Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lien ket ion (1)

.DOCX
9
572
86

Mô tả:

nghiên cứu và khảo sát đặc trưng điện hóa của LiMn2O4 làm vật liệu điện cực catot cho pin ion liti
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI ---------- ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ CHUYÊN MÔN MÔN: HOÁ HỌC Bài: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION Tiết (theo chương trình): 22 Ngày: Thứ 5, 5/11/2015 Lớp: 10B3 Phòng: 15 Giáo viên lên lớp: GVHDGD: SVKT (Người soạn): Huế, 11 - 2015 ĐỀ CƯƠNG GIÁO ÁN DỰ GIỜ CHUYÊN MÔN Đề mục bài dạy: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION Giáo viên lên lớp: Bộ môn: Hoá học Tiết (theo chương trình): 22 Lớp: 10B3 Phòng học: 15 Ngày: Thứ 5, 5/11/2015 GVHDGD: SVKT (Người soạn): I. Mục tiêu A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau. - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. - Định nghĩa liên kết ion. Kĩ năng - Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể. - Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. B. Trọng tâm - Sự hình thành cation, anion. - Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. - Sự hình thành liên kết ion. - Tinh thể ion. C. Các năng lực cần đạt 1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. 2. Năng lực quan sát, mô tả. 3. Năng lực suy luận, suy đoán. 4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bộ môn hoá học. 5. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học. 6. Năng lực hợp tác theo nhóm. II.Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thảo luận nhóm. Phần chuẩn bị của giáo viên: - Hoá chất: muối ăn (NaCl). Li  F - Hình ảnh về sự hình ion , - Flash về sự hình thành phân tử NaCl. - Phiếu học tập. Phần chuẩn bị của học sinh: - Ôn tập chương 1: Nguyên tử - Đọc trước bài: Liên kết ion – Tinh thể ion, nghiên cứu sự hình thành ion, liên kết ion. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ - Ổn định lớp: 1 phút - Kiểm tra bài cũ: (không) 2. Bài mới 2.1. Mở bài: (1 phút) Cho HS quan sát 1 mẫu muối ăn NaCl 2.2. Tiến trình bài mới Thờ Hoạt động của i GV gian 5 Hoạt động 1: phút Liên kết hoá học Nêu một số thông tin ban đầu về liên kết hoá học (năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học) Hoạt động của HS HS nêu: - Khái niệm liên kết hoá học - Quy tắc bát tử Nội dung - Khái niệm: Liên kết hoá học là sự kết hợp các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể. - Quy tắc bát tử: Khi hình thành liên kết hoá học, nguyên tử thường đạt tới cấu hình bền vững của khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 electron đối với heli) ở lớp ngoài cùng. 15 Hoạt động 2: Ion, I. Sự hình thành ion, cation, phút cation, anion anion - Yêu cầu học - Đưa tay trả 1. Ion, anion, cation sinh nhắc lại một lời nhanh các a) Ion số kiến thức về câu hỏi của - Nguyên tử trung hoà về điện nguyên tử, khuynh giáo viên - Khi nguyên tử nhường hay nhận hướng của các electron, nó trở thành phần tử mang nguyên tố kim điện gọi là ion. loại, phi kim (năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác) Đặt câu hỏi: Khi -Dựa vào sự nào ion mang điện nhường hay dương, khi nào ion nhận electron mang điện âm? - GV cho HS - HS quan quan sát hình ảnh sát, giải thích. sự tạo thành ion Viết phương  trình thể hiện Li quá trình xảy (năng lực sử dụng ra ngôn ngữ hoá học, năng lực quan sát) - Tương tự HS - HS lên bảng viết quá trình tạo thành ion Na  , Mg 2  và từ đó suy ra phương trình tổng quát (năng lực vận dụng kiến thức hoá học, năng lực khái quát hoá) - Gọi tên ion Li+ - HS đưa tay -Yêu cầu HS gọi trả lời tên các ion Na  , Mg 2 , Fe3 b) Cation - Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử các nguyên tố kim loại có khuynh hướng nhường electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để tạo thành ion dương, gọi là cation Li  Li   1e Phương trình tổng quát: M  M n   ne Gọi tên: Cation + tên kim loại Ví dụ: cation liti Chú ý: Kim loại có nhiều hoá trị thì thêm hoá trị sau tên kim loại , 2+ Fe (năng lực dụng) - GV cho quan sát hình sự tạo thành vận quan HS - HS ảnh sát, giải thích. phương ion Viết trình thể hiện F quá trình xảy (năng lực sử dụng ra ngôn ngữ hoá học, năng lực quan sát) - Tương tự HS viết quá trình tạo - HS lên bảng c) Anion - Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử các nguyên tố phi kim có khuynh hướng nhận electron từ nguyên tử các nguyên tố khác để tạo thành ion âm, gọi là anion F  1e  F Cl , O 2  thành ion và từ đó suy ra phương trình tổng Phương trình tổng quát: M  ne  M n  Gọi tên: (trừ O2- gọi là ion oxit) Anion + tên gốc axit Ví dụ: anion florua quát (năng lực vận dụng, năng lực khái quát hoá) F - Gọi tên - GV yêu cầu HS gọi tên các ion - HS lên bảng Cl  , O 2 , S2 (năng lực vận dụng) 6 Hoạt động 4: Ion phút đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử - Phát phiếu học tập: Cho dãy các ion sau đây: Cu 2 , NH 4 , Ba 2 , OH  , F , SO 24 , PO34 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử a) Ion đơn nguyên tử là các ion - HS thảo luận được tạo thành từ một nguyên tử nhóm 2 HS Cu 2 , Ba 2 , F , S2 , O 2 Ví dụ: cùng bàn - HS lên bảng b) Ion đa nguyên tử là nhóm nguyên tử mang điện tích dương phân loại hay âm Ví dụ: S2 , CO 32 , O 2 , NO 3 Dựa vào thành phần nguyên tử hãy phân loại các ion trên. (năng lực quan sát, khái quát hoá) 12 Hoạt động 5: Sự phút tạo thành liên kết ion GV đặt vấn đề: ? Giữa kim loại và phi kim có thể hình thành liên kết hoá học được hay không? - GV cho HS xem mô hình NH 4 , OH  , SO 42 , CO32 , NO3 , PO34 II. Sự tạo thành liên kết ion 1. Sự tạo thành phân tử NaCl Na  Na   1e - HS lắng nghe, suy đoán - HS quan sát, nhận xét, Cl  1e  Cl  Na   Cl   NaCl Biểu diễn bằng phương trình hoá học: Flash sự hình thành phân tử NaCl (năng lực quan sát, nhận xét) - Gọi HS lên bảng viết phương trình hoá học biểu diễn quá trình hình thành phân tử NaCl - Tương tự HS viết quá trình tạo thành phân tử KCl, CaCl2 (năng lực vận dụng) ? Liên kết tạo thành giữa cation Na+ và anion Cl- là liên kết gì? - Yêu cầu HS định nghĩa liên kết ion? giải thích - HS lên bảng viết các quá trình quan sát Liên kết giữa cation Na+ và anion được. Giải Cl- là liên kết ion thích? 2. Liên kết ion Khái niệm: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. - Định nghĩa liên kết ion 3. Củng cố (3 phút) - Khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion. - Phân loại: + Dựa vào điện tích chia làm 2 loại: cation và anion. + Dựa vào số nguyên tử chia làm 2 loại: Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. - Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. 4. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Bài tập: Làm hết bài tập sách giáo khoa. - Xem bài: “Liên kết cộng hoá trị”. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị, mối quan hệ giữa độ âm điện và liên kết hoá học. BẢNG MÔ TẢ NỘI DUNG BÀI GIẢNG THEO NĂNG LỰC Loại câu hỏi/ bài tập Câu hỏi/ bài tập định tính Bài tập định lượng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nêu được khái niệm liên kết hoá học, ion, cation, anion, liên kết ion. (năng lực suy luận, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học) Mục đích của việc hình thành liên kết hoá học Biểu diễn được quá trình hình thành cation, anion Biểu diễn được quá trình hình thành các phân tử Ví dụ: NaCl, CaCl2 (năng lực giải quyết vấn đề thông qua bộ môn hoá) Xác định được hợp chất nào có chứa liên kết ion, hợp chất chứa ion đa nguyên tử (năng lực giải quyết vấn đề thông qua bộ môn hoá) Xác định được các ion có cùng cấu hình electron (năng lực vận dụng kiến thức hoá học) Xác định số proton, notron, electron trong ion ( Rèn luyện năng lực tính toán, giải quyết vấn đề thông Tính khối lượng của hợp chất ion tạo thành trong phản ứng hoá học (rèn luyện năng lực tinh qua bộ môn hoá toán, năng lực học) giải quyết vấn đề thông qua bộ môn hoá) CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HOẠ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐÃ MÔ TẢ I. Nhận biết Câu 1: Liên kết ion là: A. Liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. B. Liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích cùng nhau. C. Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. D. Liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. Câu 2: Nguyên tử nào sau đây có khả năng nhường 2 electron để đạt cấu trúc ion bền: A.Mg (Z=12) B. F (Z=9). C. Na (Z=11). D. O (Z=8) II. Thông hiểu Câu 1: Các nguyên tử kết hợp với nhau nhằm mục đích tạo thành liên kết mới có đặc điểm: A.Bền vững hơn cấu trúc ban đầu C. Tương tự cấu trúc ban đầu B.Kém bền vững hơn cấu trúc ban đầu D. Giống như cấu trúc ban đầu Câu 2: Liên kết hoá học trong NaCl được hình thành do: A.Hai hạt nhân hút electron rất mạnh. B.Mỗi nguyên tử Na Và Cl góp chung 1 electron. C. Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu 2 electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau. D. Na  Na   1e ; Cl  1e  Cl  ; Na   Cl   NaCl . III. Vận dụng thấp Câu 1: Trong các hợp chất sau đây, chất nào chứa ion đa nguyên tử? A. HNO3 B. NaCl C. KCl 32 16 D. MgCl2 S2  Câu 2: Số proton, notron, electron của ion lần lượt là: A. 16, 16,16. B. 16, 16, 17. C. 18, 16, 18. D. 16, 16, 18. IV. Vận dụng cao Câu 1: Hợp chất ion AB có số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron của AB bằng 20. AB là: A.Chỉ NaF B. Chỉ MgO C. NaF và MgO D. KCl Câu 2: Cho bột Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 2,24 lít khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là: A. 9,5 gam. B. 4,75 gam. C. 19 gam D. 7,125 gam. Giáo viên hướng dẫn giảng dạy Sinh viên kiến tập
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan