Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang...

Tài liệu Lễ hội nguyễn trung trực với việc phát triển du lịch tỉnh kiên giang

.PDF
48
594
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH --- --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Giảng viên hướng dẫn: HUỲNH TƯƠNG ÁI Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ MAI HƯƠNG MSSV: 6106723 Cần Thơ 11/ 2013 LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH KIÊN GIANG MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Con cháu dân tộc Việt Nam luôn tự hào về ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong suốt bề dày lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó không thể không nhắc đến lễ hội – một nét sinh hoạt văn hóa nhân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tọa nên bức tranh văn hóa đặc sắc đa dạng trong tổng thể dân tộc Việt Nam. Lễ hội truyền thống có giá trị đặc biệt trong sự cô kết cộng đồng, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau hiểu được công lao của tổ tiên, bày tỏ lòng tri ân công đức các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có công dựng nước, giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc bảo tồn và tổ chức lễ hội truyền thống còn góp phần tích cực trong giao lưu, hòa nhập với các nền văn hóa thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho văn hoá vùng đất Tổ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung đủ sức chống lại sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai. Bên cạnh những giá trị thiên liêng trên, lễ hội truyền thống là một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá, là “nam châm” hút khách ngành du lịch. Hiện nay nhiều địa phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này để đưa vào hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy ngành kinh tế phát triển, và bảo tồn nâng cao các lễ hôi truyền thống nên tầm cao mới. Với thống kê năm 2004 của cục Văn hóa Thể thao cơ sở và bộ Văn hóa Thể thao, cả nước có 8.902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp cả nước. Nằm ở phía Nam của tổ quốc, thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, Kiên Giang là vùng đất đa dạng về địa hình và phong phú về di sản văn hóa. Toàn tỉnh hiện có hơn 360 cơ sở thờ tự, 38 danh thắng - di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Hiện nay, toàn tỉnh có 389 lễ hội, trong đó có 235 lễ hội tôn giáo, 91 lễ hội dân gian, 62 lễ hội lịch sử cách mạng và một số lễ hội khác. Đặc biệt là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá) thu hút hàng ngàn du khách. Tuy nhiên việc tổ chức lễ hội ở nơi đây chỉ mang tính chất văn hóa thuần túy “uống nước nhớ nguồn”, lễ hội được diễn ra với tính chất là một lễ giỗ, mà chưa có sự mở rộng lễ hội thành vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ là một cách hời hợt còn thiếu sự đầu tư cũng như quan tâm. Bên cạnh đó vẫn chưa có sự kết hợp lễ hội với tài nguyên khác của địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác việc sử dụng tài nguyên văn hóa lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của tỉnh Kiên Giang còn hạn chế và chưa được hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “ Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với việc phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch địa phương. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Khi nhắc đến lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực, người ta chỉ nghĩ nó như là một ngày giỗ lớn mang tính chất vùng miền, mà chưa biết nó là một lễ hội mang gía trị truyền thống vô cùng to lớn cũng như một nguồn tài nguyên khai thác du lịch hiệu quả. Là người con của địa phương việc tìm hiểu về hoạt đông cũng như thực trạng của lễ hội giúp tôi hiểu rõ hơn về lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực, đồng thời với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác động vào ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống; đưa lễ hội địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho ngành du lịch, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho tỉnh. 3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực có thể phát triển để phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiềm hiểu khái quát về vị trí địa lí, lịch sử, kinh tế xã hội, văn hóa con người của tỉnh Kiên Giang qua đó hiểu được tác động của nó đối với lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu về thực trạng thu hút khách du lịch tại lễ hội và phương thức khai thác lễ hội này đưa vào phát triển du lịch tỉnh, đồng thời đưa ra một số định hướng phát triển lâu dài. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích tổng hợp các dữ liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra. 4.2 Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các dữ liệu này cần được thống kê và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả cao. 4.3 Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bài luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác để kết quả nghiên cứu có tính xác thực và thuyết phục, phương pháp này đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài. 4.4 Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra các câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ hội cho các vị khách tham gia lễ hội, người quản lí, người dân địa phương, người làm du lịch để thu thập thêm thông tin. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5.1 Về mặt khoa học: TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Nghiên cứu lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực góp phần phát họa lên bức tranh tổng thể về lễ hội văn hóa truyền thống tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội về du lịch của tỉnh. 5.2 Về mặt thực tiễn: Đề tài hoàn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát triển lễ hội hơn nữa. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra những đề xuất định hướng trong việc bảo tồn và giữ gìn khai thác giá trị tâm linh để phát triển du lịch. 6. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ở ĐB sông Cửu Long, nói đến lễ hội Anh hùng dân tộc(AHDT) Nguyễn trung Trực thì ai cũng biết, nhưng trên phương diện nghiên cứu thì không được nhiều, bởi đây là một lễ hội vô cùng lớn ở ĐB sông Cửu Long, những nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu là báo chí, cũng như tạp chí, chỉ một số ích chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học, mà đáng nói đến là TS Nguyễn Đình Thống (Trường Đại học KHXH TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu với tác hphẩm “Phát tảo ý tưởng một lễ hội về người anh hùng Nguyễn Trung Trực”, hay một tác phẩm khá hay khác là “ Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam ” của giảng viên Nguyễn Thị Thùy Nhung (Khoa Lịch Sử DDHVH Huế). TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH 1.1.1 Khái niệm du lịch Nói về du lịch đã có rất nhiều quan niệm khác nhau, mỗi định nghĩa đứng trên một góc độ, một khía cạnh, như: Nhìn từ gó độ kinh tế: Du lịch là một tập hợp các hoạt động kinh tế và dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tahm quan giải trí, nhu cầu nghỉ nghơi, có hoặc không kết hợp với hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và nhu cầu khác. Nhìn chung, các khái niệm về du lịch là không giống nhau, tuỳ thuộc góc độ của chủ thể và tuỳ thuộc các mốc thời gian khác mà khái niệm về du lịch có sự khác nhau. Đối với Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2006 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” 1.1.1.2 Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là một phạm trù khoa hoa học rông, thể hiện toàn bộ những giá trị văn hóa của hoạt động du lịch. Tất cả những hoạt động của từng bộ phận, những sản phẩm du lịch trong quá trình tạo dựng đều hướng vào mục đích hình thành nên những nét đặc trưng riêng mang bản sắc văn hoá dân tộc, sẽ giúp hình thành nên một văn hoá du lịch đặc trưng riêng cho đất nước. Hay nói một cách ngắn gọn du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục… Gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… Để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)… Là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Festival Huế 2004 là lần thứ ba VN có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao – một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Ngoài ra, lễ hội dân gian này còn có sự tham gia của các nước Pháp, Trung Quốc… Du lịch tâm linh là hình thức du lịch đề cập đến các tính ngưỡng, tôn giáo, các lễ hội tôn giáo, lễ hội nhân gian, lễ hội chùa, lễ hội đình, lễ hội vía các vị phật, thần….Mà động cơ chính xuất phát từ tâm linh của khách du lịch và mức độ hưởng thụ của khách du lịch tâm linh luôn cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào 1.1.2.3 Tài nguyên du lịch: Là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thõa mãng nhu cầu du lịch. Có hai loại tài nguyên du lịch là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.  Tài nguyên du lịch nhân văn: TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.  Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên có thể sử dụng mục đích du lịch. Trong các dạng TNDLNV, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phán ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung, các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách. 1.1.2 Khái niệm khách du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch được phân loại theo hai tiêu chí: Phạm vi lãnh thổ và loại hình du lịch. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có du khách: Quốc tế và nội địa. Phân theo loại hình du lịch thì có du khách du lịch sinh thái và du khách du lịch văn hóa. 1.1.3 Một số khái niệm khác  Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách đến tham quan du lịch. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG  Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.  Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.  Đơn vị cung ứng du lịch Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch. Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm: Điểm vui chơi giải trí cung ứng các loại hình và dịch vụ vui chơi giải trí; khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống; nhà hàng chuyên dịch vụ ăn uống cho du khách;…  Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình định trước.  Cơ sở lưu trú du lịch Là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu 1.1.4 Các loại hình du lịch Khái niệm loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một giá bán nào đó. Phân loại các loại hình du lịch dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại du lịch khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi phân các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau: * Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch Dựa vào tiêu chí này, du lịch được chia thành hai loại: Loại hình du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, bao gồm có du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động; loại hình du lịch nội địa là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. * Căn cứ vào nhu cầu và động cơ làm nảy sinh hoạt động du lịch Căn cứ vào tiêu chí này, người ta chia ra thành các loại hình: Du lịch chữa bệnh; du lịch nghỉ ngơi, giải trí; du lịch thể thao; du lịch văn hoá; du lịch lịch sử; du lịch sinh thái; du lịch công vụ; du lịch tôn giáo; du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương; du lịch quá cảnh. Các loại hình du lịch kể trên thường không thể hiện nguyên một dạng nào đầy đủ và rõ rệt, ta thường gặp sự kết hợp của một vài thể loại một lúc như du lịch nghỉ ngơi và du lịch văn hoá, du lịch công vụ với du lịch văn hoá,… * Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi Căn cứ vào hình thức chuyến đi người ta chia thành: Du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân. Ngoài ra, còn căn cứ vào các tiêu chí khác như: Phương tiện giao thông được sử dụng, phương tiện lưu trú, thời gian đi du lịch của khách, vị trí địa lí của nơi đến đi du lịch,… mà tương ứng nhiều loại hình khác nhau 1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch * Yếu tố về chế độ chính trị - xã hội TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc. Ở những nước và những vùng có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội đảm bảo tạo lực hút rất lớn lượng du khách đến tham quan du lịch. Ngược lại, ở những nước, những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn đến sự ngừng trệ các hoạt động du lịch. Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, hoặc các bệnh dịch như sida, tả, lỵ, sốt rét cũng gây ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch. Một xã hội văn minh, lịch sự, có những nét đẹp trong phong tục tập quán cũng là yếu tốt hấp dẫn du khách do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đôi khi bản thân chế độ chính trị hiện tại cũng trở thành đối tượng thăm viếng của du khách bởi họ muốn có những nhận xét khách quan nhất về nó. * Yếu tố kinh tế Ngành du lịch của một quốc gia hay vùng phát triển tỉ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hay vùng đó. Thu nhập bình quân đầu người là chỉ số tác động trực tiếp đến lượng nhu cầu trong du lịch. Các nhà kinh tế đã thống kê rằng ở các nước có nền kinh tế phát triển, nếu thu nhập tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân dành cho du lịch tăng lên 1,5%. Mức thu nhập là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch. * Yếu tố giao thông vận tải Giao thông du lịch có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển của giao thông vận tải thể hiện trên hai mặt: Phát triển về số lượng hình thành nhiều loại giao thông và sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng phương tiện vận chuyển, tạo khả năng vận chuyển số lượng lớn du khách trên thế giới đi du lịch. Phát triển về chất lượng của phương tiện giao thông vận tải tốc độ vận chuyển, đảm bảo an toàn trong vận chuyển, đảm bảo tiện nghi trong vận chuyển, vận chuyển với giá rẻ. * Chính sách phát triển du lịch Chiến lược và chính sách phát triển du lịch của một quốc gia, vùng có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch. Chiến lược phát triển du lịch xác định phương hướng phát triển du lịch dài ngày, đề cập đến những vấn đề tổng thể của phát triển du lịch như chiến lược sản phẩm du lịch, chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch, chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch, chiến lược thị trường du lịch. * Thời gian rỗi Các chuyến đi du lịch đều được thực hiện trong thời gian nhàn rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gain nghỉ lễ…) Mặc dù có khả năng chi tiêu, có nhu cầu, con người cũng không đi du lịch được nếu không có thời gian rỗi. 2.1.1 Sự sẵn sàng đón tiếp khách Các cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng là phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện nhiệm vụ hàng hóa du lịch. Thành phần của cơ sở kĩ thuật vật chất bao gồm: Cơ sở công trình kĩ thuật thuộc ngành du lịch; các cơ sở công trình thuộc ngành khác có tham gia vào hoạt động du lịch như giao thông, thương nghiệp, dịch vụ công TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG nghiệp; tài nguyên du lịch là thành phần đặc biệt của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, chúng là phương tiện vật chất để thõa mãn nhu cầu du khách. 2.1 KHÁI QUÁT LỄ HỘI 2.1.1 Khái niệm lễ hội Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và hội. 2.1.1.1 Khái niệm “Lễ” Lễ theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Khái niệm “Lễ” có thể được hiểu là một hệ thống hành vi, động tác nhằm thể hiện lòng tôn kính của con người đối với bề trên, với bậc anh hùng siêu nhiên, thần linh nhằm phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà khả năng họ chưa thể làm được.Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Tuỳ theo tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Phần lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính vớ các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hoá thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội. 2.1.1.2 Khái niệm “Hội” Hội có thể hiểu là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung trong một địa điểm và vui chơi với nhau Khái niệm “Hội”: Hội là sinh hoạt tôn giáo văn hóa nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân hạnh phúc, cho từng gia đình, từng dòng họ. Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó thường không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới. Tuy nhiên những nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị cao và có sức hấp dẫn du khách. Thông thường phần hội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ (hội Lim…). 2.1.2 KHÁI QUÁT VỀ LỄ VÀ HỘI Qua các lễ hội truyền thống ở Việt Nam ta có thể rút ra mối quan hệ khắng khít giữa “Lễ” và “Hội”. Trên thực tế mối quan hệ giữa lễ và hội khó có thể tách rời, chúng luôn hòa quyện với nhau, nếu chỉ có hội mà không có lễ thì mất vẻ cung kính trang nghiêm, và ngược lại nếu chỉ có lễ mà không có hội thì mất phần vui vẻ. Cũng có những lễ hội ở đó cả phần lễ và phần hội hoà quyện vào nhau, trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội mang tính tâm linh của phần lễ (hội trọi trâu ở Đồ Sơn…). Hội làng của người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống rất TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG tiêu biểu cho xã hội nông thôn Việt Nam. Có quan điểm cho rằng đồng bằng sông Hồng là quê hương của văn hoá lúa nước, của hội làng. Như vậy để tìm hiểu văn hoá Việt Nam, văn hoá làng xã cũng như văn hoá lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội. Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo. - Ở nước ta trong một năm có nhiều lễ hội, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, ngoài ra còn có hội thu. Các lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của dân tộc Mường; ném cò, múa xoè của người Thái; hát Sli, hát lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các dân tộc Tây Nguyên… Về quy mô, có những lễ hội diễn ra trên một vùng rộng lớn, ngược lại có lễ hội chỉ bó hẹp trong vài (thậm chí một) làng (xã). Có lễ hội kéo dài tới 3 tháng (như lễ hội chùa Hương), nhưng có lễ hội chỉ một vài ba ngày. Một số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đảo du khách và người hành hương từ nhiều vùng tới: hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Bà (Tây Ninh)… Như vậy ta có thể thấy lễ và hội có mối quan hệ khắng khít chặt chẽ và luôn luôn song hành cùng nhau, ở đâu có lễ thì ở đó có hội và ngược lại. 2.1.3 Phân loại lễ hội Để phân chia lễ hội người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, dưới đây là cách phân loại lễ hội theo mục đích tổ chức và thời gian hình thành của lễ hội.  Căn cứ theo mục đích tổ chức: - Lễ hội với mục đích tính ngưỡng cầu mùa: Nội dung lễ hội được thể hiện với các nghi thức liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp. - Lễ hội với mục đích tưởng niệm công lao các vị danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, các vị thành hoàng và các chư vị thánh vật, với mục đích của lễ hội la thờ cúng, tưởng niệm, phát họa lại quá trình đấu tranh của các vị anh hùng này.  Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội - Lễ hội truyền thống: Là lễ hội sinh hoạt văn hóa sản phẩm tinh thần của con người là dịp con người được trở về với cội nguồn tự nhiên, cội nguồn dân tộc điều mang ý nghĩa thiêng liêng của mỗi người. Không gian lễ hội linh thiêng mọi người có thể cầu mong những điều may mắn, cuộc sống hạnh phuc ấm no. - Lễ hội hiện đại: là lễ hội mang tính kinh tế thương mại cao, thông thường nội dung gắn với các anh hùng dân tộc lịch sử, liên quan đến cách mạng và kháng chiến, là các cuộc cho liên hoan triển lảm du lịch. 1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA LỄ VÀ HỘI 1.3.1 Tác động của lễ hội đến du lịch. Trong điều luật 79 của luật du lịch Việt Nam đã xác định rõ, Nhà nước tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch xúc tiến du lịch với các nội dung tuyên truyền giao tiếp rông rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…Do đó lễ hội sẽ làm cho du lịch phát triển hơn, lễ hội làm cho du lịch trở nên hấp dẫn, tạo cho số lượng du khách đông hơn. Hiện nay nước ta phát triển du lịch theo xu hướng du lịch văn hóa, và tất nhiên muốn phát triển phải khai thác sử dụng giá trị văn hóa truyền thống, cách tân hiện đại hóa TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG sao cho phù hợp, hiệu quả. Trong đó có kho tàng lễ hội truyền thống, đây là một thành tố đặc sắc văn hóa Việt Nam, cho nên phát triển du lịch lễ hội chính là lễ hội sử dụng ưu thế của du lịch Việt Nam trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch. Mùa lễ hội cũng là mùa du lịch tạo nên hình thức du lịch lễ hội mang đậm bản săc văn hóa dan tộc được thể hiện qua các săc thái văn hóa địa phương, vùng miền phong phú đặc sắc. 1.3.2 Tác động của du lịch đến lễ hội Lễ hội và du lịch luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau và cùng nhau phát triển làm hoàn thiện hơn trong việc phát triển ngành du lịch. Trước tiên hoạt động du lịch có nhiều tác động tích cực đến lễ hội. Du lịch có nhiều đặc trưng riêng làm hấp dẫn hơn lễ hội truyền thống. Du lịch mang đến nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho các địa phương có lễ hội truyền thống như tạo việc làm cho người dân địa phương thông qua các dịch vụ như vận chuyển khách, bán quà lưu niệm, hàng hóa ăn uống…Nhân dân vùng có lễ hội vừa quảng bá hình ảnh văn hóa về đời sống mọi mặt của địa phương mình, vừa có thể giao lưu học hỏi tinh hoa văn hóa của khách du lịch mang đến từ địa phương khác. Bên cạnh những tác động tích cực của du lịch mang đến còn có những tác động tiêu cực đối với lễ hội. Những đặc thù riêng của ngành du lịch có thể làm biến dạng các lễ hội truyền thống như phá vỡ khuôn mẫu truyền thống địa phương có lễ hội, các hoạt động thương mại hóa của lễ hội như: Lừa đảo, bắt chẹt khách để thu lợi nhuận tạo hình ảnh xấu làm cho du khách hụt hẫn trước mọi không gian linh thiêng mà tính tôn nghiêm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, làm cho khách không muốn quay lại lần sau. Du khách đến lễ hội kéo theo những nhu cầu mất cân đối trong cung cầu dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái nhân văn. Bản sắc văn hóa trước mắt của vùng miền có nguy cơ bị “mờ’ do kết quả của sự giao thoa văn háo thiếu lành mạnh không thể tránh khỏi đem đến từ du khách. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG CHƯƠNG II. LỄ HỘI ANH HÙNG DÂN TỘC Ở KIÊN GIANG 2.1 TỈNH KIÊN GIANG VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH 2.1.1 Khái quát tỉnh Kiên Giang: Vị trí Kiên Giang trên bản đồ 2.1.1.1 Vị trí địa lý: Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.  Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản… 2.1.1.2 lịch sử hình thành tỉnh Kiên Giang: Từ những năm 1757, Kiên Giang là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do mạc Thiên Tích lập. Đến năm 1808 (Gia Long năm thứ 7), đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Triều Minh Mạng, Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 15/6/1867, đổi thành hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16/8/1867 đổi tên thành hạt Kiên Giang, thuộc tỉnh Rạch Giá. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận (gồm Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc) được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến tháng 5/1965, tỉnh Hà Tiên được tái lập lại. Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận (Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc); có 7 tổng; 58 xã. Theo Nghị định số 368-BNV/HC/NĐ ngày 27/12/1957 bổ túc Nghị định số 281BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Điều 1 của Nghị định này nêu rõ, quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy. Ngày 13/6/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314-BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Tại điều 1 của Nghị định này quy định tách quận Kiên Bình thành 2 quận: Kiên Bình và Kiên Hưng. Như vậy vào thời điểm năm 1958, tỉnh Kiên Giang có 7 quận và 7 tổng, theo niên giám Hành chính 1971 của Việt nam Cộng hòa thì tỉnh Kiên Giang gồm 7 quận: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc; 42 xã; 247 ấp. Năm 1973, tỉnh Kiên Giang có 8 quận (Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc, Hiếu Lễ). Ngày nay, tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã, thành phố (thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, các huyện An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng) và 145 xã, phường, thị trấn. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá, thị Xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành. * Điều kiện tự nhiên: Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên). Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Tài nguyên biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Tài nguyên khoáng sản: Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Theo điều tra của Liên đoàn Địa chất, trữ lượng đá vôi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn. Theo quy họach của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm. * Xã hội: Giao thông: Kiên Giang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km đường bộ về phía tây nam, hệ thống giao thông ở tỉnh tương đối thuận tiện, bao gồm đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đó, Hệ thống giao thông đường bộ không ngừng phát triển. Giao thông nội bộ các thành phố, thị xã được nâng cấp và tráng nhựa. Các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh làQuốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và Tỉnh lộ 11...Mạng lưới giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh. Về giao thông vận tải theo đường hàng không thì Kiên Giang có Sân bay Rạch Giá và Sân bay Phú Quốc, rất thuận lợi về việc lưu thông trong tỉnh và trong nước. Dân số:Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683.149 người, mật độ 267 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%; dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo, quy mô dân số đến năm 2010 dự kiến dưới 1,8 triệu người. Về dân tộc và tôn giáo: Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, Người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng.... Về tôn giáo, theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 489.609 người theo tôn giáo, chiếm khoảng 32,7% tổng số dân, trong đó Phật giáo chiếm 25%, Công giáo chiếm 5,7%, còn lại là các tôn giáo khác như Cao Đài, phật giáo Hoà Hảo, Hồi giáo..... Kiên Giang nằm tận cùng về phía tây nam của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống ... Văn hóa ẩm thực ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với hàng trăm món ăn các TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 13 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG loại với các đặc sản như Cá nhồng, Nước mắm Phú Quốc, Cháo môn, Sò huyết Hà Tiên, Bún cá Kiên Giang... Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng tháng Tám âm lịch thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. các làng nghề truyền thống rất đặc sắc như đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên… 2.1.3 Tiềm năng du lịch 2.1.3.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên * Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương của Chính phủ đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cấm trại, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các lọai hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Chính từ sự phong phú, đa dạng của Phú Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh, năm 2008 đã thu hút trên 200.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 55.000 lượt. * Vùng Hà Tiên – Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên – Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du lịch chính thức. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng… Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ. * Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG lịch sử cách mạng… đồng thời, tỉnh vừa khởi công xây dựng một số công trình theo Đề án phục dựng Khu căn cứ Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận. Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải. 2.1.3.2 Tiềm năng du lịch nhân văn * Thành phố Rạch Giá : Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm; có 2 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị Co.op Mart Rạch Sỏi). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới, trung tâm với việc diễn ra lễ hội đình Nguyễn Trung Trực hàng năm. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và chuẩn bị đầu tư nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng.... Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. * Hòn Đất: Từ TP Rạch Giá (Kiên Giang) theo quốc lộ 80 về Hà Tiên chừng 30 cây số, tới thị trấn Hòn Đất sẽ gặp được mộ Chị Sứ (anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng). Phía trước mộ Chị Sứ là cái hồ trồng bông súng lớn vốn là một hố bom. Từ mộ đi theo mé trái là tới suối Lươn, gần hang Ông Cọp. Vườn xoài rợp mát suốt con đường. Nơi Chị Sứ hi sinh là khu vực vườn xoài này, cách ngôi mộ vài trăm mét. Phía sau mộ chị Sứ là bậc thang cao lên sườn đồi, có bức phù điêu lớn bằng đá hoa cương, trên khắc tên 960 liệt sĩ cùng tượng đài chiến thắng của quân dân Hòn Đất. Đây là nơi diễn ra những trận đánh khốc liệt thời chống Mỹ. Những hang hốc nằm rải rác trên sườn núi là nơi anh em du kích rút vào cố thủ. Đây là một điểm du lịch nhân văn vô cùng qý giá của Kiên Giang có giá trị lịch sử, là nơi để con cháu sau này thể hiện lòng biết ơn với các bậc hi sinh. * Chợ đêm Dinh Cậu Nếu chợ đêm An Hòa của thành phố Rạch Giá được xem như là địa điểm sinh hoạt, vui chơi, giải trí của người dân thành phố về đêm với nhiều món ẩm thực mang đậm dấu ấn của miền Tây Nam bộ thì những ai đã từng một lần đặt chân đến Phú Quốc sẽ không quên TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG những món đặc sản đậm nét văn hóa cùng hương vị đặc trưng của biển, tạo thêm một sức thu hút mới từ hòn đảo ngọc này. Ngôi chợ nằm sát bên bờ biển nơi trung tâm của thị trấn Dương Đông này có hơn 100 gian hàng vẫn với các món ăn bình dân, dân dã. Ra đời muộn hơn so với chợ đêm An Hòa, thế nhưng, chợ đêm Dinh Cậu đã tạo dựng được cho mình một phong cách phục vụ riêng, đủ để làm hài lòng người dân nơi đây cũng như du khách đến tham quan. * Tám lễ hội tiêu biểu thu hút khách du lịch ở Kiên Giang 1. Lễ hội Nguyễn Trung Trực – TP. Rạch Giá Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng dân tộc mà tên tuổi gắn liền với những chiến công vang dội đã đi vào trang sử hào hùng, đó là: trận đốt cháy tàu Espérance trên vàm Nhật Tảo năm 1861 và lần đầu tiên tiêu diệt đồn lũy đầu não của giặc Pháp ngay tại tỉnh lỵ Rạch Giá vào năm 1868. Nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt đã tự hào ca ngợi khí phách anh hùng của Nguyễn Trung Trực “hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”, thể hiện ý chí độc lập tự do của người dân phương Nam nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Ở tỉnh Kiên Giang có khoảng 20 đền thờ Cụ Nguyễn tại thành phố Rạch Giá, xã Mỹ Lâm (huyện Hòn Đất), đình Tà Niên (huyện Châu Thành) Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hàng năm, vào ngày 26, 27 và 28 tháng Tám (âm lịch), nhân dân Kiên Giang và đồng bào khắp nơi lại hội tụ về đây tổ chức kỷ niệm ngày hy sinh của Cụ để bày tỏ lòng tri ân, thành kính đối với người con bất khuất, kiên trung của đất nước. Nhiều năm qua, Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực đã có sức lan toả ngày càng a Lễ hội gồm hai phần, phần nghi lễ trang trọng và thành kính theo nghi thức cổ truyền như: lễ dâng hương, lễ thượng đài kỳ, lễ tế đàn cả, rước sắc thần; phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi động, hấp dẫn: trò chơi dân gian, đua xuồng, đập nồi, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa Lân – Sư – Rồng, thả đèn hoa đăng, thi ẩm thực, triển lãm thư pháp, triển lãm ảnh đường phố, giao lưu văn nghệ giữa 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer... Mỗi năm số lượng người dân về dự lễ hội ngày càng tăng. Năm 2006 có hơn 500 ngàn, năm 2007 có gần 600 ngàn, năm 2008 có hơn 600 ngàn và năm 2009 có 750 ngàn, năm 2011 có trên 1 triệu lượt người tham dự. 2. Lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các – Hà Tiên Đã nhiều năm qua, mỗi dịp Tết Nguyên tiêu, rằm tháng Giêng hàng năm, tại Lăng Mạc Cửu, Hà Tiên lại tổ chức Lễ hội kỷ niệm Tao đàn Chiêu Anh Các. Vào mùa xuân năm Bính Thìn 1736, tại trấn Hà Tiên xưa, Tổng binh đại đô đốc Mạc Thiên Tích, hiệu Sĩ Lân đã cùng 32 danh sĩ tài hoa đương thời lập nên Tao Đàn Chiêu Anh Các. Không chỉ là nơi tập trung sáng tác, đàm luận văn thơ mà còn là nơi đào tạo nhân tài, cổ vũ tinh thần yêu nước, mở mang văn hóa của một trấn xa xôi. Hình thành trong giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Hà Tiên xưa, Tao đàn Chiêu Anh Các sản sinh ra một khối lượng văn chương khá đồ sộ, trong đó có tuyệt tác “Hà Tiên Thập vịnh” với hơn 300 bài thơ bằng chữ Nôm. Lễ hội có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: dâng hương tế Trời Đất, thi họa thơ Chiêu Anh Các, thi ứng tác câu đối, thi sáng tác thơ mới, viết thư pháp... Lễ hội trùng với Ngày thơ Việt Nam nên có rất đông những người yêu thơ, văn nghệ sĩ Nam Bộ và du khách về đây dự lễ. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 16 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG 3. Lễ hội Oóc–om–bok – Gò Quao Lễ hội Oóc–om–bok hay còn gọi là lễ cúng Trăng được tổ chức thống nhất vào đêm 15/10 âm lịch. Các vật cúng trong lễ hội là cốm dẹp, khoai, đậu, dừa… Đồng bào phật tử tập hợp lại xung quanh sân chánh điện, chờ đến khi mặt trăng lên đến đỉnh là mọi người đều khấn vái để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng như là một vị thần điều tiết mùa màng, đã giúp cho họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đặc biệt sôi nổi nhất trong những ngày này là hội đua ghe ngo. Kể từ năm 2007, lễ hội Oóc – om – bok được nâng lên thành Ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang đã khẳng định quy mô và chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Ngày hội có nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phong phú được chọn lọc; kết hợp tính dân tộc, tính hiện đại, tính cộng đồng và độc đáo tạo ra một không gian đầy ắp hương vị, sắc màu đậm đà và rực rỡ của đồng bào dân tộc Khmer Kiên Giang. 4. Lễ hội giỗ 4 nhà sư liệt sĩ – Châu Thành Cứ vào ngày 10/6 dương lịch hàng năm, tại Tháp 4 sư, nằm ở xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành các vị sư sãi ở các nơi trong tỉnh tập trung về tiến hành làm lễ cầu siêu cho 4 vị sư người Khmer: Danh Hùng, Danh Hom, Danh Tấp, Danh Hoi. Bốn vị sư đã hy sinh anh dũng trong cuộc biểu tình chống Mỹ và bọn tay sai vào năm 1974 tại Rạch Giá. Cuộc biểu tình đã gây nên tiếng vang lớn làm cho địch hoang mang và không dám bắt sư sãi đi lính nữa. Tháp 4 sư liệt sĩ đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là lễ hội truyền thống cách mạng lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh. 5. Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương – Tân Hiệp Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch chính thức trở thành ngày Quốc lễ, ngày hội lớn quy tụ cả cộng đồng các dân tộc Việt Na m. Ở Kiên Giang, hàng năm cứ đến ngày 10/3, hàng chục ngàn người con đang sinh sống, học tập, làm việc ở mảnh đất Kiên Giang và các tỉnh, thành trong khu vực đều hội tụ về Tân Hiệp dâng một nén nhang thành kính lên Quốc Tổ Vua Hùng Đền Hùng quốc tổ huyện Tân Hiệp do người dân ấp Đông Bình tự nguyện đóng góp thành lập từ năm 1957. Đền ban đầu chỉ bằng vật liệu đơn sơ, nơi thờ cúng các vị Vua Hùng và nhớ về đất tổ. Lễ hội diễn ra trong hai ngày 30-31/3 (mùng 9-10/3 ÂL). Phần hội được tổ chức vào ngày 30/3 với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và nhiều trò chơi dân gian. Hoạt động diễn ra tưng bừng, náo nhiệt trong khuân viên đền. Buổi sáng ngày 31/3 nghi lễ tưởng niệm các Vua Hùng được tổ chức trang trọng theo ghi thức hàng năm. Qua các hoạt động trên, nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ trẻ và ý chí đoàn kết tự lực vươn lên xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng giàu đẹp. 6. Lễ hội giỗ đức khai trấn Mạc Cửu – Hà Tiên Đã trở thành truyền thống hàng năm, Hà Tiên đều tổ chức lễ hội giỗ đức khai trấn Mạc Cửu, là người có công đầu trong việc khai phá nên vùng đất Hà Tiên cách đây đã hơn 300 năm. Vào đầu thế kỷ thứ 18, Mạc Cửu trên đường tha hương lập nghiệp, ông đã đặt chân đến Hà Tiên, còn gọi là Phương Thành, một vùng đất có vị trí thông thương thuận lợi, phong cảnh hữu tình. Ông đã quyết định dừng chân nơi đây bắt đầu cho công cuộc mở đất. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Phần lễ được giữ theo thông lệ với các nghi lễ truyền thống như cúng tiền hiền, hậu hiền, chiêm bái. Tại Đền thờ họ Mạc, mọi người tổ chức lễ thỉnh sắc và dâng hương tại Tượng đài Mạc Cửu. Ngoài ra phần hội được mở rộng với các hoạt động phong phú như: Hội chợ thương mại, biểu diễn võ thuật, biểu diễn lân sư rồng, biểu diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian… 7. Lễ hội Phan Thị Ràng (Chị Sứ) – Hòn Đất Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng sẽ diễn ra từ ngày 07 đến ngày 09/01 dương lịch hàng năm tại khu di tích lịch sử Hòn Đất. Phần hội sẽ diễn ra trong hai ngày 07-08/01, với nhiều hoạt động như: chương văn nghệ của các đoàn nghệ thuật, thi tìm hiểu “Lịch sử Hòn Đất Kiên Giang” và “Nữ anh hùng liệt sỹ Phan Thị Ràng”; hội chợ; triển lãm ảnh; chiếu phim phóng sự về Hòn Đất; tọa đàm; các trò chơi dân gian; giải bóng chuyền, giải Việt dã và giải đua bò... Đêm ngày 08/01 là chương trình sân khấu hóa khai mạc lễ hội để phục vụ công chúng trong tỉnh. Phần lễ dâng hương diễn ra vào sáng ngày 09/01, với màn trống hội khai lễ. Sau đó là sự tham gia của các đoàn đại biểu mang theo mâm ngũ quả, đọc diễn văn chào mừng và ôn lại truyền thống lịch sử của Hòn Đất cùng nữ Anh hùng liệt sỹ Phan Thị Ràng. Kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng (9/1/1962-9/1/2012) lần đầu tiên huyện Hòn Đất tổ chức nâng cấp quy mô cấp lễ hội và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trong khu vực về dự. 8. Lễ hội Nghinh Ông – Kiên Hải Lễ hội Nghinh Ông là một nét đẹp văn hóa của người dân đất đảo Lại Sơn – Kiên Hải được tổ chức long trọng, trang nghiêm hàng năm vào ngày 15 – 16 tháng 10 (âm lịch) để bày tỏ sự tri ân, sự phù trợ của cá Ông và các vị tiền nhân đã có công mở đất. Tập tục thờ cá Ông là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân miền duyên hải. Lễ cúng cá Ông ở Lại Sơn tồn tại hơn 100 năm. Đây cũng là loại hình lễ hội cầu ngư, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn trên biển thuận lợi, là dịp để bà con tổng kết lại những chuyến đi biển trong năm. Phần lễ là lễ cúng thỉnh (cung nghinh) các vị thần. Lễ Nghinh Ông và Chánh tế được tiến hành với sự tham gia đông đảo của tất cả ngư dân trên đảo. Ngoài ra, phần hội còn có các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, đua xuồng chèo, kéo co, thi ẩm thực với các món ăn miền biển, đờn ca tài tử. 2.1.4 Hợp tác phát triển thương mại – du lịch với Kam-Pốt (Campuchia) Văn bản hợp tác thương mại – du lịch giữa tỉnh Kiên Giang với tỉnh Kam-Pốt và Thành phố Kép – thuộc Vương Quốc Campuchia đã được ký kết từ tháng 6-2002. Qua nhiều năm thực hiện, việc hợp tác này đã cho những kết quả khả quan, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho cả hai bên. Trong thời gian qua, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Kampot và thành Phố Kép (Campuchia) đã tăng cường đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt là trên lĩnh vực thương mại du lịch. Lãnh đạo hai bên cũng đã thoả thuận đề nghị chính phủ của hai nước cho phép nâng cấp cửa khẩu Quốc gia Xà Xía và cửa khẩu Prêk-chak lên thành cửa khẩu quốc tế, xây dựng kho chứa hàng hoá hai bên cửa khẩu, thành lập tổ liên ngành để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trên mọi lĩnh vực, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển du lịch. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 18 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG Thời gian gần đây, việc hợp tác giữa Kiên Giang với tỉnh Kam-Pốt và thành phố Kép được tăng cường hơn nữa qua các tour du lịch qua nước bạn do Trung tâm du lịch lữ hành Kiên Giang tổ chức. Không chỉ đưa khách du lịch đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của hai tỉnh, thành phố này là suối nước ngọt Teuk-chou, cảng Kom-pong-som, thảo cầm viên và vườn cây ăn trái ở Thành phố Kép, Trung tâm du lịch lữ hành Kiên Giang còn hướng dẫn du khách tham quan thắng cảnh thủ đô Phnôm-Pênh, đặc biệt là kỳ quan thế giới là ngôi đền Ăng-co vat tại tỉnh Xiêm-riệp, với sự hỗ trợ về thủ tục và đảm bảo an ninh của lực lượng cảnh sát Hoàng gia Campuchia. Những tour du lịch này đã tạo cho du khách hiểu thêm về con người và đất nước Chùa Tháp xinh đẹp, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, láng giềng thân thiện giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia . 2.2 AHDT NGUYỄN TRUNG TRỰC 2.2.1 AHDT Nguyễn Trung Trực 2.2.1.1 Cuộc đời. Nguyễn Trung Trực (1839 – 1868) là vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc Long An) và Rạch Giá (nay thuộc Kiên Giang), gần cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ. Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn, từ năm Kỷ Mùi 1859 đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên thầy dạy học của ông đặt tên hiệu cho ông là Trung Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng tức Thăng, mẹ là bà Lê Kim Hồng. Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, tỉnh Long An.) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.) Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khoẻ mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược. Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Năm 1861, nhờ lập được công lao, nên ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo” nên còn được gọi là ''Quản Chơn'' hay ''Quản Lịch''. Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Lâm Quang Ky, Hoàng Khắc Nhượng, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Học, Hồ Quang v.v… 2.2.1.2 Sự nghiệp Sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực đã được khẳng định qua hai chiến công tiêu biểu nhất, đó là: đốt tàu Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (1861) và đánh chiếm đồn Tây Kiên TRẦN THỊ MAI HƯƠNG(6106723) 19 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan