Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Liên kết vùng vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm ...

Tài liệu Liên kết vùng vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030

.PDF
168
336
84

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ VĂN PHONG LIÊN KẾT VÙNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2020, TẦM NHÌN 2030 Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 01 05 LUẬN ÁN TIỄN SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ ANH VŨ 2.TS. PHAN VĂN HÙNG Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGÔ VĂN PHONG i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 13 1.3. Những vấn đề chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu giải quyết và những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết .................. 20 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT VÙNG .................................................................................................................................. 21 2.1. Vùng và liên kết vùng ........................................................................ 21 2.2. Cơ sở lý thuyết của liên kết vùng....................................................... 33 2.3. Các nguyên tắc liên kết vùng ............................................................. 37 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết vùng ............................................ 38 2.5. Một số tiêu chí đánh giá ..................................................................... 41 2.6. Kinh nghiệm quốc tế về liên kết vùng và bài học cho Việt Nam ............. 44 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2006 - 2015 ................................................................................................... 55 3.1. Điều kiện kinh tế, xã hội của Vùng KTTĐ Bắc Bộ ........................... 55 3.2. Thể chế, chính sách liên kết vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ......... 60 3.3. Thực trạng liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ....................... 62 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT VÙNG KTTĐ BẮC BỘ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 .................................................................... 107 4.1. Bối cảnh ........................................................................................... 107 4.2. Quan điểm phát triển liên kết vùng KTTĐ Bắc Bộ ......................... 112 4.3. Định hướng liên kết vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2030 .............. 113 4.4. Một số giải pháp thúc đẩy liên kết vùng KTTĐ Bắc Bộ ................. 116 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 128 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 132 PHỤ LỤC : ....................................................................................................................... 137 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB AEC APEC ASEAN ASEM BHYT CNTT CSKCB CTR đ. ĐBSCL ĐBSH EU FDI GDP GMS GTVT KCN KKT KTTĐ MTĐT NHTM ODA OECD PPP QL. TP. TNHH URENCO USD WB WTO Ngân hàng phát triển châu Á Cộng đồng Kinh tế ASEAN Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Diễn đàn hợp tác Á – Âu Bảo hiểm y tế Công nghệ thông tin Cơ sở khám chữa bệnh Chất thải rắn Đồng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Liên minh châu Âu Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm nội địa Vùng sông Mê-Công mở rộng Giao thông vận tải Khu công nghiệp Khu kinh tế Kinh tế trọng điểm Môi trường đô thị Ngân hàng Thương mại Viện trợ phát triển chính thức Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế Hợp tác Công – Tư Quốc lộ Thành phố Trách nhiệm hữu hạn Công ty môi trường đô thị Đô-la Mỹ Ngân hàng Thế giới Tổ chức Thương mại Thế giới iii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 1: Các loại liên kết chính ....................................................................... 30 Bảng 2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo cả nước và các vùng KTTĐ (%) ............ 59 Bảng 3: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội của Vùng KTTĐ Bắc Bộ ................................................................................................. 69 Bảng 4. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội bình quân đầu người của Vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2014 .............................. 69 Bảng 5: Thứ tự các mặt hàng xuất khẩu chính năm 2013............................... 71 Bảng 6: Một số thông tin về KKT vùng KTTĐ Bắc Bộ ................................. 80 Bảng 7: Hạch toán hiệu quả kinh tế của một số cây cùng một thời điểm....... 82 Bảng 8. Cơ cấu lao động tại các Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ............... 92 Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của các tỉnh trong vùng ......................................... 93 Bảng 10: Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh trong vùng (%) ................................... 94 Bảng 11: Một số kết quả liên kết Vùng KTTĐ Bắc Bộ .................................. 98 iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị chung ................................................................... 37 Hình 2: Mô hình bộ máy tổ chức liên kết vùng ở CHLB Đức ....................... 44 Hình 3: Mật độ dân số các vùng KTTĐ (người/km2) năm 2012 .................... 58 Hình 4: Tỷ lệ lao động đang làm việc so dân số và lực lượng lao động của các vùng KTTĐ trên cả nước năm 2011 ............................................................... 59 Hình 5. Sơ đồ bộ máy điều phối VKTTĐ ....................................................... 61 Hình 6: Mô hình trao đổi giữa các vùng nghiên cứu ...................................... 65 Hình 7: Cơ cấu GDP theo ngành vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2000 và 2010 .... 70 Hình 8: Cơ cấu GDP ngành công nghiệp năm 2008 và 2014 ........................ 70 Hình 9: Cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu của Vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2014 ................................................................................................................. 71 Hình 10: Số lượng và diện tích các KCN của vùng KTTĐ Bắc Bộ thời kỳ 2001-2010........................................................................................................ 76 Hình 11: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN Vùng KTTĐ Bắc Bộ ......... 77 Hình 12: Hiện trạng phân bố các KCN trong vùng KTTĐ Bắc Bộ ................ 80 Hình 13: Mô hình liên kết mới vùng KTTĐ Bắc Bộ .................................... 117 Hình 14: Tam giác phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ....................................... 119 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng lãnh thổ là một phân hệ trong hệ thống các vùng của mỗi quốc gia. Trong số các lý thuyết về phát triển vùng, phân vùng và hoạt động của các vùng lãnh thổ là một nội dung quan trọng đã được các nhà khoa học trên thế giới về kinh tế và xã hội tập trung nghiên cứu. Đó là một đòi hỏi khách quan từ thực tiễn nghiên cứu cách thức tổ chức phát triển KT-XH các vùng lãnh thổ. Liên kết vùng lãnh thổ cũng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học, tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nên việc triển khai liên kết vùng còn dàn trải, lúng túng. Trải qua quá trình phát triển với sự thay đổi về cơ chế quản lý của nhà nước cho phù hợp với xu thế phát triển chung từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, Việt Nam cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển các vùng, miền, lãnh thổ... được áp dụng trên thực tiễn. Từ quan điểm phát triển đồng đều giữa các vùng miền theo khẩu hiệu như: “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”, “đưa nông thôn theo kịp thành thị”... rồi đến quan điểm tập trung, ưu tiên nguồn lực phát triển các vùng trọng điểm, như đã xác định trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2001 - 2010 là: xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) với tốc độ tăng trưởng nhanh nhằm mục tiêu“đóng góp lớn vào tăng trưởng của cả nước” và “lôi kéo, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển”1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 một lần nữa khẳng định: “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn...”. Để các vùng KTTĐ có thể phát huy sức mạnh tổng thể, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp vùng thì trước hết phải xây dựng được không gian kinh tế vùng. Từ đó phân bố lại sản xuất theo hướng chuyên môn hóa hoặc hình thành các vùng sản xuất lớn, tập 1 Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX 1 trung… và liên kết vùng sẽ trở thành nhân tố mới góp phần vào tăng trưởng kinh tế vùng. Tuy nhiên, liên kết vùng ở Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng. Theo Hoàng Ngọc Phong, ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại “63 vùng kinh tế”, tương ứng với 63 tỉnh, thành. Vì thế, không gian kinh tế vùng bị chia cắt và thu hẹp, nhiều cụm ngành kinh tế (cluster) và sản phẩm thế mạnh mà các tỉnh có lợi thế không được “liên kết” với nhau, hoặc lợi thế so sánh của từng tỉnh không được phát huy, mà còn cạnh tranh cục bộ lẫn nhau, dẫn đến chuỗi giá trị ngành hàng bị cắt khúc; đầu tư trùng lắp, tính gia tăng giá trị thấp, suất đầu tư cao do không tận dụng được “lợi thế dùng chung” trên cơ sở phân công trong nội bộ vùng và liên vùng. Do đó, nghiên cứu liên kết vùng KTTĐ Bắc Bộ là cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong bốn vùng KTTĐ, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Việt Nam. Trong đó, Hà Nội là Thủ đô của cả nước; Hải Phòng có hải cảng quốc tế quan trọng của Vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng như của các tỉnh phía Bắc Việt Nam và của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ, cảng quốc tế ở Hải Phòng có lượng hàng hóa chuyển tải lớn theo dòng thương mại Trung Quốc với thế giới thông qua trục Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng. Quảng Ninh có khu cửa khẩu Móng Cái với vai trò kết nối khu vực ASEAN – Trung Quốc và là địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch. Với những vị trí và lợi thế rất “đắc địa và đặc thù” của tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, vùng KTTĐ Bắc Bộ được kỳ vọng trở thành “cực tăng trưởng” của Việt Nam, có vai trò thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Tuy nhiên, sau mười lăm năm hình thành và phát triển, vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa có bộ máy vận hành liên kết vùng, chưa thực sự liên kết để tạo ra sức bật lớn trong phát triển kinh tế cho các tỉnh, thành phố trong vùng. Đến nay, liên kết Vùng KTTĐ Bắc Bộ (bao gồm cả liên kết nội vùng và liên vùng) vẫn còn rất hạn chế với nhiều tồn tại, bất cập cả về cơ chế, chính sách lẫn thực thi trong thực tế. Trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ chịu tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài. Xu hướng cấu trúc lại nền kinh tế trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đe dọa trực tiếp đến 2 sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của vùng KTTĐ Bắc Bộ và của quốc gia. Thực tiễn quá trình phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng như yêu cầu về liên kết vùng để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đủ sức đối phó với những vấn đề như phát triển bền vững, cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trường và ổn định xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, WTO, tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng… phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng cần tính đến các yếu tố hợp tác và cạnh tranh với các vùng của khu vực, đặc biệt là các vùng, các tam giác phát triển thuộc tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS). Những vấn đề hợp tác và phát triển vùng cần phải được xem xét và tính đến trong quy hoạch tổng thể phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ hiện nay. Đề tài này tập trung nghiên cứu liên kết vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 để làm sáng tỏ từ lý luận đến thực tiễn liên kết vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ, từ đó tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của Vùng KTTĐ Bắc Bộ từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Luận án làm rõ cơ sở lý luận về liên kết vùng, thực trạng, hạn chế, tồn tại trong liên kết Vùng KTTĐ Bắc Bộ từ 2006 đến 2016. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết vùng. - Làm rõ thực trạng, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân hạn chế trong liên kết Vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2016. - Đề xuất được một số quan điểm, giải pháp tăng cường liên kết Vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 3 - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung Trên thực tế, liên kết vùng là một chủ đề có nội dung nghiên cứu rất rộng lớn và phức tạp. Trong thời gian và điều kiện hạn chế, luận án tập trung nghiên cứu liên kết nội vùng, trong khi nội dung liên kết ngoài vùng (liên vùng) của Vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng được đề cập nhưng ở mức độ nhất định. Liên kết vùng bao gồm liên kết trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu chính của luận án là liên kết kinh tế; những vấn đề về liên kết xã hội và môi trường sẽ được nghiên cứu ở phạm vi hẹp, tập trung vào một số vấn đề chính, nổi cộm của vùng. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng liên kết nội vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2020. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cách tiếp cận chủ yếu của luận án - Tiếp cận hệ thống: Luận án đặt liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong mối quan hệ liên vùng với bên ngoài (trong nước và ngoài nước), không tiến hành nghiên cứu riêng biệt từng vấn đề của vùng mà xem xét, đặt vùng trong mối quan hệ phát triển tổng thể kinh tế, xã hội, môi trường và trong mối quan hệ với hội nhập quốc tế. - Tiếp cận liên ngành: Liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chứa đựng những nội dung, hình thức, các mối quan hệ kinh tế - xã hội đa dạng, đa chiều cạnh. Cách tiếp cận chuyên ngành khó luận giải được những vấn đề phức tạp nêu trên. Vì vậy, luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành: kinh tế học, xã hội học, địa lý... nhằm khắc phục được những hạn chế nêu trên. Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: - Thu thập và phân tích, tổng quan các tài liệu thứ cấp: Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp liên quan tới việc sử dụng những dữ liệu sẵn có (thông tin dạng số và thông tin dạng văn bản) được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu đã được thực 4 hiện trước đây liên quan tới luận án. Tài liệu thứ cấp gồm: các tài liệu về tình hình kinh tế, xã hội, nghèo đói, lao động việc làm của các tỉnh thuộc Vùng KTTĐBB, chính sách, luật pháp liên quan, tình hình phát triển các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, trang trại.v.v... Nguồn tài liệu thứ cấp được thu thập tại các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Tổng Cục Thống kê, các Sở, Ban, ngành của các tỉnh Vùng KTTĐBB. - Điều tra thực địa: Nghiên cứu sinh đã tiến hành nghiên cứu thực địa tại các địa phương trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ (Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc) để thu thập thông tin về tình hình phát triển kinh tế và về thực trạng liên kết vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tiến hành điều tra, nghiên cứu xã hội học, phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, các chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, nông dân Vùng KTTĐ Bắc Bộ về quan điểm, chính sách, giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế vùng. - Phương pháp phân tích thống kê, phân tích được sử dụng để đánh giá điểm yếu, mạnh, cơ hội và thách thức nhằm lựa chọn các mô hình liên kết phù hợp với điều kiện mới. (Chú ý: Nội dung luận án không đề cập việc nghiên cứu mô hình liên kết nên không đề cập tới mô hình). - Phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tình huống: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn và kiểm nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về vùng, phát triển bền vững. Luận án đã được các chuyên gia thảo luận, góp ý kiến, đánh giá để có những hướng đi đúng, sát với thực tế. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án  Về mặt lý luận Hiện nay, liên kết vùng đã trở thành nhu cầu khách quan, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển không chỉ ở các nước phát triển mà cả những nước đang phát triển. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về liên kết vùng, tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận cần làm rõ. Luận án đã góp phần luận giải vai trò của liên kết vùng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam; vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng thể chế, chính sách liên kết vùng. 5 Về mặt thực tiễn Nghiên cứu về các khu kinh tế, vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm cũng đã có nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về thực trạng liên kết của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án đã cho thấy thực trạng liên kết vùng Vùng KTTĐ Bắc Bộ; những nhân tố tác động đến liên kết Vùng KTTĐ Bắc Bộ; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế liên kết vùng. Qua đó, luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề thực tiễn về liên kết vùng ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về liên kết vùng, làm sáng tỏ nội hàm liên kết nội vùng và ngoại vùng, phân biệt liên kết vùng với các hình thức liên kết khác cũng như những cơ sở đánh giá mức độ liên kết vùng. Những vấn đề lý luận cơ bản về liên kết vùng được hệ thống hóa trong luận án đã góp phần vào nghiên cứu và xây dựng chính sách liên kết phát triển vùng ở nhiều nước trên thế giới. Những lý luận này có thể vận dụng vào nghiên cứu và đề xuất chính sách phát triển vùng ở nước ta trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Nội dung của luận án gồm phần mở đầu và 4 Chương chính: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết vùng Chương 3: Thực trạng liên kết Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006 - 2015 Chương 4: Giải pháp thúc đẩy liên kết Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới M. Porter trong hai cuốn “Lợi thế cạnh tranh” (năm 1985) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (năm 1950) đã chỉ ra việc tận dụng vào khả năng sáng tạo và sự năng động của quốc gia mới là nhân tố quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Camagni (2002) cũng cho rằng, một vùng được cho là có lợi thế tuyệt đối khi vùng sở hữu các tài sản công nghệ, xã hội, thể chế, hạ tầng ưu việt hơn các vùng khác. Những nguồn lực này sẽ là nguồn lực xác lập cấu túc kinh tế, phân bố lại lại các hoạt động kinh tế cho cả vùng, quốc gia và quốc tế. EC (1999) cũng nêu ý tưởng về khả năng cạnh tranh của vùng là: mặc dù trên thực tế có những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao và sức cạnh tranh yếu ở mọi vùng những có những đặc điểm chung trong vùng (địa phương) ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp ở đó. Những nguồn lực này chi phối các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả, khả năng đổi mới, sự linh hoạt và năng động của các doanh nghiệp đó. Những tư tưởng nêu trên đã chứng tỏ sự đúng đắn trên thực tế. Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, hoặc gần đây là Đu-bai … đã vương lên và phát triển thần kỳ trong nhiều thập kỷ vừa qua dù không có lợi thế tuyệt đối về tài nguyên, đất đai… Về liên kết cụm ngành, M. Porter cho rằng “cụm ngành là một nhóm các công ty liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ thể, quy tụ trong một khu vực địa lý, được kết nối với nhau dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung” (Xem: Giới thiệu lý thuyết cụm ngành, tr. 2). “Tăng trưởng theo không gian” bằng các chính sách của chính phủ nhằm phát triển kinh tế trải rộng, đồng đều trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước, trước đây các nước như Liên Xô (cũ), Cộng hòa Ả Rập, Ấn Độ, Braxin, Inđônêxia, Mêhicô, Nigiêria, Nam Phi, Việt Nam… triển khai. N.N. Baransky (nhà địa lý kinh tế thuộc Liên Xô cũ) cho rằng, phân công lao động theo lãnh thổ là hình thức không gian 7 của phân công xã hội. Điều kiện tất yếu của phân công theo vùng là một vùng lao động sản xuất sản phẩm cung cấp cho một vùng khác. Với những giả thiết đó, N.N. Baransky và các nhà địa lý kinh tế khác đã nghiên cứu các mô hình trao đổi liên vùng. Các nước như Anh, Canađa cũng đã áp dụng quan điểm này (từ thập kỷ 20 đến 80 của thế kỷ 20). Tuy nhiên, kết quả mang lại không được như mong muốn. Sau đó, lý thuyết này được phát triển dựa theo quan điểm mới là “Phát triển kinh tế cần phải tập trung (mất cân đối); còn xã hội thì tiến đến hội tụ (phát triển đồng đều)”. Mô hình Heckscher - Ohlin (Tân cổ điển) đã có sự điều chỉnh theo hướng, một vùng sẽ tập trung vào sản xuất loại hàng hóa mà nó có nhiều nhân tố thuận lợi sẵn có nhất (factor endowment) bởi làm như vậy sẽ đưa chi phí sản xuất rẻ hơn. Được khởi đầu từ thế kỷ 19, Johann – Heinrich Von Thunen trong “lý thuyết phát triển các vành đai công nghiệp” (1833) đã coi các thành phố, các cảng biển, các đầu mối giao thông lớn là những nút, những trọng điểm của lãnh thổ. Đây là những “mắt xích” có sức hút và sức lan tỏa ra các vùng xung quanh. Lý thuyết vị trí trung tâm (1933) của hai nhà bác học người Đức là W. Christaller và A. Losch tiến xa hơn với quy luật phân bố không gian, từ hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Theo quan niệm này, các thành phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát triển, là đối tượng để chính phủ đầu tư có trọng điểm. Trong tác phẩm „Những nguyên lý kinh tế hoc” (1955), nhà kinh tế học người Pháp Francois Peroux đã luận chứng về liên kết và lan tỏa dựa vào lý thuyết về “cực tăng trưởng”. Quan điểm của Perroux là thiết lập các vùng có các ngành với các doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, năng động nhất sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” của vùng. Các cực tăng trưởng này có sức lan tỏa, thu hút các dòng hàng hóa, nguyên liệu và lao động từ các vùng khác. Nhờ đó tạo ra các mạng lưới buôn bán, các chuỗi sản xuất… Khái niệm cực tăng trưởng của Perroux có hạn chế là chỉ đề cập đến không gian kinh tế có tính trừu tượng chứ không phải là không gian địa lý cụ thể và đôi lúc hai loại không gian này không đồng nhất. Trong tác phẩm “Probblem of regional Economic planning” (1966), Jacques Rauol Boudeville mở rộng khái niệm cực tăng trưởng bằng cách chia ra ba loại 8 không gian: đồng nhất, phân cực và hoạch định. Trong đó, vùng đồng nhất có đặc điểm là bao gồm các bộ phận tương đối giống nhau; vùng phân cực là không gian không đồng nhất, bao gồm một tập hợp các cực mang tính kinh tế có nhiều quan hệ trao đổi (hàng hóa và dịch vụ) hoặc liên kết với cực chi phối hơn các cực khác cùng loại. Boudeville đã cố gắng nhấn mạnh yếu tố địa lý trong lý thuyết cực tăng trưởng bằng cách đưa ra các ranh giới rõ ràng về mặt địa lý của các hiệu ứng phát triển tích cực (Capello, 2007). Từ đây, yếu tố then chốt trong phát triển không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành mà để có sự phát triển kinh tế vùng phải có sự tập trung về mặt không gian của các hoạt động sản xuất. Trong tác phẩm “Regional development policy: A case study of Venezuela” (1966) John Friedmann đã đưa ra khái niệm về liên kết không gian trong phát triển vùng là mô hình trung tâm – ngoại vi. Friedmann chỉ rõ, vùng trung tâm là nơi tương đối dồi dào vốn và là nơi phát sinh đổi mới, do đó là nơi sự phát triển diễn ra. Trong khi đó, các vùng ngoại vi tương đối dư thừa lao động và sự phát triển của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào vùng trung tâm, và phải phục vụ cho các nhu cầu của vùng trung tâm. Kiểu liên kết này tạo ra các dòng lao động và tài nguyên chảy về vùng trung tâm. Đối với vùng ngoại vi, một khi vùng trung tâm đã phát triển mạnh, sẽ nhận được các luồng thu nhập chảy về. Cuối cùng, sự bất cân bằng về nhân tố sản xuất ban đầu sẽ được san bằng. Friedmann cho rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt được thông qua sự xuất hiện của một hệ thống thứ bậc các thành phố và thị trấn có trình độ phát triển cao và liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự tăng trưởng tỷ lệ thuận với quy mô tập trung. Hệ thống thứ bậc là phương tiện để kết nối ngoại vi với trung tâm (hoặc hạt nhân). Friedman cũng sử dụng khái niệm vùng phân cực và cho rằng ngoại vi của vùng phân cực bao gồm 4 loại: chuyển tiếp lên trên (upward transitional), chuyển tiếp xuống dưới (downward transitional), ranh giới nguồn lực (resource frontier) và khó khăn đặc biệt (special problem). Trong khi đó, Hansen (1981) quan niệm về các hoạt động kinh tế vùng theo định hướng đô thị có hai yếu tố chính: một hệ thống các thành phố được sắp xếp theo thứ bậc chức năng và các khu vực tương ứng bị ảnh hưởng đô thị xung quanh mỗi thành phố trong hệ thống. 9 Theo quan điểm này, những hoạt động đổi mới dẫn tới sự phát triển lan tỏa từ trung tâm cao đến trung tâm thấp hơn trong thứ bậc các đô thị và cũng từ trung tâm đô thị đến các vùng ngoại vi trung gian. Fujita và Mori (2005) cho rằng, có hai loại liên kết chủ yếu tạo ra xung lực trong tương tác giữa các ngành. Loại thứ nhất là liên kết kinh tế (E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ; loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao gồm các hoạt động của con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa kiến thức (knowledge spillover effects). Ohlin (Mỹ) đã tập trung nghiên cứu vấn đề quan hệ liên vùng và đưa ra lý thuyết về “trao đổi hàng hoá liên vùng”. Nội dung cơ bản của lý thuyết này là “mọi vật đều tuỳ thuộc lẫn nhau”. Các vùng khác nhau có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người khác nhau. Do những khác biệt về lịch sử phát triển kinh tế, nên các vùng cũng có những cơ sở sản xuất và thiết bị sản xuất trên thực tế không giống nhau. Những khác biệt trên đây gây ra những chi phí sản xuất khác nhau, cũng như nhu cầu khác nhau cho từng chủng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, dẫn đến giá cả cũng thay đổi. Tuy vậy, những chênh lệch ấy còn tạo ra những khác biệt về vùng và chu chuyển hàng hoá và dịch vụ giữa các vùng. Trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi cùng tham gia trao đổi lẫn nhau trên một địa bàn. Từ những ý tưởng của lý thuyết này, hiện nay người ta quan tâm đến các dòng luân chuyển, trao đổi liên vùng về công nghệ, kiến thức khoa học, năng lực nghiên cứu, thông tin và năng lực sản xuất kinh doanh. Fujita và Mori (2005) cũng chỉ ra hiệu ứng tương tự về vai trò của địa lý tự nhiên trong việc quyết định địa lý kinh tế. Trong tác phẩm “Stratey of Economic Development” (1958), Albert Hirshman quan niệm “liên kết là quá trình làm thế nào một hoạt động này dẫn đến một hoạt động khác” và giải thích thêm rằng,” liên kết tồn tại khi một hoạt động diễn ra lại kéo theo các chủ thể khác bắt đầu một hoạt động mới”. Theo đó, liên kết vùng là một quá trình liên kết ngược và xuôi các dòng chảy thị trường hàng hóa diễn ra trên một không gian lãnh thổ nhất định. Hirschman đã dựa trên các mối quan hệ ngành và liên ngành đã phân biệt hai loại: liên kết ngược (backward linkages, 10 upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages). Hirschman cho rằng, các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các hoạt động kéo theo. Nói cách khác, bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó. Mọi ngành, trừ các ngành sản xuất ra sản phẩm là hàng hóa, đều kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình. Hiệu ứng liên kết được xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông qua sự vận động của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt trong lý thuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, để thông qua sức lan tỏa của chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối). Ngoài kiểu liên kết trong sản xuất nêu trên, Hirschman cũng đề cập đến liên kết tiêu dùng nhưng cho rằng không như liên kết trong sản xuất, liên kết tiêu dùng có thể mang lại hiệu ứng tiêu cực ví dụ như sự suy tàn của các nghề thủ công khi thu nhập tăng lên, do có sự chuyển hướng trong tiêu dùng. Trong công trình nghiên cứu sau này của mình, Hirschman cũng đề cập đến kiểu liên kết theo kiểu mạng lưới xã hội khi cho rằng liên kết cũng là sự ràng buộc chặt chẽ thành mạng lưới dày đặc các thương gia và cư dân thành thị (Hirschman, 1977). Khái niệm về liên kết xuôi và ngược của Hirschman sau đó được mở rộng và sử dụng trên nhiều giác độ khác nhau của các hoạt động kinh tế. Hazell và Roell (1983) trong công trình nghiên cứu về liên kết giữa các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp cho rằng, liên kết có thể diễn ra theo hai hướng: liên kết trong sản xuất và liên kết trong tiêu dùng, trong mỗi loại đều tồn tại 2 hình thức liên kết xuôi và liên kết ngược. Trong một nghiên cứu khác về liên kết giữa hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở Châu Phi, Haggblade et al. (1989) đã đưa ra sự phân biệt giữa liên kết trên thị trường nhân tố sản xuất và liên kết trên thị trường sản phẩm. Các liên kết về nhân tố sản xuất liên quan đến các dòng vốn và lao động giữa hai khu vực; còn các liên kết trên thị trường sản phẩm bao gồm liên kết ngược giữa 11 nông nghiệp và các ngành cung ứng đầu vào cho nông nghiệp, liên kết xuôi giữa hoạt động nông nghiệp với các hoạt động phân phối và chế biến, và liên kết cầu tiêu dùng được tạo ra như là kết quả của sự gia tăng thu nhập nông nghiệp. Bên cạnh đó ở một số nghiên cứu về liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các đối tác trong nước (UNCTAD, 2001; Giroud và Scott - Kennel, 2006; Scott - Kennel và Enderwick, 2005; Glass et al., 2002; Saggi, 2002), các tác giả phân biệt hai loại liên kết: liên kết dọc (vertical linkages) và liên kết ngang (horizontal linkages). Trong đó liên kết dọc là mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp nước ngoài với các nhà cung cấp địa phương (liên kết ngược) và với người tiêu dùng đối với sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng (liên kết xuôi). Liên kết dọc dựa chủ yếu trên các quan hệ giao dịch nhưng cũng bao gồm cả các trợ giúp tự nguyện hay chuyển giao nguồn lực và công nghệ cho các đối tác địa phương (Saggi, 2002). Liên kết ngang liên quan đến các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng các liên doanh và quan hệ mạng lưới giữa các doanh nghiệp (Giroud và Scott-Kennel, 2006); hay liên kết ngang thể hiện ở đây vẫn có sự đánh đồng giữa bản thân mối liên kết và hiệu ứng của nó trong tiêu dùng. Sự tương tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trong cùng một khâu sản xuất (UNCTAD, 2001). Các tác giả này cũng phân biệt giữa các mối liên kết và hiệu ứng của chúng. Hiệu ứng quan trọng nhất được gọi là hiệu ứng lan tỏa (spillovers), nảy sinh như tác động phụ từ hoạt động của các công ty nước ngoài trong nền kinh tế (thông qua quá trình bắt chước, học tập, mô phỏng của các doanh nghiệp trong nước đối với các kỹ năng quản lý, công nghệ, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài). Ở đây liên kết được xem như cơ chế trực tiếp để các hiệu ứng lan tỏa diễn ra. Những mối liên kết này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính quyền địa phương liên kết để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho liên kết của các ngành, các doanh nghiệp. Bên cạnh những mô hình liên kết được nêu trên cũng còn một số mô hình lý thuyết khác, song tựu chung lại có thể thấy tồn tại hai mô hình phát triển không gian khác nhau liên quan đến việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế liên vùng. Trong 12 phạm vi đề tài này, lý thuyết trao đổi hàng hóa của Heckscher – Ohlin và lý thuyết về cạnh tranh quốc gia của M. Porter được kết hợp sử dụng để phân tích, đánh giá liên kết vùng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vùng và liên kết vùng đã trở thành chủ đề được các nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu. Trong tài liệu “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí" (1998), "Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm" (1992-1994), "Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam" (1994-1996) của Lê Bá Thảo là những công trình liên quan đến tổ chức lãnh thổ và các vấn đề môi trường. Lê Bá Thảo đã đưa ra hệ thống quan niệm về vùng và phân vùng. Phối hợp với các giáo sư tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế quốc dân (trước đây là trường Đại học Kinh tế tài chính) Lê Bá Thảo đã nghiên cứu các mối quan hệ các vùng, giúp Chính phủ phân chia một số Khu tự trị, nhằm khai thác tốt hơn khả năng ở các vùng, các khu này trong mối quan hệ chung của hệ thống vùng cả nước. Đến những năm 1960-1970 nhóm nghiên cứu trong các Trường Đại học Sư phạm (Khoa Địa lý), trường Đại học Kinh tế quốc dân, và sử dụng các mô hình toán trong nghiên cứu quan hệ các lĩnh vực cụ thể trong các vùng tại Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp2 đã tiến hành nghiên cứu các chuyên đề về liên vùng, liên ngành. Kết quả của việc nghiên cứu đã được thể hiện trong việc phân chia theo sự phân công chuyên môn hoá các vùng. Kết quả nghiê cứu đã đóng góp cho việc hoạch định các chính sách nhà nước một cách cân đối và khai thác tốt thế mạnh của các vùng trong cả nước. Cụ thể vào cuối những năm 60, để đáp ứng cho nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy về vùng ở các trường đại học, đặc biệt ở trường Đại học sư phạm Hà Nội, giáo sư Trần Đình Gián dựa trên những lí luận về vùng năm 1921-1922 của khoa học địa lý Xô Viết (Liên Xô cũ), vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III,, đã đề xuất phương án phân chia lãnh thổ nước ta thành hai vùng kinh tế Đóng góp nhiều cho lĩnh vực này phải kể đến giáo sư Lê Bá Thảo, Trần Đình Gián, Đoàn Đinh Hoè, Nguyễn Xuân Ngọc; cố giáo sư Đặng Như Toàn, Nguyễn Văn Thiều, … 2 13 cơ bản theo thực thể phân chia ranh giới chính trị hồi đó (miền Bắc và miền Nam). Theo đó, hệ thống vùng gồm 3 cấp (vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế- hành chính tỉnh (hay liên tỉnh), vùng kinh tế cơ sở huyện (hay liên huyện)). Ba cấp đó giống như một hệ thống động lực, hoạt động vừa có phân cấp, vừa có phối hợp, liên kết với nhau nhằm xây dựng một nền kinh tế - xã hội- văn hoá thống nhất và đa dạng, tiêu biểu mang đặc điểm Việt Nam Về cấp vùng kinh tế lớn đươc chia thành 4 vùng (lúc đó gọi là các Á vùng): Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung bộ. Mỗi vùng đó bao gồm các vùng kinh tế hành chính tỉnh. Việc nghiên cứu và phân chia vùng để phục vụ cho kế hoạch hóa lãnh thổ diễn ra chủ yếu trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam (từ Vĩnh Linh trở ra) với đặc trưng chính về kinh tế là nông lâm ngư nghiệp. Do đó, dáng dấp của nó chủ yếu là liên quan với nhau theo các vùng nônglâm-ngư nghiệp trong cả nước. Vào thời điểm này, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp nghiên cứu phân vùng nông nghiệp miền Bắc, chia miền Bắc thành 4 vùng nông nghiệp lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ (từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh). Những năm 1970-1985 với sự giúp đỡ và hợp tác với các chuyên gia Liên Xô nhiều công trình về kinh tế vùng lãnh thổ, cũng như mối liên hệ liên vùng được nghiên cứu tại các trường, các Viện trong cả nước. Viện Chiến lược phát triển (Khi đó là Viện Phân vùng Kinh tế TW) đã triển khai nghiên cứu một số mô hình liên kết các vùng, chẳng hạn: Ngô Doãn Vịnh nghiên cứu sâu về các vấn đề quan hệ liên vùng, đưa ra mô hình ứng dụng, hướng dẫn trong nghiên cứu tổ chức không gian vùng lãnh thổ; Nguyễn Hiền nghiên cứu mối quan hệ liên ngành và liên kết các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ; Nguyễn Văn Thiều, Lê Văn Nắp, Phan Xuân Chi nghiên cứu về mối quan hệ liên vùng trong phát triển vùng cây lương thực trong mô hình toán cân đối. Kết quả việc nghiên cứu đã được sử dụng trong việc phân các vùng kinh tế theo từng giai đoạn. Vào những năm 1976-1980 Chính phủ đã phê duyệt 7 vùng phát triển nông, lâm nghiệp, hình thành các vùng chuyên môn hoá tập trung và liên quan với nhau trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan