Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lớn khuyết tật...

Tài liệu Lớn khuyết tật

.DOC
17
544
139

Mô tả:

9 điểm các phương pháp giáo dục cùng với các quy định về việc đi bộ của người khuyết tật.
MỤC LỤC: Trang: A. MỞ ĐẦU.................................................................................................1 B. NỘI DUNG.............................................................................................1 I. Khái quát chung về người khuyết tật...................................................1 II. Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật và ưu, nhược điểm của từng phương thức.....................................................................................2 1. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc giáo dục đối với người khuyết tật.....2 2. Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật và ưu, nhược điểm của từng phương thức...........................................................................................3 2.1. Giáo dục hòa nhập...............................................................................3 2.1.1.Khái niệm...........................................................................................3 2.1.2.Ưu điểm..............................................................................................4 2.1.3.Nhược điểm........................................................................................5 2.2.Giáo dục chuyên biệt.............................................................................5 2.2.1.Khái niệm...........................................................................................5 2.2.2.Ưu điểm..............................................................................................5 2.2.3.Nhược điểm........................................................................................6 2.3.Giáo dục bán hòa nhập.........................................................................6 2.3.1. Khái niệm..........................................................................................6 2.3.1.Ưu điểm..............................................................................................6 2.3.3.Nhược điểm........................................................................................6 III. Quy định về việc đi bộ của người khuyết tật và nhận xét.....................8 1. Quy định của pháp luật về việc đi bộ của người khuyết tật.......................8 2. Nhận xét.....................................................................................................9 C. KẾT LUẬN...........................................................................................11 0 1 A. MỞ ĐẦU Người khuyết tật chính là một phần của xã hội, là những công dân bình thường, họ cũng như bao người khác đều có đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhưng do có những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn, việc hòa nhập với cộng đồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình còn rất hạn chế. Do vậy, Nhà nước ta đã cần có nhiều những chính sách pháp luật cụ thể và thực tế để đảm bảo các quyền cho người khuyết tật, giúp đỡ họ trong việc hòa nhập với cộng đồng,...Để hiểu rõ hơn về một số chính sách đối với người khuyết tật, dưới đây em xin trình bày về các phương pháp giáo dục cùng với các quy định về việc đi bộ của người khuyết tật. B.NỘI DUNG I. Khái quát chung về người khuyết tật Về định nghĩa người khuyết tật, trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau, trong đó nổi bật là bốn quan điểm: mô hình từ thiện, mô hình y tế, mô hình xã hội và mô hình dựa vào quyền . Tuy nhiên, định nghĩa về người khuyết tật dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào, nhất thiết phải phản ánh thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con người. Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 luật người khuyết tật Việt Nam định nghĩa: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” 2 Căn cứ theo Điều 3 Luật người khuyết tật Việt Nam có 6 dạng tật đó là: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Với ba mức độ khuyết tật: người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và người khuyết tật nhẹ. II. Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật và ưu, nhược điểm của từng phương thức. 1. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc giáo dục đối với người khuyết tật Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển mỗi cá nhân nói chung, nó chính là quốc sách quan trọng, hàng đầu ở các quốc gia, là chìa khóa để phát triển con người, đất nước văn minh và tốt đẹp. Giáo dục đối với người khuyết tật là những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của người khuyết tật giúp họ có được kiến thức, tri thức, phẩm chất đạo đức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người khuyết tật đó là: giúp người khuyết tật có kiến thức, tri thức, sự hiểu biết tự nhiên, xã hội và trở thành người có ích cho xã hội; có thể giúp họ phục hồi chức năng, phát triển trí tuệ; giáo dục cũng giúp người khuyết tật có những kiến thức cơ bản và đó chính là nền tảng để họ có thể tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm, tự tin chủ động hòa nhập với cộng đồng; giúp họ nhận thức được vấn đề và giúp họ có nghị lực để vượt lên trên mọi khó khăn của cuộc sống; bên cạnh đó, giáo dục có ý nghĩa đặc biệt với trẻ em khuyết tật, môi trường học tập là cơ hội tái hòa nhập cộng đồng... 3 Giáo dục đối với người khuyết dựa trên hai nguyên tắc: hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để người khuyết tật có thể tham gia học tập; đề cao và khuyến khích giáo dục hào nhập cộng đồng. Người khuyết tật vì những khiếm khuyết nên việc học tập của họ khó khăn hơn so với những người bình thường. Bên cạnh đó những khiếm khuyết của họ biểu hiện dưới các dạng tật rất đa dạng, cho nên nhu cầu học tập của mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy, Nhà nước ta cũng đã có nhiều quy định riêng về giáo dục đối với người khuyết tật, cũng như cần phải xác định các phương thức giáo dục đối với từng đối tượng là người khuyết tật sao cho phù hợp. 2. Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật và ưu, nhược điểm của từng phương thức Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật người khuyết tật Việt Nam, có ba phương thức giáo dục cho người khuyết tật đó là: 2.1. Giáo dục hòa nhập 2.1.1.Khái niệm Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Đây được coi là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật bởi nó tương đối hiệu quả và đạt được các mục tiêu mà giáo dục đặt ra. Phương thức này thường được áp dụng đối với người khuyết tật có khả năng học tập được với người không khuyết tật. Chẳng hạn, ngay tại trường đại học luật Hà Nội cũng có bạn khuyết tật đi học, bạn đó bị khuyết tật vận động nhưng bạn ấy vẫn được học như những bạn bình thường khác, học cùng lớp và chương trình học cũng như những bạn khác. Và bạn đó còn học khá và được nhiều thầy cô quý mến. 4 2.1.2.Ưu điểm Thứ nhất, giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục tiến bộ, có hiệu quả, đáp ứng được với mục tiêu giáo dục của UNESCO (học để biết, học để làm nhười, học để làm, học để cùng chung sống), nó thúc đẩy đổi mới phương hướng dạy học. Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác. Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau. Thứ hai, giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ em khuyết tật: rèn luyện tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng mới. Giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một trẻ khiếm thính sẽ rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay chúng có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ bình thường cùng tuổi. Việc hòa nhập trẻ khuyết tật giống như một thứ nhớt làm trơn quá trình lĩnh hội những kỹ năng sống của chúng. Đặc biệt giáo dục hòa nhập giúp cho trẻ khuyết tật có thể tiếp cận, hòa nhập với thế giới xung quanh, được giao lưu học hỏi cùng các bạn trẻ bình thường khác, từ đó giúp cho chúng lạc quan, thêm yêu cuộc sống và phấn đấu đạt được những thành tích lớn. Thứ ba, giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ em bình thường khác: Được tiếp xúc và đón nhận những người khuyết tật với những khiếm khuyết như bao người khác; học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật. Cũng chính vì vậy, chúng sẽ tự làm giàu vốn sống của mình. Nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Thứ tư giáo dục hòa nhập giáo dục cho mọi đối tượng, Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông. Học sinh với những khả năng khác nhau được theo hộc nhóm... 5 2.1.3.Nhược điểm Đa số người khuyết tật nhận thức về giáo dục chưa cao; mạng lưới các trung tâm hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật còn ít, phân bố chưa đều. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên vẫn còn thiếu nhiều, chất lượng chuyên môn còn thấp. Cơ sở vật chất cho giáo dục người khuyết tật con thiếu và kém chất lượng. Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ về học phí trang thiết bị, phương tiện cho người khuyết tật nhưng ngân sách còn hạn chế. Các văn bản pháp luật về giáo dục cho người khuyết tật chưa đầy đủ và giá trị pháp lý chưa cao. 2.2.Giáo dục chuyên biệt 2.2.1.Khái niệm Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Phương thức này thường được áp dụng cho người khuyết tật chưa đủ điều kiện để học tập theo phường thức hòa nhập. Chẳng hạn, người khuyết tật câm điếc thì không thể học cùng với những bạn bình thường vì họ nhận thức còn hạn chế hơn những bạn khác, việc học tập cũng rất khó khăn do ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ kí hiệu, chính vì vậy, đối với những người khuyết tật như vậy thường được áp áp dụng phương pháp giáo dục chuyên biệt để họ được chăm sóc, quan tâm đặc biệt. 2.2.2.Ưu điểm Giúp cho một bộ phận trẻ khuyết tật được giáo dục và chăm sóc. Đây là cơ sở học tập riêng của người khuyết tật, giúp cho trẻ khuyết tật được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Vì là cơ sở giáo dục riêng cho người khuyết tật vì vậy đa số các giáo viên có kiên thức, kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 6 2.2.3.Nhược điểm Có thể thấy, giáo dục chuyên biệt là quan niệm đánh giá không đúng về trẻ khuyết tật. Với cách tổ chức giáo dục đặc thù đã tách trẻ khuyết tật ra khỏi cộng đồng, áp dụng phương pháp giáo dục đặc biệt đối với họ . Chính vì vậy, giáo dục chuyên biệt khiến cho người khuyết tật cảm thấy tự ti, mặc cảm, việc hòa nhập với cộng đồng sẽ khó khăn hơn. Từ đó, dẫn đến cản trở không cho trẻ phát triển hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, giáo dục chuyên nghiệp tạo ra môi trường bị hạn chế về nhiều mặt, kìm hãm sự phát triển hòa nhập của người khuyết tật. Ngoài ra mô hình giáo dục chuyên biệt rất tốn kém: chi phí cao cho việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên riêng, cách làm này sẽ không huy động được lực lượng xã hội tham gia giáo dục. Thực hiện mô hình giáo dục chuyên biệt sẽ làm cho phần lớn trẻ khuyết tật bị thất học. 2.3.Giáo dục bán hòa nhập 2.3.1. Khái niệm Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho mọi người khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Phương thức này cũng được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. 2.3.1.Ưu điểm Tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học tập, góp phần giúp người khuyết tật phát huy được khả năng, trí tuệ tiềm tàng của mình. 2.3.3.Nhược điểm Môi trường giáo dục chưa được thay đổi. Vẫn là môi trường giáo dục cũ và người ta có thay đổi đi một chút ít ở chỗ này, chỗ kia. Giáo dục lấy môn học là trung tâm chứ không phải học sinh là trung tâm. Thực hiện giáo dục 7 theo kiểu nửa vời, tất cả học sinh khuyết tật chưa được hưởng nền giáo dục, chương trình giáo dục bình đẳng. Còn có một phần tách biệt, đó là những học sinh học trong các lớp riêng của trường phổ thông. Học sinh chưa được hưởng chương trình, phương pháp giáo dục đã được đổi mới, phù hợp cho mọi đối tượng. Học sinh khuyết tật chưa thực sự được hòa nhập với học sinh lành. Việc học tập của trẻ trong các lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng không trùng lặp với các lớp khác nên trẻ không thích ứng được Giữa chương trình giáo dục và trẻ còn một hàng rào ngăn cản. Một khi trẻ không theo được chương trình thì trẻ tự bị loại bỏ. Chương trình giáo dục chưa phát huy được những tiềm năng, đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện cho phát triển. Ở đây, ta không thể đánh giá được phương thức giáo dục nào là quan trọng và tốt nhất. Vì mỗi phương thức đều có vai trò nhất định và hiệu quả đối với những người khuyết tật trong những trường hợp cụ thể. Như đối với phương thức giáo dục hòa nhập thì nó sẽ giúp cho người khuyết tật dễ hòa nhập với cuộc sống,... nhưng phương thức này thường chỉ được áp dụng và có hiệu quả đối với người khuyết tật có khả năng học tập được với những bạn khác. Còn ở phương thức giáo dục chuyên biệt và phương thức giáo dục bán hòa nhập thì có thể giúp cho những bạn khuyết tật mà không có khả năng học tập bình thường được quan tâm chăm sóc tốt hơn. Có thể thấy được giáo dục có một vai trò đặc biệt quan trong quá trình phát triển của mỗi con người. Đối với người khuyết tật cũng vậy, họ cũng như bao người khác cần được học tập, vui chơi để có thể phát triển. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, phù hợp với thực tiễn để bảo đảm về giáo dục cho người khuyết tật. Trong đó, đặc biết chú trọng và nâng cao hơn nữa phương thức giáo dục hòa nhập, để có thể mang lại hiệu quả và giúp người khuyết dễ dàng hòa nhập, phát triển nhân cách, tài năng. 8 III. Quy định về việc đi bộ của người khuyết tật và nhận xét 1. Quy định của pháp luật về việc đi bộ của người khuyết tật Xuất phát từ đặc thù của người khuyết tật là bị khiếm khuyết bộ phận nào đó trên cơ thể (mắt, chân, tay, tai,…) hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật, làm cho những người này không thể nhìn thấy đường đi, không nghe thấy âm thanh đang phát ra, hay không thể đi bằng chính đôi chân của mình nên việc đi bộ của họ càng gặp khó khăn hơn. Vì thế để đảm bảo cho việc đi bộ của NKT được an toàn, thuận tiện hơn pháp luật đã ban hành hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 265:2002 “Đường và hè phố- Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng” và gần đây là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng ban hành ngày 29/12/2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Đây là nguồn luật vô cùng quan trọng đảm bảo khi thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng nhà đầu tư, đơn vị trực tiếp thi công phải tuân thủ. Trước hết về mặt thiết kế của cơ sở hạ tầng, đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện. Đường bộ, hè phố phải đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 265: 2002 đường và hè phố nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đam rbaor người khuyết tật tiếp cận sử dụng do Bộ xây dựng ban hành. Chẳng hạn trên tuyến đường dành cho người đi bộ cần phải hạn chế các chướng ngại vật có trên đường (nắp hố ga, cây cổ thụ,...) và cần phải đặt các tấm lát dẫn hướng có cảm giác để dẫn đường cho người khiếm thị. Đối với đường vào công trình, mục 2.2 và mục 2.3 QCVN 10:2014/BXD quy định trong một khuôn viên, công trình hoặc hạng mục công trình ít nhất phải có một đường vào đảm bảo người khuyết tật tiếp cận 9 sử dụng. Đối với lối vào, pháp luật quy định khi xây dựng công trình hoặc một hạng mục công trình thì phải có ít nhất một lối chính dẫn vào công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng của người khuyết tật, lối vào cho người khuyết tật có cửa thì không được làm ngưỡng cửa, tại lối vào phải lắp đặt biển báo và tấm lát có dấu hiệu chỉ hướng tiếp cận đến thang máy dành cho người khuyết tật. Tại nút giao thông giữa lối đi bộ và đường dành cho các phương tiện giao thông, lối sang đường dành cho người đi bộ hoặc tại lối vào công trình nếu có sự chênh lệch cao độ lớn hơn 150 mm phải bố trí vệt dốc và tấm lát cảnh báo giao cắt. Độ dốc của mặt dốc không lớn hơn 1/12. Các tiện nghi trên đường phố như điểm chờ xe buýt, ghế nghỉ, cột điện, đèn đường, cọc tiêu, biển báo, trạm điện thoại công cộng, hòm thư, trạm rút tiền tự động, bồn hoa, cây xanh, thùng rác công cộng v.v… không được gây cản trở cho người khuyết tật và được cảnh báo bằng các tấm lát nổi hoặc đánh dấu bằng các màu sắc tương phản để người khuyết tật nhìn có thể nhận biết. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của những người khác khi cùng tham gia giao thông với người khuyết tật. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật khi đi qua đường (Điều 33 Luật giao thông đường bộ năm 2008). Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho nguwoif đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nới không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy nguwoif đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn (Điều 11 khoản 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008). 2. Nhận xét Có thể thấy được trên lý thuyết, Nhà nước cũng có nhiều quy định về việc đi bộ cho người khuyết tật, việc thực hiện nó đã đạt được một số kết quả không nhỏ, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để người khuyết tật tham gia 10 giao thông, hòa nhập cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế thì cũng đặt ra rất nhiều vấn đề, việc đảm bảo thực hiện quyền này cho người khuyết tật còn quá nhiều hạn chế. Trong việc đi bộ, ngay cả những người bình thường còn gặp phải khó khăn, cản trở do sự quá tải, mất kiểm soát giao thông ở giờ cao điểm luôn thường trực. Thì đối với người khuyết tật khi tham gia đi bộ nó càng trở nên khó khăn, hạn chế nhiều hơn. Dẫn đến sự e ngại và ít tham gia giao thông ngoài đường hơn đối với người khuyết tật. Có thể thấy được, trên thực tế hầu hết các con đường đề khá nhỏ, các tiêu chí về vết dốc, đường lên hay vỉa hè đều không được đảm bảo, hoặc là không có, hoặc bị lấn chiếm. Mặc dù đã có quy định, nhưng tại các địa điểm có tín hiệu đèn giao thông, biển chỉ dẫn hầu hết là không có thêm các tín hiệu âm thanh hay chữ nổi gì để chỉ dẫn người khiếm thị. Mọi người khi tham gia giao thông, điều khiển phương tiện giao thông còn tranh nhau, đi cả trên vỉa hè để được đi trước chứ không nói gì đến việc là nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật. Thực tế ngay tại việc đi từ trường đại học luật về Pháo Đài Láng mà em hay thường đi có một đoạn phải băng qua đường với vạch kẻ cho người đi bộ thì do đèn đỏ có 20 giây vì vậy khi hết đèn đỏ người đi bộ mới đi được ¾ đường để sang vỉa hè bên kia. Nhưng khi hết đèn đỏ là các phương tiện khác cứ phóng ù ù và không để ý đến người đi bộ, những người đi bộ thì phải chạy để tránh va chạm. Do đó, ở đây để thấy người khuyết tật tham gia giao thông đi bộ thì không có ai. Tại thủ đô Hà Nội, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, vào những giờ cao điểm, thì sự ùn tắc giao thông khiến việc đi bộ qua đường của mọi cũng gặp rất nhiều khó khăn, các vỉa hè, đường lên vỉa hè hầu hết bị lấn chiếm để làm các quán trà đá, chỗ để xe. Chính vì vây, việc người khuyết tật tham gia giao thông đi bộ ở đây rất ít và hầu như không có ai. 11 Chính vì vây, việc mà người khuyết tật tham gia giao thông đi bộ là rất ít, để gặp một người khuyết tật tham gia giao thông cũng rất hiếm hoi. Do các quy định pháp luật còn quá lỏng lẻo hay sự tác trách của những cơ quan, chức năng hay vẫn còn những tư tưởng phân biệt đối xử với người khuyết tật, e ngại đối với họ;...Dù nguyên nhân là gì đi nữa, mọi người hãy thay đổi cách nhìn của chúng ta với người khuyết tật, coi họ cũng như chúng ta, đều là con người, là một phần của xã hội và xứng đáng được hưởng các quyền của một con người. Nhà nước cần có những phương hướng, quy định cụ thể để đảm bảo cho các quyền của người khuyết tật, giúp họ hòa nhập với cuộc sống, có thể học tập, tham gia giao thông,... Từ đó, sẽ đưa lại một xã hội tốt đẹp, văn minh, trong đó có sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. C.KẾT LUẬN Cũng như bất cứ con người nào, để người khuyết tật có thể tồn tại với những giá trị nhân phẩm được tôn trọng thì họ cần được học tập, rèn luyện và có một công việc ổn định, chất lượng. Và đây cũng là quyền hiến định của họ như mọi công dân trong xã hội. Nhà nước – chủ thể chủ động, có nguồn lực lớn nhất và có khả năng bảo đảm quyền của người khuyết tật một cách tốt nhất cần thường xuyên rà soát, hoàn thiện và thực hiện các biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn, đồng thời cần có cơ chế để động viên toàn xã hội tham gia công tác người khuyết tật, vì cuộc sống ngày tốt đẹp của lực lượng xã hội này 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội, nhà xuất ban công an nhân dân, năm 2011. 2. Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006. 3. Luâ ât người khuyết tâ ât năm 2010. 4. file:///C:/Users/Administrator/Downloads/326-618-1-SM%20(2).pdf. 5. Luật giao thông đường bộ năm 2008. 6. Thông tư liên tịch số 42/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh & Xã hội quy định về chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật. 13 PHỤ LỤC: Giúp bạn hòa nhập tại trường tiểu học Tiến Lộc, Can Lộc. Ảnh: Quốc Hiệp Luyện chữ cho học sinh khuyết tật. 14 Giáo dục chuyên biệt Trường Khuyết tật Thính giác Hy Vọng 1, với sự giảng dạy của cô Ngời, mong muốn góp phần giúp đỡ những người bị câm điếc có cơ hội học tập, hòa nhập cộng đồng 15 Ô tô khách 17 chỗ trở lên phải có chỗ cho người khuyết tật Xe khách thành phố phải có chỗ để người khuyết tật dễ tiếp cận sử dụng, ảnh: Hanoimoi.com.vn CSGT giúp đỡ người già, người tàn tật sang đường an toàn. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan