Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lập dự án amazing farm...

Tài liệu Lập dự án amazing farm

.PDF
96
4
118

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- DỰ ÁN AMAZING FARM Chủ đầu tư: HỢP TÁC XÃ AMAZING FARM Địa điểm: Ấp Tổng Cui Lớn, Hớn Quảng, Bình Phước. Tháng 01/2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- DỰ ÁN AMAZING FARM CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN HỢP TÁC XÃ AMAZING CÔNG TY CP TƯ VẤN FARM ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc NGUYỄN BÌNH MINH Dự Án “Amazing farm” MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ ................................................................. 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ......................................................................... 6 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 7 5.1. Mục tiêu chung. ....................................................................................... 7 5.2. Mục tiêu cụ thể. ....................................................................................... 7 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN ........................ 8 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................. 8 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................. 8 1.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ...................................................................12 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................16 2.1. Thị trường nông nghiệp hữu cơ tổng hợp .................................................16 2.2. Tình hình thị trường VAC .......................................................................18 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................21 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................21 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................22 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25 4.1. Địa điểm xây dựng ..................................................................................25 4.2. Hình thức đầu tư .....................................................................................25 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO .25 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............26 2 Dự Án “Amazing farm” CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT ..........................................27 CÔNG NGHỆ ...............................................................................................27 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............27 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ.. ....27 2.1. Kỹ thuật trồng cây ăn trái ........................................................................27 2.2. Kỹ thuật trồng cây cà chua ......................................................................30 2.3. Kỹ thuật trồng cây dưa lưới .....................................................................32 2.4. Kỹ thuật trồng cây tiêu ............................................................................35 2.5. Kỹ thuật trồng các loại rau gia vị .............................................................37 2.6. Kỹ thuật nuôi cá trong hồ ........................................................................51 2.7. Trang trại nuôi bò ...................................................................................56 2.8. Kỹ thuật chăn nuôi đàn lợn ......................................................................63 2.9. Kỹ thuật chăn nuôi gà .............................................................................68 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................76 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................76 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................76 1.2. Phương án tái định cư .............................................................................76 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................76 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................76 1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................77 1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................78 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................79 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................80 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................80 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............80 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................81 3 Dự Án “Amazing farm” 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................81 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................83 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................84 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................84 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................85 V. KẾT LUẬN ..............................................................................................87 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................88 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................88 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN. ......................90 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................90 2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án: ..................................................90 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................91 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................91 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................92 KẾT LUẬN ..................................................................................................94 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................94 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................94 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................95 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự ánError! Bookmark not defined. Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. ......... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm. ...... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.Error! Bookmark not define Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).Error! Bookmark not defined Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).Error! Bookmark not defin 4 Dự Án “Amazing farm” CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Chủ đầu tư: HỢP TÁC XÃ AMAZING FARM Địa chỉ trụ sở: Ấp Tổng Cui Lớn, Hớn Quảng, Bình Phước. Thông tin người đại diện theo pháp luật: II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:“Amazing farm” Địa điểm xây dựng:Ấp Tổng Cui Lớn, Hớn Quảng, Bình Phước. Quy mô diện tích: 49.705,12 m2. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 5.000.000.000 đồng. (Năm tỷ đồng) Trong đó: + Vốn tự có (50%):2.500.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (50%):2.500.000.000 đồng. III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ. Theo số liệu thống kê mới nhất tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới xếp ở mức thứ 3 với 135.2 – 178,3 mắc trên 100.000 người, tỷ lệ tử vong do ung thư đàn ông Việt nằm trong nhóm đầu với hơn 142 ca tử vong trên 100.000 người. Tỷ lệ này sẽ tiếp tục dự kiến tăng cao cho đến năm 2020. Lý giải cho điều này, có nhiều lý do nhưng lý do an toàn thực phẩm trong những năm gần đây là chủ đạo nhất, vấn nạn thực phẩm sạch không ngày nào đài báo không đề cập đến, sự yếu kém và buông lỏng quản lý trong ATTP cấp Nhà nước ngày càng báo động. Thuốc bảo vệ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi có chứa chất tạo nạc, chất gây ung thư cộng với ý thức của người trồng, người nuôi và thương lái đã tạo nên một bức tranh ảm đạm cho thị trường nông sản sạch ở HN và các tỉnh Việt Nam nói chung. Đỉnh điểm năm 2017 và nửa đầu năm 2018, nếu làm cuộc khảo sát thực tế ở HN, chắc chắn quá nửa số dân sẽ trả lời không biết mua thực phẩm sạch ở đâu, 5 Dự Án “Amazing farm” hay đâu là thực phẩm sạch vì thực tế họ không biết tin ai vào điều gì để biết được điều đó. Với tất cả những bất cập trong ngành nông nghiệp như ghi nhận bên trên, sự cần thiết để dự án “ Amazing Farm” được triển khai. Hàng năm lượng dư thừa nông sản các tỉnh rất nhiều, nơi bỏ đi còn nơi không có. Chính vì vậy, cần phải có những công ty đủ tâm và tầm kết nối và tạo chuỗi liên kết hàng hóa các tỉnh từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ sao cho thông tin được thông suốt. Việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống dự án “Nông nghiệp hữu cơ tổng hợp, quy trình khép kín VAC” sẽ góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu về thực phẩm sạch,… Do đó, Công ty chúng tôi đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và xây dựng dự án “Amazing farm” tại Ấp Tổng Cui Lớn, Hớn Quảng, Bình Phước. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ - Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17/06/2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều luật xây dựng; - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH11 ngày 17/11/2020 của Quốc hội; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Căn cứ Nghị định số: 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai; - Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26-12-2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn 6 Dự Án “Amazing farm” xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. - Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây dựng về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018; V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung. - Các công trình thiết kế cần đảm bảo đúng các yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng, đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hiện hành. Bên cạnh đó, các hình thực kiến trúc của các công trình phải phù hợp với chức năng; màu sắc đơn giản, tươi sáng; bố cục công trình có chú ý tới các giải pháp thích hợp với điều kiện khí hậu khu vực; - Canh tác với đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi nên cung cấp nguồn thực phẩm rất đa dạng, sẵn có quanh năm theo mùa vụ để bổ sung vào bữa ăn gia đình. 5.2. Mục tiêu cụ thể. - Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nâng cao đời sống của mọi người. - Cung cấp đầy đủ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho người dân địa phương. - Tạo lập được mô hình VAC chuyên nghiệp. 7 Dự Án “Amazing farm” CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN. 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý - Phía Đông giáp Lâm Đồng và Đồng Nai. - Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. - Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. - Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia. 8 Dự Án “Amazing farm” Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam. Hiện nay Bình Phước có thị xã Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741, Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng kinh tế phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia Địa hình: Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng ở phía nam và tây nam, phía bắc và đông bắc có địa hình dốc hơn. Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và không phức tạp khi so với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng bẳng, tiếp đến là vùng đồi thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh hơn. Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở Nam Bộ là núi Bà Rá với độ cao 736m. Khí hậu: Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn, ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường nóng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8°C 26,2°C Mưa - Lượng mưa trung bình là: 1800 – 2800 mm/năm - Thời gian bắt đầu mùa mưa trung bình nhiều năm là tháng 5 - Thời gian kết thúc mùa mưa trung bình nhiều năm là tháng 11 9 Dự Án “Amazing farm” Tổng lượng mưa trung bình năm của Bình Phước tăng dần từ đông sang tây và từ nam ra bắc. Khu vực vùng núi cao là nơi có lượng mưa cao nhất, đạt từ 350 – 500 mm (huyện Bù Đốp, xã Đức Hạnh, Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập; xã Bom Bo, Đắk Nhau, Thọ Sơn, Đồng Nai, Đoàn Kết, huyện Bù Đăng), sau đó đến khu vực đồi núi thấp và cuối cùng là khu vực đồng bằng trung du chuyển tiếp. Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Âm độ không khí trung bình trong năm cao trên 80%. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2400 – 2500 giờ. Gió Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính: Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tầng suất 50-60%, kế đến là hướng Đông chiếm tầng suất 20-30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại để biến, được gọi là gió chướng. Thủy văn Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông, suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8 km/km2, lớn nhất là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, các sông suối ở Bình Phước đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai do vậy chế độ thủy văn của Bình Phước ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực miền Đông Nam Bộ. Hầu hết các hồ tự nhiên đều có diện tích nhỏ, một số hồ nhân tạo phục vụ cho các công trình thủy điện hoặc lấy nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích khá lớn là hồ Thác Mơ, hồ Sóc Miêng, hồ Cần Đơn, và đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa còn có tác dụng điều phối nguồn 10 Dự Án “Amazing farm” nước dồi dào từ sông Bé bổ sung nước cho hồ Dầu Tiếng giúp điều phối nước chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Các nguồn tài nguyên: Tài nguyên đất Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.874,6 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 51,32% trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng chiếm 48,37% so diện tích đất lâm nghiệp và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh. - Vị trí rừng của tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của vùng Đông nam bộ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Rừng Bình Phước có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Giảm lũ lụt đột ngột đối với các tỉnh vùng ven biển và đảm bảo nguồn sinh thuỷ trong mùa khô kiệt. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu vùng phía tây và một ít trung tâm. Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzzlan) kaolin, đá vôi...là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. Cụ thể: Có 4 mỏ quặng Bauxít trên bề mặt diện tích 13.400ha; 6 điểm khoáng hoá; 26 mỏ đá xây dựng; 3 mỏ cát, cuội, sỏi; 11 mỏ sét gạch ngói; 15 11 Dự Án “Amazing farm” điểm mỏ Laterit và vật liệu san lấp; 5 mỏ kaolin; 2 mỏ đá vôi xi măng có quy mô lớn; 2 mỏ sét xi măng và laterit; 6 mỏ puzzlan; 2 mỏ laterit; 2 mỏ đá quý và 4 mở bán đá quý. Hiện nay tỉnh mới chỉ khai thác một số mỏ như đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngói đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh, còn lại các mỏ khác đang tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư khai thác. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 0,8 km/km2, bao gồm sông Sài Gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập thuỷ điện Sork phú miệng v.v... Nguồn nước ngầm: các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tầng chứa nước Bazal (QI-II) phân bố trên quy mô hơn 4000 km2, lưu lượng nước tương đối khá 0,5 - 16 1/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác thành công không cao. Tầng chứa nước Pleitocen (QIIII), đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bổ vùng huyện Bình Long và nam Đồng Phú. Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 515 /s, chất lượng nước tốt. Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (từ 100-250m). I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. 1.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. a. Xã hội Dân số:Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt 994.679 người, mật độ dân số đạt 132 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 235.405 người, chiếm 23,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 759,274 người, chiếm 76,3% dân số. Dân số nam đạt 501.473 người, trong khi đó nữ đạt 493.206 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo 12 Dự Án “Amazing farm” địa phương tăng 1,3 ‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Đông Nam Bộ với gần 1 triệu dân. Lao động- việc làm:Trong 9 tháng năm 2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 34.351 lao động, đạt 97,59% kế hoạch năm; đào tạo nghề 6.626 lao động, đạt 110,4% kế hoạch năm; hỗ trợ học nghề cho 290 lao động; tổ chức tư vấn, giới thiệu nghề và việc làm cho 11.363 lao động; giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho 9.336 lao động b. Kinh tế  Sản xuất nông , lâm thủy sản Trồng trọt: Tính đến ngày 15/9/2020, toàn tỉnh đã gieo trồng được 11.142 ha lúa, giảm 3,28% (-378 ha) so với cùng kỳ năm trước; 3.570 ha bắp, giảm 8,2% (-319 ha) so cùng kỳ; 283 ha khoai lang, giảm 48,73%; 6.411 ha khoai mỳ, giảm 37,94% so với cùng kỳ; 193 ha cây mía, giảm 18,57% (-44 ha); 3.771 ha rau các loại, giảm 17,12% (-779 ha) so cùng kỳ; 340 ha đậu các loại, giảm 41,88% (-245 ha) so cùng kỳ. Đối với cây lâu năm: Toàn tỉnh ước tính hiện có 424.291 ha, tăng 0,06% (+275 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cây ăn quả các loại 11.382 ha, giảm 3,88% (-460 ha) so với cùng kỳ; cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh 412.368 ha, tăng 0,18% (+752 ha) so với cùng kỳ năm 2019. Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi nhìn chung khá ổn định. Số lượng gia súc, gia cầm ước 9 tháng năm 2020 gồm có: Đàn trâu: 13.370 con, tăng 1,76% so cùng kỳ; đàn bò: 39.036 con, tăng 4,99% so cùng kỳ; đàn heo: 1.010.000 con, tăng 18,72% so cùng kỳ; đàn gia cầm: 7.850 ngàn con, tăng 12,3% so cùng kỳ. Lâm nghiệp: Trong 9 tháng năm 2020 đã xảy ra 05 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy là 51,73 ha, trong đó cháy rừng tự nhiên là 3,26 ha và cháy rừng trồng 478,47 ha. Trong tháng ước tính khai thác được 850 m3 gỗ, giảm 70 m3 so với cùng kỳ; lượng củi khai thác 92 Ste, giảm 9 Ste so với năm trước. Lũy kế 9 tháng khai thác được 8.170 m3 gỗ, tăng 442 m3 so với cùng kỳ; lượng củi khai thác 885 13 Dự Án “Amazing farm” Ste, tăng 36 Ste so với năm trước. Lượng gỗ và củi khai thác được hoàn toàn là rừng trồng. Thủy sản: Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hiện có 1.707 ha. Sản lượng thủy sản thực thu từ đầu năm đến tháng 9 đạt 3.106 tấn (sản lượng nuôi trồng 2.862 tấn và sản lượng khai thác 244 tấn).  Sản xuất công nghiệp Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh 9 tháng năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng khá, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục xu hướng phát triển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9/2020 ước đạt 113,67%, tăng 13,67% so với tháng trước và tăng 20,98% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 11,05% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến duy trì tốc độ tăng trưởng cao 11,63%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,46%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,18%. 14 Dự Án “Amazing farm”  Thương mại, dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước thực hiện 4.407,3 tỷ đồng, tăng 1,35% so với tháng trước, tăng 7,18% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 34.348,53 tỷ đồng, giảm 2,09% so với cùng kỳ năm trước. 15 Dự Án “Amazing farm” II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường nông nghiệp hữu cơ tổng hợp Sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang tính chất sản xuất tự nhiên, truyền thống lâu đời của con người, đặc biệt là không có tác động của hóa chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ nhất là trong nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, nhiều loại sản phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay trên thị trường nội địa, người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm không an toàn, sự không minh bạch của sản phẩm không an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của mọi người. Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước hai thách thức vô cùng to lớn. Đó là An toàn vệ sinh thực phẩm và Biến đổi khí hậu. Nếu biến đổi khí hậu chỉ có thể đẩy Việt Nam vào tình thế phải triển khai nhanh một nền nông nghiệp chống biến đổi khí hậu mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và phương pháp canh tác thích hợp với tình hình mới vì hạn, mặn, nóng, lạnh, lũ lụt, bão tố… thì 16 Dự Án “Amazing farm” thực phẩm không an toàn sẽ mang đến cho đất nước nhiều hệ lụy trầm trọng hơn vì đây là nguyên nhân phá hủy môi trường, đầu độc dân tộc, và di căn truyền đời cho sức khỏe của nhiều thế hệ con cháu mai sau. Trong tình hình người tiêu dùng đang rất lo ngại về thực phẩm không an toàn hiện nay, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ mà chúng ta muốn cổ súy cho Việt Nam hôm nay không phải là nông nghiệp hữu cơ thời hoang sơ mà là một nền nông nghiệp luôn tuân thủ 4 nguyên tắc về Sức khỏe, Sinh thái, Công bằng, và Quan tâm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn tài nguyên động thực vật dồi dào phong phú, với diện tích đất đai trong tình trạng còn là hữu cơ tự nhiên khá lớn tập trung ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn (không hoặc rất ít sử dụng hóa chất) thì cơ hội cho Việt Nam phát triển nông nghiệp hữu cơ là rất lớn. Mặt khác việc triển khai sản xuất và chứng nhận sản phẩm hữu cơ đến nay vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền chính thức quan tâm, phần lớn các dự án được tài trợ là do các tổ chức quốc tế và các công ty lớn ở trong nước. Tháng 12/2006, Bộ Nông nghiệp và PTNN đã quyết định ban hành bộ Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ 10 TCN 602-2006, nhưng đến nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phần lớn người tiêu dùng cũng chưa có khái niệm về sản phẩm hữu cơ. Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT và Hội Nông dân Việt Nam năm 2010, diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam có 21.300 ha, (2% diện tích đất nông nghiệp), bao gồm cả nuôi trồng thủy sản (7.000 ha) và thu hoạch hoang dã 1.300 ha. Còn 13.000 ha đất hữu cơ tăng trong một năm bao gồm có chứng nhận hữu cơ (PGS, GlobalGap...) và không chứng nhận. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Chín, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long: "Phong trào nông nghiệp hữu cơ đang phát triển và có chỗ đứng nhất định trong nền nông nghiệp thế giới. Một bộ phận người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm từ nền nông nghiệp hữu cơ để 9 sử dụng mặc dù các loại nông sản hữu cơ có giá bán cao hơn rất nhiều so với 17 Dự Án “Amazing farm” nông sản canh tác truyền thống". Một số tỉnh phía Nam đã và đang triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (điều, khóm, xoài…) để cung cấp cho các nhà nhập khẩu sản phẩm hữu cơ phục vụ thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Tỉnh Cà Mau thực hiện dự án nuôi thủy sản hữu cơ (tôm sú) kết hợp với bảo tồn rừng ngập mặn. Tỉnh An Giang triển khai dự án nuôi cá tra hữu cơ giúp nông dân gia tăng lợi nhuận 15% so với nuôi cá truyền thống. Nổi bật có thể kể đến mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ của Công ty Cổ phần - Thương mại Viễn Phú (Cà Mau). Sản phẩm gạo hữu cơ do công ty sản xuất là sản phẩm gạo hữu cơ đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các địa phương khác, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang dần hình thành và mang lại kết quả khả quan, bước đầu thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hầu như vẫn không kiểm soát được dư lượng hóa chất, do đó các nông sản, thực phẩm đang bị mất dần thị trường cao cấp và rất hiếm khi bán được theo dạng nguyên chất, hoặc dưới thương hiệu của sản phẩm hữu cơ. Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được quan tâm trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đến mức báo động. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn chỉ là những bước đầu với quy mô và phạm vi chưa lớn. 2.2. Tình hình thị trường VAC Về mặt kinh tế : nhiều xã của vùng đồng bằng sông Hồng, thu nhập của nhiều hộ dân từ canh tác VAC chiếm tới 70% tổng thu nhập của gia đình và thu nhập gấp từ 3-5 lần so với trồng lúa 2 vụ/ năm trong cùng một diện tích. Ở các xã thuộc vùng núi phía Bắc (Thái Nguyên) thu nhập từ sản xuất VAC cao gấp 2 lần so với thu nhập từ trồng lúa. Nhiều gia đình đã trở nên giàu có nhờ phát triển và khai thác VAC. Kinh tế VAC có một tiềm năng rất lớn, cần xem nó như là một trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Đối với những người dân nghèo và những nhóm người dễ bị tổn thương thì mô hình VAC cũng rất phù hợp khi 18 Dự Án “Amazing farm” nguồn lực của họ không thể đáp ứng cho việc sản xuất quy mô lớn hay quy mô trang trại. VAC giúp họ xóa bỏ tình trạng đói và giảm tình trạng nghèo và chủ động nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng ngay trong các khu vườn của riêng họ. Về mặt dinh dưỡng và bữa ăn: Về nguyên tắc, một bữa ăn đa dạng, cân đối phải đủ 4 nhóm thực phẩm với nhiều loại thực phẩm phong phú được sử dụng cho bữa ăn hàng ngày của người dân. Canh tác VAC là canh tác với đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi nên nó cung cấp nguồn thực phẩm rất đa dạng, sẵn có quanh năm theo mùa vụ để bổ sung vào bữa ăn gia đình. An ninh thực phẩm ở cấp hộ gia đình khi sẵn có nguồn thực phẩm, cũng như khả năng tiếp cận thực phẩm của hộ gia đình. Mỗi gia đình phải được tiếp cập đủ thực phẩm giàu dinh dưỡng để đảm bảo cho tất cả các thành viên trong gia đình có cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Thực phẩm cho bữa ăn gia đình có thể từ sản phẩm của VAC hoặc mua bằng tiền bán các loại cây trồng vật nuôi từ VAC. Tuy nhiên, an ninh thực phẩm tốt nhất và an toàn nhất là từ một khu vườn, chăn nuôi tạo ra nguồn thực phẩm thường xuyên, liên tục cho gia đình tiêu dùng quanh năm. Thực phẩm tạo ra từ VAC đã góp phần giúp cải thiện chất lượng bữa ăn của các gia đình như các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao (rau dền, rau đậu, cà rốt, chuối, đu đủ, bầu bí, trái cây có múi...), hay trứng, cá, thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình. Từ kết quả các cuộc điều tra tại Cẩm Bình, Hải dương (1996) và Định Hóa, Thái Nguyên (2003) về vai trò của VAC với dinh dưỡng, cho thấy khẩu khần ăn của gia đình được cải thiện rõ rệt. Cụ thể như sau: Cá tăng 2,7 lần; Thịt các loại tăng 2,0 lần; Trứng (gà, vịt) tăng 2,5 lần; Trái cây tăng 2,1 lần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của nhóm trẻ 5-6 tuổi của nhóm hộ đia đình có VAC thấp hơn nhóm không canh tác VAC là 1,4 lần. Về mặt xã hội: VAC ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan tới đói nghèo. Phát triển VAC giúp tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan