đoan, Bảng các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu sử dụng trong chính văn, Danh mục phụ lục minh hoạ. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1. Vài nét về vùng đất Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Tỉnh Khánh Hòa gồm: 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang, Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa), 5 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm) và 1 huyện đảo (Trường Sa). Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, phía đông giáp biển Đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh Đông. Điểm cực Đông trên đất liền là Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam (Bản đồ 1). Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp nhất Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, độ dài khoảng 385km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, Vân Phong, Hòn Khói, Nha Phu, Nha Trang (Cù Huân) và Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16km, chiều rộng 32km, thông với biển qua eo biển rộng 1,6km, có độ sâu từ 18m - 20m và được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á. Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa ôn hòa hơn. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. 8 Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C, riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30km) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào đất liền thấp chỉ khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt. Nằm ở phần cuối của dải Trường Sơn Nam, Khánh Hoà là vùng chuyển tiếp từ núi xuống biển nên địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Địa hình núi và bán sơn địa chiến ¾ diện tích. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi dọc tỉnh, phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, các đồng bằng nhỏ hẹp, bờ biển bị chia cắt nhiều vũng, vịnh lớn nhỏ từ vũng Rô, Ô Loan tới vịnh Cam Ranh. Nhìn chung, do điều kiện tự nhiên quy định nên ở Khánh Hoà tồn tại đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên - nhân văn của Việt Nam: núi rừng - đồng bằng - biển (gồm cả vùng cồn bàu, đầm phá ven biển) và hải đảo. Hệ thống sông ngòi dày đặc, ngắn và dốc, chảy theo hướng tây - đông chia cắt vùng đất Khánh Hoà nhưng cũng chính là cầu nối giữa núi rừng với biển đảo. Có thể chia địa hình Khánh Hòa thành ba vùng chính: Vùng núi và bán sơn địa; Vùng đồng bằng; Vùng ven biển và hải đảo. Vùng núi và bán sơn địa: Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60m. Núi ở Khánh Hòa hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Phía
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất