Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lich su cong tac tu tuong cua dang 2-9-2007

.DOC
75
531
116

Mô tả:

BÀI MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN LỊCH SỬ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG I. ĐỐI TƯỢNG MÔN HỌC Nội dung công tác tư tưởng của Đảng có 3 vấn đề: - Vấn đề lý luận chính trị. - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: giáo dục bằng nhiều hình thức. - Nội dung tuyên truyền cổ động, cổ vũ, biểu dương. Đối tượng của môn học là con người, là số đông trong Đảng và trong quần chúng. Về hình thức chúng ta nghiên cứu: Về giáo dục: tuyên truyền miệng, báo chí... Công tác cổ động: khẩu hiệu, pano, áp phích, thông tin cổ động... Lịch sử công tác tư tưởng là một môn của khoa học lịch sử. Nó có đối tượng nghiên cứu độc lập. Nó nghiên cứu quá trình vận động của xã hội loài người với tất cả những sự phong phú, phức tạp của nó trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị văn hoá... Lịch sử có những đặc điểm sau: Nó dựa vào yếu tố thời gian mà thời gian chỉ có một chiều nó không trở lại, nó liên tục, nó không đứt khoảng. Nó đơn nhất, nó chỉ có một thời gian chứ không có hai thời gian song song nhau. Vì vậy các sự kiện lịch sử nó chỉ diễn ra một lần. Muốn biết được lịch sử thì chỉ có những người tham gia tái hiện lại bằng viết hồi ký, tường thuật, quay phim, chụp ảnh, mô tả lại để người sau đọc lại. Kết luận: Lịch sử diễn ra một lần còn người viết sử có thể có nhiều người viết và có thể viết nhiều lần. Do đó khi viết sử nó sẽ dẫn đến tình hình là tái hiện, phản ánh đúng như sự việc đã diễn tả vì nó phụ thuộc vào trí nhớ, vào nhân tố chủ quan, phụ thuộc vào phương tiện (ghi âm, truyền hình...) Vì vậy khi nghiên cứu lịch sử phải nắm chắc đối tượng, phạm vi, phương 1 pháp. * Đối tượng nó nghiên cứu quá trình thực hiện công tác tư tưởng của Đảng: - Giải thích: + Cái gì có trước viết trước, có sau viết sau, nó có trình tự thời gian, không gian, có con người cụ thể, có địa điểm, có mối quan hệ... Như vậy lịch sử công tác tư tưởng nó toàn diện trên các lĩnh vực: lý luận, đường lối, nhiệm vụ chính trị phải viết: Truyền bá tư tưởng, công tác tuyên truyền cổ động... + Nghiên cứu những kinh nghiệm của công tác tư tưởng như thế nào, đúc rút những kinh nghiệm đó từ những thành công, thất bại để thuyết phục người nghe, rút ra quy luật chung của công tác tư tưởng để góp phần làm cho hệ tư tưởng hình thành. Từ đó mà dự báo được tình hình tư tưởng, qua hiểu được hiện tại và quá khứ. Người cộng sản hơn những người khác có 2 đặc điểm đó là: Về mặt nhận thức họ nhìn thấy bước tiến của phong trào cách mạng (có tầm nhìn xa, trông rộng), thứ hai là tính tiên phong gương mẫu về mặt nhận thức và hành động. Vì họ được bồi dưỡng nắm được những quy luật chung của sự vận động chung của công tác tư tưởng của Đảng. II. CHỨC NĂNG: môn lịch sử công tác tư tưởng có hai chức năng 1. Chức năng về mặt nhận thức: Chức năng này giúp chúng ta tái hiện lại quá trình Đảng ta bắt đầu làm công tác tư tưởng, những thành công, thất bại. Mục đích là vẽ được bức tranh chung về công tác tư tưởng của Đảng. 2. Chức năng giáo dục: Môn học này có chức năng giáo dục rõ là: - Giáo dục tình cảm: hiểu được quá trình Đảng ta làm công tác tư tưởng như thế nào. Khi bắt đầu làm cách mạng ta gươm kề cổ, súng kề vai. Giúp ta tôn trọng, yêu quý quá khứ, nghĩ về quá khứ ta thấy hào hùng, tự hào, không bao giờ quên quá khứ, vì quên lịch sử thì xã hội sẽ rối loạn "Nếu anh bám vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác". 2 VD: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" "Uống nước nhớ nguồn" "Gieo gió, gặp bão" Muốn nói chúng ta không bao giờ lãng quên quá khứ. Đó là bài học, là giá trị của lịch sử. Nếu ngày nay, chúng ta không quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ thì sau này thế hệ trẻ có đủ khả năng kế thừa sự nghiệp xây dựng đất nước không? Các cụ nói "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Nếu chúng ta biết giáo dục chính trị tư tưởng về truyền thống thì các thế hệ sau sẽ giữ vững sự giàu có, không để rơi vào tình trạng khó. - Giáo dục hành động: thông qua những môn lịch sử để ta thấy ngày xưa có những hạn chế nào để có biện pháp khắc phục cho hiện tại và tương lai trong hành động. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là làm cho lòng ta trong sáng hơn để noi theo bằng hành động của mỗi người, làm đốt lên ngọn lửa nhiệt tình. Nhiệm vụ của chúng ta là dựng lại, khôi phục từ khi Nguyễn Ái Quốc đặt nền tảng xây dựng lên công tác tư tưởng cho đến ngày hôm nay. Nhiệm vụ 2: Là thông qua từng thời kỳ cố gắng nêu ra được những kinh nghiệm chủ yếu về công tác tư tưởng để tổng kết được, đánh giá được những mặt thành tựu, mặt yếu kém... để chúng ta bổ sung cho những vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng cho hiện tại và dự báo được tương lai tình hình tư tưởng và phương hướng công tác tư tưởng chủ yếu. III. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP 1. Nội dung: Môn học chúng ta có 7 bài (không tính phần mở đầu). - Nội dung 1 là mở đầu. - Nguyễn Ái Quốc - Người đặt nền tảng cho công tác tư tưởng của Đảng. - Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945). 3 - Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954). - Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Mỹ cứu nước ở miền Nam (1954 - 1975). - Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1954 - 1975). - Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 - 2007) - Những kinh nghiệm chủ yếu về công tác tư tưởng của Đảng. 2. Phương pháp học tập: có 2 phương pháp - Phương pháp lịch sử (phải biết được các sự kiện lịch sử). - Phương pháp lôgic (biết khái quát xuyên qua sự kiện để nhìn thấy cái chúng nhất, cái ổn định, cái bản chất của vấn đề). * Tên tài liệu nghiên cứu: - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam của Bộ Đại học. - Các nghị quyết của Đảng. - Lịch sử biên niên công tác tư tưởng. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng. 4 BÀI 1: NGUYỄN ÁI QUỐC - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG (1920 - 1930) I. SỰ KHỦNG HOẢNG TƯ TƯỞNG CỨU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20 1. Sự tác động của tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 a. Cách đây 100 năm tình hình thế giới có gì nổi bật nhất Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc khác chủ nghĩa tư bản có 5 điểm là: tập trung tư bản, tập trung sản xuất để hình thành những tập đoàn độc quyền mạnh về điện tử, giao thông lũng đoạn thế giới; phân chia thị trường thế giới phân chia ảnh hưởn tiêu thụ; dẫn đến sự kiện cuộc chiến tranh thế giới thứ I (nó được chuẩn bị từ 1907 gồm Đức, Áo, Hung có kinh tế phát triển nhưng ít thuộc địa và Anh, Pháp, Nga tuy kinh tế phát triển chưa cao nhưng có nhiều thuộc địa). Chúng tìm có đánh nhau (dân Áo sang Sécbi bị đánh chết nên Áo tuyên bố đánh Sécbi, Đức đánh Anh, Pháp là bạn Anh, Anh tuyên bố đánh Đức... Cứ thế có 3 nước đánh nhau. Pháp xâm lược Việt Nam. Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ I nên Pháp có chiến tranh 2 đầu. - Sự kiện cách mạng tháng 10 Nga (1917): Dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng BônsêvichNga làm cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi. Lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên 1/6 lục cả nước. Biến chủ nghĩa Mác - Lênin thành hiện thực, biến Đảng Bônsêvichthì bí mật trở thành công khai mở ra một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ cách mạng tháng 10 Nga, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước. Trong lịch sử thế giới không có cuộc cách mạng nào như cách mạng tháng 10 Nga làm rung chuyển trên thế giới. Bác Tôn đã kéo lá cờ phản chiến của Pháp bao vây Nga. 5 - Ra đời tháng 3/1919 Quốc tế cộng sản Quốc tế I ra đời năm 1864 - 1876 do Các - Mác sáng lập. Đến 1889 Quốc tế II ra đời do Ăngghen sáng lập. Đến 1985 Ăngghen mất Quốc tế II đi vào chủ nghĩa cơ hội, phải bội lại chủ nghĩa Ăngghen đề ra nó ủng hộ chiến tranh đế quốc. Lênin thành lập Quốc tế III. Tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời tháng 2 năm 1948 đặt nền tảng của phong trào cách mạng thế giới". Quốc tế cộng sản là bộ chỉ huy của tất cả Đảng cộng sản trên thế giới. Quốc tế cộng sản đã góp phần vào giúp đỡ, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, sau này công nhận Đảng cộng sản Việt Nam là một bộ phận của Quốc tế cộng sản. - Đảng xã hội Pháp - 1918: Đảng xã hội Pháp bắt đầu phân hoá thành 3 lực lượng theo Quốc tế I, Quốc tế II và một bộ phận đứng giữa chung chung. Nguyễn Ái Quốc không biết theo Quốc tế nào. Sau này Nguyễn Ái Quốc theo Quốc tế III là do sự ảnh hưởng của Cộng sản Pháp. - Cách mạng Trung Quốc: Trung Quốc có 5000 năm lịch sử, lịch sử Trung Quốc có từ xa xưa, người Trung Quốc đã hình thành ở mảnh đất của họ lâu đời. Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi đứng đầu là Tôn Trung Sơn thực hiện chính sách 3 dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sự hạnh phúc. Góp phần thắng lợi cuộc cách mạng Tân Hợi Trung Quốc, chế độ phong kiến Trung Quốc sụp đổ, cách mạng Trung Quốc phát triển. Năm 1919 có phong trào Ngũ Tứ, tháng 7/1921 thì Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời. Cho đến 01/10/1949 giai đoạn cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh, năm 1925 thì Tôn Trung Sơn - Quốc dân Đảng. Năm 1933, Mao Trạch Đông nắm chính quyền. Đảng cộng sản Trung Quốc đánh bật Tưởng Giới Thạch phải chạy sang Đài Loan. - Tác động đến Việt Nam như thế nào: phong trào Tôn Dật Nên (Tôn Trung Sơn) ở Việt Nam có một số người muốn theo cách mạng Tân Hợi. Cách mạng Trung Quốc là cái nôi của cách mạng Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu 6 Trinh, Hồ Tùng Mậu, các vị cách mạng Việt Nam tìm đến Trung Quốc học tập. - Cách mạng Nhật (1868): nước Nhật làm cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Châu Á. Sau cuộc cách mạng này nước Nhật bắt tay xây dựng Chủ nghĩa tư bản theo mô hình chính trị của Hà Lan là xây dựng Nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến là Nhà nước có vua, vua nói phải nghe nhưng vua không có quyền quyết định đất nước mà phải thông qua Nghị viện và Thủ tướng nước Nhật, bước vào canh tân đất nước nên nước Nhật thành một cường quốc đầu tiên ở Châu Á. Con đường đi của nước Nhật cũng tác động lớn đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập. * Kết luận: Những nét nổi bật trên đây của tình hình thế giới đã tác động sâu sắc đến tình hình các nước. Trong đó nó cũng được truyền bá và ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam và sau này xu hướng chủ đạo nhất của Việt Nam là theo con đường của cách mạng tháng 10 Nga. 2. Tình hình Việt Nam a. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ bao giờ. Đến bao giờ thì mới hoàn thành xong. * Xâm lược thuộc địa là một đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc cho nên Pháp xâm lược Việt Nam bởi vì Pháp là một đế quốc. Chúng luôn tìm kiếm xâm lược các nước khác để biến thành thuộc địa của chúng. Nước Pháp vào thế kỷ 19 đã mạnh lên, công nghiệp nông nghiệp phát triển nhưng lại ít thuộc địa. Năm 1789 nước Pháp làm cuộc cách mạng. Đến năm 1794.... Từ 1800 trở đi Napôlêon cầm quyền. Việt Nam là một nước bị thực dân Pháp nhòm ngó từ lâu do địa lý thuận lợi 7 và tài nguyên dồi dào. * Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam tấn công vào bán đảo Sơn Trà, cảng Đà Nẵng vào 01/09/1858. Năm 1863, Pháp chiếm miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Năm 1882 Pháp tấn công ra Bắc lần 2 thắng lợi. Năm 1884 triều đình Nhà Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt công nhận thực dân Pháp được thống trị Việt Nam. Từ đó Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. b. Thực dân Pháp thống trị Việt Nam như thế nào về kinh tế, về chính trị, về văn hoá * Về chính trị: Pháp thực hành chính sách phản động chia để trị: Bắc Kỳ, Nam Kỳ. đứng đầu là các xứ người Pháp. Chúng vẫn sử dụng bộ máy phong kiến làm tay sai. Dìm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu. * Về kinh tế: Pháp thi hành chính sách bóc lột, chỉ tập trung khai thác tài nguyên, cướp ruộng đất, nông dân lập đồn điền cà phê, cao su, khai thác vàng, than. In đồng tiền Đông Dương, đặc quyền về ngoại thương, nộp thuế thân. Sử dụng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc nhân dân ta. * Về văn hoá: thực hiện chính sách ngu dân, phục hồi các mê tín đoan, cờ bạc. Sau này Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo bộ mặt thật, tội ác của thực dân Pháp phản động về chính trị, bóc lột về kinh tế, ngu dân về văn hoá. Chính sách của Pháp ở Đông Dương còn xấu hơn chính sách của Anh đối với Mỹ (Anh xâm lược Mỹ nhưng ở Anh có cái gì thì ở Mỹ phát triển cái đó, nó phát triển toàn diện nước Mỹ theo mô hình nước Anh). Vì vậy tác động của chính sách của thực dân Pháp làm cho nhân dân ta vô cùng khổ cực. Nhân dân Việt Nam không cam chịu khổ nhục phải đứng lên chống thực Pháp. 3. Sự khủng hoảng tư tưởng cứu nước ở Việt Nam 8 Ngay từ khi Pháp xâm lược Việt Nam thì trên phạm vi cả nước từ Nam đến Bắc đều đứng lên chống lại thực dân Pháp: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực đối đầu với Pháp trên sông Nhật Tảo, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã làm Văn Tế Nghĩa quân Cần Giộc, Bình Tây Đại Nguyễn Soái - Trương Công Định; Đến năm 1884 khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thì nhân dân vẫn không đầu hàng. Nổi lên các phong trào: Cần Vương (1885 - 1896) phong trào này do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.......... phong trào này phát triển sôi nổi nhiều cuộc khởi nghĩa............... Bãi Sậy, Hương Khê (Phan Đình Phùng), Ba Đình... nhưnưg đều thất bại. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám. Tất cả các phong trào thất bại nói lên lãnh đạo theo ngọn cờ giai cấp phong kiến không dẫn đến thắng lợi. Bởi ảnh hưởng của phong kiến Việt Nam nó bảo thủ, phong trào nó không đáp ứng đủ tình hình đất nước. Các phong trào nổ ra lễ tế, không có cương lĩnh, không có tổ chức chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng. Đó là báo động hệ tư tưởng phong kiến đã hết thời. (Nước Mỹ: Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Năm 1787 Mỹ ra Hiến pháp. Sài Gòn 300 năm ) Bước sang thế kỷ 20 ảnh hưởng cách mạng Pháp, cách mạng Trung Quốc, cách mạng Nhật ở Việt Nam xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Đầu thế kỷ 20 có hai phong trào chính là phong trào Đông Du 1906 - 1908 do ông Phan Bội Châu lãnh đạo. Nội dung của phong trào là chọn những thanh niên ưu tú của Việt Nam giỏi sang nước Nhật học tập tiếp thu những tiên tiến để về canh tân đất nước vì ông cho rằng Nhật là đồng văn, đồng chỉnh. Nhưng phong trào sớm thất bại vì Nhật và Pháp đều là đế quốc, được hai năm Nhật, Pháp bắt tay nhau đuổi hết thanh niên Việt Nam về nước. Phong trào Duy Tân: là cải cách của Phan Chu Trinh, phong trào này học tập chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Thực hiện khẩu hiệu "Khai dân trí", "Chấn dân khí - Hậu dân sinh" (Bắt đầu phải nâng cao trình độ dân trí, Phục hưng ý chí tinh thần quật khởi tự lực, tự cường của dân tộc quyết không chịu khổ, chịu nghèo, 9 sau này là nâng cao đời sống nhân dân). Tư tưởng đó là vĩ đại, nhưng tư tưởng đó lại thất bại vì nó cải cách, trong khuôn khổ của thực dân Pháp, nếu không được chấp nhận, dễ dẫn đến bế tắc. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xuất hiện một số phong trào đấu tranh dân chủ dùng hàng nội hoá, để tang cụ Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu, lớn nhất có Việt Nam Quốc dân Đảng do giai cấp tư sản cầm đầu khởi nghĩa ở Yên Bái thất bại chấm dứt ngọn cờ khởi nghĩa, lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản. Vì giai cấp tư sản Việt Nam quá yếu hèn về kinh tế do bị Pháp và tư sản người Hoa chèn ép, quá bạo nhược về chính trị nó lại không có cơ sở trong quần chúng cho nên nó bị thất bại. * Tóm lại: Mặc dù có tinh thần yêu nước quật khởi, quật cường phát triển rất cao mà các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến tư sản đều bị thất bại. Thất bại đó nó chứng tỏ trước hết là hạn chế, ..............., tiêu cực của giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản Việt Nam dẫn đến hệ tư tưởng giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản Việt Nam dẫn đến hệ tư tưởng giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản không thể dẫn đường. Cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về hệ tư tưởng và đường lối cứu nước. Đang chờ đợi một con đường mới. II. NGUYỄN ÁI QUỐC ĐẶT NỀN TẢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG (1920 - 1930) 1. Con đường Nguyễn Ái Quốc đến vơi chủnghĩa Mác - Lênin: có 2 giai đoạn a. Giai đoạn 1911 Nguyễn Ái Quốc khi sinh ra ở bên ngoại trong một gia đình Nho nghèo yêu nước có tên là Nguyễn Sinh Cung... (xem tài liệu). b. Giai đoạn 19911 - 1920 2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị chu đáo cho sự nghiệp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 10 Tháng 1/1919 Bác đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam đến HN Vécxây. Từ năm 1920 - 6/1923 Bác ở Pháp dự ĐH1 năm 1921, ĐH2 năm 1922 và 1923 được cử Trưởng tiểu ban Đông Dương, Ban yêu thuộc địa và .......... Hội dân tộc thuộc địa, Bác chọn những người dân thuộc địa thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, đồng thời ra tờ báo của Hội lấy tên "Người cùng khổ". Người trực tiếp làm chủ bút và viết nhiều tờ báo, nghiên cứu nhiều tài liệu để sau này Người tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Tháng 6/1923 Bác bí mật rời Pháp sang Liên Xô vì nếu Pháp phát hiện được sẽ tiêu diệt ngay Bác lên tàu hoả sang Nga qua nước Đức. Lúc đó Liên Xô mới được hình thàn vào năm 1922. Liên Xô (CCCP) Liên ban Liên Xô. Sang Liên Xô, Bác nghiên cứu tình hình xã hội Liên Xô, Bác thấy xã hội bình đẳng, dân chủ, không có người bóc lột người. Tháng 12/1924, Bác trở về Trung Quốc đến đầu 1925 (tại Quảng Châu) ở đây có nhiều người Việt Nam yêu nước như Phạm Hồng Thái (nhóm Tâm Tâm xã), Bác tập hợp những người Việt Nam yêu nước thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đây là một tổ chức quá độ ra đời của Đảng. Người ra tờ báo Thanh niên. 1925 - 1926: Người mở các lớp tập huấn để giảng giải về con đường cách mệnh các nước, cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Nga, Bác rút ra một kết luận: Bác so sánh các cuộc cách mạng đó và nói rằng cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ diễn ra hơn cả 100 năm rồi mà dân vẫn khổ còn lại muốn làm cách mạng, còn cách mạng Nga là cách mạng đến nơi làm cho dân chúng sung sướng, tự do, Cho nên: Muốn cứu nước không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Bác nói bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chỉ có học thuyết Mác - Lênin là chân chính nhất, đúng đắn nhất, cách mạng nhất (Nghĩa là khi Bác nghiên cứu học thuyết Phật giáo thấy được Phật có lòng yêu thương cao cả, coi thường sự xa hoa lãng phí. Tiếp thu Chúa Giêsu cũng có lòng yêu thương con người cao cả đến mọi chúng sinh, Chúa khẳng định đã là con người hoạt động thì ai 11 cũng có tội nhưng vấn đề có tội phải xưng tội để Chúa rửa tội mới được thanh thản. Cái dở của học thuyết Phật giáo và Chúa Giêsu là xây dựng thiên đường tốt đẹp ở đâu là cõi Niết Bàn, là thượng giới vậy nó ở đâu, nó không có thật. Còn cách mạng tháng 10 Nga là có thật, Học thuyết Khổng Tử, Thời Xuân Thu thế kỷ thứ 7 - 8 trước Công nguyên có học thuyết ứng xử cho tất cả các mối quan hệ xã hội. Khổng Tử dạy là "Dạy phải không biết chán, học phải không biết mệt". Bác chỉ ra hạn chế của Khổng Tử là chỉ đề cao những người sĩ phu quân tử mà xem thường những người lao động, thứ hai là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lênin là chân chính nhất, là chắc chắn nhất, là hoàn bị nhất dẫn chúng ta đến tự do. Trong quá trình giảng dạy Lớp huấn luyện đầu tiên ở Quảng Châu sau này Bác thể hiện tác phẩm Đường cách mệnh. Người tập hợp những người yêu nước ở Thái Lan. Chọn một số người ưu tú gọi sang trường Đại học Phương Đông Liên Xô để học và trường quân sự Hoàng Phô. Hình thành......................... và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước. Tháng 6/1929 An Nam cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ. Đến tháng 11/1929 thì Đông Dương cộng sản liên đoàn ra tuyên cáo thành lập, đến tháng 1/1930 chính thức thành lập. Như vậy trong một thời gian ngắn ở Việt Nam có 3 tổ chức Đảng cộng sản được thành lập cùng mục đích nhưng riêng rẽ về tổ chức. Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người đã chủ động triệu tâp các đại biểu của 3 Đảng cộng sản đến để họp Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng. Chính Người đã dự thảo những văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình vắn tắt đã đề trình ra Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và sau này thì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng thông qua, trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, sự kiện này rất quan trọng. Dưới sự lãnh đạo chủ trì của Người, Hội nghị họp từ 3/2 đến 7/2/1930 (Đảng ta thống nhất lấy ngày 3/2/1930 làm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam). Hội nghị đã thống nhất những vấn đề quan trọng sau: 12 - Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam. - Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Thông qua Ban CH TW lâm thời. - Ra lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. * Ý nghĩa ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam thể hiện cac ý cơ bản sau: - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời làm chấm dứt một thời kỳ kéo dài bế tắc, khủng hoảng đề đường lối cứu nước (từ đây cách mạng Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo............. - Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam trưởng thành là đủ sức lãnh đạo cách mạng (giai cấp công nhân ra đời từ bao giờ, phát triển như thế nào?). - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đặt nền tảng cho sự phát triển, mở ra một bước ngoặt cho sự thắng lợi mới. - Mở đầu cho sự đoàn kết của Đảng (Bắc, Trung, Nam) truyền thống tốt đẹp được tiếp tục phát huy. - Đưa Đảng ta thành một bộ phận của cách mạng thế giới, chịu sự......... của cách mạng thế giới. - Gắn liền với tên tuổi với công lao của Nguyễn Ái Quốc , huấn luyện, rèn luyện Đảng. - Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị chu đáo về mặt chính trị (tìm ra đường lối cách mạng, viết các tác phẩm cách mạng), chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức (Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. hợp nhất 3 tổ chức cộng sản, về mặt tư tưởng (xác định chủ nghĩa Mác - Lênin, viết báo). III. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐẶT NỀN TẢNG CHO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG 1. Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng 13 Đảng cách mạng là Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp". Đảng của giai cấp công nhân đồng thời cũng là Đảng của dân tộc: Đảng của dân tộc là cơ sở của phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng phải có lý luận khoa học, Đảng đó có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh, gắn bó với quần chúng. Chỉ có những Đảng có lý luận tiên phong dẫn đường mới làm tròn nhiệm vụ tiền phong. - Giai cấp công nhân quốc tế có 5 đặc điểm là: giai cấp tiên tiến sinh ra lớn lên phát triển theo nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân triệt để cách mạng trong đấu tranh. + Giai cấp công nhân có tinh thần kỷ luật gắn liền với nền đại công nghiệp. + Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. + Giai cấp công nhân luôn luôn là trung tâm đoàn kết. Giai cấp công nhân Việt Nam có đủ các đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế và có thêm hai điểm là gắn bó chặt chẽ với nông dân và không xu nịnh xu thời. Phong trào công nhân Việt Nam trước và trong cách mạng tháng 10: từng bước phong trào đấu tranh có bước phát triển cao hơn. Từ sau khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thì tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào. Từ 1925 phong trào chuyển dần sang vững chắc, 1928 diễn ra phong trào vô sản hoá. Phong trào yêu nước Việt Nam có từ lâu. Việt Nam do vị trí địa lý tự nhiên nên luôn là mục tiêu nhòm ngó của các thế lực bên ngoài nên từ ông cha ta đã có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm. Vì vậy khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin thì phong trào yêu nước phát triển đi lên theo hệ tư tưởng chủ nghĩa vô sản. 2. Không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng vận động (vai trò của lý luận cách mạng rất to lớn) Muốn làm cách mạng tốt phải có lý luận, lý luận là một dạng tri thức được 14 khái quát để tìm ra quy luật vận động, quy luật phát triển. Từ thực tiễn đến kinh nghiệm, từ kinh nghiệm đến bài học. Con người khác với mọi động vật là có suy nghĩa nên biết rút ra bài học kinh nghiệm. Bài học nó cao hơn kinh nghiệm, vì bài học được kiểm nghiệm qua các thời kỳ. Lý luận kết tinh trí tuệ của con người. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là kết tinh trí tuệ nhân loại. (Chủ nghĩa xã hội khoa học - chủ nghĩa Mác Lênin - KTCT Mác Lênin). Chủ nghĩa Mác - Lênin được hình thành trên cơ sở nền đại công nghiệp. Nó ra đời từ sự đòi hỏi của giai cấp công nhân. Nó kết tinh chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp mà những đại biểu là Xanh xi mông, Uoen, Furic. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời là kết tinh những nhân tài mang học thuyết đó là Mác - Ăngghen, Lênin. Tựu trung được 2 tác phẩm ưu việt sau: + Tích luỹ được những kiến thức văn hoá trên nhiều lĩnh vực. + Sức am hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân và các tầng lớp lao động khác. Đó là đỉnh cao của lý luận đương thời. Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin đã được thực tiễn kiểm nghiệm vì chủ n ghĩa Mác - Lênin là một học thuyết, là lý luận, nó dẫn đến cuộc đấu tranh cách mạng. Công xã Pari 18/3/1871 để lại cho lịch sử một bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Sau đó Lênin đã rút ra kinh nghiệm cuộc cách mạng trên để hình thành Đảng dân chủ Nga và lãnh đạo cách mạng tháng 10 Nga thành công 1917. Từ lý luận trở thành xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực nước Nga 1/6 trái đất. Do vậy Bác nói chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính, là hoàn thiện nhất. Sau này chính chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở trong xây dựng Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Sau này Nguyễn Ái Quốc khẳng định "lý luận phải gắn với thực tiễn, lý luận 15 mà không gắn thực tiễn là lý luận suông còn thực tiễn không có lý luận là thiếu mù quáng như người một mắt nhắm một mắt mở, người đi mà không có đường soi hướng". 3. Công tác tư tưởng muốn có hiệu quả thì phải xác định đúng đối tượng truyền bá lý luận Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc xác định rất rõ đối tượng: công nông là gốc của cách mạng, lý luận được truyền bá vào công nông mới có sức mạnh. Công nông và nông dân được thể hiện qua hai phong trào cơ bản là phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Phong trào công nhân Việt Nam đang chờ lý luận soi đường vì nó còn rất non trẻ. Lý luận mà không có quần chúng thì là lý luận sông. Ở Việt Nam phong trào yêu nước của nông dân Việt Nam là lực lượng rất đông đảo, thời Pháp thuộc chiếm 90% dân số còn hiện nay chiếm 76% dân số và họ lại ở một địa bàn rất rộng, những địa bàn chiến lược, nông dân gắn nông thôn, nông nghiệp vì vậy họ có vai trò rất to lớn trong............... Nông dân Việt Nam là lực lượng tốt đẹp bao đời chịu đựng gian khổ, trung thành với Đảng có phẩm chất đẹp cần cù, lao động, yêu nước. 4. Công tác giáo dục và truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải làm rõ mục tiêu và phải có nội dung thiết thực, được tổ chức chu đáo, có hình thức phong phú * Mục tiêu và giúp cho nhân dân biết rõ được là cách mạng sẽ đi đến đâu. Để giải phóng dân tộc, xây dựng chính phủ công nông binh..................... để tạo niềm tin, ý chí đến cùng.. * Phải có nội dung thiết thực: Trong tác phẩm "Đường cách mệnh" Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ nội dung là đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, tịch thu toàn bộ tài sản của đế quốc phong kiến giao cho Chính phủ công nông binh, thực hiện người cày có ruộng, để dân chúng được tự do, thực hiện giáo dục phổ thông để tiến lên xã hội chủ nghĩa. * Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện tổ chức chặt chẽ là người đã tập hợp những người yêu nước Việt Nam ở Pháp, những người yêu nước ở các nước thuộc địa 16 thành lập các Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên; thống nhất các tổ chức Đảng để thành lập một Đảng, lúc ra đời Đảng này đã có Cương lĩnh ngay. Đó là tổ chức chặt chẽ. * Có hình thức phong phú: Nguyễn Ái Quốc là người mở đầu (là nhà báo vĩ đại đã sáng lập ra 9 tờ báo, viết khoảng 2000 bài báo). Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền của nhân dân; là người giáo dục tập thể, là người cổ vũ tập thể và là người tổ chức tập thể. Cho nên công tác tư tưởng phải qua báo chí. Phải có những tác phẩm lý luận chính trị. Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 13 chương. Hồ Chí Minh toàn tập (tập I): Tố cáo tội ác thực dân Pháp Bác kể về những nhiệm vụ chiến lược cách mạng "phải mang sức ta mà cống hiến cho ta", "chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi..." Người kết luận cách mạng ở các nước thuộc địa phải gắn liền với cách mạng thế giới như con chim hai cánh. Tác phẩm "Đường cách mệnh". Đây là tập hợp các bài giảng của Bác ở Hội thanh niên cách mạng Việt Nam. Mỗi đoạn Bác nêu rõ cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ..., cho ta được gì. Bác mở các lớp huấn luyện; tuyên truyền miệng (giảng bày, liên hệ, thu hoạch). Bằng nhiều hình thức để dựa vào phong trào cách mạng của quần chúng như: dựa vào khẩu hiệu thi đua, khẩu hiệu đấu tranh đòi ......... việc làm, tăng lương. Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc là Người đã đặt nền móng cho công tác tư tưởng của Đảng chính vì Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Người đã chuẩn bị chu đáo về mặt chính trị, tư tưởng, về mặt tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1 tổ chức tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam). Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra những quan điểm, lý luận cơ bản, đặt nền tảng về công tác tư tưởng trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, đó là phải có 1 Đảng cách mạng, Đảng đó phải có lý luận Mác - Lênin dẫn đường, lý luận Mác - Lênin phải được truyền bá sâu rộng vào trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam bằng 17 nhiều hình thức phong phú có mục tiêu rõ ràng, có nội dung thiết thực và được tổ chức chặt chẽ... Những quan điểm cơ bản đó đã làm cho Đảng ta ngay từ đầu khi mới thành lập đã có sự thống nhất về mặt tư tưởng đặt nền tảng cho sự nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. BÀI 2. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945) I. THỜI KỲ 1930 - 1945 1. Tuyên truyền giáo dục cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận cương tháng 10/1930. Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. a. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thông qua những nhiệm vụ về chính trị: Sau cách mạng lập ra Chính phủ công nông binh - Tịch thu tất cả tài sản. - Thực hiện bình quyền giáo dục phổ thông. Trong đó bao trùm tất cả là vấn đề dân tộc và dân chủ. - Cương lĩnh đã chỉ rõ lực lượng cách mạng là ai: xác định là công nông, trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, chủ trương lôi cuốn tiểu tư sản, kiến thức, trung nong, kể cả tiểu tư sản. - Cương lĩnh nêu rõ lãnh đạo là giai cấp công nhân, nhưng giai cấp công nhân phải có lý luận soi đường, phải được tổ chức cái chính Đảng của mình đó là Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong để tập hợp các giai cấp khác. - Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. 18 Kết luận: Cương lĩnh chính trị của Đảng đầu tiên, nó đúng ngay từ đầu cho đến nay. Nó đặt nền tảng cho công tác tư tưởng của Đảng. b. Luận cương tháng 10/1930 Luận cương tháng 10/1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Có bước phát triển mới so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên ở chỗ: - Chỉ rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương (không phải của cách mạng Việt Nam). - Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền. - Bỏ qua thời kỳ tư bản tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. * Xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng: là tập trung vào đánh đổ đế quốc và chống phong kiến nó có quan hệ khăng khít với nhau, thậm chí có nhiệm vụ chống phong kiến là cốt yếu (coi trọng chống giai cấp). * Về lực lượng: xác định công nong, công nhân làm lãnh đạo, nhưng còn các giai cấp khác thì đều đánh giá là lực lượng không tán thành cách mạng. * Vẫn xác định lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản. * Đảng phải có đường lối, phải đúng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, gắn bó với dân. * Chỉ rõ phương pháp cách mạng: là dùng vũ trang bạo động chứ không đấu tranh phi trường. * Cuối cùng xác định rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Qua Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 nổi lên những hạn chế khuyết điểm sau: - Đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương. - Chịu ảnh hưởng bệnh tả khuynh Quốc tế cộng sản (nhấn mạnh vấn đề đấu tranh giai cấp, xoá bỏ địa chủ phong kiến, bóc lột hơn là nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc. Nó giáo điều). 19 - Chưa thấy hết lực lượng cách mạng, chỉ thấy có giai cấp công nhân. Luận cương tháng 10 tuy có bước phát triển nhưng bộc lộ rõ những điểm yếu đó là tư tưởng tả khuynh. 2. Lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 - 1931 và phục hồi phong trào cách mạng 1932 - 1935 * Kết quả của cao trào 1930 - 1931 - Tập hợp lực lượng cách mạng hết sức đông đảo từ 1/5/1930. Một số nơi công nhân, nông dân đã giành được chính quyền, thành lập các chính quyền địa phương. - Công tác phát triển Đảng, bảo vệ uy tín của Đảng được mở rộng, nâng cao. - Thành lập mặt trận đông đảo lấy tên là "Hội phản đế đồng minh". Một số nơi thành lập đội tự vệ đỏ (mầm móng vũ trang). * Cao trào 30 - 31 tuy thất bại, bị dìm trong biển máu nhưng để lại bài học hết sức quý báu làm kinh nghiệm. - Đảng mới ra đời nhưng còn biểu hiện tả khuynh. Ví dụ "Trí, phú, địa, hào đào tận gốc". Lẽ ra phải vận động tập hợp họ thức Đảng. - Pháp tăng cường đàn áp, dìm cao trào, dìm cách mạng Việt Nam trong biển máu. Bắt gần hết Ban chấp hành Trung ương Đảng. 3. Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) Vào năm 1935, nó đánh dấu sự phục hồi của Đảng ta. Đại hội đánh giá: - Tình hình cách mạng của Đảng ta vượt qua thời kỳ khó khăn, đứng vững được. - Đề ra 3 nhiệm vụ chính là: Củng cố Đảng, củng cố tổ chức quần chúng, chống chiến tranh thế giới. - Bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư. II. THỜI KỲ 1936 - 1939 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan