Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn trò chơi vận động phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4 5 tuổ...

Tài liệu Lựa chọn trò chơi vận động phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4 5 tuổi trường mầm non phúc thắng phúc yên vĩnh phúc

.PDF
65
292
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== NGUYỄN THỊ XUÂN LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Người hướng dẫn khoa học ThSNguyễn Xuân Đoàn HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== NGUYỄN THỊ XUÂN LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN XUÂN ĐOÀNg dẫn khoa học HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Nguyễn Xuân Đoàn, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tôt nghiệp, từ khâu lựa chọn đề tài đến hoàn chỉnh nội dung chi tiết. Những góp ý vô cùng quý báu của thầy đã giúp tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về đề tài khóa luận và gợi cho tôi phương pháp tổng hợp tài liệu và nghiên cứu hiệu quả. Tôi xin chân thành biết ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa, cũng như các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bốn năm Đại học một cách thuận lợi nhất. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết khóa luận. Hà Nội, ngày….tháng….năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Xuân LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Thị Xuân Sinh viên lớp K40E khoa Giáo dục Mầm non Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng khớp với bất cứ đề tài nào. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Xuân DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích từ viết tắt BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quả lý ĐC Đối chứng ĐHSP Đại học Sư phạm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GDTC Giáo dục thể chất NXB Nhà xuất bản SL Số lượng STT Số thứ tự TCVĐ Trò chơi vận động TDTT Thể dục thể thao TN Thực nghiệm MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4 1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ....................................................................................................... 4 1.2. Vị trí, vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân...................................................................................................... 5 1.2.1. Vị trí, vai trò của GDMN ........................................................................ 5 1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ GDMN ................................................................ 6 1.3. Giáo dục thể chất ở trường mầm non ......................................................... 7 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ........................................ 8 1.4.1. Đặc điểm tâm lý ...................................................................................... 8 1.4.2. Đặc điểm sinh lý.................................................................................... 11 1.5. Một số nét đặc trưng của TCVĐ .............................................................. 11 1.5.1. Khái niệm TCVĐ .................................................................................. 11 1.5.2. Ý nghĩa của TCVĐ................................................................................ 12 1.5.3. Đặc điểm và phân loại TCVĐ ............................................................... 13 1.5.4. Một số hạn chế khi áp dụng TCVĐ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. ............ 14 1.6. Cơ sở giáo dục năng lực phối hợp vận động............................................ 15 1.6.1. Khái niệm năng lực phối hợp vận động ................................................ 15 1.6.2. Nhiệm vụ và phương pháp phát triển năng lực phối hợp vận động...... 16 CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 18 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 18 2.2.2. Phương pháp điều tra ............................................................................ 18 2.2.3 Phương pháp quan sát ............................................................................ 19 2.2.4 Phương pháp kiểm tra ............................................................................ 19 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 19 2.2.6. Phương pháp thống kê toán học ........................................................... 19 2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 20 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 20 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 22 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 3.1. Thực trạng công tác GDTC và thực trạng sử dụng TCVĐ phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên ....................................................................................................... 23 3.1.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên trường Mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên................................................................................... 23 3.1.2. Thực trạng tổ chức GDTC cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên............................................................................................ 25 3.1.3. Thực trạng việc sử dụng TCVĐ cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên................................................................................... 28 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá TCVĐ nhằm phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Phúc Thắng Phúc Yên ......................................................................................................... 32 3.2.1. Lựa chọn TCVĐ nhằm phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên. .................................. 32 3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của trò chơi đã lựa chọn nhằm phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên............................................................................................ 42 KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ ............................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang Bảng 3.1 Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên trường mầm non Phúc Thắng. 23 Bảng 3.2 Đánh giá việc sử dụng trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời của trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Phúc Thắng Phúc Yên (n=5) 30 Bảng 3.3 Kết quả phỏng vấn giáo viên về việc lựa chọn tró chơi vận động phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Phúc Thắng -Phúc Yên (n=15) 32 Bảng 3.4 Bảng phỏng vấn lựa chọn test kiểm tra đánh giá năng lực vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Phúc Thắng (n=15) 41 Bảng 3.5 Tiến trình giảng dạy trò chơi vận động nhằm phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên 43 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 44 Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 45 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang Biểu đồ 3.1 Thành tích đá bóng vào cầu môn của hai nhóm trước và sau thực nghiêm. 46 Biểu đồ 3.2 Thành tích ném bóng trúng đích của hai nhóm trước và sau thực nghiêm. 46 ĐẶT VẤN ĐỀ GDMN là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc học này có vai trò quan trọng trong việc GDTC, tinh thần của trẻ là bước khởi đầu để các em làm quen với thế giới xung quanh và hình thành nhân cách. Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm để phát triển cho bậc học này. Do đó việc dạy học phát triển toàn diện các mặt giáo dục ở trẻ (như: đức, trí, thể, mỹ, lao động) là yêu cầu bắt buộc giúp trẻ hội nhập nhanh với cuộc sống trong quá trình phát triển của trẻ. Trong đó GDTC cho trẻ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nhưng để thực hiện quá trình giáo dục này cũng có một số quan điểm khác nhau của các nhà giáo dục như: Các nhà lí luận giáo dục duy tâm cho rằng: GDTC là nhu cầu bản tính hay bản năng của con người giống như các sinh vật khác, GDTC mang tính bẩm sinh của con người cũng tương tự như “sự giáo dục” bắt chước của loài vật như đi, chạy, nhảy với lập luận này trên thực tế họ đã phủ nhận vai trò của lao động và tư duy - một hiện tượng mới về chất đã làm cho người khác biệt với các loài vật. Theo họ thực tiễn của hình thức giáo dục này nhằm thỏa mãn những yêu cầu bản năng nào đó và hầu như không có liên quan đến yêu cầu xã hội. Do đó họ đã phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội và giáo dục và cả nội dung của giáo dục. [4] Các nhà lí luận giáo dục duy vật cho rằng: GDTC là một hiện tượng xã hội, là phương tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần của con người. Họ khẳng định rằng chỉ khi nào con người tự giác tập luyện các bài tập thể chất, nhằm phát triển cơ thể của bản thân để chuẩn bị cho những hoạt động nhất định thì lúc đó mới có GDTC thực sự. [4] 1 Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. C.Mác nhấn mạnh:”Giáo dục trong tương lai sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục, đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện” C.Mác coi hoạt động GDTC là một bộ phận hữu cơ của giáo dục, là điều kiện tất yếu của sự phát triển toàn diện của một con người. GDTC là phương tiện quan trọng để phát triển thể lực của con người. GDTC cho trẻ mầm non là cơ sở phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, hình thành những thói quen cần thiết cho cuộc sống. [4] Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, học mà chơi chơi mà học. Ngoài ra, các hình thức vận động trong các hoạt động tích hợp khác như: lao động, nặn hình, vẽ, vận động theo nhạc,.... đều có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Trẻ mầm non cơ thể phát triển nhanh nhưng sức đề kháng yếu, giáo dục thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, vì vậy việc lựa chọn TGVĐ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Thông qua TCVĐ trẻ trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt hơn trong các hoạt động. Trong khi chơi, trẻ được giao lưu với nhau, phát triển ở trẻ tính hợp tác, tinh thần đoàn kết để tạo kết quả tốt. Tuy nhiên, thực tế ở trường mầm non việc tổ chức TCVĐ còn lúng túng, sơ sài, đặc biệt việc lựa chọn nội dung chưa sát với mục đích bài học, chưa thể hiện được sự hợp tác của trẻ và chất lượng chưa cao. Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc lựa chọn TCVĐ để phát triển vận động cho trẻ như: Nguyễn Thị Hương, Lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động để phát triển sức mạnh cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, (ĐHSP Hà Nội 2 – 2014); Trần Thị Kiều Trang, Lựa chọn một số trò chơi nhằm phát 2 triển sức nhanh cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, (ĐHSP Hà Nội 2 – 2017). Song đến nay chưa có đề tài nào nhiên cứu về việc lựa chọn TCVĐ để nâng cao năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Lựa chọn trò chơi vận động phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Phúc Thắng- Phúc Yên- Vĩnh Phúc”. * Mục đích nghiên cứu Mục đích tìm hiểu thực trạng giờ dạy TCVĐ phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Phúc Thắng, từ đó phát hiện những hạn chế trong việc lựa chọn trò chơi và cách thức tổ chức. Trên cơ sở đó, đề tài đã lựa chọn TCVĐ phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 45 tuổi tại trường mầm non Phúc Thắng- Phúc Yên- Vĩnh Phúc * Giả thuyết khoa học Nếu lựa chọn được các TCVĐ phát triển tốt năng lực phối hợp vận động cho trẻ 4-5 tuổi của trường mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc thì năng lực phối hợp vận động của trẻ sẽ được tăng lên. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC cho trẻ mầm non Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu quý và dành những tình cảm đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Bác luôn yêu thương các cháu, coi các cháu như những búp non trên cành, là những măng non của quê hương đất nước, vì vậy trẻ em phải được nuôi dưỡng, chăm sóc, học hành đến nơi đến chốn. Bác cũng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Tương lai của đất nước, niềm tự hào của dân tộc, tất cả đều phụ thuộc vào thế hệ măng non, phụ thuộc vào công lao học tập của trẻ em. Qua đó đề cao ý nghĩa, vai trò to lớn của GDMN trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Nghị quyết Đại hội IV ngày 11-1-1979 Bộ chính trị đã ra nghị quyết số 14-NQ/TW “về cải cách giáo dục” nêu mục tiêu của giáo dục “làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện” [13]. Nghị quyết nêu lên vai trò quan trọng của giáo dục và tầm quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ. Con người cần được giáo dục đúng đắn, kịp thời ngay từ khi còn nhỏ sẽ là cơ sở cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của con người. Như vậy GDMN có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp trẻ học tập, lao động và sáng tạo một cách hiệu quả, phát triển con người toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có câu: “yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt…” Theo Bác trẻ em không chỉ phải biết yêu nước thương 4 dân, chăm chỉ học tập, mà còn phải biết “lao động tốt”, để “lao động tốt” trẻ cần có sức khỏe, vì khi có sức khỏe trẻ có thể làm được tất cả mọi việc kể cả học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo. Điều đó cũng cho thấy GDTC rất quan trọng đối với trẻ. GDTC giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh, phát triển các tố chất thể lực nhằm phát triển con người toàn diện. Giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của trẻ. Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: trí tuệ, đạo đức, thể chất và thẩm mĩ. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của GDTC giúp phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ. Từ những điều trên có thể khẳng định: giáo dục nói chung hay GDTC nói riêng có vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển toàn diện ở trẻ. GDTC nhằm phát triển ở trẻ các tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe cho trẻ, khi có sức khỏe trẻ chở nên linh hoạt, nhanh nhẹn, giúp trẻ dễ dàng thích nghi được với các hoạt động của cuộc sống. 1.2. Vị trí, vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.2.1. Vị trí, vai trò của GDMN Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, trẻ em có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” [12]. Có thể thấy Bác luôn đặt niềm tin xác định rõ vai trò trách nhiệm cuả trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm sóc - giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thơ thành ngững “chủ nhân” tương lai của đất nước. GDMN có một vị trí đặc biệt quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người. GDMN là nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau 5 này, là cơ sở vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 và bước tiếp lên các cấp học tiếp theo, phát triển con người toàn diện cho trẻ. Theo chương trình GDMN ở Việt Nam, phát triển toàn diện cho trẻ là phát triển ở tất cả các mặt: nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này cả tâm lý và sinh lý của trẻ đều phát triển mạnh, các giác quan dần hoàn thiện và phát triển, tâm lý tình cảm, nhận thức, ý trí nghị lực cũng phát triển và có sự biến đổi, các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ cũng phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, cần có những biện pháp giáo dục trẻ đúng lúc và kịp thời để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Nếu các biện pháp giáo dục trẻ áp dụng sớm quá sẽ vượt quá khả năng cho phép của trẻ khi đó trẻ sẽ không tiếp nhận được, còn khi các biện pháp giáo dục đưa ra muộn quá làm lỡ mất giai đoạn phát triển của trẻ, trẻ vẫn có thể tiếp thu nhưng sẽ làm cho nhận thức trẻ bị chậm hơn so với mức độ bình thường. Do vậy, GDMN có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện nhận thức, nhân cách cho trẻ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, tương lai của đất nước sau này phụ thuộc vào thế hệ măng non, phụ thuộc tất cả vào việc chăm sóc trẻ từ những ngày đầu. 1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ GDMN Mục tiêu của GDMN là phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ cho trẻ, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, để trẻ phát triển thành con người toàn diện, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu GDMN cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phát triển con người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo, cơ thể phát triển hài hòa cân đối giúp trẻ dễ dàng thích nghi với các hoạt động hằng ngày, và thích ứng với những biến đổi của cuộc sống, phát triển cho trẻ về mặt thể chất. 6 - Hình thành ở trẻ lòng yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ người thân, gia đình, bạn bè; thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, giúp hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. - Hình thành ở trẻ sự yêu thích và biết thưởng thức cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn sáng tạo ra cái đẹp ở xung quanh, giúp trẻ phát triển thẩm mĩ. - Hình thành cho trẻ trí thông minh, lòng ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá và sáng tạo, giúp trẻ phát triển trí tuệ. - Phát triển một số kĩ năng: chú ý, ghi nhớ, quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận,… giúp phát triển trí tuệ cho trẻ. 1.3. GDTC ở trường mầm non GDTC có vị trí vô cùng quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục quốc dân, GDTC giúp phát triển ở trẻ các tố chất và các phẩm chất thể lực góp phần phát triển con người toàn diện, hình thành nhân cách con người. Để thực hiện mục tiêu giáo dục, GDTC cho trẻ mầm non cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của trẻ. - Rèn luyện cơ thể giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt, nâng cao khả năng miễn dịch với một số bệnh tật, tạo cho trẻ tâm lý vui tươi, thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi. - Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý, phù hợp, đảm bảo sự luôn phiên giữa hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh. Tích cực trong công tác phòng và ngừa bệnh cho trẻ theo quy định của bộ y tế, giúp cơ thể phát triển tốt. Thực hiên tốt các công tác vệ sinh (vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường) 7 - Tổ chức luyện tập cho trẻ hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ, giúp cơ thể phát triển một cách cân đối hài hòa, tăng cường khả năng thích ứng với các hoạt động của cuộc sống và những biến đổi đột ngột của môi trường xung quanh. Rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo vận đông cơ bản và những phẩm chất vận động. - Cần hình thành, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò, trườn; rèn luyện kĩ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp các vận động của các bộ phận với nhau như: đầu, thân mình, chân tay; năng lực định hướng vận động trong không gian như: trái, phải, trước, sau…; rèn luyện và phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo, phản xạ nhanh nhậy. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, hình thành thói quen vệ sinh; - Giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc, rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Thói quen giúp việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, có khả năng làm việc cao hơn, điều đó giúp sự phát triển thể chất diễn ra bình tường và sức khỏe của trẻ được củng cố. - Rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo vệ sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường thể lực. Khi thói quen vệ sinh được hình thành sẽ giúp trẻ ngăn ngừa những tác động xấu từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên do khả năng nhận thức, vận động của trẻ còn hạn chế nên cần hình thành và rèn luyện những thói quen đó một cách tỉ mỉ, kiên trì trong thời gian dài để thói quen đó được củng cố, ổn định. 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 1.4.1. Đặc điểm tâm lý Hoàn thiện hoạt động vui chơi và sự hình thành xã hội trẻ em 8 Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh. Nhưng chỉ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Có thể nói hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) và mẫu giáo lớn phát triển tới mức hoàn thiện. Trong hoạt động vui chơi, trẻ thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động được thể hiện: trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi, trong việc lựa chọn bạn cùng chơi, trong việc tự do tham gia vào trò chơi mà mình thích và tự do rút khỏi trò chơi mà mình chán. Trong hoạt động vui chơi, trẻ đã thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: một “xã hội trẻ em” được hình thành. + Ở lứa tuổi này, việc chơi của trẻ tương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn trở thành một nhu cầu cấp bách. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động cùng nhau đầu tiên của trẻ, trong khi chơi trẻ có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên, các quan hệ trong trò chơi được mở rộng. Trẻ bắt đầu biết lắng nghe ý kiến của bạn bè và phục tùng ý kiến của đại đa số ngay cả khi có mâu thuẫn với những ấn tượng và kinh nghiệm riêng của mình. + Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ, do đó người lớn cần tổ chức tốt hoạt động của nhóm trẻ ở lớp mẫu giáo cũng như ở gia đình, khu tập thể, xóm dân cư… để tạo môi trường lành mạnh có tác dụng giáo dục tích cực đối với trẻ. Sự phát triển chú ý, ngôn ngữ Trẻ 4-5 tuổi cả chú ý có chủ định và không có chủ định đều phát triển mạnh. Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ. Vốn từ tăng, trẻ lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Cảm xúc ngôn ngữ được hình thành. Sự phát triển quá trình nhận thức * Tri giác: 9 Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tượng, con người,… độ nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của trẻ ngày càng chính xác và đầy đủ. Tri giác không gian và thời gian tốt hơn. Khả năng quan sát phát triển: đối tượng phong phú; các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc… rõ rệt hơn. Tri giác nghe, nhìn, sờ mó phát triển ở độ tinh nhạy * Trí nhớ: Trí nhớ có ý nghĩa thể hiện rõ nét khi gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ăn… Trí nhớ hình ảnh đồ vật: âm thanh ngôn ngữ được trẻ tri giác, hiểu và sử dụng như một phương tiện giao tiếp với những người xung quanh tuy ở mức độ đơn giản. Trẻ 4-5 tuổi, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình… của trẻ. * Tư duy: Trẻ 4-5 tuổi tư duy trực quan hành động tiếp tục phát triển, trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế. Tư duy trừu tượng xuất hiện. Sự phát triển cảm xúc, tình cảm Xúc cảm và tình cảm của trẻ phát triển phong phú. Trẻ dễ dao động, dễ khóc, dễ cười. Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt động tâm lý, vì vậy hiện thực đối với trẻ bao giờ cũng mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ, trẻ thích cái gì thì đòi bằng được, không thích thì vứt đi… 10 1.4.2. Đặc điểm sinh lý Trẻ 4-5 tuổi, sự phát triển cơ thể diễn ra chậm hơn so với giai đoạn trước. Về số lượng: chiều cao trung bình hằng năm tăng 5-8cm, cân nặng tăng 11,5kg. Về chất lượng thể chất cũng có sự thay đổi rõ rệt: Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa được tăng cường, sự hấp thụ thức ăn ngày càng tốt hơn. Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển, trẻ có thể tiến hành hoạt động trong thời gian lâu hơn. Hệ xương hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan điều khiển vận động được tăng cường… Do đó, trẻ có thể tiến hành hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của chân, tay, thân. Qua đó ta thấy trẻ 4-5 tuổi đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, tuy nhiên trẻ đã có thể tiến hành được những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của chân, thân và tay. Vì vậy cần lự chọn các trò chơi vận động phù hợp để nâng cao năng lực phối hợp vận động cho trẻ. 1.5. Một số nét đặc trưng của TCVĐ 1.5.1. Khái niệm TCVĐ * Khái niệm trò chơi: Trò chơi là một hoạt động tâm lý, có cấu trúc và cách thức hành động đặc thù, trong đó trẻ phản ánh tích cực, sáng tạo các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh thông qua việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã lĩnh hội được một cách độc đáo, tự nguyện và tự do. Qua đó đem lại sự phát triển những nét tâm lý cơ bản và nhân cách toàn diện cho trẻ. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất