Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Lich su van minh trung hoa - will durant...

Tài liệu Lich su van minh trung hoa - will durant

.PDF
749
457
92

Mô tả:

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Will Durant Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ. Mục lục Mục Lục Vài lời thưa trước NIÊN BIỂU LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CHƯƠNG I CHƯƠNG I (2) CHƯƠNG II - KHỔNG TỬ CHƯƠNG III CHƯƠNG III (2) PHẦN II - CHƯƠNG I PHẦN II - CHƯƠNG I (2) PHẦN II - (3) CHƯƠNG III CHƯƠNG III (2) CHƯƠNG III (3) CHƯƠNG IV - DÂN TỘC VÀ QUỐC GIA CHƯƠNG IV - (2) CHƯƠNG V - CÁCH MẠNG VÀ PHỤC SINH CHƯƠNG V (2) Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê Mục Lục MỤC LỤC Vài lời thưa trước LỜI NHÀ XUẤT BẢN GIỚI THIỆU TÁC GIẢ WIIL DURANT VÀ BỘ LỊCH SỬ VĂN MINH NIÊN BIỂU LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CHƯƠNG I: THỜI ĐẠI CÁC TRIẾT GIA I. BUỔI ĐẦU 1. Các lời phê phán về dân tộc Trung Hoa 2. Trung Hoa 3. Những thế kỉ khuyết sử 4. Buổi đầu văn minh Trung Hoa 5. Các triết gia trước Khổng tử 6. Lão tử II. KHỔNG TỬ 1. Một bậc hiền triết đi kiếm một nước để phục vụ 2. Ngũ kinh và tứ thư 3. Chủ trương bất khả tri của Khổng tử 4. Đạo người quân tử 5. Những thuyết chính trị của Khổng tử 6. Ảnh hưởng của Khổng tử III. CÁC NHÀ THEO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CÁC NHÀ CHỦ TRƯƠNG VÔ CHÍNH PHỦ 1. Mặc Địch, người vị tha 2. Dương Chu, nhà vị kỉ 3. Mạnh tử, bậc thầy của các vua chúa 4. Tuân tử, nhà thực tế 4. Trang tử, nhà duy tâm CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI CÁC THI SĨ I. BISMARCK CỦA TRUNG HOA II. CÁC CUỘC THÍ NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI III. SỰ VINH QUANG ĐỜI ĐƯỜNG IV. VỊ TRÍCH TIÊN V. CÁI HAY CỦA THƠ TRUNG HOA VI. ĐỖ PHỦ VII. VĂN XUÔI VIII. TUỒNG CHƯƠNG III: THỜI ĐẠI CÁC NGHỆ SĨ I. VĂN NGHỆ PHỤC HƯNG: ĐỜI TỐNG 1. Chế độ xã hội của Vương An Thạch 2. Tri thức phục hưng 3. Triết học phục hưng II. CÁC ĐỒ ĐỒNG ĐỎ, ĐỒ SƠN, ĐỒ NGỌC III. CHÙA CHIỀN VÀ CUNG ĐIỆN IV. HOẠ 1. Các bậc thầy trong ngành hoạ Trung Hoa 2. Đặc tính của môn hoạ Trung Hoa IV. ĐỒ SỨ CHƯƠNG IV: DÂN TỘC VÀ QUỐC GIA I. TỪ ĐỜI NGUYÊN ĐẾN ĐỜI THANH 1. Marco Polo đi thăm Hốt Tất Liệt 2. Đời Minh và đời Thanh II. DÂN TỘC VÀ NGÔN NGỮ III. ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY 1. Ở thôn quê 2. Trong các cửa tiệm 3. Óc phát minh và khoa học IV. MỘT TÔN GIÁO KHÔNG CÓ GIÁO ĐƯỜNG V. SỰ CHI PHỐI CỦA LUÂN LÍ VI. MỘT CHÍNH THỂ ĐƯỢC VOLTAIRE KHEN CHƯƠNG V: CÁCH MẠNG VÀ PHỤC SINH I. BẠCH HOẠ II. MỘT NỀN VĂN MINH CÁO CHUNG III. BẮT ĐẦU MỘT TRẬT TỰ MỚI PHỤ LỤC Bảo vũ Tân An lại Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê Vài lời thưa trước Trong thời gian thực hiện ebook Ấn Độ và Phật Thích Ca, tôi đã có ý định tiếp theo là gõ ít nhất là chương I cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa , nên trong bài Vài lời thưa trước, tôi viết: “Tôi chép trọn chương I: Tổng quan về Ấn Độ, cũng vì một lí do khác nữa. Đó là, nếu như không có điều kiện đọc trọn cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, chỉ với chương I và chương II thôi, chúng ta cũng tạm đủ để hiểu tại sao trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa, Will Durant lại viết câu này:“Trọng tâm của tư tưởng Trang tử cũng như của triết gia nửa thần thoại, Lão tử, mà Trang tử coi là sâu sắc hơn Khổng tử nhiều, là một ảo tưởng huyền bí về một cái vô ngã, rất gần với đạo Phật và các Upanishad trong các kinh Veda, khiến chúng ta phải ngờ rằng các thuyết siêu hình của Ấn Độ đã truyền qua Trung Quốc ít nhất là bốn thế kỉ trước khi đạo Phật vô Trung Quốc...”.”. Cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa là phần A: Trung Hoa của cuốn III: Viễn Đông (Book III: The Far East – A: China) trong tập I: Di sản phương Đông (Volume One: Our Oriental Heritage [1] của bộ Lịch sử văn minh (The Story of Civilization) của Will Durant. Trước khi dịch cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có khá nhiều tác phẩm viết hoặc dịch về triết học và văn học Trung Quốc. Do vậy, so với cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, cụ có nhiều điều kiện hơn để giúp người đọc dễ hiểu rõ và hiểu đúng nguyên tác hơn. Nhờ “vài chữ hoặc một câu ngắn trong mạch văn” đặt trong dấu [ ] và nhờ phần chú thích của cụ, chúng ta biết được rằng cụ đã đính chính mấy chỗ sai, hoặc chúng ta thấy nhiều chỗ, thay vì dịch theo bản chữ Pháp, cụ lại dịch theo bản chữ Hán mà cụ tìm được, cũng có khi cụ dịch trọn một đoạn mặc dầu trong nguyên tác, tác giả chỉ trích dẫn vài câu ngắn. Ngược lại, trong các cuốn như Lão tử Đạo Đức kinh, Khổng tử, Sử Trung Quốc, chúng ta thấy nhiều chỗ cụ Nguyễn Hiến Lê dẫn lời của Will Durant. Ví dụ, trong cuốn Khổng Tử, cụ viết: “Durant, tác giả b ộ Lịch sử văn minh, đã nhận định đạo Khổng rất đúng: “Chỉ trong đạo Ki-tô và đạo Phật, chúng ta mới thấy có sự hùng tâm gắng nhân hóa cái bản chất con người như đạo Khổng”. Ngày nay cũng như ngày xưa, dân tộc nào cũng bị cái nạn giáo dục thiên về trí dục quá mà đạo lí suy đồi, tư cách cá nhân cũng như tập thể thấy kém quá thì không có phương thuốc nào công hiệu hơn là cho thanh niên được thấm nhuần đạo Khổng. Nhưng chỉ một triết lí Khổng học thôi, chưa đủ. Nó rất thích hợp với một quốc gia cần thoát khỏi cảnh hỗn loạn nhu nhược để lập lại trật tự lấy lại sức mạnh, nhưng đối với một quốc gia cần cải tiến hoài để ganh đua trên trường quốc tế thì triết lí đó là một trở ngại”. Chúng ta đã biết rằng cụ Nguyễn Hiến Lê mua bộ Lịch sử văn minh của Will Durant vào khoảng 1969, và khoảng bốn năm sau cụ viết bộ Trang tử - Nam Hoa kinh, nhưng trong bộ này tôi không thấy cụ dẫn lời nào của Will Durant; hơn nữa, cụ Nguyễn Hiến Lê lại không có chút nghi ngờ nào giống như Will Durant rằng thuyết luân hồi trong các kinh Veda của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến học thuyết của Trang tử, nên cụ bảo: “Trang tử không phải là nhà khoa học, mà thời ông sống, đạo Phật chưa truyền qua Trung Hoa, ông không biết các luật khoa học, và luân hồi, nhưng ông đã cảm thấy một cách sâu sắc luật biến hoá trong vũ trụ. Ông nghĩ rằng chúng ta chết rồi có thể biến thành bất kì một vật nào khác như đổi căn nhà (VI.6) mà vật cũng vậy, cũng có thể biến thành người, và dù biến thành gì thì vật và ta rốt cuộc cũng trở về Đạo, “qui căn”, hợp nhất với Đạo. Đó là một tư tưởng đặc sắc của ông, làm căn cho thuyết không phân biệt ta và vật, trọng thiên tính và sự tự do của vạn vật”. Trong cuốn Sử Trung Quốc, chúng ta thấy cụ Nguyễn Hiến Lê trích dẫn rất nhiều từ bộ Lịch sử văn minh, đặc biệt là từ cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa, và có lẽ do chịu ảnh của Will Durant, trong cuốn đó, cụ trình bày khá chi tiết nền văn minh Trung Hoa. Cụ bảo: “Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc, tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất”. * Trong các đoạn trích dẫn mà cụ Nguyễn Hiến Lê không tìm được nguyên tác, cụ phải dịch từ bản tiếng Pháp – như trên tôi đã nói – có khá nhiều bài thơ; và trong những bài này tôi tìm được nguyên tác vài bài (trong chú thích tôi đã chép nguyên văn và tạm dịch), số còn lại bạn Vvn tìm được hai bài: Bão vũ và Tân An lại. Hai bài đó tôi chép vào Phụ lục. Ngoài ra, vì thấy bản in của nhà Văn Hoá Thông tin có khá nhiều chỗ sai sót, nên bạn Tuanz đã dùng cuốn Lịch sử Văn minh Trung Quốc của Trung Tâm Thông Tin - Đại học Sư phạm - 1990 [2] để sửa các chỗ sai sót đó và sửa luôn những lỗi do tôi gõ sai, đồng thời góp ý để tôi chỉnh lại một vài chú thích. Xin chân thành cảm ơn bạn Vvn, bạn Tuanz, và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn. Goldfish Tháng 8 năm 2010
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan