Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Lễ hội cộng đồng Truyền thống và Biến đổi...

Tài liệu Lễ hội cộng đồng Truyền thống và Biến đổi

.PDF
677
157
137

Mô tả:

Kỷ yếu này được xuất bản dưới sự tài trợ của Hội quán Tuệ Thành và Công ty cổ phần Anh Việt Á. LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI BAN BIÊN TẬP PGS.TS. Võ Văn Sen TS. Ngô Thị Phương Lan TS. Huỳnh Ngọc Thu PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân TS. Nguyễn Ngọc Thơ TS. Đặng Thị Kim Oanh TS. Nguyễn Đức Lộc TS. Trương Thị Thu Hằng TS. Trương Văn Món ThS. Bùi Việt Thành CN. Cao Thanh Tâm MỤC LỤC LỜI TỰA PHẦN I: LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG & PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 1 Ngô Văn Lệ 2 Trương Văn Món 3 Phạm Thanh Thôi 4 Võ Văn Thành 5 Patrick McAllister 6 Trương Thị Thu Hằng 7 Trần Hữu Sơn 8 9 Nguyễn Thị Kiều Sương Nguyễn Thế Phúc 10 Nguyễn Phước Bảo Đàn 11 Trịnh Xuân Thắng 12 Đinh Hồng Hải Cộng đồng và lễ hội cộng đồng - Một vài nhận xét Tiếp cận phương pháp và lý thuyết trong nghiên cứu lễ hội Tổng quan những nghiên cứu đa ngành về lễ hội: Đề xuất hướng tiếp cận liên ngành trong bối cảnh đô thị Một nhận thức về lễ hội cộng đồng Trang …4 “Researching tet: Method and methodology for investigating vietnam’s premier national festival.” Sự hình thành lễ hội cộng đồng truyền thống (Nghiên cứu trường hợp lễ Trùng Cửu và lễ vía Ông tại đảo Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) Trang …50 Các xu hướng biến đổi lễ hội hiện nay và giải pháp quản lý Lễ hội cộng đồng và xu hướng biến đổi Tìm hiểu minh triết Việt qua lễ hội cộng đồng Việt Nam Những vấn đề đáng lưu tâm trong việc phục dựng và bảo tồn lễ hội truyền thống hiện nay Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thông qua lễ hội trong điều kiện mới ở Việt Nam hiện nay Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn Trang …66 Trang …16 Trang …29 Trang …44 Trang …55 Trang …72 Trang …77 Trang …82 Trang …90 Trang …96 PHẦN II: LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI 13 Thái Nguyễn Đức Minh Quân Giá trị và ảnh hưởng của lễ hội truyền thống Trang …111 đến cộng đồng cư dân Bắc Bộ 14 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 15 Mai Thị Hạnh 16 Nguyễn Thị Bích Thúy 17 Đỗ Viết Cường Trần Minh Cường 18 Nguyễn Văn Mạnh 19 Nguyễn Thế Hoàn 20 Cao Thị Thanh Thủy Võ Thị Bích Phương 21 Đinh Đức Hiền 22 Tăng Chánh Tín 23 Trần Thị Mai An 24 25 Lê Thị Thu Hiền Phan Thị Hoài Sương Trần Hồng Liên 26 Võ Văn Hoàng 27 Nguyễn Thị Thanh Tùng 28 29 Võ Thị Ánh Tuyết Đào Vĩnh Hợp Võ Thị Thảo 30 Nguyễn Văn Bốn 31 Võ Thị Thùy Dung Nét đặc sắc của lễ hội Chùa Thầy (Nhìn từ diễn trình và nguồn gốc lịch sử) Lễ hội truyền thống các làng xã ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa: Những khía cạnh biến đổi Nét đặc trưng của lễ hội cộng đồng Hà Hội trong hệ thống các lễ hội Việt Nam Lễ hội đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn – Đặc điểm và sự biến đổi của nó trong đời sống đương đại Lễ hội dân gian ở Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử. (Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị) Hội rằm tháng ba – Lễ hội độc đáo ở miền núi Quảng Bình Lễ hội đập trống của người Macoong từ góc nhìn so sánh Trang …123 Lễ hội “Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn” tại Đà Nẵng: những giá trị văn hoá cần giữ gìn và phát triển Sự biến đổi của lễ hội mục đồng làng Phong Lệ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dưới góc nhìn truyền thống Lễ hội cầu ngư ở vùng biển Đà Nẵng: Mạch sống truyền thống trong lòng xã hội đương đại Biến đổi lễ hội dân gian ở huyện Hòa Vang trong bối cảnh đô thị hóa tại Đà Nẵng Lễ hội Quán Thế Âm – Đà Nẵng: Truyền thống và hiện đại Lễ rước Cộ bà chợ Được (Thăng Bình – Quảng Nam) Lễ hội cầu ngư – nét văn hóa đặc sắc của cư dân ven biển Quảng Nam Lễ vía bà Thiên Hậu ở Hội An trong quá trình phát triển du lịch Một số vấn đề về giao lưu văn hóa và biến đổi của lễ hội điện Trường Bà, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay Những giá trị của lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên nhìn từ du lịch văn hóa Lễ hội nông nghiệp của tộc người M’nông tỉnh Đăk Nông – Truyền thống và biến đổi Trang …184 Trang …130 Trang …145 Trang …154 Trang …164 Trang …172 Trang …178 Trang …190 Trang …200 Trang …205 Trang …212 Trang …219 Trang …231 Trang …239 Trang …249 Trang …260 Trang …269 32 Nguyễn Thăng Long 33 Nguyễn Thị Thạch Ngọc 34 William Noseworthy 35 Trương Văn Món Gia Trang 36 37 Nguyễn Thành Đức Phan Đình Dũng 38 Trương Văn Chung 39 Nguyễn Thị Nguyệt 40 Nguyễn Thành Lợi 41 Lê Thị Thanh Tâm 42 Dương Hoàng Lộc 43 44 Lâm Nhân Hứa Sani Phan An 45 Nguyễn Khắc Cảnh 46 Danh Lung 47 Tiều Văn Triệu 48 Nguyễn Thị Tâm Anh 49 Lê Thúy An Sơn Thanh Hoàng Lễ hội lăng Ông Nam Hải ở Khánh Hòa: Phát huy giá trị trong bối cảnh hiện nay Lễ hội mừng nhà rông mới của người Rơmăm ở Kon Tum Mối quan hệ giữa lễ Katé và lễ Ramâwan: Một sự bản địa hoá trong lễ hội truyền thống của dân tộc Chăm Nghiên cứu lễ hội của người Chăm qua văn bản giấy (tapuk bi-ar) và văn bản lá buông (agal bac) trong bối cảnh lễ hội chung của khu vực Châu Á Văn hoá – hội lễ dân gian người Chơ-ro Lễ cúng lúa mới của người Chơ-ro ở Đồng Nai – Truyền thống và biến đổi Sự “chuyển đổi tôn giáo” và những biến đổi bên trong lễ hội cổ truyền của người Stiêng theo đạo tin lành ở Bình Phước hiện nay Lễ hội dân gian người Hoa Đồng Nai – Truyền thống và biến đổi Lễ hội bà Phi Yến-Từ truyền thuyết đến hiện thực Giá trị cố kết cộng đồng của lễ hội truyền thống (nghiên cứu trường hợp lễ hội nghinh Ông thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) Lễ hội nghinh Ông của cộng đồng ngư dân ven biển Bến Tre –Trường hợp xã An Thủy (huyện Ba Tri) và xã Bình Thắng (huyện Bình Đại) Lễ hội Thăk-kôông của người Khmer Trang …280 Lễ hội cộng đồng người Khmer Nam Bộ từ truyền thống đến biến đổi Một số sinh hoạt nghi lễ và phong tục trong lễ hội cổ truyền của người Khmer Nam Bộ Tết Chol Chnam Thmay cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ Tìm hiểu lễ hội Phước Biển của người Khmer Sóc Trăng Múa chằn trong lễ hội của cư dân Khmer Nam Bộ (trường hợp huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) Lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer ở Trà Vinh – Truyền thống và biến Trang …386 Trang …287 Trang …293 Trang …304 Trang …315 Trang …323 Trang …332 Trang …342 Trang …351 Trang …358 Trang …367 Trang …379 Trang …390 Trang …395 Trang …400 Trang …406 Trang …414 đổi 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 Đặng Thị Kim Oanh Lễ hội Chol Chnam Thmay của người Trang ...423 Khmer ở Trà vinh – Tiếp cận đặc điểm Lê Văn Sao Lễ hội Quan Thánh Đế Quân trong cộng Trang ...433 đồng người Hoa tại Phước Minh Cung, thị xã Trà Vinh. Bùi Việt Thành Lễ Kỳ Yên tại đình làng và đền thần ở Trang ...442 Nguyễn Trọng Hùng Thoại Sơn, An Giang: Truyền thống và biến đổi Lê Thị Sáu Lễ hội Kỳ Yên - Đặc trưng riêng của cư Trang ...458 dân Nam Bộ Võ Thanh Hùng Một số biến đổi trong lễ hội của người Trang ...466 Dương Ngọc Tú Khmer vùng Tây Nam Bộ Huỳnh Thị The Ảnh hưởng của lễ hội đến đời sống của Trang ...477 người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Thị Diễm My Lễ hội đua bò Bảy Núi- Nét sinh hoạt văn Trang ...481 hóa độc đáo của người Khmer Nam Bộ Hà Thị Thùy Dương Lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Trang ...488 Khmer Tây Nam Bộ: Giá trị và những vấn đề đang đặt ra hiện nay Đoàn Ngọc Minh Đại lễ hội Yến Diêu Trì cung của đạo Cao Trang ...494 Đài tại tỉnh Tây Ninh Huỳnh Ngọc Thu Đại lễ Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài: Trang ...508 Khẳng định vị thế độc tôn của “ông trời” và thể hiện văn hóa truyền thống của người Việt ở Nam Bộ Phần III: LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG ĐƯƠNG ĐẠI VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Huỳnh Quốc Thắng Chuyển tải các giá trị không gian văn hóa lễ Trang ...522 hội Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh vào khu đô thị mới Thủ Thiêm ............................................................ Err Phan Thị Hồng Xuân Từ hình tượng hoa sen trong văn hóa của Trang ...530 người Việt Nam, thử đề xuất ý tưởng tổ chức lễ hội “Festival sen” tại tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN 2015 (qua góc nhìn nhân học biểu tượng) Phạm Lan Hương Truyền thông và lễ hội: Nhìn nhận truyền Trang ...543 thông như một thành viên của thị trường di sản Trần Thế Vĩnh Lễ hội truyền thống của người Iban ở Trang ...551 Sarawak (Malaysia) 64 Trần Cao Bội Ngọc Lễ hội Garma ở Australia - Truyền thống trên nền đương đại Trang ...560 65 Lê Thị Kim Oanh Trang ...573 66 Ong Seng Huat 67 Siu Woo Cheung 68 69 Tưởng Vi Văn Phạm Ngọc Thúy Vi Tik-sang Liu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của lễ hội trong đời sống hiện đại (trường hợp lễ hội Jidai tại Kyoto, Nhật Bản) Nguồn gốc và diễn biến của lễ hội “Ném cam kén chồng” đêm Nguyên tiêu của thiếu nữ người Hoa vùng Penang – Malaysia Sự can dự và vi phạm mang tính biểu trưng của Tôn giáo, Khoa học và Cách mạng: Tục thờ Mao, Du lịch và Lễ hội công đồng tộc người thiểu số ở Bình Đường, Quý Châu, Trung Quốc Hiện tượng biến đổi văn hóa và bản địa hóa của người Minh hương ở Việt Nam Cấu trúc nghi lễ và tham dự xã hội: việc duy trì một nghi lễ tái tạo vũ trụ ở vùng tân giới Hongkong 70 Liu Zhi Wei 遗产的新生 Trang ...650 Trang ...582 Trang ...597 Trang ...619 Trang ...634 1 LỜI TỰA 1. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lúa nƣớc điển hình ở Đông Nam Á với lối định cƣ tập trung làng xóm, với tinh thần cộng đồng cao và đời sống văn hoá tinh thần hết sức đa dạng, sâu sắc. Sự gắn kết chặt chẽ giữa ngƣời Việt Nam với nghề nông nghiệp lúa nƣớc cũng nhƣ các hoạt động nông nghiệp đã tạo nền tảng hình thành hệ giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống, trong đó nổi bật và đặc sắc nhất là những hoạt động lễ hội. 2. Về mặt lý luận: lễ hội truyền thống là một hệ thống biểu tƣợng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm về đời sống tâm linh bằng các nghi thức, và thông qua các hoạt động này con ngƣời có thể giao tiếp với thần linh. Bất kỳ một lễ hội truyền thống nào cũng có sự đan xen của hai bộ phận phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi thức tế tự mà con ngƣời sáng tạo ra để có thể giao tiếp với thần linh; Phần hội là những hoạt động của cộng đồng nhằm xây dựng mối cộng cảm của những con ngƣời có thân phận khác nhau, mà ngày thƣờng có một khoảng cách vô hình nào đó ngăn cản. Vì vậy, ngày hội bao giờ cũng là ngày vui của dân làng, của cộng đồng. Dân gian có câu ―vui nhƣ ngày hội‖ là phản ánh một không khí vui của dân làng, của cộng đồng trong ngày hội. Ngày hội thƣờng có nhiều trò chơi dân gian (nhƣ đánh đu, chơi cờ ngƣời, đua thuyền, đua ghe, vật, thả diều...) mà mọi thành viên trong làng, cộng đồng đều tham gia vào các cuộc vui chơi, đua sức tranh tài. Các hoạt động của lễ hội do vậy đã làm tăng thêm mối cộng cảm của cộng đồng và cũng góp phần làm nên một nét của văn hóa ―tình làng nghĩa xóm‖ của ngƣời Việt Nam. 3. Thực tiễn cho thấy, lễ hội cộng đồng truyền thống của ngƣời Việt Nam dù diễn ra nhƣ thế nào thì đều có phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, do những sự khác biệt của điều kiện tự nhiên, môi trƣờng xã hội mà nếu chú ý quan sát chúng ta dễ nhận thấy có sự khác biệt giữa lễ hội của ngƣời Việt theo địa vực cƣ trú: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, lễ hội của ngƣời Việt với lễ hội của các tộc ngƣời thiểu số: lễ hội của làng Việt, của cộng đồng các tộc ngƣời thiểu số phía Bắc thƣờng có quy mô nhỏ trong khi đó lễ hội của ngƣời Việt Nam Bộ nói riêng, các tộc ngƣời thiểu số ở Nam Bộ nói chung thƣờng có quy mô lớn (bao gồm có sự tham dự của nhiều địa phƣơng, của các tộc ngƣời khác), lễ hội mang nặng tính cộng đồng bao gồm một vùng nhƣ lễ hội nghinh Ông (không phải diễn ra ở một làng chài, mà nhiều làng chài, lễ hội Bà Chúa Xứ (không chỉ một huyện, một tỉnh, mà nhiều tỉnh), lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu (bao gồm các cộng đồng dân cƣ, các nhóm tộc ngƣời). 4. Trải qua những bƣớc thăng trầm của lịch sử đã dẫn đến những thay đổi trong đời sống văn hóa của ngƣời Việt Nam, nhƣng lễ hội của ngƣời Việt Nam luôn thể hiện tính nhân bản tạo nên một sức sống mãnh liệt của những giá trị văn hóa truyền thống. Đứng trƣớc xu thế phát triển của thời đại, lễ hội của ngƣời Việt cũng nhƣ các tộc ngƣời trong cộng đồng các tộc ngƣời Việt Nam đã và đang có những biến đổi cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa với những lễ hội cộng đồng mang màu sắc của không gian đô thị nhƣ lễ hội du lịch ―Festival Huế‖, ―Festival lúa gạo‖, ―Festival đờn ca tài tử‖, ―Festival đua ghe ngo‖, ―Festival biển‖, ―Festival dừa‖,... Dù khoác lên mình tấm áo mới nhƣng nhƣ là một thành tố văn hóa, lễ hội không chỉ thể hiện mong muốn của ngƣời dân để giải quyết các nhu cầu 2 tâm linh mà còn là nơi giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 5. Các nghiên cứu về lễ hội cộng đồng đã đƣợc các nhà khoa học nƣớc ngoài cũng nhƣ Việt Nam nghiên cứu từ khá sớm. Về các tác giả nƣớc ngoài, đáng chú ý có: Victor W Turner (1961, 1962, 1964, 1969, 1982), Buahapakdee, Apinan (1988), Ruth Gerson (1986), Lƣơng Văn Hy (2012)... Các tác giả Việt Nam có Thu Linh - Đặng Văn Lung (1984), Toan Ánh (1991), Lê Trung Vũ (1992), Đinh Gia Khánh và Lễ Hữu Tần (1994), Nguyễn Thị Kim Đoan (2003), Sakaya (2004) và Đặng Thị Oanh (2013)… Qua những công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế, ta thấy lễ hội cộng đồng đã đƣợc tiếp cận từ nhiều phƣơng pháp và lý thuyết khác nhau: Nhóm các nhà khoa học nƣớc ngoài đa phần tiếp cận nghiên cứu lễ hội theo góc nhìn Nhân học; còn nhóm các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận lễ hội đa chiều từ Dân tộc học, Tôn giáo, Văn hoá học, chủ yếu là văn hoá dân gian. Là một trong hai trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất Việt Nam, Trƣờng ĐH KHXH-NV luôn ý thức về vị trí, tầm vóc và sứ mệnh của mình trong giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, trong đó có lễ hội cộng đồng góp phần tăng cƣờng tri thức khoa học và thực tiễn cho xã hội. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, việc hiểu biết về văn hóa sẽ tăng thêm cơ hội để phát triển về kinh tế, giao lƣu, hợp tác giữa các vùng, miền, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Những bài tham luận về lễ hội cộng đồng của các tộc ngƣời ở Australia, Malaysia, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật,... sẽ là những kinh nghiệm quốc tế quý báu cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. Trên tinh thần ấy, Hội thảo khoa học quốc tế: Lễ hội cộng đồng: Truyền thống và biến đổi do Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Hội quán Miếu Tuệ Thành cùng phối hợp tổ chức sẽ là một diễn đàn quan trọng để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các giảng viên. NCS, HVCH trong và ngoài nƣớc cùng trao đổi, phân tích, đánh giá những giá trị của lễ hội cộng đồng dƣới nhiều góc nhìn và những khung lý thuyết khác nhau. Hội thảo nhận đƣợc 99 bài viết của hơn 100 tác giả từ nhiều vùng miền khắp cả nƣớc, nhiều quốc gia tham gia: Lào Cai, Hà Nội, Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đồng Nai,... các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Mỹ, New Zealand, Malaysia, Hongkong (Trung Quốc), Đài Loan, Campuchia. Sau khi đọc phản biện, Ban Tổ chức đã lựa chọn đƣợc 68 bài để biên tập, bổ sung và xuất bản thành kỷ yếu phục vụ hội thảo. Các bài viết đã đƣợc phân thành ba phần: Phần 1: Lễ hội cộng đồng: những vấn đề chung và phƣơng pháp tiếp cận Phần 2: Lễ hội cộng đồng ở Việt Nam: truyền thống và biến đổi Phần 3: Lễ hội cộng đồng đƣơng đại và kinh nghiệm quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014 BAN TỔ CHỨC 3 PHẦN I LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG & PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN 4 CỘNG ĐỒNG VÀ LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG - MỘT VÀI NHẬN XÉT Ngô Văn Lệ* Trong tiến trình lịch sử của mình,để tồn tại và phát triển mỗi tộc ngƣời tồn tại những loại hình tổ chức xã hội khác nhau ghi đậm nét văn hóa riêng của chính cộng đồng đó. Đối với ngƣời Việt làng là một dạng thức cộng đồng khá đặc biệt. Làng Việt gắn liền với quá trình chinh phục vùng đồng bằng và mở cõi. Nhờ một cơ chế vận hành khá uyển chuyển, làng Việt không chỉ tồn tại nhƣ một hình thức tổ chức xã hội cấp cơ sở, mà còn có vai trò quan trọng để giữ gìn và bảo lƣu các giá trị văn hóa truyền thống.Cũng nhƣ nhiều tộc ngƣời sinh sống ở Đông Nam Á, do chƣa xảy ra phân công lao động xã hội, nên trong đời sống kinh tế thể hiện tính đa nguyên trong hoạt động kinh tế của làng Việt. Trong đời sống của mình, là cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc, nên lễ hội cũng rất đa dạng và phong phú.Trong bài viết của mình, chúng tôi trình bày về cộng đồng và lễ hội cộng đồng chủ yếu của ngƣời Việt Bắc Bộ-nơi hình thành những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Từ khoá:lễ hội, cộng đồng, làng xã, ngƣời Việt, tổ chức xã hội, làng Việt 1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu Mở đầu chủ đề của bài viết là “Cộng đồng và lễ hội cộng đồng - một vài nhận xét”, vì vậy chúng tôi bắt đầu từ khái niệm, mà ở đây là khái niệm công cụ- cộng đồng. Thông thƣờng cộng đồng đƣợc hiểu là ―mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, đƣợc quyết định bởi các lợi ích chung của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con ngƣời hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ,sự gần gũi giữa họ về tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tƣơng đồng về điều kiện sống cũng nhƣ các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phƣơng tiện hoạt động‖ (Viện Thông tin KHXH, 1990). Tuy nhiên, quan điểm này chƣa chỉ ra những đặc trƣng (tiêu chí) để xác định một cộng đồng. Tô Duy Hợp và Lƣơng Hồng Quang trong công trình của mình đã dẫn lại quan điểm của Ferdinand Tonnies, thì cộng có các đặc trƣng sau: ―Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào mang tính chất tinh thần, thân thiện,mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đây là tính cộng đồng. Thứ hai, là tính bền vững.Tính cộng đồng đƣợc khẳng định theo dòng chảy của lịch sử. Thời gian có một vai trò là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng đồng. Thứ ba là tính cộng đồng khi đƣợc xét từ quan điểm đánh giá và vị thế xã hội của các thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội đƣợc gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn đấu mà có đƣợc. Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản và mang cả hai đặc trƣng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn mẫu văn hoá của sinh hoạt cộng đồng‖ (Tô Duy Hợp, Lƣơng Hồng Quang, 2000). Một quan niệm nhƣ vậy về cộng đồng là khá rõ ràng, giúp chúng ta những ngƣời nghiên cứu có cơ sở để tiếp cận và nghiên cứu về cộng đồng. 2.Làng nhƣ là một cộng đồng1 Ở Việt Nam trong đời sống thƣờng nhật thậm chí cả trong khoa học khái niệm cộng đồng đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tƣợng có những đặc điểm tƣơng đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Chẳng hạn, trong Từ điển tiếng Việt từ ―cộng đồng‖ để chỉ ― toàn thể * 1 NGND.GS.TS. Giảng viên Khoa Nhân học. Trƣờng ĐHKHXH& NV – ĐHQG TP.HCM. Bài viết có sử dụng tƣ liệu đã đƣợc công bố 5 những ngƣời cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Thí dụ: cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng làng xã, cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài‖ (Hoàng Phê, 1998). Nhƣ vậy, có thể thấy danh từ cộng đồng đƣợc sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản gia đình, làng xã hay một nhóm xã hội nào đó có những mối liên hệ về tâm thức và lý tƣởng xã hội, hay về lứa tuổi, giới hay về nghề nghiệp về thân phận xã hội. Tuy không đƣa ra các tiêu chí cũng nhƣ một định nghĩa về cộng đồng, nhƣng các nghiên cứu của các nhà tâm lý học (Đỗ Long, 2000), sử học (Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, 1996, Phan Đại Doãn, 2008), dân tộc học (Trần Từ, 1984, Ngô Văn Lệ, 2007), đều có một sự nhất trí khá cao của các nhà nghiên cứu Việt Nam, khi làng xã đƣợc xem là một dạng cộng đồng gắn liền với đơn vị cƣ trú của ngƣời Việt. Trong khi đó các nhà xã hội học khi nghiên cứu về cộng đồng cho rằng cần phải phân tích trên một chiều kích khác về cộng đồng,đó là chỉ ra các thành phần tạo lập nên một cộng đồng (Tô Duy Hợp, Lƣơng Hồng Quang, 2000). Theo hai nhà nghiên cứu này, thì các cuộc nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau trên thế giới cho thấy có một số yếu tố chính của cộng đồng là địa vực cƣ trú,yếu tố kinh tế hay nghề nghiệp và cuối cùng là yếu tố có tính văn hoá. Những yếu tố này tạo ra sự cố kết cộng đồng từ các đặc điểm chung mà các thành viên có thể chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, đối với một cộng đồng cụ thể nhƣ làng Việt thì, theo chúng tôi, khi nghiên cứu cần lƣu ý đến tính bền vững qua thời gian. Cùng với thời gian làng với tƣ cách là: ―những cộng đồng đa dạng về huyết hệ, về kinh tế (nhiều nghề và sở hữu ruộng đất), về thành phần xã hội (sĩ, nông, công, thƣơng), về tôn giáo (tín ngƣỡng dân gian hòa đồng với Nho, Phật, Đạo) (Phan Đại Doãn, 2008) nên thể hiện tính bền vững. Tính bền vững của làng đƣợc thể hiện ở chỗ là cho dù có những biến động lịch sử, nhƣng các làng Việt vẫn tồn tại và vận hành theo quy chuẩn riêng của từng làng (sau này là hƣơng ƣớc), là nơi bảo lƣu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc đấu tranh không cân sức chống lại sự đồng hoá của kẻ thù. Mặt khác,với tƣ cách là đơn vị hành chính cấp cơ sở, làng có thể bị tách ra, nhập vào do nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế của chính quyền, nhƣng những ký ức về làng cũ không dễ phai nhạt trong tâm thức của ngƣời dân, trong nhiều trƣờng hợp cƣ dân của một làng vì một lý do nào đó ly tán khỏi địa bàn cƣ trú cũ, họ tái lập làng ở nơi cƣ trú mới (Nguyễn Đức Lộc, 2013). Vì vậy, làng với tƣ cách là một cộng đồng, muốn hình thành phải có những điều kiện cần và đủ. Cho đến nay chƣa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống quá trình hình thành các loại làng ở Việt Nam. Nhƣng qua tiếp cận các công trình nghiên cứu và với những tƣ liệu điền dã tại các địa phƣơng ở Nam Bộ và những ký ức về một làng quê-nơi tôi sinh ra và lớn lên, chúng tôi cho rằng làng Việt có ba hình thức hình thành. Quá trình hình thành làng tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể nên mô hình cung nhƣ quy mô làng là rất khác nhau.Thứ nhất, các làng Việt cổ truyền đƣợc hình thành từ sự tan rã của công xã nguyên thuỷ, mà dấu vết của nó là sự tồn tại dai dẳng chế độ công điền công thổ của các làng này (cho đến những năm 50 của thế kỷ XX). Loại làng này chủ yếu ra đời ở Bắc Bộ-cái nôi hình thành tộc ngƣời Việt. Thứ hai, là các làng do những ngƣời cùng một dòng họ khai hoang lập nên, mà dấu vết của các làng này thƣờng lấy tên họ đặt cho tên làng. Ở các tỉnh miền Bắc hiện nay có tới trên 190 làng mang tên các dòng họ nhƣ Lƣu Xá, Nguyên Xá,… trong đó họ Nguyễn có đến gần 50 làng (Diệp Đinh Hoa,1994).Có những làng mang tên hai dòng họ nhƣ Đoàn Đào, Đào Đặng (Hƣng Yên). Và thứ ba, làng do nhà nƣớc huy động nhân lực từ các địa phƣơng khác đến lập làng, trƣờng hợp ở Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) hoặc làng Việt Nam Bộ. Các làng Việt dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền 6 Nam quy mô có thể rất khác nhau, nhƣng đều là nơi cƣ trú của những cộng đồng dân cƣ Việt có quan hệ huyết thống hay quan hệ láng giềng. Nhƣ vậy có thể thấy, những ngƣời tham gia lập làng trƣớc hết là dựa trên cơ sở huyết thống và tiếp đó là địa vực cƣ trú. Trải qua một quá trình cộng cƣ lâu dài ở từng cộng đồng hình thành những lợi ích của các nhóm cƣ dân cƣ trú tại một làng, cũng nhƣ những khác biệt giữa các cộng đồng trong đời sống văn hoá (bản thân văn hoá làng-mỗi làng có những nét văn hoá riêng, đã làm nên sự khác biệt giữa các làng). Trong xã hội truyền thống của ngƣời Việt mối quan hệ huyết tộc đã là sợi dây kết nối những thành viên của một dòng họ lại với nhau bằng hoạt động có liên quan việc thờ cúng tổ tiên (mà có nhà nghiên cứu gọi là đạo thờ cúng tổ tiên, nhƣ những tôn giáo khác), là mối quan hệ ruột thịt, quan hệ huyết thống, là việc lấy tên dòng họ đặt tên làng, nơi một cộng đồng cƣ trú, tạo nên sự cộng cảm ―một giọt máu đào, hơn ao nƣớc lã‖, máu chảy ruột mềm‖, ―một ngƣời làm quan, cả họ đƣợc nhờ‖, ―bao giờ ngàn Rúm hết cây, sông Lam hết nƣớc, họ này hết quan‖. Rồi mối liên kết giữa những ngƣời khác họ, thông qua hôn nhân, tạo nên mối quan hệ liên làng (cả trong chống thiên nhiên khắc nghiệt, thí dụ nhƣ lũ lụt, không chỉ ảnh hƣởng một làng, mà nhiều làng). 3. Lễ hội cộng đồng Nhƣ vậy, có thể thấy làng là một dạng thức cộng đồng khá đặc biệt trong bối cảnh xã hội Việt Nam. Cũng nhƣ ở nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á,Việt Nam không xảy ra qúa trình phân công lao động xã hội. Trong hoạt động kinh tế của mình làng thể hiện tính đa nguyên rất rõ. Mỗi làng trong kết cấu kinh tế của mình vừa là một làng nông nghiệp (trồng lúa nƣớc),có chăn nuôi ( nuôi trâu, bò phục vụ sức kéo, gà, vịt, heo phục vụ nhu cầu gia đình),có nghề phụ và có hoạt động trao đổi (chợ làng). Một nền kinh tế nhƣ vậy tất yếu ảnh hƣởng đến các hoạt động văn hóa của cộng đồng. Mặt khác, mỗi làng là một ―ốc đảo‖, có thành hoàng riêng (trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ), có một nghề phụ riêng và có một truyền thống văn hóa riêng đƣợc thể hiện trong hƣơng ƣớc. Các hoạt động lễ hội của các làng Việt gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng và các vị tổ nghề, nên làng nào có lễ hội của làng đó. Vì vậy nếu xét về số lƣợng, thì lễ hội của các làng Việt Bắc Bộ là rất nhiều, đƣợc diễn ra trong cả năm theo nhịp điệu của cây lúa gắn bó giữa lịch nông nghiệp và lịch lễ hội. Các lễ hội diễn ra trong cộng đồng gắn vời đời sống tâm linh trong việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, tổ nghề. Tất cả điều đó đều hƣớng tới một mục tiêu chung của cả cộng đồng cũng nhƣ của từng gia đình là cầu cho quốc thái dân an, mƣa thuận gió hòa mùa màng tƣơi tốt. Không có lễ hội nào diễn ra ở một làng Việt Bắc Bộ lại không hƣớng tới mục tiêu đó. Cho nên,mỗi lễ hội là một hệ thống biểu tƣợng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm về đời sống tâm linh bằng các nghi thức, và bằng các hoạt động đó con ngƣời có thể giao tiếp với thần linh. Do tính chất của lễ hội nhƣ vậy, nên lễ hội nhƣ là một đại diễn xƣớng tập trung và thể hiện những nét tiêu biểu cho văn hóa, nghệ thuật của mỗi cộng đồng. Điều này phản ánh thực tế sống động của các làng Việt Bắc Bộ. Bởi các làng Việt Bắc Bộ khá khép kín,lại có nguồn gốc hình thành khác nhau, thờ các thành hoàng và tổ nghề khác nhau, nên cũng có sự khác biệt của đời sống văn hóa nghệ thuật. Nhƣ là một lẽ tự nhiên lễ hội bao giờ cũng là sự hội nhập của hai bộ phận: phần lễ và phần hội. Bất kỳ một lễ hội nào ở làng Việt Bắc Bộ, nội dung có thể rất khác nhau (do thờ các thành hoàng khác nhau), nhƣng bao giờ cũng có sự đan xen của hai bộ phận phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi thức tế tự mà con ngƣời sáng tạo ra để có thể giao tiếp với thần linh. Trong tâm thức của dân làng thế giới thần linh là những gì thần bí, 7 linh thiêng, mà phải trải qua những nghi thức khấn vái, cầu xin của những vật thiêng trung gianngƣời thiêng (nhƣ thầy cúng, thầy phù thủy, cô đồng…), vật thiêng nhƣ các dụng cụ đồ cúng) con ngƣời trần tục (những cƣ dân trong làng) mới nhận đƣợc sự phù hộ, độ trì của thần thánh. Do vậy, những địa điểm thực hành nghi lễ nhƣ đình làng, chùa hay một địa điểm nào đó trong làng đều đƣợc kiến trúc sao cho tạo nên không khí linh thiêng. Những địa điểm có tính linh thiêng đó là nơi tập trung dân làng trong những ngày lễ hội, còn ngày thƣờng dân làng nếu không có việc gì cần thiết, thì không mấy khi đến đó. Phần hội là những hoạt động của cộng đồng nhằm xây dựng mối cộng cảm của những con ngƣời có thân phận khác nhau, mà ngày thƣờng có một khoảng cách vô hình nào đó ngăn cản.Vì vậy, ngày hội bao giờ cũng là ngày vui của dân làng. Dân gian có câu ―vui nhƣ ngày hội‖ là phản ánh một không khí vui của dân làng trong ngày hội. Ngày hội thƣờng có nhiều trò chơi dân gian (nhƣ đánh đu, chơi cờ ngƣời, đua thuyền, vật..) mà mọi thành viên trong làng đều tham gia vào các cuộc vui chơi, đua sức tranh tài. Những ―nam thanh, nữ tú‖ ngày thƣờng lo cuộc sống đầy vất vả, thể hiện hết sức mình trong những ngày hội, làm cho không khí lễ hội thêm tƣng bừng náo nhiệt hơn. Khi diễn ra lễ hội ở các làng tính dân chủ, bình đẳng thể hiện rất rõ. Ở đây không có sự phân biệt trai gái, đẳng cấp, giàu nghèo…mọi ngƣời ngồi ăn chung, tạo nên một không khí dân chủ làng xã. Chính điều này làm tăng thêm mối cộng cảm của dân làng và cũng góp phần làm nên một nét của văn hóa làng. Dân làng qua các hoạt động lễ hội thêm yêu làng mình hơn, sống có trách nhiệm với cộng đồng, với gia đình hơn. Lễ hội của các làng Việt Bắc Bộ khá nhiều và có sự khác biệt về quy mô cũng nhƣ nội dung nhƣng đều có sự đan xen quyện chặt giữa phần lễ và phần hội. Lễ hội cộng đồng của ngƣời Việt Bắc Bộ và ngƣời Việt Nam Bộ dù diễn ra nhƣ thế nào thì đều có phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, do những sự khác biệt của điều kiện tự nhiên, môi trƣờng xã hội mà nếu chú ý quan sát chúng ta dễ nhận thấy có sự khác biệt giữa lễ hội của ngƣời Việt Bắc Bộ và ngƣời Việt Nam Bộ. Thứ nhất là ở làng Việt Bắc Bộ có nhiều lễ hội hơn so với làng Việt Nam Bộ. Và thứ hai lễ hội của làng Việt Bắc Bộ thƣờng có quy mô nhỏ (một làng nhƣ làng Đình Bảng,một dòng họ nhƣ họ Cao thờ Cao Lỗ...) trong khi đó lễ hội của ngƣời Việt Nam Bộ thƣờng có quy mô lớn (bao gồm có sự tham dự của nhiều địa phƣơng,của các tộc ngƣời khác), lễ hội mang nặng tính cộng đồng bao gồm một vùng nhƣ lễ hội nghinh ông (không phải diễn ra ở một làng chài mà nhiều làng chài, lễ hội Bà Chúa xứ (không chỉ một huyện, một tỉnh mà nhiểu tỉnh), lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu (bao gồm các cộng đồng dân cƣ, các nhóm tộc ngƣời). Tại sao lại nhƣ vậy? Theo chúng tôi có nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ điều kiện địa lý tự nhiên, môi trƣờng xã hội. Nhƣng trong bài viết này chúng tôi quan tâm nhiều đến quá trình hình thành làng Việt Bắc Bộ diễn ra trong những điều kiện khác biệt so quá trình hình thành làng Việt Nam Bộ, đƣợc xem xét nhƣ là những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt đó. Sự khác biệt trong đời sống văn hóa của ngƣời Việt Bắc Bộ và ngƣời Việt Nam Bộ nhƣ là một minh chứng thể hiện sự thống nhất trong đa dạng trong phát triển văn hóa ngƣời Việt. Từ một gia đình ban đầu dần dân cƣ tăng theo thời gian, đòi hỏi phải mở rộng không gian sống, hình thành đơn vị cƣ trú mớilàng.Mặt khác, cũng do nhu cầu quản lý nhà nƣớc nên dẫn đến hình thành những điểm tụ cƣ đông đảo, hình thành bộ máy quản lý cấp cơ sở. Để có một cái nhìn so sánh giữa làng Việt Bắc Bộ và làng Việt Nam Bộ, chúng tôi dành những trang viết sau đây trình bày về làng Việt Nam Bộ. Các làng Việt Nam Bộ đƣợc hình thành trong quá trình khai hoang lập làng ở một vùng đất rất thuận 8 lợi cho việc giao lƣu, mà thành phần cƣ dân khá đa dạng từ nhiều tỉnh, nhiều vùng khác nhau đến khai hoang vùng đất mới tạo dựng những đơn vị cƣ trú. Những làng Việt Nam Bộ nói chung có tính chất mở nên ngƣời dân dễ dàng di chuyển đi nơi khác làm ăn và họ tạo dựng nên những đơn vị cƣ trú mới. Bởi vậy cho nên dân cƣ của các làng không thuần nhất nhƣ các làng xã Bắc Bộ. Làng đƣợc hình thành trong quá trình khai phá, tập hợp cƣ dân ở nhiều địa phƣơng khác nhau, nhiều dòng họ khác nhau. Chính vì vậy trong một làng, số dòng họ khá nhiều 2, không có dòng họ nào chiếm áp đảo dân cƣ so với các dòng họ khác và cũng không có làng nào lấy tên họ đặt lên cho làng nhƣ ở các làng Việt Bắc Bộ. Tuy họ lập thành ―dân ấp, dân lân‖ với nhau, nhƣng sự cố kết ―họ hàng, làng xã" ở Nam Bộ lỏng lẻo hơn so với các làng Việt Bắc Bộ. Trong bối cảnh cụ thể của Nam Bộ, chính những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tác động đến mối quan hệ dòng họ vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ, đời sống của ngƣời nông dân Việt, làm cho nó khác so với Bắc Bộ. Mặt khác, quá trình khai hoang lập làng hình thành các đơn vị cƣ trú mới làm cho chế độ sở hữu đất đai ở Nam Bộ hình thành sớm. Ở Bắc Bộ, chế độ công điền công thổ tồn tại khá dai dẳng (Nguyễn Từ Chi,1996). Chính công điền, công thổ đã níu kéo các thành viên gắn bó với làng. Dù đi xa cũng cố gắng thực hiện các nghĩa vụ của làng để đến khi phân chia lại công điền, công thổ sẽ đƣợc làng dành cho một phần nhƣ những thành viên khác đang sinh sống tại làng. Trong tình hình đó, mối quan hệ dòng họ có điều kiện đƣợc củng cố thông qua mối liên hệ siêu hình giữa ngƣời sống và ngƣời chết. Sợi dây liên hệ này chủ yếu là việc thờ cúng tổ tiên. Và mối liên hệ giữa ngƣời sống và sợi dây liên hệ này chủ yếu là sở hữu tập thể gồm có đất công và nhà thờ. Hơn thế nữa, vinh hạnh của một ngƣời đƣợc cả dòng họ đón nhận với tấm lòng trân trọng (một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ). Còn ở Nam Bộ chế độ tƣ hữu sớm hình thành, làng lại không đƣợc thiết lập trên nền tảng ruộng công nên vai trò của làng có phần bị hạ thấp so với làng ở Việt Bắc Bộ. Ngƣời tiểu nông tuy vẫn mang nặng tình làng nghĩa xóm, nhƣng tính cách và vai trò của họ không bị hòa tan trong cộng đồng, tính năng động làm cho họ tùy ý lựa chọn phƣơng thức hoạt động kinh tế của mình. Chính điều đó đã làm cho quan hệ dòng họ có phần lỏng lẻo so với ngƣời Việt Bắc Bộ (bán anh em xa, mua láng giềng gần). Và cuối cùng quan hệ dòng họ của ngƣời Việt Nam Bộ có phần khác so với quan hệ dòng họ của ngƣời Việt Bắc Bộ, chính là những ngƣời di dân khai hoang lập làng là ―những ngƣời nghèo khó, đấu tranh để sống, nhƣng lại thiếu chữ, đủ sức làm dân, làm ngƣời mà không thuộc Kinh truyện" (Trần Bạch Đằng). Nho giáo du nhập vào Việt Nam dần dần, xác lập đƣợc vị trí của mình, đƣợc Nhà nƣớc đề cao, nhƣng khi chính trị suy vi. Nho giáo cũng mất dần địa vị độc tôn. Khi vào tới Nam Bộ, Nho giáo đã nhạt dần, lại tồn tại trong bối cảnh cƣ dân vốn là những ngƣời nghèo khó, ít học, ―nói lý luận là buồn ngủ‖ (Sơn Nam), nên không có ảnh hƣởng chi phối nhƣ ở các làng Bắc Bộ. Nho giáo cũng không có ảnh hƣởng sâu sắc đến tế bào xã hội – gia đình, điều đó đƣợc thể hiện trong quan niệm sinh con cái, trong hôn nhân gia đình. Trong bối cảnh nhƣ thế chế độ tông pháp cũng không có những điều kiện để phát triển, khi quan hệ láng giềng đã thay thế quan hệ 2 Tƣ liệu điền dã của chúng tôi vào tháng 6 năm 2007 tại ấp Danh Coi, xã Đông Hƣng B và ấp Phát Đạt xã Vân Khánh Tây (An Minh,Kiên Giang) cho kết quả sau: ấp Danh Coi có 102 hộ có 23 Các làng Việt Nam Bộ thông thƣờng có hàng chục dòng họ. Tài liệu điền dã của chúng tôi vào tháng dòng họ,ấp Phát Đạt có 327 hộ, 27 dòng họ.Trong khi đó làng Mộ Trạch, họ Vũ chiếm 82,8% dân số, 14 họ còn lại chiếm 17,2% dân số. (Philipe Papin-Olivier Tessier (Chủ biên), 2002, Làng ở vùng châu thổ sông Hồng:vấn đề còn bỏ ngỏ,Trung tâm KHXH&NV Quốc gia. 9 dòng họ (tứ hải giai huynh đệ). Làng Việt ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam quy mô có thể rất khác nhau, nhƣng đều là nơi cƣ trú của những cộng đồng dân cƣ Việt có quan hệ huyết tộc hoặc cùng quê có một không gian xác định so với các làng khác. Do tiến trình lịch sử, do sự mở rộng vùng lãnh thổ của quốc gia, do gia tăng dân cƣ nên sự hình thành các làng Việt diễn ra ở các giai đoạn lịch sử, ở các vùng là rất khác nhau. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ – cái nôi của văn minh Việt – có những làng có nguồn gốc từ thời nguyên thủy. Bởi vì, sự phát triển của xã hội Việt Nam mà chúng ta có thể quan sát thấy không tạo ra một đột biến phá vỡ hoàn toàn cơ cấu tổ chức làng xã cũ để thành lập lại trên cơ sở xã hội mới. Các làng xã loại này, do vậy vẫn mang nặng những tàn dƣ nguyên thủy với bộ phận đất công chiếm đa số, do chƣa có tƣ hữu. Tình hình này còn biểu hiện rất rõ ở các tộc ngƣời thiểu số ở Trƣờng Sơn – Tây Nguyên trong những thập niên gần đây (Viện Dân tộc học,1984). Đến thời kỳ xã hội có giai cấp, quá trình hình thành làng theo những con đƣờng khác nhau. ―Thƣờng có khi các làng chỉ có một số ruộng hạn chế, nên khi không còn có đủ để nuôi sống cả số dân đã quá đông, nhiều ngƣời buộc phải đi tìm đất mới ở những nơi khác. Họ nhân danh chính mình hay nhân danh những kẻ muốn đi theo họ, xin đƣợc quyền chiếm dụng các đất đai bỏ hoang, để lập ở đây một làng mới, bằng cách cam đoan đóng thuế điền sau thời kỳ khẩn hoang nhất định. Nhà nƣớc có thói quen ủng hộ những vụ khẩn hoang đó để mở rộng phạm vi quốc gia‖ (Nguyễn Văn Huyên, 2005). Ở một địa điểm mới, dân cƣ ngày một tăng, đây có lẽ là cơ sở để hình thành những làng có liên quan đến một dòng họ hoặc có thể nhiều dòng họ. Theo thống kê thì ở miền Bắc có tới 192 họ đã đƣợc đặt tên cho làng. Trong hầu hết các trƣờng hợp lấy tên họ đặt tên làng, thì mỗi tên một dòng họ thƣờng chỉ dùng đặt tên cho một làng. Riêng họ Nguyễn đƣợc dùng để đặt đặt tên cho gần 50 làng (Diệp Đình Hoa,1994). Cũng có những trƣờng hợp tên làng do hai họ kết hợp lại để hình thành. Trong trƣờng hợp này thƣờng có sự liên kết ngay từ đầu. Thí dụ làng Đoàn – Đào (Hƣng Yên) là sự kết hợp của hai dòng họ. Những trƣờng hợp làng do sự liên kết của hai dòng họ nói chung không nhiều, nó phản ánh một tâm lý ―đèn nhà ai nấy rạng" vốn đã từng tồn tại lâu đời trong lòng ngƣời Việt. Một loại làng đƣợc hình thành do nhà nƣớc chủ trì việc phá hoang lập làng. Những làng thuộc loại này chủ yếu đƣợc hình thành ở các vùng ven biển thuộc Thái Bình và Ninh Bình, đặc biệt diễn ra mạnh mẽ ở vùng Nam Bộ trong quá trình Nam tiến có sự hỗ trợ của chính quyền. Khi nói về vai trò của nhà nƣớc trong việc lập làng tại Nam Bộ Địa chí Đồng Nai viết: ―Nhà nƣớc chiêu mộ những thành phần lƣu tán - trong đó có tù đào binh, tứ cố vô thân- hay phân bổ nhân dân và nhiều loại binh lính đến khai đất đai lập ra làng. Những ruộng đất ngày càng mở rộng và cũng dần dần đi theo khuôn mẫu chung với các hình thức sở hữu đƣợc nhà nƣớc chủ động cung cấp các phƣơng tiện canh tác nhƣ trâu cày, lúa giống…chính phƣơng thức này có xu hƣớng phát sinh những loại tài sản tập thể trong các làng. Nhà nƣớc tổ chức các làng đồng điền rồi huy động nhân dân, nhất là binh lính đến làm việc theo một kỷ luật rất chặt chẽ để duy trì thƣờng trực đội quân nông dân-ngụ binh ƣ nông-vừa sản xuất, vừa chiến đấu hay luân phiên làm việc đến việc lia khi hữu sự. Trên nguyên tắc, các đồn điền trực tiếp tạo ra các diện tích công điền, công thổ‖ (Địa chí Đồng Nai). Tại Thái Bình và Ninh Bình, Nguyễn Công Trứ với tƣ cách là quan dinh điền sứ đã có công rất lớn trong việc hình thành các làng mới tại hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) (Nguyễn Văn Huyên, 2005; Toan Ánh,1992). 10 Ngƣời Việt trong quá trình Nam tiến mở rộng biên cƣơng, xác lập chủ quyền, cũng là lúc hình thành những điểm tụ cƣ và trở thành làng. Làng Việt Nam Bộ cũng mang những nét chung của làng Việt Bắc Bộ. Đó là nơi cƣ ngụ của những cộng đồng dân cƣ Việt có quan hệ với nhau dựa trên một địa vực cƣ trú nhất định, và thêm vào đó là những mối quan hệ huyết tộc hoặc cùng quê. Quá trình hình thành làng Việt Nam Bộ khác với quá trình hình thành làng Việt Bắc Bộ. Khi ngƣời Việt bằng nhiều cách và vì nhiều lý do khác nhau đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ trƣớc thế kỷ XVII, nhƣng vào thời điểm đó chƣa có những điều kiện cần và đủ để hình thành làng. Và chỉ có ở giai đoạn sau đó, nhất là sau khi Nguyễn Hữu Cảnh đƣợc chúa Nguyễn cử vào thiết lập bộ máy hành chính ở Đồng Nai – Gia Định (1698), việc hình thành làng Việt mới có những điều kiện thuận lợi. Nhƣ vậy sự hình thành làng Việt Nam Bộ trong bối cảnh xã hội Việt Nam đã tiến một bƣớc dài trên con đƣờng phong kiến hóa nên đã có những khác biệt so với Bắc Bộ. Các làng Việt Nam Bộ đƣợc hình thành muộn hơn nhiều so với làng Việt Bắc Bộ nên không có làng nào có nguồn gốc từ thời nguyên thủy nhƣ các làng Việt Bắc Bộ. Làng Việt Nam Bộ đƣợc hình thành trong quá trình khai phá, có làng vốn là các đồn điền của chúa Nguyễn, nhà Nguyễn (Địa chí Tiền Giang, 2005). Các làng Việt Nam Bộ không có làng nào lấy tên họ đặt cho tên làng. Mặc dù việc thành lập làng vai trò của cá nhân là rất quan trọng. Chính quyền khuyến khích những ngƣời có vật lực tuyển mộ khai hoang, ―dƣới tất cả mọi triều đại đều có một chính sách khẩn hoang và định cƣ. Những ngƣời lập làng mới đƣợc khích lệ bằng đủ loại biện pháp (Nguyễn Văn Huyên, 2005). Rất nhiều ngƣời có công lập làng (Địa chí Tiền Giang), nhƣng không có làng nào lấy tên họ đặt cho tên làng. Điều này cũng dễ hiểu, những ngƣời có vật lực chiêu mộ những ngƣời lao động ở các địa phƣơng, là những ngƣời thuộc các dòng họ khác nhau. Tình hình này là rất khác với quá trình hình thành các làng Việt Bắc Bộ. Dân cƣ của một làng phát triển từ sự tăng lên các thành viên của một dòng họ. Để ghi nhận sự phát triển của các làng đó, ngƣời la lấy tên họ đặt cho tên làng. Trải qua những biến cố lịch sử tên làng không thay đổi tồn tại cho đến ngày nay. Các làng khi đã hình thành để cho việc quản lý đƣợc thuận lợi, cần thiết phải đặt tên cho các làng. Cách thức này khiến chúng ta liên tƣởng đến việc nhà Nguyễn buộc ngƣời Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long phải mang một trong 5 họ: Thạch, Sơn, Kim, Danh, Lâm (Lê Hƣơng,1969) mà bản thân ngƣời Khmer cũng chƣa hiểu hết bản chất của dòng họ là gì. Các làng Việt Bắc Bộ khi mới hình thành (các làng có nguồn gốc từ thời nguyên thủy) có lẽ có các tên gọi phản ánh những đặc điểm tự nhiên nơi cộng đồng đó cƣ trú. Những tên làng đó hiện nay vẫn còn tồn tại song song với những tên làng mới. Ở Thái Bình còn nhiều làng nhƣ thế: nhƣ làng Mét, làng Cọi, làng Đác, làng Lụ. Có lẽ sang thời kỳ độc lập khi hình thành bộ máy quản lý từ trung ƣơng đến các địa phƣơng, và nhất là khi chữ Hán đã có vai trò trong đời sống thì những làng mang tên chữ có yếu tố Hán – Việt ra đời. Mỗi làng mang tên chữ là những từ hoàn toàn có tính chất văn học biểu tƣợng của điềm lành. Ở vùng quê nào thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đều có tình hình nhƣ vậy (Phạm Minh Đức, 2006). Các tên gọi của các làng theo chữ Hán – Việt đƣợc dùng trong hành chính, còn trong dân gian các cƣ dân của các làng xung quanh vẫn gọi tên làng theo cách gọi cũ. Làng Việt Nam Bộ ngay từ khi hình thành đã có vai trò của Nhà nƣớc, lại đƣợc hình thành muộn hơn các làng Việt Bắc Bộ. Tên gọi các làng Việt Nam Bộ thƣờng là từ Hán – Việt mang ý nghĩa tốt đẹp nhƣ An Bình, An Hòa, Bình Lợi, Phú Hòa. Cũng do quá trình hình thành làng diễn ra nhanh, dân cƣ bao gồm những ngƣời đến từ các vùng khác nhau nên làng Việt Nam Bộ cũng 11 không có làng nào lấy tên họ đặt cho tên làng. Quá trình hình thành làng và sự can thiệp của Nhà nƣớc đã làm cho những nét văn hóa truyền thống của làng Việt Bắc Bộ không đƣợc thể hiện ở làng Việt Nam Bộ (nhƣ không có hƣơng ƣớc, không có tên chữ Nôm, tổ chức phi quan phƣơng hầu nhƣ không có hoặc nếu có thì rất ít, không nhiều nhƣ các làng Việt Bắc Bộ). Do điều kiện địa lý tự nhiên, do vị trí tọa lạc của làng Việt, do qui mô của các làng rất khác nhau nên hình thái cƣ trú cũng hết sức khác nhau. Trần Từ nêu lên bốn hình thái cƣ trú của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Nguyễn Từ Chi,1996). Trong cuốn Văn minh Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên phân biệt các làng theo hình thể (Nguyễn Văn Huyên,2005), cƣ trú của cƣ dân, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý tự nhiên tại các vùng định cƣ. Toan Ánh nêu tên các loại làng nhƣ làng theo chiều dài, làng nằm rải rác, làng tựa ven đồi (Toan Ánh,1992), và nhận diện những nét chung nhất của làng Việt Bắc Bộ. Trong công trình Tìm hiểu làng Việt, Diệp Đình Hoa nêu lên ba hình thái bố trí làng. Đó là bố trí theo lối co cụm, từng khối, hoặc dọc theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông và kết luận ―Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ loại tổ chức theo lối co cụm tồn tại theo lối phổ biến. Và cách tổ chức này có liên quan đến hệ thống phòng ngự của làng, đến trình độ thâm canh tăng năng suất, đến việc điều khiển môi trƣờng trong trạng thái cân bằng của thế độc canh cây lúa. Con ngƣời cố tạo ra cho mình một tâm lý yên ổn, trong khu vực vƣờn nhà, sau lũy tre làng‖ (Diệp Đình Hoa,1990). Chính cách tổ chức làng nhƣ vậy đã tạo nên những ốc đảo, khu vực không gian cƣ trú của mỗi làng, cùng với việc trở thành làng, hoạt động kinh tế đã hình thành nên sự khác biệt văn hóa làng tại đồng bằng Bắc Bộ. Còn quá trình chiếm lĩnh đồng bằng Nam Bộ lại diễn ra theo một quá trình lấn biển liên tục, vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt, quá trình khai phá vùng đất này lại có sự tham gia rất tích cực của ngƣời Khmer, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm. Tất cả những yếu tố đó có ảnh hƣởng rất lớn đến hình thái cƣ trú của ngƣời Việt. Các nghiên cứu đã đƣợc công bố cũng nhƣ qua các đợt điền dã tại các địa phƣơng có thể nêu lên những hình thái cƣ trú nhƣ sau: hình thái cƣ trú ven sông rạch, hình thái cƣ trú dọc kinh đào, hình thái cƣ trú theo giồng cát, hình thái cƣ trú tập trung (Địa chí Tiền Giang). Nhƣng chủ yếu là cƣ trú trên diện rộng, điều này hoàn toàn khác với hình thức cƣ trú co cụm của các làng miền Bắc. Cƣ trú trên diện rộng và hầu nhƣ không tồn tại chế độ công điền, công thổ đã làm nảy sinh tính năng động xã hội của ngƣời tiểu nông. Ngƣời nông dân Việt Nam Bộ – ngƣời tiểu nông – tuy vẫn là thành viên của một làng và chịu sự chi phối của làng (mặc dù không chặc chẽ nhƣ làng Việt Bắc Bộ) nhƣng cá nhân họ dựa trên quyền tƣ hữu ruộng đất (do chính họ khai phá hay mua bán sang nhƣợng) và đƣợc luật pháp thừa nhận. Hình thái cƣ trú trên diện rộng đã tác động đến lối sống của ngƣời nông dân Việt Nam Bộ. Đây có thể đƣợc xem là nét khác biệt rất lớn giữa làng Việt Bắc Bộ và làng Việt Nam Bộ trong bối cảnh chung của văn hóa Việt. Cơ cấu tổ chức và sự vận hành của làng Việt cũng là nét khá độc đáo lôi cuốn sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Một loạt các bài viết đề cập đến những nội dung này đã đƣợc tập hợp đăng trong cuốn Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (tập II) (Viện Sử học,1078). Toan Ánh, Nguyễn Văn Huyên trong các công trình của mình cũng dành khá nhiều trang nói về tổ chức làng xã cổ truyền Việt Nam và trong chừng mực nhất định đã nêu lên những khác biệt giữa làng Việt Bắc Bộ và làng Việt Nam Bộ (Nguyễn Văn Huyên, 2005). Trần Từ vào năm 1984 đã công bố công trình nghiên cứu về ―Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ" (Nguyễn Từ Chi,1996). Đây đƣợc coi là 12 công trình hoàn chỉnh (ít ra cho đến thời điểm này) nghiên cứu một cách toàn diện cơ cấu tổ chức làng xã cổ truyền của ngƣời Việt ở Bắc Bộ. Các công trình nghiên cứu về cơ cấu làng Việt Bắc Bộ đều khẳng định có sự hiện diện của các tổ chức phi quan phƣơng bên cạnh các tổ chức quan phƣơng (Nguyễn Từ Chi,1996). Các tổ chức quan phƣơng (hay bộ máy quản lý làng) do Nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền áp đặt lên các làng, theo những quy định chung. Và bộ máy tổ chức này về cơ bản có sự thống nhất của toàn bộ vùng đồng bắng Bắc Bộ xét trên phƣơng diện tổ chức cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ. Thông qua các tổ chức quan phƣơng Nhà nƣớc thể hiện quyền lực đến các công dân của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Tổ chức phi quan phƣơng không nằm trong hệ thống của bộ máy hành chính, nó ẩn tàng trong các làng Việt và vận hành theo những nét rất riêng của từng loại tổ chức. Hoạt động của các tổ chức phi quan phƣơng tạo nên sự kết dính giữa các thành viên trong tổ chức của mình. Đây là một nét rất khác trong cơ cấu tổ chức làng Việt Bắc Bộ so với làng Việt Nam Bộ. Các làng Việt Nam Bộ là các làng khai phá ngay từ khi hình thành đã thể hiện vai trò của mình. Mặt khác các thành viên của các làng Việt Nam Bộ đƣợc tập hợp từ các vùng khác nhau, nên mối quan hệ thân tộc không có cơ sở để thể hiện vai trò của mình, các nghiên cứu trƣớc đây cũng nhƣ các công trình gần đây không thấy có làng nào có giáp (Nguyễn Từ Chi,1996). Và vì những lý do đó các tổ chức phi quan phƣơng không có điều kiện phát triển ở làng Việt Nam Bộ. Các tổ chức phi quan phƣơng ở làng Việt Bắc Bộ trong bối cảnh hiện nay vẫn thể hiện rõ vai trò của mình trong đời sống thƣờng nhật của ngƣời nông dân. Trong khi đó các tổ chức phi quan phƣơng tại các làng Việt Nam Bộ vẫn vắng bóng, nếu có cũng thể hiện rất yếu ớt vai trò của mình. Trong bối cảnh chung của làng Việt Bắc Bộ với sự tồn tại song hành của các tổ chức quan phƣơng và phi quan phƣơng giữ vai trò quan trọng để điều hòa chung làm cho các làng Việt Bắc Bộ dù phức tạp, vẫn là một tế bào xã hội vận hành nhƣ một đơn vị thống nhất là hƣơng ƣớc. Hầu hết các làng Việt Bắc Bộ đều có hƣơng ƣớc. Làng nào có hƣơng ƣớc ấy (giống nhƣ việc thờ cúng thành hoàng: trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ), tùy truyền thống của từng làng mà hƣơng ƣớc đề cập đến những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, nội dung của hƣơng ƣớc của các làng lại có nội dung tƣơng đối giống nhau. Vì hƣơng ƣớc không phải là bộ luật chung cho các làng, nên hình thức thể hiện những vấn đề cần đề cập tới của từng làng cũng khác nhau. Nhƣng ở các làng Việt Nam Bộ sớm có sự tham dự của nhà nƣớc nên vai trò của các làng mờ nhạt. Và có lẽ do cơ chế vận hành của làng Việt Nam Bộ nhƣ vậy nên ở Nam Bộ các làng không có hƣơng ƣớc nhƣ những làng Việt Bắc Bộ. Trong chế độ sở hữu ruộng đất Nam Bộ có một hiện tƣợng khá phổ biến, nó khác biệt hoàn toàn so với tình hình ở Bắc Bộ. Đó là hiện tƣợng ruộng phụ canh (Trần Thị Thu Lƣơng,1994). Ruộng phụ canh không chỉ ở làng bên, mà còn ở nhiều làng, nhiều tổng, thậm chí ở tỉnh khác. Cơ chế sở hữu đất canh tác nhƣ vậy đã dẫn đến sự giao lƣu giữa các vùng, không có những cơ sở kinh tế để tạo thành những ―ốc đảo‖ nhƣ những làng Việt Bắc Bộ, làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn Nam Bộ không khép kín cũng không đòi hỏi sự thỏa mãn bằng một quy mô dân số nhất định của làng. Cũng cần lƣu ý đến sự giao lƣu kinh tế, văn hóa giữa cộng đồng ngƣời Việt với các cộng đồng ngƣời khác ở Nam Bộ. Khi ngƣời Việt di dân đến vùng đất mới thì trƣớc đó đã có các tộc ngƣời khác đặc biệt là ngƣời Khmer sinh sống. Các tộc ngƣời này đã góp phần cùng ngƣời Việt khai hoang, cải tạo để có đƣợc đồng ruộng phì nhiêu, bốn mùa cây trái. Trong quá trình cộng cƣ, trong quá trình khai hoang và đặc biệt trong giai đoạn lịch sử sau này, trong quá trình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan