Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam vận động viên c...

Tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 16 18 trường thpt nguyễn du thái bình (kl06302)

.PDF
68
110
144

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT LÊ THỊ TRANG LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƢỜNG MẮC TRONG KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU ƢỠN THÂN CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 11 TRƢỜNG THPT HÀN THUYÊN - BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: CNKHSP TDTT - GDQP HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT LÊ THỊ TRANG LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƢỜNG MẮC TRONG KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU ƢỠN THÂN CHO HỌC SINH NỮ KHỐI 11 TRƢỜNG THPT HÀN THUYÊN - BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: CNKHSP TDTT - GDQP Hƣớng dẫn khoa học ThS. TẠ HỮU MINH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Lê Thị Trang Sinh viên lớp K36 GDTC - GDQP, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, chưa được bảo vệ trước một Hội đồng khoa học nào. Toàn bộ những vấn đề đưa ra bàn luận, nghiên cứu đều mang tính cấp thiết và đúng với thực tế khách quan của trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014 Sinh viên Lê Thị Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ĐC : Đối chứng 2. GDTC : Giáo dục thể chất 3. TDTT : Thể dục thể thao 4. THPT : Trung học phổ thông 5. TN : Thực nghiệm 6. TT : Thứ tự 7. VĐV : Vận động viên 8. ’ : Phút 9. (s) : Giây DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang Bảng 1.1 Đánh giá trình độ kỹ thuật 8 Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn những sai lầm thường mắc 26 Bảng 3.2 Kết quả quan sát sư phạm những sai lầm thường mắc 27 của 30 học sinh nữ lớp 11 khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” Bảng 3.3 Kết quả phỏng vấn những nguyên nhân dẫn đến sai 29 lầm Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra test tại chỗ bật nhảy bằng 2 chân 31 thực hiện ưỡn thân và gập thân rơi xuống đất trước thực nghiệm Bảng 3.5 Kiểm tra thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân” trước 32 thực nghiệm Bảng 3.6 Kết quả điểm kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” trước 32 thực nghiệm Bảng 3.7 Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng bài tập nhằm 34 khắc phục những sai lầm thường mắc cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (n=20) Bảng 3.8 Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng thời gian cho 36 một buổi tập luyện nhảy xa cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Hàn Thuyên (n=20) Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng số buổi tập trong 36 một tuần học kỹ thuật nhảy xa cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Hàn Thuyên (n= 20) Bảng 3.10 Tiến trình giảng dạy 38 Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra test tại chỗ bật nhảy bằng 2 chân 39 thực hiện động tác ưỡn thân và gập thân rơi xuống hố cát sau thực nghiệm Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân” 39 sau thực nghiệm Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” sau 40 thực nghiệm Bảng 3.14 So sánh số học sinh của 2 nhóm còn mắc phải những 41 sai lầm trong kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” sau thực nghiệm Bảng 3.15 So sánh kết quả học sinh thực hiện kỹ thuật của test 42 kiểm tra tại chỗ bật nhảy bằng 2 chân thực hiện ưỡn thân và gập thân rơi xuống hố cát trước và sau thực nghiệm Bảng 3.16 So sánh, đánh giá thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân” 42 của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm Bảng 3.17 So sánh điểm kỹ thuật nhảy xa kiểu ”ưỡn thân” trước 43 và sau thực nghiệm Bảng 3.18 So sánh tỷ lệ học sinh còn mắc phải những sai lầm 45 trong kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” trước và sau thực nghiệm Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ So sánh đặc điểm kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trước 44 thực nghiệm So sánh đặc điểm kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của 2 44 nhóm sau thực nghiệm So sánh số học sinh mắc sai lầm trước thực nghiệm 46 So sánh số học sinh mắc sai lầm sau thực nghiệm 47 3.3 Biểu đồ 3.4 MỤC LỤC Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. ........................................................ 4 1.2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến .................................................................... 7 1.3. Nguyên lý kỹ thuật của môn nhảy xa ....................................................... 12 1.4. Cơ sở lý luận của giảng dạy động tác ...................................................... 14 1.5. Các phương pháp giảng dạy ..................................................................... 16 1.6. Cơ sở lý luận để đề phòng và loại trừ những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”......................................................................... 17 1.7. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT ......................................... 18 Chƣơng 2: Nhiệm vụ, phƣơng pháp và tổ chức nghiên cứu ..................... 21 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 23 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu .................................................................... 24 3.1. Thực trạng những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” của các em học sinh nữ khối 11 trường THPT Hàn Thuyên........ 24 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho các em học sinh nữ lớp 11 trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh....................... 33 Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 49 1. Kết luận ....................................................................................................... 49 2. Kiến nghị .................................................................................................... 50 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 51 Phụ lục 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại ngày nay khoa học phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đất nước đổi mới hằng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy trong nhà trường là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống, tiếp tục học và tự bồi dưỡng trong suốt cuộc đời. Vậy trang bị kiến thức phổ thông cho học sinh phổ thông là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựn g đất nước phồn vinh. GDTC là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức theo tinh thần về nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII. Mục tiêu của GDTC là phát triển toàn diện tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần phát triển nhân cách con người học sinh. GDTC đem lại cho học sinh một sức khỏe tốt, một cơ thể phát triển hài hòa để tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn học khác. Ngày nay trong hệ thống GDTC nước ta, điền kinh là một môn thể thao có một vị trí rất quan trọng nó là một trong những nội dung thi đấu tại các kỳ Đại hội quốc gia, khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, điền kinh được phổ biến giảng dạy trong các trường phổ thông, là nội dung chính nhằm phát triển tố chất thể lực chung. Việc nâng cao thành tích môn học điền kinh trong các trường THPT là yếu tố cần thiết, nhưng để đạt được thành tích cao đòi hỏi kỹ thuật càng phải được hoàn thiện. Môn nhảy xa là một trong những hoạt động cơ bản nhằm phát triển các tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe cho học sinh. Là môn học chính khóa 2 trong chương trình GDTC, là nội dung thi đấu trong Hội khỏe các cấp từ địa phương đến cấp trung ương. Nhảy xa “ưỡn thân” có kỹ thuật tiên tiến thường được sử dụng nhiều trong thi đấu, tuy nhiên thành tích đạt được chưa cao nguyên nhân còn nhiều sai lầm trong khi thực hiện kỹ thuật. Ở nước ta việc nghiên cứu áp dụng các phương tiện, phương pháp tập luyện tiên tiến vào giảng dạy, đặc biệt trong các trường phổ thông vấn đề nghiên cứu và áp dụng các bài tập nhằm khắc phục những sai lầm trong giảng dạy kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Trong giảng dạy việc nắm bắt kỹ thuật là quan trọng mà trong khi tập luyện người tập rất hay mắc phải những sai lầm khi học kỹ thuật, vì vậy trong giảng dạy nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc cũng như nguyên nhân của nó là việc rất khó, nhưng việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó lại quan trọng hơn. Vấn đề nghiên cứu các biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” được rất nhiều giáo viên môn thể dục quan tâm, chú ý song đều đề cập đến các giai đoạn kỹ thuật quan trọng, thiếu đánh giá một cách hệ thống và toàn diện. Một số giáo viên giảng dạy thể dục trong chương trình ít áp dụng đến bài tập sửa chữa những sai lầm mà học sinh thường mắc, do vậy ảnh hưởng chung đến kết quả học tập và thành tích thi đấu. Trong các năm học gần đây thông qua quá trình giảng dạy, trao đổi giáo viên trong trường và một số trường khác trong huyện học sinh thường mắc những sai lầm rất cơ bản trong học kỹ thuật. Như chạy đà không ổn định, tốc độ chưa cao, góc độ giậm nhảy thấp, bước bộ, miết chân, và đẩy hông nhiều em làm chưa tốt. Chính các yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu. Các yếu tố đó lại chính là kết quả giai đoạn chạy đà, giậm nhảy tạo ra. Hiện nay, thành tích môn nhảy xa của học sinh trường THPT Hàn 3 Thuyên - Bắc Ninh còn thấp so với thành tích môn nhảy xa của các trường trong khu vực đặc biệt là với các em học sinh nữ. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh”. * Mục đích nghiên cứu Thông qua kết quả nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân với yêu cầu cụ thể nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy TDTT trong trường THPT hiện nay. Nhằm giúp học sinh thực hiện được kỹ thuật một cách chính xác nhất đó là yếu tố xác định thành tích của người tập. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vị trí, vai trò của công tác GDTC trong việc phát triển con người toàn diện Lênin cho rằng “Con người toàn diện là con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về mọi mặt, biết làm mọi việc, đảm nhiệm được nhiều chức năng trong xã hội”. Con người phát triển toàn diện phải có sự phát triển hài hoà giữa thể chất và tinh thần. GDTC kết hợp các mặt giáo dục trở thành phương tiện gián tiếp nâng cao hiệu quả sản xuất. Còn là phương thức duy nhất để đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Trong hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC trường học của Bộ Giáo dục đào tạo có đề cập tới “GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cả về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. GDTC trong các nhà trường nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hoá thể chất của học sinh, sinh viên”.[12] 1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục nói chung và GDTC nói riêng Công tác GDTC trong các trường học ở nước ta là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo. Là một mặt cơ bản của quá trình giáo dục toàn diện. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là chìa khoá mở cửa để đất nước bước vào tương lai với đội ngũ khoa học vững vàng”[11]. Nghị quyết TW2 khoá 5 VII năm 1996 cũng khẳng định “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học kỹ thuật phải trở thành quốc sách hàng đầu” . Muốn xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì con người luôn là nhân tố cơ bản, là động lực quan trọng quyết định sự thành công, sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã xác định cụ thể vấn đề đầu tiên để phát triển xã hội chính là phải quan tâm, coi trọng đến việc thực hiện “chiến lược con người” trong mọi lĩnh vực hoạt động, vấn đề con người ở đây chính là con người có sự phát triển toàn diện, tức là không chỉ phát triển về trí tuệ, đạo đức mà còn phải cường tráng về thể chất. Chăm lo cho mọi người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi ngành trong đó có Giáo dục. Cụ thể là GDTC trong nhà trường. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1991 về công tác GDTC khẳng định “Về công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường học...tổ chức và hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày ”[5]. Chỉ thị 112 CT ngày 09 tháng 05 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT trong những năm trước mắt có viết “Đối với học sinh, sinh viên trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT theo chương trình quy định”[1]. Chỉ thị 36 CT-TW của Ban bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới nêu rõ “Cải tiến chương trình giảng dạy đào tạo giáo viên TDTT tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC ở tất cả các trường học”[2]. Ngày 7/3/1995 Thủ tướng chính phủ cũng ra chỉ thị 113/TTG về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, về GDTC trong trường học. Trong hội nghị GDTC trong trường phổ thông toàn quốc (Hải Phòng 08/1996), Phó thủ tướng Nguyễn Khánh đã nói “Ước vọng của chúng ta là mỗi thanh niên cả nam và nữ đều có thể lực cường tráng, cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển”[4]. 6 Nhìn chung các chỉ thị, văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác TDTT và GDTC trong nhà trường đều có chung quan điểm nhằm lãnh đạo, chỉ đạo để TDTT nước nhà ngày càng phát triển, phong trào luyện tập TDTT phát triển rộng khắp, để mỗi người dân Việt Nam đều có sức khoẻ tốt phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc. Đối với GDTC trong chương trình cải cách giáo dục số 134 có viết “Mục đích của GDTC nước ta là: bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng”[3]. 1.1.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài GDTC trong trường học được đánh giá là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa. Hoạt động GDTC trong các trường được tiến hành với mục đích tăng cường thể chất học sinh, nâng cao trình độ thể thao của các em, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá và giáo dục học sinh phát triển toàn diện, có khả năng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nước nhà. GDTC là một mặt, một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, khái niệm GDTC nằm trong khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng. GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, cần thiết trong cuộc sống và những tri thức chuyên môn, phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khoẻ. GDTC trong trường học là một hoạt động giáo dục, vì nó được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống nhằm truyền thụ tri thức văn hoá thể chất từ người thầy sang học trò. GDTC mang đầy đủ các đặc điểm của quá trình sư phạm. Đó là vai trò chủ đạo điều khiển của giáo viên trong giảng dạy, tính chủ động tích cực của học sinh trong học tập. Nội dung đặc trưng của GDTC là dạy học động tác và giáo 7 dục tố chất vận động. Hai mặt này không đồng nhất song lại liên quan mật thiết với nhau. - Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Thể chất con người bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng. Phát triển thể chất là một quá trình hình thành và biến đổi có quy luật các thuộc tính về hình thái, chức năng tự nhiên của cơ thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống trong đó có GDTC. Vì thế, phát triển thể chất là sự thay đổi về hình thái, kích thước và chức năng của cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân. Phát triển thể chất vừa là quá trình tự nhiên (nó tuân thủ cả quy luật tự nhiên và sinh học) vừa là quá trình xã hội. Vì nó phụ thuộc vào hai yếu tố: Môi trường tự nhiên và môi trường giáo dục. Trong đó yếu tố môi trường giáo dục có tác động một cách tích cực, chủ động. - Chất lượng GDTC: Là hiệu quả quá trình phát triển thể chất của học sinh - cụ thể là tăng sức khỏe, tăng khả năng hoạt động thể lực và khả năng thích nghi với điều kiện sống thay đổi. GDTC là một mặt vừa riêng lẻ, vừa không thể tách khỏi quá trình giáo dục. Trên thực tế nhiệm vụ giáo dục đạo đức, ý chí, thẩm mĩ, trí t u ệ ; giáo dưỡng thể chất và giáo dục các tố chất thể lực bao giờ cũng được giải quyết đồng thời trong một quá trình thống nhất. Đó là quá trình giáo dục toàn diện. 1.2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến 1.2.1. Khái niệm, vai trò, tác dụng của bài tập bổ trợ chuyên môn - Khái niệm kỹ thuật: Kỹ thuật của các bài tập thể chất là những cách thức thực hiện các hành động vận động và nhờ các cách thức đó mà nhiệm vụ vận động được giải quyết một cách hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Để đạt được thành tích tốt nhất trong điền kinh nói chung và nhảy xa kiểu “ưỡn thân” nói riêng. VĐV phải có kỹ thuật thực hiện động tác hợp lý 8 và hiệu quả nhất. Kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm cá nhân của VĐV và điều kiện thực hiện động tác. Kỹ thuật động tác tốt phải dựa trên nền tảng của thể lực tốt bởi có sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo được phát triển ở mức độ cao. Cũng chỉ có nắm kỹ thuật hợp lý mới phát huy được trình độ thể lực. Do đó, muốn thành tích tốt, điều quan trọng là phải tính đến mối quan hệ giữa việc phát triển các tố chất thể lực với việc tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật. Công trình nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật của VĐV nhảy xa tác giả VB.Pôpop đưa ra công thức sau: K= Trong đó: P: Thành tích nhảy xa : Tốc độ chạy đà tối đa trước khi giậm nhảy K: Hệ số kỹ thuật. Nếu K càng lớn thì trình độ kỹ thuật của VĐV càng cao. Để xác định được mức độ chuẩn bị kỹ thuật của VĐV trong huấn luyện (thông qua hệ số kỹ thuật) có thể dựa trên kết quả phân loại sau: Bảng 1.1: Đánh giá trình độ kỹ thuật: Mức độ chuẩn bị kỹ thuật Giới tính Tốt Khá Trung bình Không đạt yêu cầu Nam > 0, 81 0,79 - 0,81 0,77 - 0,79 < 0,77 Nữ > 0,76 0,74 - 0,76 0,72 - 0,74 < 0,72 Hoàn thiện kỹ thuật luôn gắn liền với quá trình đào tạo. Nội dung chủ yếu trong việc hoàn thiện kỹ thuật các môn điền kinh - cụ thể là nhảy xa kiểu “ưỡn thân” là các phương pháp và phương tiện tạo nên khái niệm đúng về kỹ 9 thuật động tác, nắm vững các động tác thực hành, đánh giá được động tác khi thực hiện, xác định những sai lầm và tìm cách sửa chữa. Tất cả đều được giải quyết phần lớn nhờ các bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình huấn luyện. - Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn: Cho đến nay khái niệm về bài tập bổ trợ và bài tập bổ trợ chuyên môn có những cách trình bày sau: Theo PGS Nguyễn Toán và TS Phạm Danh Tốn thì cho rằng: “Bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập phù hợp với các yếu tố của đối tượng thi đấu cùng các biến dạng của chúng, cũng như các bài tập dẫn dắt tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự phát triển của tố chất và các kỹ xảo của vận động ở chính ngay môn thể thao đó"[4]. Còn một số các nhà khoa học nước ngoài thì cho rằng: Bài tập tập bổ trợ còn là một trong những biện pháp giảng dạy bao gồm các bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập tăng cường các tố chất thể lực. Quan điểm của các học giả Trung Quốc về bài tập bổ trợ chuyên môn là những bài tập mang tính chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng môn thể thao khác nhau. Những khái niệm này, tuy có khác về cách trình bày nhưng luôn có sự thống nhất về ý nghĩa. Vậy ta có thể hiểu về khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập mang tính chất chuẩn bị, tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực mang tính chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng môn thể thao khác nhau. - Vai trò, tác dụng của bài tập bổ trợ chuyên môn: Theo các nhà khoa học, các nhà chuyên gia thể thao thì các bài tập bổ trợ chuyên môn là một biện pháp quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật. Như đã biết một số kỹ thuật thường cấu trúc các chuỗi động tác gắn kết có trình tự, có sự phối hợp có liên quan, có tác động lẫn nhau, thúc đẩy hoặc 10 hạn chế nhau để cùng thực hiện một yếu lĩnh kỹ thuật động tác nào đó. Một kỹ thuật khó thường gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều cử động nên cùng một lúc người học không thể hình thành ngay các kỹ năng cũng như các đường mòn liên hệ trên vỏ não các cử động đó. Do vậy, người ta phân nhỏ kỹ thuật nhất là kỹ thuật phức tạp thành các giai đoạn động tác khác nhau. Ví dụ: Trong nhảy xa người ta phân kỹ thuật ra thành bốn giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không, rơi xuống và kết thúc. Trên cơ sở đó người học nắm bắt từng phần sau đó liên kết lại thành kỹ thuật hoàn chỉnh. Ở mỗi giai đoạn kỹ thuật để giúp người học hình thành các kỹ thuật người ta sử dụng các bài tập: - Mang tính chuẩn bị, nhằm đưa người tập vào trạng thái sinh lý thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật. - Mang tính dẫn dắt nhằm làm cho người tập nắm được các yếu lĩnh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến liên hoàn của một số kỹ thuật cần học. - Mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác với không gian và thời gian khác nhau, nhằm tạo ra sự lợi dụng các khả năng đã có, hình thành ra các khả năng mới và có thể để đáp ứng cho người học thực hiện thuận lợi các kỹ năng đang học, người ta còn cần tập các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn cho người tập. Ví dụ: Muốn thực hiện được động tác giậm nhảy tốt, người tập phải có cảm giác đà chính xác, điểm giậm nhảy và góc độ đặt chân hợp lý, đồng thời cần phải có sức bật của đôi chân thì động tác giậm nhảy mới có hiệu quả tốt. Vì vậy, đi đôi với các bài tập bổ trợ chuyên môn nói ở trên, người ta cũng rất chú trọng đưa vào trong chương trình giảng dạy các bài tập để tăng cường một số tố chất thể lực chuyên môn cần thiết. Có thể nói các bài tập bổ trợ chuyên môn vừa là biện pháp nắm kỹ thuật, vừa là khâu quan trọng 11 để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật, nhất là kỹ thuật phức tạp và khó. Vừa là một khâu quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành kỹ năng vận động. 1.2.2. Xu thế nghiên cứu sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong thể thao nói chung và giảng dạy môn nhảy xa nói riêng Do vai trò tác dụng to lớn của các bài tập bổ trợ chuyên môn đối với quá trình giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật nên nhiều nước có nền thể thao phát triển, đặc biệt là các nước có nền công nghệ phát triển đã đầu tư cải tiến vận dụng thành quả của các ngành khoa học khác để tạo ra nhiều các bài tập bố trợ chuyên môn. - Việc tập luyện môn nhảy xa trên thế giới vào các thập kỷ 60 của thể kỷ XX về trước chủ yếu diễn ra trên các hố cát và các đường chạy bằng đất nện hoặc xỉ than. Do vậy các hình thức của các bài tập bổ trợ chuyên môn cũng đơn điệu, nghèo nàn. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhờ có khoa học phát triển nên có sự ra đời của các máy móc tập luyện, đường chạy nhựa tổng hợp đã làm phong phú hơn, đa dạng hơn các bài tập bổ trợ, càng đáp ứng có chủ đích các yêu cầu chuyên biệt của các môn thể thao hơn. - Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa ngũ quan (xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác) đều có tác động quan trọng với việc nắm bắt kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các tố chất vận động. Vì vậy ngoài việc dùng giáo cụ trực quan hoặc ngôn ngữ, nhiều chuyên gia thể thao đã dùng ánh sáng, âm thanh tiếng động như tiếng trống, kèn trong tập luyện để tác động vào tâm lý cũng như quá trình hưng phấn của người tập giúp cho việc tập luyện bổ trợ đạt hiệu quả cao. - Nhịp sinh học được các nhà khoa học Fuse và Swaplôta (Mỹ) đề xuất vào thế kỷ XIX . Theo 2 ông: Nếu tính từ ngày sinh thì cứ 23 ngày là một chu kỳ thể lực, 28 ngày là một chu kỳ tình cảm, 33 ngày là một chu kỳ trí lực. Nếu 12 tập luyện vào nhịp sinh học cao nhất của thể lực, trí lực hoặc tình cảm thì hiệu quả sẽ cao hơn, còn các ngày khác cần có sự điều chỉnh thích hợp. Khi mở rộng kỹ năng cơ thể, nếu tập luyện vào thời điểm nhịp sinh học cao sẽ có hiệu quả cao nhất (sinh lý học TDTT). - Đặc biệt trong hình thành nhịp điệu động tác. Ví dụ: Trong nhảy xa muốn thực hiện tốt giai đoạn giậm nhảy thì VĐV phải dùng lực bao nhiêu kg/1kg trọng lượng cơ thể, nhịp điệu chạy đà ra sao để đặt đúng chân vào điểm giậm nhảy, các góc độ của giậm nhảy đã hợp lý chưa, tư thế của tay đã đúng chưa v.v... tất cả những vấn đề đó đều phải được mô hình hoá và chương trình hoá. Người tập sẽ bám vào mô hình và chương trình hoá mà dùng các bài tập để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật, nâng cao thể lực và thành tích thể thao. Tóm lại: Từ những xu thế trên, để nâng cao hiệu quả bài tập bổ trợ chuyên môn đang ngày được các nước có nền thể thao tiên tiến sử dụng rộng rãi trong giảng dạy và huấn luyện thể thao. Họ coi đó là những biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện các môn thể thao nói chung và môn nhảy xa nói riêng. 1.3. Nguyên lý kỹ thuật của môn nhảy xa Nhảy xa là một hoạt động không có chu kỳ bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau một cách chặt chẽ từ chạy đà - giậm nhảy - trên không - rơi xuống đất. Kỹ thuật nhảy xa “ưỡn thân” là kỹ thuật khó và phức tạp, phù hợp với những người nhảy có trình độ tập luyện cao. Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nhảy xa “ưỡn thân” được chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn chạy đà. - Giai đoạn giậm nhảy. - Giai đoạn trên không. 13 - Giai đoạn rơi xuống và kết thúc. Để có thành tích nhảy xa tốt thì người tập phải biết phối hợp chặt chẽ các giai đoạn với nhau. Tốc độ chạy đà là tiền đề cho cơ sở giậm nhảy, chạy đà phải đảm bảo tốc độ chính xác, tính ổn định và phải tạo được tốc độ nằm ngang lớn nhất và tạo được điều kiện thuận lợi nhất cho giai đoạn giậm nhảy (ở 6-8 bước cuối). Ở giai đoạn giậm nhảy, chạy đà ở bước cuối cùng phải thay đổi hướng của trọng tâm cơ thể từ tư thế chạy sang tư thế bay. Ý nghĩa của giai đoạn giậm nhảy là tạo ra tốc độ bay ban đầu lớn nhất và có góc độ bay hợp lý, vì giai đoạn giậm nhảy quyết định đến thành tích nên để giậm nhảy tốt người nhảy phải biết phối hợp kỹ thuật và có sự chuẩn bị về sức mạnh tốc độ. Yêu cầu của nhảy xa là phải kéo dài thời gian bay trên không của trọng tâm cơ thể nhờ sự nỗ lực của người nhảy trong chạy đà và giậm nhảy. Như vậy, để có thành tích tốt thì khi kết thúc giậm nhảy phải tạo được tốc độ bay ban đầu và góc độ bay ban đầu hợp lý tối đa. Trong khi bay do không có điểm tựa nên mọi hoạt động của người nhảy không làm thay đổi quỹ đạo bay nhờ hoạt động bồi thường: X= Trong đó X: là hoạt động bồi thường P: là trọng lượng cơ thể hoạt động (kg) L: là quãng đường di chuyển của bộ phận cơ thể (cm) B: là trọng lượng cơ thể (kg) Và nó có tác dụng giữ thăng bằng tốt. Kết thúc giai đoạn bay người nhảy phải tận dụng điểm chạm đất xa nhất so với trọng lượng cơ thể thì thành tích sẽ tốt hơn. Muốn vậy người nhảy phải cố gắng với chân ra xa, về trước đồng thời đánh tay và thân trên gập nhiều về phía trước để giúp không bị đổ người ra phía sau làm ảnh hưởng đến thành tích.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng