Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Lớp 10_live_buổi 2_đề tn về thành phần hóa học của tế bào_in...

Tài liệu Lớp 10_live_buổi 2_đề tn về thành phần hóa học của tế bào_in

.DOCX
5
78
148

Mô tả:

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam LIVESTREAM – ÔN TẬP SINH HỌC 10– BUỔI: 02 NỘI DUNG ÔN TẬP: GIỚI THIỆU VỀỀ THỀẾ GIỚI SÔẾNG VÀ THÀNH PHẦỀN HÓA HỌC CỦA TỀẾ BÀO Hệ thốống khóa học tại Hoc24h.vn bám sát xu thếố thi THPT Quốốc gia Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan. Câu 2: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là A. chúng có cấu tạo phức tạp. B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan. C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống. D. chúng có cấu tạo đơn giản. Câu 3: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng . B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. C. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể. D. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể. Câu 4: Giới nguyên sinh bao gồm A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh. B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh . C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh. D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh. Câu 5: Một gen dài 408 nm, có hiệu số % giữa nucleotit loại A với một loại nucleotit khác là 10%. Số nucleotit loại A của ADN là A. 720. B. 480. C. 120. D. 1200. A+G T+X Câu 6: Nếu như tỉ lệ ở một sợi của chuỗi xoắn kép phân tử ADN là 2 thì tỉ lệ đó ở sợi bổ sung là. A. 2 B. 0,2 C. 0,5 D. 5 Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 1 Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam Câu 7: Trong một phân tử ADN, số nuclêotit loại T là 600 và chiếm 20% tổng số nuclêotit của ADN. Số nuclêotit thuộc các loại G và X là A. G = X = 900. B. G = X = 720. C. G = X = 600 D. G = X = 480. Câu 8: Một ADN có tổng hai loại nuclêôtit chiếm 40% so với tổng số nuclêôtit của nó, trong đó số nuclêôtit loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của ADN trên là: A. A = T = 10%; G = X = 40%. B. A = T = 40%; G = X = 10%. C. A = T = 20%; G = X = 30%. D. A = T = 30%; G = X = 20%. Câu 9: Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại ribonucleotit là 4A = 3U = 2G = X. Tỉ lệ % mỗi loại ribonucleotit A,U, G, X lần lượt: A. 10%, 20%, 30%, 40%. B. 48%, 24%, 16%, 12%. C. 40%, 30%, 20%, 10%. D. 12%, 16%, 24%, 48%. Câu 10: Một phân tử mARN có chiều dài 5100 Å, trên mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: A = 2U = 3G = 4X. Số nucleotit từng loại của mARN trên là: A. A = 720; U = 360; G = 240; X = 180. B. A = 180; U = 240; G = 360; X = 720. C. A = 480; U = 360; G = 720; X = 180. D. A = 360; U = 240; G = 720; X = 480. Câu 11: Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Å, trên mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: G : X : U : A = 3 : 4 : 2 : 3. Số nucleotit từng loại của mARN trên là: A. A = 300; U = 400; G = 200; X = 300. B. A = 600; U = 400; G = 600; X = 800. C. A = 150; U = 100; G = 150; X = 200. D. A = 300; U = 200; G = 300; X = 400. Câu 12: Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Tỉ lệ % mỗi loại ribonucleotit A,U, G, X lần lượt: A. A = 10%, U = 20%, G = 30%, X = 40%. B. A = 48%, U = 24%, G = 16%, X = 12%. C. A = 40%, U = 30%, G = 20%, X = 10%. D. A = 12%, U = 16%, G = 24%, X = 48%. Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 2 Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam Câu 13: Khi nói về đặc điểm của các cấp tổ chức sống là những hệ thống mở và tự điều chỉnh, có những thông tin sau: I. Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. II. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. III. Mọi cấp tổ chức sống từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. IV. Các cá thể trong quần thể chỉ tác động qua lại với nhau mà không có các mối quan hệ với các quần thể khác. V. Khi nhiệt độ môi trường tăng thì con người tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể biến đổi phù hợp theo môi trường. Có mấy thông tin trên đây đúng? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 14: Cho bốn loại đại phân tử sau: Tinh bột, xenluloz, protein và photpholipit. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng: I. Chất không có cấu trúc đa phân là xenlulozo. II. Photpholipit không có trong cấu trúc lục lạp. III. Tinh bột có cấu trúc mạch thẳng, các dơn phân liên kết với nhau theo nguyên tắc cùng chiều. IV. Xenlulozo có cấu trúc mạch nhánh, các đơn phân liên kết nhau theo nguyên tắc sấp - ngửa (hai chiều xen kẽ). A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 15: Cho các chức năng chính sau: I. Cấu tạo tế bào và cơ thể. II. Dự trữ axit amin. III. Dự trữ nuclêôtit. IV. Vận chuyển các chất. V. Cung cấp năng lượng cho tế bào; VI. Bảo vệ cơ thể; VII. Thu nhận thông tin; VIII. Xúc tác các phản ứng sinh hóa Có mấy chức năng trên là chức năng chính của prôtêin? A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 3 Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam Câu 16: Cho các nhận định sau: I. Nước đá có các liên kết hidro kém bền vững. II. Nước đá nhẹ hơn nước thường. III. Nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc liên kết. IV. Nước đá có các liên kết hidro dễ bị bẻ gãy. V. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào. Có mấy nhận định trên đây là đúng? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 17: Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào của cơ thể sinh vật có đặc điểm I. Là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên. II. Là những nguyên tố không có trong các hợp chất vô cơ. III. Tỉ lệ % của các nguyên tố không giống ở trong các chất vô cơ. IV. Chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học. Phương án đúng A. I, III. B. I, IV. C. II, III. D. II, IV. Câu 18: Cho các phát biểu sau về axit amin: I. Mỗi axit amin có ít nhất một nhóm amin (NH2). II. Mỗi axit amin chỉ có đúng một nhóm COOH. III. Những axit amin cơ thể không tổng hợp được gọi là axit amin không thay thế. IV. Axit amin là một chất lưỡng tính (vừa có tính axit, vừa có tính bazo). Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 4 Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam Câu 19: Đối với sự sống, liên kết hidro có các vai trò : I. Quy định cấu hình không gian của các đại phân tử sinh học. II. Đảm bảo cho nguyên tử hidro liên kết chặt với các phân tử hữu cơ. III. Đảm bảo cho nguyên tử hidro liên kết chặt với các phân tử khác. IV. Duy trì liên kết yếu giữa các phân tử phân cực với các phân tử nước. Số phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 20: Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có các đặc điểm chung: I. Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit. II. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. III. Có bốn loại đơn phân. IV. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung Số phương án đúng: A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Lưu ý: Để xem video chữa và lời giải chi tiết từng câu. Các em xem tại HOC24H.VN Các em nên bám sát theo khoá học trên Hoc24h.vn để có được đầy đủ tài liệu ôn tập và kiến thức. Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan