Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lewis_nhinguyen

.DOC
2
271
108

Mô tả:

a/ Phân tích lý thuyết của A. Lewis. Nhận xét về lý thuyết này. b/ Nền kinh tế nước ta hiện nay có phải là kinh tế “nhị nguyên” không? Tại sao? a/ Lý thuyết của A. Lewis. Nhận xét: Cho rằng, các nước chậm phát triển có những nét hoàn toàn đặc thù mà bất cứ một lý thuyết kinh tế nào giải quyết sự tăng trưởng và phát triển thuần túy chỉ dựa vào vấn đề của kinh tế thị trường nói chung đều vấp phải một giới hạn không vượt qua được. Ông nhận định rằng, trong các nền kinh tế thế giới thứ 3, các cơ chế thị trường thường xuyên không họat động, hoặc hoạt động quá yếu ớt, dung lượng thị trường nho bé, quan hệ cung-cầu đều hạn chế và không có sự cạnh tranh. Vì thế ông đưa ra một lý thuyết để lý giải về kinh tế của những nước chậm phát triển. Theo Lewis trong nền kinh tế của các nước đang phát triển có 2 hệ thống song song tồn tại, đó là hệ thống kinh tế truyền thống và hệ thống kinh tế du nhập (thường là hệ thống kinh tế TBCN tiên tiến). Ở khu vực kinh tế truyền thống có nét đặc trưng là kỹ thuật sản xuất lạc hậu và năng suất lao động thấp. Vì thế yêu cầu đặt ra là nhanh chóng chuyển khu kinh tế truyền thống sang khu kinh tế hiện đại bằng con đường công nghiệp hóa để khởi động cho sự tăng trưởng. Như vậy, công nghiệp hóa khu vực kinh tế truyền thống được coi là sự khởi động, là yếu tố cốt lõi cho sự tăng trưởng. Trong khu vực kinh tế truyền thống thì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Song song với lao động năng suất kém là nạn dư thừa lực lượng lao động (có thể giảm bớt số lao động hiện có mà không hề giảm sút quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm làm ra). Vì thế theo ông, số lao động dư thừa đó nên chuyển bớt sang khu vực kinh tế hiện đại, cho phép đạt được sự tăng trưởng kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Lewis đi đến kết luận là ở khu kinh tế truyền thống luôn tồn tại một số lượng lao động muốn có việc làm và hễ ở đâu có thu nhập cao thì số lao động này sẽ sẵn sàng chuyển đến đó làm việc. Bên cạnh khu vực kinh tế truyền thống là khu vực kinh tế du nhập: là khu vực sản xuất TBCN hiện đại, sử dụng lao động ăn lương. Kỹ thuật công nghệ hiện đại, người lao động tạo ra một lượng giá trị lớn hơn mức lương họ hưởng. Do vậy, nhà tư bản có điều kiện để tăng lượng vốn tích lũy, trên cơ sở đó tăng đầu tư, đổi mới kỹ thuật sản xuất. Theo ông, tiền lương của người lao động trong khu vực này tương đối ổn định do thu nhập của người lao động không thể thấp hơn chi phí để tái sản xuất ra sức lao động. Nếu không thì quá trình sản xuất tiếp theo sẽ không thực hiện được và người lao động cũng không làm việc ở đây nữa. Mặc khác nó cũng không đòi hoi cao hơn chi phí để tái sản xuất lao động trong điều kiện nhất định, vì sự tồn tại của đội quân lao động dự trữ đông đảo ở nông thôn, đội quân luôn sẵn sàng từ bo ruộng đồng đi làm việc mới ở thành thị, ở khu vực kinh tế hiện đại. Cũng chính vì lý do đó tạo nên sức ép ngăn chặn việc tăng lương ở khu vực này. Chính lao động ở khu vực du nhập hiện đại luôn tạo ra một lượng giá trị lớn hơn mức lương mà họ được hưởng với sự ổn định của đồng lương đó sẽ cho phép khu vực này được sự mở rộng sản xuất không ngừng  tăng về quy mô  tăng về quy mô tích lũy  đầu tư tăng  mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật  tăng trưởng. Theo thuyết này, đối với các nước đang phát triển, để đạt được tăng trưởng và phát triển phải tập trung vào khu vực kinh tế hiện đại, mà không cần quan tâm đến khu vực kinh tế truyền thống vốn là khu vực phát triển trì trệ. Theo Lewis, việc giải quyết tình trạng trì trệ của khu vực kinh tế truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải quyết tăng trưởng ở khu sản xuất hiện đại, có nghĩa là, để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân thì tác động chủ yếu là vào khu vực sản xuất hiện đại. Và nhịp độ tăng trưởng, phát triển của khu vực này cũng ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng, phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhận xét: Những câu hoi đặt ra là: - - Khi nghiên cứu lý thuyết này liệu có thể di chuyển lao động, cơ cấu kinh tế liên tục từ nông nhiệp sang công nghiệp cho đến khi trở thành nền kinh tế phát triển được không? Chắc chắn là không bởi vì sự di chuyển này gắn liền với nhiều yếu tố liên quan như yêu cầu kỹ thuật, tay nghề của người lao động, phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống... Mặt khác, liệu nếu tập trung toàn bộ để phát triển khu vực sản xuất hiện đại thì nền kinh tế có tăng trưởng như mong muốn không? Rõ ràng là không vì ở những nước đang phát triển thì giá trị sản phẩm của khu vực kinh tế hiện đại thì kỹ thuật và năng suất lao động vẫn ở trình độ thấp. b/ Nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao? - Nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là nền kinh tế nhị nguyên mà là nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chúng ta không hề từ bo lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông nghiệp để đi đến sản xuất công nghiệp hiện đại mà phát triển nông nghiệp một cách có kế hoạch, cân đối với cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp vẫn là mặt trận chủ lực của chúng ta. Chúng ta cần có nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo, lấy tiền đem về nguyên vật liệu, máy móc để phát triển nông nghiệp... tạo tiền đề tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan