Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lao động việt nam lưu trú diện visa d 4 1 tại thị trường lao động hàn quốc vấn ...

Tài liệu Lao động việt nam lưu trú diện visa d 4 1 tại thị trường lao động hàn quốc vấn đề và giải pháp

.PDF
98
49
88

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 5 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 16 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 17 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 18 6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 20 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀN QUỐC .... 22 1.1 Một số khái niệm liên quan ................................................................. 22 1.1.1 Khái niệm “thị trường lao động” ......................................... 22 1.1.2 Khái niệm “người lao động” ................................................ 23 1.1.3 Khái niệm về visa D-4-1 ........................................................ 26 1.2 Đặc điểm của thị trường lao động Hàn Quốc ..................................... 30 1.2.1 Tính đa dạng.......................................................................... 30 1.2.2 Tính hấp dẫn.......................................................................... 32 1.2.3 Tính phức tạp ........................................................................ 36 1.3. Tiểu kết ............................................................................................. 40 Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬP CẢNH VÀ LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG VIỆT NAM LƯU TRÚ DIỆN VISA D-4-1 ...................................................... 41 2.1 Thực trạng nhập cảnh .......................................................................... 41 2.1.1 Về số lượng nhập cảnh.......................................................... 41 2.1.2 Về hình thức nhập cảnh ........................................................ 47 1 2.1.3 Thực trạng nhập cảnh qua điều tra bảng hỏi ....................... 50 2.2 Thực trạng lao động ............................................................................ 51 2.2.1 Về số lượng lao động ............................................................ 51 2.2.2 Về hoạt động lao động .......................................................... 56 2.2.3 Thự trạng lao động qua điều tra bảng hỏi............................ 63 2.2.4 Các vấn đề tồn tại ................................................................. 64 2.3 Tiểu kết................................................................................................ 71 Chương 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUẢN LÍ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LƯU TRÚ DIỆN VISA D-4-1 TẠI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀN QUỐC .............................................................................................................................. 73 3.1 Nguyên nhân lao động Việt Nam diện visa D-4-1 lưu trú và lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc ............................................................................ 73 3.2 Giải pháp đề xuất cho vấn đề quản lí lao động Việt Nam lưu trú diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc ................................................................................... 77 3.3 Tiểu kết................................................................................................ 83 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 87 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 91 PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 95 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Nhóm người lao động phân loại theo hình thức lao động ........................ 24 Bảng 1.2: Một số loại visa du học, tu nghiệp tại Hàn Quốc ..................................... 29 Bảng 1.3: Một số loại visa lao động của Hàn Quốc .................................................. 30 Bảng 1.4: Một số loại visa khác visa lao động tại Hàn Quốc ................................... 31 Bảng 1.5: Kế hoạch sau khi tốt nghiệp của du học sinh tại Hàn Quốc ..................... 33 Bảng 1.6: Tiền lương tối thiểu của Hàn Quốc (từ 2004-2018) ................................. 34 Bảng 1.7: Tiền lương tối thiểu của Việt Nam (2004 – 2018) ................................... 35 Bảng 1.8: Số người nước ngoài lưu trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc (từ 2004-2018).38 Bảng 2.1: Số du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc (2004-2018) ............................ 42 Bảng 2.2: Số du học sinh nước ngoài tại Seoul-Incheon-Gyeonggi ......................... 42 Bảng 2.3: Số du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc (từ năm 2004 – 2018)................ 43 Bảng 2.4: Số du học sinh tại Seoul-Incheon-Gyeonggi theo quốc tịch .................... 43 Bảng 2.5: Số du học sinh Việt Nam tại khu vực Seoul-Incheon-Gyeonggi ............ 44 Bảng 2.6: Số du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc theo chương trình học (20102018) ........................................................................................................ 44 Bảng 2.7: Số du học sinh Việt Nam theo visa D-4-1 tại Hàn Quốc (2004-2018) ... .46 Bảng 2.8: Số du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc theo hình thức du học (2006~2016)............................................................................................. 48 Bảng 2.9: Số du học sinh nước ngoài theo diện tự túc tại Hàn Quốc ....................... 49 Bảng 2.10: Số lao động nước ngoài tại Seoul – Incheon – Gyeonggi (từ tháng 6.2015 đến tháng 12.2018) .................................................................... 52 Bảng 2.11: Số người lưu trú visa D-4-1 trên toàn quốc và khu vực Gyeonggi-SeoulIncheon .................................................................................................. 53 Bảng 2.12: Số người xin việc nước ngoài tại Hàn Quốc theo tư cách lưu trú .......... 54 Bảng 2.13: Phân bố người lao động nước ngoài lưu trú theo visa khác visa lao động tại khu vực Seoul- Incheon- Gyeonggi (năm 2015) .............................. 55 Bảng 2.14: Tư cách người nhận nhượng quyền đăng ký giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú ........................................................................................ 58 3 Bảng 2.15: Một số trường ở Hàn Quốc bị hạn chế cấp visa (năm 2018).................. 67 Bảng 3.1: Tỉ lệ khai báo tham gia hoạt động lao động ............................................. 76 Biểu đồ 2.1: Số người nước ngoài lưu trú dài hạn tại Hàn Quốc theo visa lao động.52 Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng người lao động tại Hàn Quốc theo số giờ làm việc một tuần (năm 2015) .......................................................................................... 61 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế xã hội, thị trường lao động Hàn Quốc đã trở thành một trong những thị trường lao động năng động với quy mô nhập khẩu lao động lớn. Từ những năm 2000, trên thị trường lao động Hàn Quốc đã tồn tại nhiều thành phần người lao động nước ngoài. Trong đó, bộ phận người lao động nước ngoài tại thị trường lao động của quốc gia này có thể khái quát thành những đặc điểm chính như sau. Đặc điểm đầu tiên là đa dạng về quốc tịch. Trong những năm 2010, Hàn Quốc nhập khẩu lao động đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và chủ yếu là lao động đến từ khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đặc điểm tiếp theo là đa dạng về tư cách lưu trú của người lao động nước ngoài. Bên cạnh đó là tồn tại những vấn đề phức tạp đối với việc quản lí thị trường lao động liên quan tới nhóm này. Trong đó, đáng chú ý phải phải kể tới vấn đề người lao động nước ngoài tham gia các hoạt động lao động một cách bất hợp pháp. Vấn đề lao động bất hợp pháp của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, trong đó có lao động Việt Nam là vấn đề được chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những đối tượng nhập cảnh vào Hàn Quốc theo visa lao động, thì còn có những đối tượng nhập cảnh với tư cách khác (không theo diện visa lao động) nhưng được phép tham gia vào các hoạt động lao động trong giới hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Trong đó, có nhóm nhập cảnh theo các chương trình đào tạo như du học sinh, tu nghiệp sinh, và đáng chú ý như nhóm nhập cảnh và lưu trú dưới diện visa D-4-1. Visa D-4-1 được hiểu là một loại giấy phép nhập cảnh được cấp phát dành cho những đối tượng nhập cảnh vào Hàn Quốc theo chương trình học tiếng Hàn (hay còn được hiểu là du học sinh theo chương trình học tiếng Hàn). Cùng với việc du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc đang gia tăng, thì ngày càng tồn tại nhiều vấn đề liên quan tới nhóm du học sinh người nước ngoài nói 5 chung và nhóm du học sinh người Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nhóm lao động du học sinh lưu trú dưới diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc. Những vấn đề như: làm việc với thời gian vượt quá quy định của pháp luật, hay lao động mà không đăng ký cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú, bỏ trốn để lao động bất hợp pháp, vấn đề du học sinh bị lừa đảo và bị lợi dụng vì tâm lí mong muốn vừa đi học vừa đi làm... là những vấn đề được các cơ quan chính sách quan tâm và được các phương tiện truyền thông khai thác đưa tin. Những vấn đề này đặt ra bài toán về quản lí cũng như bảo vệ lợi ích của cả 2 phía là quốc gia Hàn Quốc và nhóm lao động du học sinh nước ngoài. Đối với Hàn Quốc, việc du học sinh bỏ trốn và lao động bất hợp pháp đã và đang gây ra những khó khăn trong quản lí thị trường lao động. Đối với lao động - du học sinh, đó là nguy cơ bị lừa đảo và bóc lột. Theo đó, hoạt động lao động của nhóm du học sinh nói chung và du học sinh Việt Nam lưu trú diện visa D4-1 tại Hàn Quốc nói riêng đã trở thành vấn đề được quan tâm đối với cả Hàn Quốc và Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Thị trường lao động Hàn Quốc và vấn đề quản lí người lao động ở thị trường này là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ, báo chí truyền thông và cả các nhà nghiên cứu. Theo đó, có nhiều chính sách pháp luật, các bài viết và các nghiên cứu liên quan tới vấn đề này. Trong đó, có thể phân chia thành các nhóm nội dung như sau. Đầu tiên là nhóm về phân tích chính sách pháp luật liên quan tới thị trường lao động và người lao động nước ngoài ở Hàn Quốc. Tiếp theo là nhóm nghiên cứu về thực trạng và giải pháp cho các vấn đề liên quan tới thị trường lao động và người lao động nước ngoài ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, nếu xét theo phạm vi của từng quốc gia, thì mỗi quốc gia có những hướng nghiên cứu tập trung riêng. a) Nhóm nghiên cứu về chính sách pháp luật liên quan tới thị trường lao động và người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc Đối với nhóm nghiên cứu về chính sách pháp luật, các nghiên cứu nổi bật chủ yếu bằng tiếng Hàn và có thể nêu ra một số nghiên cứu như sau. 6 Tháng 7/2015, nhà nghiên cứu Choi Hong-yeop đến từ trường Đại học Choseon đã công bố nghiên cứu với chủ đề “Phân tích những tranh luận liên quan tới người lao động nước ngoài nhập cảnh theo chương trình xuất khẩu lao động – lấy khai báo biến động tuyển dụng làm trọng tâm”(고용허가제로 입국한 외국인근로자 관련 쟁점 분석- 고용변동신고를 중심으로). Bài nghiên cứu đi vào phân tích những nội dung pháp lí liên quan tới tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài ở Hàn Quốc, phân tích những vấn đề tranh luận liên quan tới lao động nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc theo chế độ xuất khẩu lao động. Giáo sư Choi Chang-gui đến từ Khoa Luật trường Đại học Seoul đã thực hiện nghiên cứu với đề tài “Tiền lệ xử án quan trọng theo Luật lao động năm 2010” (2010 년 노동법 중요 판례). Bài nghiên cứu của giáo sư Choi Chang-gui dựa trên cở sở phân tích những tiền lệ về phán xử các vụ việc liên quan tới Luật lao động để đưa ra những đánh giá về kết quả của những phán quyết đó. Theo đó, giúp chỉ ra những khiếm khuyết về mặt quy định pháp lý khi áp dụng vào giải quyết các tình huống thực tế. Vào năm 2016, luận văn thạc sĩ của học viên Bùi Thị Bích Ngọc dưới sự hướng dẫn của giáo sư Kim Kwang-soo đến từ trường Đại học Dae-shin đã được công bố với đề tài “Nghiên cứu về chính sách và nhận thức về vấn đề xin việc và điều kiện làm việc của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (trọng tâm là người lao động Việt Nam)” (한국거주 외국인 근로자의 근로조건과 취업에 대한 인식 및 대책에 관한 연구 : 베트남 근로자를 중심으로). Luận văn này lấy đối tượng nghiên cứu chính là những người lao động Việt Nam cư trú tại Hàn Quốc, đã đưa ra những kết quả nghiên cứu chính như sau. Thứ nhất, trong số lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, thì tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới và chủ yếu là những người trẻ tuổi nằm trong độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi và thời gian lưu trú của họ ở Hàn Quốc thường từ 34 năm. Thứ hai, về sinh hoạt, thì họ thường ở trong phòng trọ khép kín hoặc ở kí túc xá. Thứ ba, vấn đề kí kết hợp đồng tại nơi đang làm việc cũng rất đa dạng. Tùy từng nơi tuyển dụng mà điều kiện lao động của người lao động sẽ bị ảnh hưởng, tức sẽ có những nơi tuyển dụng thường vi phạm các nội dung trong hợp đồng tuyển dụng như 7 các thỏa thuận về tiền lương và thời gian làm việc. Thứ tư, người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc phải đối mặt với những vấn đề như bị bạo hành, xâm phạm nhân quyền và xâm phạm lợi ích. Nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề tiêu cực liên quan tới người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, nhưng chưa có sự phân biệt rõ ràng từng nhóm đặc thù trong số các đối tượng điều tra. Ví dụ như có bao nhiêu người là người lao động hiện đang lưu trú theo visa lao động, có bao nhiêu người đang lưu trú theo visa khác visa lao động nhưng đang tham gia vào các hoạt động lao động kiếm tiền, có bao nhiêu người lao động đang lưu trú và lao động bất hợp pháp. Theo đó, nghiên cứu không đi vào thể hiện rõ đặc điểm riêng của từng nhóm trong số những người Việt Nam đang tham gia hoạt động lao động tại Hàn Quốc, thể hiện những khác biệt về quyền lợi, phạm vi hoạt động theo quy định pháp luật và nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề của từng nhóm đó. Vào năm 2018, thạc sĩ Lee Jeong-mi đã đưa ra luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới ý đồ lưu trú bất hợp pháp của người lao động nước ngoài(visa E-9)”(외국인근로자(E-9)의 불법체류의도 영향요인에 관한 연구). Nghiên cứu này đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định lưu trú và lao động bất hợp pháp của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, cụ thể như sau. Thứ nhất, về yếu tố chính sách, ý thức đám đông có ảnh hưởng ngày càng lớn thì tỉ lệ lưu trú bất hợp pháp càng cao, nhưng chính phủ cùng những chính sách được đưa ra lại chưa thể đem lại sức ảnh hưởng đáng chú ý. Thứ hai, về yếu tố nội dung chính sách, những quy định xử phạt càng có tính răn đe mạnh mẽ thì tỉ lệ lưu trú bất hợp pháp càng thấp, tuy nhiên tính nhất quán trong chính sách đưa ra và xử phạt thực tế còn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Thứ ba, về cơ quan thi hành chính sách, thì các cơ quan liên quan chưa có những hoạt động đem đến tác động thực sự lớn tới việc nhận thức và quyết định của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc liên quan đến lưu trú bất hợp pháp. Thứ tư, ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với ý định lưu trú bất hợp pháp của người lao động nước ngoài thể hiện ở những mức độ khác nhau. Nghiên cứu này được tiến hành chủ yếu dựa trên điều tra và phỏng vấn thực tế để triển khai, giúp đưa ra những tài liệu để làm căn cứ đánh giá về tính hiệu 8 quả của chính sách pháp luật hiện hành và định hướng bổ sung nội dung chính sách liên quan tới vấn đề lao động nước ngoài lưu trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng lựa chọn đối tượng nghiên cứu tập trung là nhóm lao động nước ngoài theo visa E-9. b) Nhóm nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp cho các vấn đề liên quan tới thị trường lao động và người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc Hàng năm, các cơ quan công vụ của Hàn Quốc như Bộ tư pháp, Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc, Cục Thống kê Hàn Quốc đều thực hiện nhiều những điều tra đa dạng liên quan tới nhóm người lao động nước ngoài đang cư trú tại Hàn Quốc hoặc nhập cảnh mới. Trong đó, có những nhóm nhập cảnh theo visa lao động hoặc những nhóm nhập cảnh theo visa khác visa lao động nhưng được phép tham gia vào một số hoạt động lao động trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật Hàn Quốc với những nghĩa vụ liên quan phải thực hiện. Đáng chú ý, một số cơ quan như Bộ giáo dục và Sở giáo dục có những điều tra với những con số thống kê tập trung hơn vào nhóm người nước ngoài nhập cảnh dưới các loại hình visa theo mục đích chính là học tập, đào tạo nhưng được phép tham gia một số hoạt động lao động, ví dụ như nhóm visa D-4-1. Bên cạnh các thống kê số liệu thường niên của các cơ quan công vụ ở Hàn Quốc, thì trong giai đoạn từ những năm 2000 đến 2018, tại Hàn Quốc có nhiều nghiên cứu liên quan tới người lao động nước ngoài và các vấn đề liên quan tới quản lí thị trường người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Năm 2002, Viện Nghiên cứu Lao động Hàn Quốc có đưa ra bài nghiên cứu liên quan tới thị trường lao động và người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Ví dụ như nghiên cứu của tác giả Yu Gil-sang và Lee Gyu-yong với tiêu đề “Thực trạng tuyển dụng và bài toán chính sách đối với người lao động nước ngoài” (외국인 근로자의 고용실태 및 정책 과제). Bài nghiên cứu đưa ra những cơ sở lý luận chặt chẽ về thị trường lao động quốc tế, thị trường lao động Hàn Quốc; thực trạng tuyển dụng đối với lao động nước ngoài tại Hàn Quốc; các vấn đề tồn tại và đề xuất chính 9 sách đối với các vấn đề liên quan tới người lao động nước ngoài ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng thực hiện trên cái nhìn khái quát về người lao động nước ngoài nói chung mà không đi sâu vào một loại đối tượng người lao động cụ thể với những điểm đặc thù. Tháng 12 năm 2002, tác giả Jang Jun-oh đã đưa ra nghiên cứu chuyên sâu về đề tài “Lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Hàn Quốc”(불법 외국인 근로자). Đây là nghiên cứu tương đối đầy đủ về vấn đề lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Hàn Quốc trong giai đoạn chủ yếu từ năm 1997 đến năm 2001. Tác giả đã phản ánh hiện trạng của lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Hàn Quốc thông qua các nguồn số liệu từ cơ quan thống kê và thông qua điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu một cách trực tiếp. Dựa trên những kết quả điều tra đó, những vấn đề liên quan tới lao động nước ngoài bất hợp pháp đã được khái quát lên. Bên cạnh đó, những đề xuất chính sách để giải quyết các vấn đề đó cũng được thể hiện trong nghiên cứu, thông qua việc liên hệ và đối chiếu với chính sách nhân lực nước ngoài của các quốc gia như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản theo các phương diện: nội dung tổng quát của chính sách quản lí nhân lực nước ngoài và vấn đề còn tồn tại trong hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện với phạm vi nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001, nên còn thiếu những cập nhật số liệu thống kê mới để phù hợp với hiện trạng thực tế hiện nay. Trong phạm vi khảo sát của nghiên cứu này với những số liệu cũ của cuối những năm 90, thì vấn đề lao động quốc tịch Việt Nam lưu trú và lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc cũng chưa thể hiện rõ ràng như những năm 2010. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Jang Jun-oh chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng điều tra là nhóm lưu trú theo visa lao động, chứ không phải nhóm lưu trú theo diện visa khác visa lao động nhưng được phép tham gia vào các hoạt động lao động trong phạm vi nhất định (ví dụ như visa D-4-1). Năm 2010, Viện Nghiên cứu Lao động Hàn Quốc đã đưa ra nghiên cứu của tác giả Geum Jae-ho với tiêu đề “Cấu tạo và đặc điểm của thị trường lao động Hàn Quốc”(한국 노동시장의 구조와 특징). Bài nghiên cứu tập trung phân tích vào hiện trạng, vấn đề và tương lai phát triển của thị trường lao động Hàn Quốc. Khía cạnh 10 mà bài nghiên cứu tập trung là phân tích tình hình tuyển dụng và thực trạng việc làm trong nước của Hàn Quốc chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000~2010; thông qua những chỉ số liên quan tới người lao động như tỉ lệ lao động theo lứa tuổi, giới tính, tỉ lệ thất nghiệp, mức thu nhập ... để chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của thị trường lao động Hàn Quốc. Bên cạnh đó, nhấn mạnh vào tính năng động, linh hoạt và mềm dẻo của thị trường này trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài nghiên cứu này lấy đối tượng nghiên cứu là người lao động trên lãnh thổ Hàn Quốc nói chung và những vấn đề liên quan, chứ không tập trung riêng vào một nhóm người lao động nước ngoài nào. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu này, có thể nắm bắt được một số đặc điểm của thị trường lao động tại Hàn Quốc để giải thích những yếu tố liên quan tới nhóm người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Dù là người lao động nước ngoài hay người lao động của nước sở tại thì cũng cũng đều chịu ảnh hưởng từ các đặc điểm chung của thị trường lao động của quốc gia đó. Bên cạnh đó, năm 2010, tác giả Lee Gyu-yong lại đưa ra nghiên cứu về “Thực trạng tuyển dụng người lao động nước ngoài” (외국인 근로자의 고용실태) với những số liệu được cập nhật mới hơn, đặc biệt là nhấn mạnh phân tích các nội dung liên quan tới tuyển dụng người lao động nước ngoài cho các nghề nghiệp 3D và mức lương dành cho người lao động nước ngoài. Năm 2015, tác giả Yoon Jeong-hye đã công bố nghiên cứu “Hiện trạng và vấn đề tuyển dụng người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc”(국내 체류 외국인의 고용현황 및 시사점). Bài nghiên cứu này đã dựa theo nguồn số liệu của Bộ Tư pháp Hàn Quốc để đưa ra những số liệu thống kê về số lượng người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Hàn Quốc theo từng loại visa chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, với những số liệu được cập nhật mới hơn so với những nghiên cứu trước đó. Bài viết có những tổng kết về hiện trạng hoạt động lao động của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc trên các khía cạnh như độ tuổi và lĩnh vực lao động, tỉ lệ xin việc và tuyển dụng theo từng loại nghề nghiệp; bên cạnh đó là đưa ra một số vấn đề như tỉ trọng xin việc đang ngày càng tăng cao tại khu vực đô thị của nhóm nhập cảnh không theo visa lao động hay visa xin việc, vấn đề chênh lệch tiền lương... 11 Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ lấy đối tượng người lao động nước ngoài nói chung tại thị trường lao động Hàn Quốc. Mặc dù nghiên cứu có đề cập tới trường hợp của những lao động lưu trú dưới diện visa khác visa lao động mà là visa học tập, đào tạo; nhưng nhóm visa học tập, đào tạo được tập trung ở đây là nhóm lưu trú theo visa D-2, chứ chưa đề cập nhiều tới nhóm lưu trú theo visa D-4-1. Bên cạnh đó, có những nghiên cứu về thị trường du học sinh với những liên hệ về vấn đề du học sinh nước ngoài tham gia vào các hoạt động xin việc và lao động tại Hàn Quốc, như nghiên cứu của nhóm tác giả Heo Jae-joon, Kim Se-um, No Yong-jin, Oh Gye-taek, Randall, W.Green, Seo Hwan-joon với tiêu đề “Thị trường du học sinh: Thực trạng và bài toán chính sách”(유학생 시장의 특성과 정책과제) được công bố vào năm 2010. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nhóm đối tượng du học sinh theo diện visa D-2 (theo chương trình đại học và cao học), chứ không hướng vào nhóm đối tượng du học sinh học tiếng và lưu trú dưới diện visa D-4-1. Năm 2012, nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế do TS. Đỗ Thị Hương hướng dẫn đã công bố nghiên cứu với đề tài “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc, thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu phân tích những nội dung cơ bản bao gồm: đặc điểm thị trường lao động Việt Nam – Hàn Quốc; thực trạng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc; định hướng và giải pháp tình trạng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Bài nghiên cứu mang một cấu trúc khoa học khi đi từ cơ sở lý luận, tới phân tích thực trạng và giải pháp cho những vấn đề liên quan tới lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, nội dung bài nghiên cứu hướng tới đối tượng chính là những lao động Việt Nam đi theo chương trình xuất khẩu lao động EPS, tức chủ yếu là diện visa E-9, chứ không đề cập tới thành phần lao động lưu trú dưới diện visa D-4-1 với những đặc thù riêng khác với nhóm người lao động theo diện visa E9. Năm 2019, thạc sĩ Lê Vi đã công bố luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu thực chứng về lao động du học sinh nước ngoài (trọng tâm là hiện trạng sinh hoạt 12 và lao động của du học sinh Việt Nam” (외국인 유학생 노동에 관한 실증연구 : 베트남 유학생의 노동과 생활실태를 중심으로), thông qua sự hướng dẫn của giáo sư Park Gyeong-tae của trường Đại học Sunggonghoe. Nghiên cứu hướng vào phân tích các vấn đề mà các du học sinh Việt Nam gặp phải trong đời sống sinh hoạt xã hội và quá trình lao động, đồng thời đưa ra giải pháp. Nghiên cứu này được triển khai dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là điều tra phỏng vấn các du học sinh Việt Nam đang cư trú tại các khu vực Seoul. Luận án đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu như sau. Thứ nhất, về vấn đề khó khăn trong quá trình nhập học. Các du học sinh nước ngoài gặp phải nhiều những khó khăn trong quá trình chuẩn bị thủ tục để có thể đi du học, như tốn kém về tài chính cho kinh phí du học. Thứ hai, trong sinh hoạt xã hội, du học sinh nước ngoài cũng chịu những phân biệt về mặt đối xử, đãi ngộ phân biệt về vùng miền, chủng tộc hay sự thiếu sót về mặt ngôn ngữ. Thứ ba, có nhiều những du học sinh Việt Nam đang lao động ở những “vùng khuất”(사각지대) – những vùng thường không tuân thủ theo luật lao động. Trong quá trình lao động, du học sinh phải làm việc và đối mặt với những nguy cơ như bị quỵt tiền lương, lương thấp, tai nạn lao động, bệnh tật, bị ép lao động nhiều giờ, bị bạo hành và bị đe dọa. Nghiên cứu này giúp phản ánh một sự thật về vấn đề du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc tập trung vào việc lao động kiếm tiền hơn là chuyên tâm vào việc học tập; đồng thời nhìn nhận về sự cần thiết của việc xây dựng một phạm trù trung gian là “du học sinh – người lao động”, và kèm theo đó là sự đòi hỏi về sự hiệu quả và toàn diện hơn những yếu tố như chính sách và cơ chế quản lí. Tuy nhiên, nghiên cứu này được triển khai chủ yếu dựa trên lập trường về lợi ích của du học sinh Việt Nam, chứ không đánh giá hai chiều về những ảnh hưởng không chỉ đối với bản thân du học sinh, mà còn có những ảnh hưởng đối với phía quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc do những vấn đề nảy sinh liên quan tới du học sinh nước ngoài nói chung, du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc nói riêng, và đáng chú ý là nhóm du học sinh có xu hướng cao tham gia vào các hoạt động lao động là nhóm lưu trú theo visa D-4-1. 13 Bên cạnh những nghiên cứu sâu mang tính chất học thuật, còn có những bài viết và phóng sự đưa tin phản ánh những thông tin liên quan tới lao động Việt Nam theo chương trình xuất khẩu lao động, lao động du học sinh và các vấn đề như lưu trú và lao động bất hợp pháp. Những bài viết này thường đưa ra những số liệu có ghi trích nguồn từ nguồn số liệu chính thức của các cơ quan công vụ của Hàn Quốc, hoặc Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm của bài viết đăng báo nên những bài viết này chỉ mang tính chất thông tin ngắn gọn mà thiếu phân tích toàn diện, chuyên sâu. Vào tháng 1/2018, trong bài viết trên báo Tuổi trẻ với tiêu đề “Du học Hàn Quốc để kiếm tiền trả nợ, làm giàu?”, bài viết có đưa ra số liệu thống kê về số lượng du học sinh Việt Nam ở Hàn Quốc (theo nguồn của Bộ tư pháp Hàn Quốc). Bên cạnh đó, có đề cập tới một số quy định của Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc đối với vấn đề làm thêm của du học sinh nước ngoài. Bài viết hướng tới nhóm đối tượng là những du học sinh tìm đến con đường du học do áp lực về kiếm việc làm và tài chính sau khi tốt nghiệp cấp 3. Bài viết tiếp cận phân tích hoàn cảnh của các du học sinh và vấn đề lao động kiếm tiền ở Hàn Quốc ở phương diện: thực trạng và nguyên nhân. Trong bài viết được đăng tải vào tháng 3/2018 “Áp lực giảm tỷ lệ lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn” của Nhật Anh trên Báo Nhân dân, bài viết đã dựa trên những số liệu cụ thể để đưa ra nhận định về tính nghiêm trọng của vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc và hiện trạng kết quả còn hạn chế của các biện pháp và chính sách cho vấn đề này. Bài viết tiếp cận các thông tin về biện pháp chính sách của Việt Nam và Hàn Quốc để hướng tới giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc; tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức mô tả thông tin chứ không đưa ra đề xuất mới để hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy tính hiệu quả. Trong đó, Việt Nam càng phải quyết tâm trong việc thực hiện cam kết giảm thiểu lao động bỏ trốn tại thị trường Hàn Quốc để có thể giúp thị trường lao động Hàn Quốc có thể mở cửa rộng rãi hơn đối với Việt Nam trong tương lai. 14 c) Nhận xét Tóm lại, những nghiên cứu trên đây có sự trải đều ở các chủ đề nghiên cứu bao gồm nghiên cứu chính sách, phân tích hiện trạng, vấn đề và đề xuất giải pháp cho những vấn đề liên quan tới người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Về phía các nhà nghiên cứu người Hàn Quốc, các nghiên cứu của họ thường thể hiện lập trường và góc nhìn đa dạng khi lấy trọng tâm nghiên cứu bao gồm cả phía Hàn Quốc và phía người lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tập trung và đi theo cả hai hướng nghiên cứu nêu trên. Bên cạnh việc nghiên cứu thực trạng nhập cảnh và hoạt động lao động của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, thì việc nghiên cứu và phân tích các chính sách hiện hành cũng như đề xuất các giải pháp về thi hành pháp luật liên quan tới quản lí lao động nước ngoài và thị trường lao động tại Hàn Quốc cũng được chú ý. Về phía các nhà nghiên cứu nước ngoài, khi nghiên cứu về người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, thì các nghiên cứu có xu hướng lấy trọng tâm phân tích là người lao động đến từ quốc gia của họ. Với trường hợp các nhà nghiên cứu Việt Nam khi nghiên cứu về thị trường lao động Hàn Quốc, có nhiều nghiên cứu lấy trọng tâm là người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Các nghiên cứu tập trung theo hướng phản ánh hiện trạng và vấn đề liên quan tới người lao động Việt Nam tại thị trường lao động Hàn Quốc. Trong đó, có một số nguyên cứu chuyên sâu phân tích vấn đề liên quan, nhưng đa số là những bài viết chỉ dừng ở mức phản ánh hiện trạng, vấn đề; mà không phân tích sâu và đề xuất về giải pháp cho vấn đề liên quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó thường tập trung vào nhóm người lao động Việt Nam nhập cảnh và lưu trú theo diện visa lao động. Mặc dù có một số nghiên cứu về lao động Việt Nam nhập cảnh và lưu trú theo diện visa khác visa lao động như lao động du học sinh, tuy nhiên thường tập trung vào nhóm visa du học D-2. Đặc biệt là chưa có nghiên cứu thực sự tập trung vào nhóm nhập cảnh và lưu trú tại Hàn Quốc theo chương trình học tiếng Hàn với visa D-4-1. 15 Vì vậy, nghiên cứu này sẽ không đi vào phân tích thực trạng của nhóm đối tượng nhập cảnh với mục đích visa lao động như nhóm visa E-9, E-10; mà sẽ hướng vào nhóm đối tượng nhập cảnh với mục đích visa du học nhưng có tỉ lệ lớn đang tham gia vào hoạt động lao động tại Hàn Quốc, trong đó tập trung nhóm đối tượng lao động mang quốc tịch Việt Nam lưu trú diện visa D-4-1. Lao động thuộc nhóm này mặc dù không chiếm số lượng lớn nhất trong số các đối tượng mang quốc tịch Việt Nam tham gia vào hoạt động lao động tại Hàn Quốc, nhưng đây là nhóm đối tượng được đánh giá là gây ra nhiều vấn đề gây khó khăn đối với việc quản lí lao động tại Hàn Quốc và đặt ra những bài toán về đảm bảo quyền lợi của hai bên là Hàn Quốc và bản thân du học sinh Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động du học sinh. Bên cạnh đó là việc gợi ý đề xuất các giải pháp để khắc phục các vấn đề tồn tại phù hợp với đặc thù của nhóm đối tượng này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu hướng tới mục tiêu chính là: (1) tìm hiểu thực trạng lao động Việt Nam lưu trú diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc; (2) gợi ý đề xuất giải pháp cho các vấn đề liên quan tới quản lí lao động nước ngoài tại thị trường lao động Hàn Quốc. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đó, nghiên cứu sẽ đi vào giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, phân tích khái quát về thị trường lao động Hàn Quốc: đặc điểm, chính sách lao động và môi trường lao động của Hàn Quốc đối với người lao động nước ngoài nói chung; quy định pháp luật lao động đối với đối tượng lưu trú diện visa D-4-1. Thứ hai, phân tích thực trạng nhập cảnh và làm việc của lao động Việt Nam lưu trú diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc về quy mô, các vấn đề tồn tại. Thứ ba, phân tích các nguyên nhân dẫn tới các vấn đề tồn tại liên quan tới lao động Việt Nam lưu trú diện visa D-4-1 tại thị trường lao động Hàn Quốc. 16 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là nhóm lao động nhập cảnh vào Hàn Quốc mang quốc tịch Việt Nam lưu trú theo diện visa D-4-1 (hay nói cách khác là nhóm lao động du học sinh Việt Nam theo chương trình học tiếng Hàn tại Hàn Quốc). Hiện nay, đối với trường hợp của Việt Nam, trong số du học sinh nhập cảnh vào Hàn Quốc, thì nhóm đối tượng du học sinh nhập cảnh theo diện visa D-4-1 là nhóm đối tượng đông đảo và có xu hướng cao về làm thêm ngoài trường học vì nhiều nguyên nhân, trong đó có áp lực chi trả cho khoản chi phí du học. Bên cạnh đó, đặc thù của nhóm này là thời gian tham gia các khóa học tiếng tại trường không nhiều, theo đó có điều kiện thời gian để làm các công việc khác. Về phạm vi không gian nghiên cứu: Phạm vi không gian nghiên cứu tập trung vào khu vực đô thị lớn của Hàn Quốc là Seoul, Incheon, Gyeonggi. Khu vực đô thị với nhiều trường đại học quy tụ và có hoạt động kinh tế phát triển chính là nơi hội tụ đủ các điều kiện để nhóm lao động là du học sinh có thể phát triển về mặt số lượng. Theo tài liệu thống kê về “Du học sinh nước ngoài tại khu vực đô thị” (수도권 외국인 학생 현황) của Sở thống kê Gyeong-in (경인지방통계청) công bố ngày 22/12/2016 thì số lượng du học sinh nước ngoài trên toàn quốc tăng thêm 63% từ năm 2008 (63.952 người) đến 2016 (104.262 người). Trong khi đó, tính riêng ở khu vực đô thị Gyeonggi-Incheon-Seoul thì số lượng du học sinh nước ngoài tăng lên 105,3% từ năm 2008 đến năm 2016 (khoảng 59.000 người). Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai với phạm vi thời gian khảo sát là từ năm 2004 đến năm 2018. Vào năm 2004, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu đưa chế độ tuyển dụng 17 người nước ngoài vào áp dụng1. Bên cạnh đó, vào năm 2004, Việt Nam và Hàn Quốc ký thoả thuận mới về việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc theo Luật cấp phép lao động (EPS) của Hàn Quốc; bên cạnh đó là việc chấm dứt chính sách dành cho tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Từ những năm đầu của thế kỉ 21 cho đến nay, Hàn Quốc luôn coi trọng nhìn nhận về tầm quan trọng trong vị trí của Việt Nam đối với vai trò đối tác hợp tác cùng phát triển. Điều này đã giúp cho nguồn nhân lực nghiên cứu, lao động tri thức và lao động chân tay trao đổi giữa hai quốc gia ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, kèm theo đó là những hiệp ước và chính sách liên quan tới việc trao đổi và dịch chuyển nguồn nhân lực giữa hai quốc gia.2 Theo đó, kể từ thời điểm năm 2004, sau khi chế độ tuyển dụng người nước ngoài được áp dụng thì thị trường lao động Hàn Quốc có những sự thay đổi về chất với thành phần nhân lực người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc ngày càng tăng và đa dạng. Cùng với đó là tồn tại nhiều những vấn đề liên quan tới người lao động nước ngoài, không chỉ gồm những lao động nhập cảnh với visa lao động theo chương trình xuất khẩu lao động mà còn bao gồm cả những lao động nhập cảnh theo visa khác visa lao động nhưng được phép tham gia vào các hoạt động lao động trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật (trong đó có visa D-4-1). 5. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Thông qua việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu và bài viết liên quan tới lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc; tổng hợp các văn bản Luật của Hàn Quốc liên quan tới lao động nước ngoài nói chung và du học sinh nói riêng (các văn bản Luật của Bộ tư pháp Hàn Quốc, Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc...), nghiên cứu sẽ xây dựng các cơ sở lý luận và có những đối chiếu so 1 Chế độ tuyển dụng người nước ngoài là chế độ mà người lao động của quốc gia đã ký hiệp định về xuất khẩu lao động với chính phủ Hàn Quốc có thể xin việc và làm việc một cách hợp pháp tại các doanh nghiệp Hàn Quốc đã được phép tuyển dụng lao động nước ngoài. 2 Viện nghiên cứu kinh tế hiện đại(2017), Cơ hội và thách thức của việc xúc tiến chính sách hướng Bắc mới (신북방정책 추진의 기회와 위협 요인), Hàn Quốc 18 sánh phù hợp với những tư liệu đã có để phát triển những lập luận riêng. Phương pháp được thực hiện thông qua các thao tác nghiên cứu như sau. Thứ nhất là thống kê số liệu. Nghiên cứu sử dụng các số liệu của Cục thống kê Hàn Quốc, Bộ tư pháp Hàn Quốc, Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc, Viện quốc gia về Giáo dục quốc tế của Hàn Quốc... để thống kê các con số liên quan tới du học sinh Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc. Thứ hai là phân tích đánh giá. Nghiên cứu phân tích thực trạng và nguyên nhân lao động lưu trú diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc; đánh giá về các giải pháp hiện hành cho các vấn đề tồn tại liên quan tới lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng tại thị trường lao động Hàn Quốc, để từ đó rút ra những giải pháp phù hợp với đặc thù của nhóm đối tượng được nghiên cứu. b) Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua điều tra bảng hỏi. Việc điều tra bảng hỏi được thực hiện với đối tượng điều tra chủ yếu là học sinh mang quốc tịch Việt Nam đang học tập, sinh sống tại khu vực Seoul-IncheonGyeonggi, đang hoặc đã có kinh nghiệm lưu trú dưới diện visa D-4-1, trong khoảng thời gian từ ngày 01/09/2018 đến 01/10/2018. Trong đó, 100 phiếu hỏi online trên ứng dụng Google Drive được gửi đi thông qua 3 kênh chính là: trung tâm đào tạo tiếng Hàn, trung tâm tư vấn – du học Hàn Quốc, hội sinh viên Việt Nam tại trường đại học của Hàn Quốc. Trong số những đối tượng nhận điều tra thì nhóm tuổi nhập cảnh theo visa D-4-1 chiếm tỉ lệ lớn nhất là từ 20 ~ 25 tuổi (chiếm khoảng 79,2%), xếp sau là nhóm từ 26~29 tuổi (chiếm 18%), nhóm trên 30 tuổi là nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất (chiếm khoảng 3%, đây có thể được hiểu là nhóm đã từng có kinh nghiệm lưu trú dưới diện visa D-4-1). Cơ cấu giới tính nam – nữ đảm bảo tỉ lệ nam – nữ du học sinh lưu trú tại Hàn Quốc năm 2018. Trong số những người hoàn thành phiếu điều tra thì có 47,1% là nữ và 52,9% là nam)3. 3 Theo nguồn: 01/09/2018 http://kosis.kr/statHtml/statHtml.do?orgId=111&tblId=DT_1B040A14, 19 ngày Điều tra bảng hỏi hướng tới nắm được đặc thù của nhóm lao động Việt Nam đã hoặc đang lưu trú dưới diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc (nhóm lao động du học sinh theo chương trình học tiếng Hàn), bao gồm 16 câu hỏi với nội dung câu hỏi tập trung chủ yếu xung quanh các nội dung chính bao gồm: (1) Con đường du học đến Hàn Quốc (nguyên nhân, sự chuẩn bị) (2) Nhu cầu và hoạt động lao động tại Hàn Quốc (3) Mức độ hài lòng về đời sống học tập và sinh hoạt tại Hàn Quốc (4) Nguyện vọng và kế hoạch sau khi hoàn thành khóa học 6. Cấu trúc của luận văn Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀN QUỐC Nội dung chính của chương 1 là đưa ra những khái niệm liên quan như “thị trường lao động”, “người lao động”, visa D-4-1 dựa theo các văn bản pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam, cùng một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Bên cạnh đó, đi vào phân tích các đặc điểm của thị trường lao động Hàn Quốc bao gồm: tính đa dạng, tính hấp dẫn và tính phức tạp. Chương 1 đưa ra những nền tảng lí luận để triển khai nội dung của các chương tiếp theo. Cấu trúc của chương bao gồm các phần nội dung như sau: 1.1 Một số khái niệm liên quan 1.2 Đặc điểm của thị trường lao động Hàn Quốc 1.3 Tiểu kết Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬP CẢNH VÀ LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG VIỆT NAM LƯU TRÚ DIỆN VISA D-4-1 Chương 2 phân tích nội dung trọng tâm của nghiên cứu là thực trạng nhập cảnh và làm việc của lao động Việt Nam lưu trú diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc. Nội dung chương được triển khai chủ yếu dựa trên việc thu thập và phân tích các số liệu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất