Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lãnh thổ, biên giới quốc gia...

Tài liệu Lãnh thổ, biên giới quốc gia

.DOC
44
294
135

Mô tả:

Một số giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia
MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................2 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................2 2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................4 3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.......................................................4 4. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................6 Chương 1: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia......................................................6 1.1. Những vấn đề chung..............................................................................6 1.2. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam.................................................................8 Chương 2: Biên giới quốc gia.......................................................................14 2.1. Những vấn đề chung............................................................................14 2.2. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam........................................16 Chương 3: Chủ trương của Đảng, nhà nước Việt Nam giải quyết các vấn đề về lãnh thổ, biên giới và “một số giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia’’....................................................................................................38 3.1. Chủ trương của Đảng, nhà nước Việt Nam giải quyết các vấn đề về lãnh thổ, biên giới ..............................................................................................38 3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia”.........................38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................40 1. Kết luận.......................................................................................................40 2. Kiến nghị.....................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................43 MỞ ĐẦU 1 Lãnh thổ, dân cư và nhà nước có chủ quyền là ba yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia, trong đó lãnh thổ là một vấn đề quan trọng hàng đầu. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân tộc. Vì vậy, việc xác định quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia dân tộc. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước. Biết bao thế hệ người Việt Nam đã cống hiến công sức, xương máu để xây dựng đất nước như ngày nay. Tổ quốc Việt Nam ngày nay không chỉ có đất liền mà còn có biển, hải đảo và vùng trời rộng lớn đó là di sản vô cùng quý giá của tổ tiên ta để lại là nền tảng vật chất cho Việt Nam tồn tại và phát triển. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam. Để nâng cao nhận thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất chúng tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia” góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho sinh viên trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng, do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỷ XX, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này. Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa đã viết: "Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng". Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: "Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe dọa hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia". Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được đưa ra ký ngày 10 tháng 12 2 năm 1982 ở Montego Bay (Jamaica) có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 với hơn 60 quốc gia phê chuẩn là cơ sở để giải quyết những tranh chấp, bất đồng liên quan về biển đảo giữa các nước (155 nước tham gia). Chính phủ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn khẳng định quyền làm chủ của Việt Nam bằng ban hành các luật và tổ chức thực thi các luật đó trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 1, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. + Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. + Ngày 12/11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. + Đến ngày 23/6/1994, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn. Công ước này khẳng định chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền tài phán quốc gia, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 06/2003/QH11 ngày 17/6/2003 về Luật Biên giới quốc gia: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”. Dân số thế giới ngày càng đông, hiện nay thế giới có hơn 7,6 tỷ người. Do vậy, ngoài nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm thì nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cũng rất cấp thiết. Hiện trên thế giới có khoảng 380 điểm tranh chấp liên quan đến biển, đảo, tài nguyên; trong đó Biển Đông là một trong những điểm nóng, phức tạp, nhạy cảm liên quan đến Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực. Việt Nam là một quốc gia nằm ở Đông Nam Châu Á, diện tích đất liền là 331.689 km2, diện tích biển là hơn 1triệu km2. - Có 4.550 km đường biên giới chung với 3 nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Bờ biển nước ta dài 3.260 km thuộc 28 tỉnh, thành phố (680 xã ven biển). Có trên 30 cảng biển, 112 cửa sông, 47 vũng vịnh, 78 dãy đảo ven bờ với 2.779 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 3 - Biển nước ta tiếp giáp với 6 nước (Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Campuchia) và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan). - Hơn 85 triệu dân thuộc 54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, là một chỉnh thể thống nhất. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bảo vệ chủ quyền quốc gia là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam. Hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành các hoạt động chống phá, xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đặc biệt là các vấn đề Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng là lực lượng chủ yếu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai. Quá trình học tập trong các nhà trường được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin mới, thông qua các hệ thống truyền thông hiện đại; đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, những kiến thức xã hội nói chung và kiến thức cơ bản về biển, đảo, lãnh thổ quốc gia... nói riêng thì còn hạn chế. Đặc biệt, trong tình hình phức tạp, nhạy cảm về những vấn đề này trong thời gian gần đây, thì việc định hướng cho sinh viên có nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động yêu nước nhiệt tình, trách nhiệm đúng quy định của pháp luật là một việc làm có tính thời sự, cấp thiết (hành động yêu nước nhưng phải phù hợp các quy định của pháp luật. Nêu cao cảnh giác, tránh bị kẻ địch lợi dụng, kích động, lôi kéo chống lại Đảng, Nhà nước...). Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao trách nhiệm cho sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia”. Với mong muốn giúp cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có thái độ đúng đắn trong xem xét các vấn đề về lãnh thổ, biên giới và các vấn đề biển đảo. Từ đó xây dựng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Đề ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia. 3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này cho phép hiểu rõ hệ thống văn bản luật về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia. Đồng thời nắm chắc tình hình về biên giới, lãnh thổ hiện nay. Hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xử lý các tranh chấp biên giới, biển đảo từ đó định hướng cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra dựa vào các Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và báo chí, phim, ảnh tài liệu có liên quan. Phạm vi nghiên cứu: Trong trường. 4 4. Nội dung nghiên cứu - Thu thập tài liệu: Luật Biên giới quốc gia, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, một số văn bản pháp luật về quản lý bảo vệ biên giới. Nghị quyết TW 8 khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu Luật Biên giới quốc gia, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, một số văn bản pháp luật về quản lý bảo vệ biên giới, những điều cần biết về Luật Biển. - Nghị quyết TW 8 khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. - Tổng hợp hệ thống những khái niệm về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia. - Báo cáo tổng kết đề tài: “Một số giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất về chủ quyền lãnh thổ - biên giới quốc gia”. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA 1.1. Những vấn đề chung 5 1.1.1. Quốc gia Quốc gia là thực thể pháp lý bao gồm ba yếu tố cấu thành một quốc gia có độc lập, chủ quyền đó là: lãnh thổ; dân cư; quyền lực công cộng (chính quyền). - Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. - Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. - Quốc gia được hình thành, tồn tại và phát triển trong phạm vi lãnh thổ của mình. 1.1.2. Lãnh thổ quốc gia 1.1.2.1. Khái niệm Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia gồm: Vùng đất quốc gia, lòng đất quốc gia; Vùng nước, lòng đất dưới nước; Vùng trời quốc gia; Lãnh thổ quốc gia đặc biệt. 1.1.2.2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia * Vùng đất quốc gia Vùng đất quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của một quốc gia. * Lòng đất quốc gia Là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia (Mặc nhiên được kéo dài sâu vào tâm trái đất). * Vùng nước của quốc gia Là toàn bộ phần nước trong đường biên giới quốc gia và phần biển quốc gia (Việt Nam có 3 mặt giáp biển). Vùng nước quốc gia ở Việt Nam do có đặc thù giáp biển nên được chia thành các bộ phận như sau: Vùng nước nội địa; Vùng nước biên giới; Vùng biển. Thứ nhất: Vùng nước nội địa bao gồm hồ, ao, sông, ngòi, đầm (kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất quốc gia. Thứ hai: Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, kênh, rạch nằm trên khu vực biên giới. Ví dụ: Việt Nam - Campuchia: kênh Vĩnh Tế; Việt Nam Trung Quốc: Đoạn sông Quây Sơn (Cao Bằng), Sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn)… Thứ ba: Vùng biển Đường cơ sở: Đường cơ sở dùng để xác định các yếu tố trên biển được xác định theo hai cách: - Đường cơ sở thông thường là ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển. - Đường cơ sở thẳng là ở những quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu do có nhiều núi đá hay đảo ven bờ, người ta dùng các đoạn thẳng nối các điểm thích hợp lại với nhau để tạo thành đường cơ sở. Nội thủy Nội thuỷ là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở. Nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền của một quốc gia và đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Lãnh hải Là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thủy của quốc 6 gia có chiều rộng 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Vùng nước lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền đi lại không gây hại và đi theo tuyến phân luồng giao thông. Vùng tiếp giáp lãnh hải - Là vùng biển tiếp giáp với lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý. - Quốc gia có vùng tiếp giáp lãnh hải được quyền kiểm soát khi cần thiết nhằm: + Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. + Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định xảy ra trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình. Thềm lục địa - Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó nằm trên phần kéo dài tự nhiên của vùng đất quốc gia ven biển. - Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982: + Nơi nào rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì được mở rộng thêm nhưng không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m không quá 100 hải lý. + Quốc gia ven biển có quyền tài phán với thềm lục địa của mình. Khi khai thác ngoài 200 hải lý phải đóng góp tỷ lệ phần trăm cho cơ quan quyền lực quốc tế. Vùng đặc quyền kinh tế - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. - Các quốc gia ven biển có quyền tài phán theo các quy định của Công ước Quốc tế năm 1982, bao gồm: Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác các vùng này vì mục đích kinh tế như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Vùng nước lịch sử: là vùng nước do điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biển hoặc các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau tạo nên vùng nước ấy; có quá trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được thỏa thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng việc ký điều ước quốc tế. Vùng nước lịch sử có chế độ pháp lý như nội thủy. * Vùng trời quốc gia Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế. 1.2. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam Lãnh thổ quốc gia Việt Nam được hình thành từ khi cư dân vùng lưu vực sông Hồng bước vào hậu kỳ thời đại đồng thau và bắt đầu quá trính hình thành nhà nước, nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Nhà nước đầu tiên tuy tổ chức còn rất 7 sơ khai, nhưng đồng thời với sự xuất hiện nhà nước thì lãnh thổ, cương vực của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc cũng hình thành. Sách “Lĩnh nam chích quái” chép về lãnh thổ Văn Lang như sau: “Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc tới Hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn; Hùng Vương chia nước làm 15 bộ”. Lãnh thổ của Văn Lang - Âu Lạc được thư tịch cổ đề cập đến khá nhiều. “Việt sử lược”, cuốn sử xưa nhất còn lại ngày nay của Việt Nam (viết ở thế kỷ XIV) chép rằng: Văn Lang gồm 15 bộ: Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quận Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoan, Cửu Đức. Như vậy, sử cũ đều khẳng định Văn Lang gồm 15 bộ hợp thành. Phạm vi lãnh thổ Văn Lang tương đương với miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta (ngày nay) và bao gồm thêm một phần Nam Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Nghiên cứu các thư tịch cổ cho thấy biên giới Văn Lang - Âu Lạc có thể gần trùng với biên giới phía Bắc nước ta hiện nay. Miền Nam Quảng Tây là vùng núi non hiểm trở lại là địa bàn cư trú của người Việt, cách trung tâm không xa, có khả năng nằm trong chi phối của Văn Lang - Âu Lạc. Vùng Hợp Phố (Quảng Đông - Trung Quốc) có người Lạc Việt sinh sống, họ đã từng theo Hai Bà Trưng nổi dậy chống xâm lược Hán. Đến thời kỳ Bắc thuộc, Hợp Phố khi thuộc Giao Châu, khi thuộc Quảng Châu. Do đó, Hợp Phố có thể là vùng đất của nước Văn Lang - Âu Lạc. Biên giới phía Tây Văn Lang - Âu Lạc về đai thể trùng với biên giới phía Tây và Tây Bắc nước ta hiện nay. Biên giới phía Nam là dải Hoành Sơn (ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hiện nay). Biên giới phía Đông là biển cả và các hải đảo. Phạm vi lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc đã được tạo dựng một cách căn bản và tương đối ổn định ở giai đoạn này. Khoảng năm 179 (trước Công Nguyên), nhân cơ hội An Dương Vương già yếu, mất cảnh giác, Triệu Đà bất ngờ tiến công Loa Thành, thôn tính Âu Lạc. Nhà Triệu đặt Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, dưới quận là các huyện và sáp nhập nước ta vào nước Nam Việt. Từ đấy bắt đầu kéo dài thời kỳ Bắc thuộc hơn 1.000 năm. Các triều đại phong kiến Trung Hoa tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai và cư dân ta, tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta, nhưng chúng đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ. Sức sống và ý chí độc lập của dân tộc ta đã biến thành những cuộc đấu tranh quyết liệt chống mọi thế lực xâm lấn nhằm khôi phục lại quyền tự chủ của đất nước. Năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ và giành thắng lợi. Một lãnh thổ rộng lớn từ Trung Trung Bộ đến Hợp Phố được giải phóng khỏi ách thống trị nhà Hán. Công việc phòng thủ biên giới được Trưng Vương coi trọng. Tướng Đô Dương được cử trấn giữ Cửu Chân, phòng bị biên giới phía Nam. Chưởng quản binh quyền nội bộ Lê Chân chỉ huy thủy quân phòng giữ mặt biển. Thái bảo chư hầu Thánh Thiên được giao trọng trách biên phòng phía Bắc đóng đại bản doanh ở Hợp Phố. Năm 42, nhà Hán cử Mã Viện đem quân thủy, bộ xâm lược trở lại. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nhà Hán đặt lại ách thống trị đối với nước ta. Năm 542, cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo đã đánh đuổi được quân nhà Lương, thu phục lãnh thổ đất nước. Lãnh thổ nước ta lúc bấy giờ được bảo vệ suốt từ Hoành Sơn đến Hợp Phố. Năm 544, Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, 8 xưng là Lý Nam Đế. Nước Vạn Xuân tồn tại được 60 năm lại rơi vào tay đô hộ của phong kiến Trung Hoa. Năm 905, nhân nhà Đường ở Trung Quốc đang trong cơn suy nhược, một hào tướng đất Hồng Châu (Hải Dương) giữ chức Tiết độ sứ, nắm quyền cai quản Tĩnh hải quân tiết trấn. Chính quyền đô hộ phương Bắc chuyển về tay bản xứ. Trong vòng hơn 30 năm (906 - 937), từ cha con họ Khúc đến Dương Đình Nghệ tuy vẫn xưng là Tiết độ sứ, nhưng thực chất đó là chính quyền độc lập. Năm 937, Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ và cầu viện nhà Nam Hán. Con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đã kéo quân từ Hoan Ái ra trừng trị tên phản bội Kiều Công Tiễn và tổ chức mai phục ở sông Bạch Đằng, nhấn chìm quân xâm lược Nam Hán. Nền độc lập dân tộc của nước ta được bảo toàn. Năm 944, Ngô Vương qua đời, nước ta lâm vào tình trạng chia cắt trầm trọng, đây là thời kỳ loạn 12 sứ quân. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ, thống nhất lãnh thổ cả nước, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Đinh Tiên Hoàng xây dựng chế độ phong kiến theo hướng trung ương tập quyền. Năm 972, nhà Tống cử sứ giả sang Hoa Lư phong Đinh Tiên Hoàng làm An Nam quân vương, chính thức công nhận nền độc lập tự chủ của nước ta, bao gồm cả chủ quyền về lãnh thổ. Công việc bảo vệ biên giới, lãnh thổ được nhà Đinh tăng cường. Vì vậy, khi Đinh Tiên Hoàng mất, nhà Tống chuẩn bị một cuộc xâm lược “chớp nhoáng” nhưng đã bị quan trấn giữ biên giới Lạng Châu báo kịp thời về triều đình. Nhờ đó, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lúc đó đã lên ngôi Hoàng đế chủ động đánh tan quân xâm lược vào năm 981. Nhà Tiền Lê rất chú trọng bảo vệ biên giới, lãnh thổ. Lê Hoàn đặt lệ buộc sứ nhà Tống chỉ được trao công văn, giấy tờ tại biên giới, không được đến Hoa Lư để ngăn ngừa hoạt động do thám. Công lao của Lê Hoàn đối với biên cương của đất nước được nhà sử học Phan Huy Chú đánh giá là “Vua… cẩn thận về biên phòng”. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua thay thế nhà Tiền Lê. Năm 1010, nhà Lý dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, đổi 10 đạo trong cả nước thành 14 lộ. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt. Năm 1172, Lý Anh Tông thân chinh đi xem xét biên giới, vùng biển phía Nam, phía Bắc và soạn ra cuốn “Nam Bắc phân giới địa đồ” (quyển sách này ngày nay chưa tìm thấy). Việc nhà vua tự soạn ra cuốn sách này là biểu hiện của sự quan tâm đến công việc quản lý lãnh thổ đất nước của nhà Lý. Lãnh thổ Đại Việt ở phía Bắc và Đông Bắc đến cuối thời Lý tương đối ổn định; ở phía Nam giáp Chiêm Thành mở rộng đến khu vực sông Thạch Hãn (Quảng Trị ngày nay). Nhà Lý suy yếu, các thế lực phong kiển nổi lên đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Năm 1226, họ Trần chấm dứt được nội chiến, lập ra triều đại nhà Trần. Nhà Trần tiếp tục củng cố sức mạnh của đất nước về mọi mặt, đủ sức đánh bại ba cuộc chiến tranh xâm lược Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc lãnh thổ đất nước. Nói chung, thời nhà Trần lãnh thổ quốc gia Đại Việt sử phía Bắc và phía Tây cơ bản ổn định như thời nhà Lý. Ở phía Nam, năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mẫn đã cắt đất hai châu Ô, Lý cho Đại Việt (là lễ vật dẫn cưới của vua Chiêm Thành với công chúa Huyền Trân). Nhà Trần đổi tên hai châu này thành châu Thuận và châu Hóa. Lãnh thổ Đại Việt lúc này đã mở rộng vào phía 9 Nam tới tận đèo Hải Vân. Năm 1402, nhà Hồ đánh chiếm Chiêm Thành, buộc Chiêm Thành phải cắt hai châu phía Nam đèo Hải Vân là Chiêm Động và Cổ Lũy cho Đại Việt. Nhà Hồ đặt hai châu ấy thành bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và trấn Tân Ninh. Biên giới phía Nam nước ta bấy giờ tới tận Nam tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1418 - 1427, cuộc khởi nghĩa Lan Sơn thắng lợi. Nhà Lê ra đời và tồn tại gần 4 thế kỷ (1428 - 1788). Từ khi được thiết lập và trong quá trình phát triển, nhà Lê đã nhiều lần đánh dẹp loạn ở cương vực phía Tây và phía Nam; tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành mở rộng lãnh thổ vào phía Nam tới đèo Cù Mông (Phú Yên); tiến công Ai Lao, đổi toàn bộ đất Bồn Man thành phủ Trấn Ninh và cho thuộc vào đất Nghệ An. Từ đầu thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVIII, lịch sử nước ta có nhiều biến động phức tạp. Đất nước bị chia cắt triền miên khiến cho lãnh thổ quốc gia cũng bị thay đổi. Từ 1594, Trịnh Tùng xưng vương và thiết lập quyền hành của phủ chúa, biến vua Lê trở thành bù nhìn. Năm 1600, Nguyễn Hoàng trở về Thuận Quảng nhằm tránh xa sự khống chế của họ Trịnh. Từ 1619, con trai Nguyễn Hoàng là Phúc Nguyên đã đắp lũy ở Trường Dục - Quảng Bình, cắm cọc, giăng xích ở các cửa sông làm kế phòng thủ chống nhau với quân Trịnh. Từ 1627 đến 1672, hai thế lực Trịnh - Nguyễn tiến hành 7 cuộc đánh nhau với quy mô lớn để giành quyền lực. Họ chia cắt đất nước thành hai phần: Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Linh Giang (sông Gianh) ở châu Bố Chính làm ranh giới. Ranh giới này tồn tại đến cuối thế kỷ XVII mới bị xóa bỏ. Ở Đàng Ngoài, lãnh thổ nước ta cơ bản được giữ vững như thời Lê Sơ. Song do quản lý lỏng lẻo vùng đất cực Tây Bắc nên chính quyền Lê - Trịnh để các quan lại ở Vân Nam (Trung Quốc) dần dần khống chế 6 châu: Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hợp Phì, Khương Châu, Hoàng Nham, Tuy Phụ và xâm chiếm đất 6 châu này lúc nào, nhà Lê - Trịnh cũng không hay biết. Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng được quyền trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam thì đất của hai trấn này chỉ gồm từ phía Nam Đèo Ngang (Bắc Quảng Bình) tới đèo Cù Mông (Phú Yên). Nước Chiêm Thành từ sau cuộc chinh phạt của Lê Thánh Tông vào những năm 1470, 1471 đã suy yếu và diệt vong. Vương quốc Chân Lạp phía Nam Chiêm Thành ở các thế kỷ XVI, XVII, liên tục bị Xiêm La chèn ép, bành trướng, không tự bảo vệ được mình. Bấy giờ Chân Lạp phải tìm kiếm đồng minh là họ Nguyễn ở Đàng Trong. Mối quan hệ giữa hai cộng đồng người sống gần gũi nhau lâu đời, dẫn đến hệ quả tất yếu là sự giao hòa về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Năm 1611, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho quân giúp Chân Lạp đánh đuổi Xiêm La. Để “trả công” vua Chân Lạp đã cho họ Nguyễn vào hai khẩn sinh sống trên vùng đất hoang vu ở Đồng Nai, Biên Hòa, lập đinh điền ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và để đất xứ Pray Nokar (Chợ Lớn), xứ Kris Krobey (Bến Nghé) làm nơi thu quan thuế. Năm 1658, vua Chân Lạp là Nặc Chân cam kết với họ Nguyễn giúp đỡ người Việt đang sinh sống ở Đồng Nai, Bà Rịa. Lưu dân nước ta đến ở chung với người Cao Miên để khai khẩn ruộng đất. Năm 1679, một số viên tướng nhà Minh trốn tránh nhà Thanh đem hơn 50 chiến thuyền và hơn 10 3.000 người quy phục họ Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Tần yêu cầu vua Chân Lạp là Nặc Nộn thu xếp cho những người Hoa này sinh sống. Họ đã tiến vào cửa Xoài Rạp, lập ấp khai khẩn xứ Mỹ Tho và một số tiến vào lập phố chợ buôn bán ở Cù Lao Phố (Biên Hòa) làm cho nơi này nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại sầm uất. Những người Hoa sinh sống trên đất này thần phục và nộp thuế cho họ Nguyễn. Họ Nguyễn đã động viên nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng lãnh thổ “mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ”. Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu tập trung ít sức lực còn lại của một quốc gia đang lụi tàn, định chiếm phần đất Trấn Biên và Phiên Chấn, nhưng bị đánh bại nên phải thần phục họ Nguyễn. Vùng đất từ phía Bắc sông Tiền liền một dải với xứ Đàng Trong chính thức vào bản đồ xứ Đàng Trong của họ Nguyễn. Việc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của nhà Nguyễn ở giai đoạn này là sự đến hợp hai hướng từ phía Nam lên và từ phía Bắc xuống. Năm 1708, nhà Nguyễn phong cho Mạc Cửu làm Tổng trấn Hà Tiên. Đất Hà Tiên do Mạc Cửu - một người gốc Lôi Châu - Quảng Đông - Trung Quốc khai phá và xin sáp nhập vào với họ Nguyễn, bao gồm 7 xã thôn ở các khu vực Phú Quốc (đảo), Cần Bật (Campốt), Giá Khê (Rạch Giá), Luống Cày (Lũng Kỳ), Cà Mau, Hương Úc (tức Vũng Thơm, hay Kông Pông Xom). Như vậy, vùng Hà Tiên gồm các địa danh nêu trên đã trở thành lãnh thổ của Đàng Trong. Vùng đất dọc sông Tiền và sông Hậu vẫn do Chân Lạp cai quản. Năm 1731, vua Chân Lạp là Lạp Nặc Thu chính thức cắt đất Mô Sa (Mỹ Tho) và Lon Hor (Bắc Vĩnh Long) cho họ Nguyễn. Họ Nguyễn lấy đất này đặt thành châu Định Viễn và dựng dinh ở Long Hồ - Sa Đéc để cai quản. Năm 1753, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên heo Xiêm La chống lại họ Nguyễn. Họ Nguyễn đã tổ chức một đạo quân lớn chinh phạt Chân Lạp. Do bị thất bại liên tiếp, Nặc Nguyên phải cầu hòa và cắt cho họ Nguyễn đất hai phủ Tàm Bô, Lôi Lạp (tương đương đất Cần Thơ, Long Xuyên hiện nay). Năm 1757, Nặc Nguyên chết, Chân Lạp xảy ra nội chiến giữa các phe phái, suy tàn dần, không đủ sức cai quản lãnh thổ của mình đã lần lượt cắt đất cho họ Nguyễn. Tính đến năm 1757, toàn bộ lãnh thổ xứ Đàng Trong đã liền một dải từ châu Nam Bố Chính (Quảng Bình) tới vùng biển, đảo phía Tây Nam. Hơn thế nữa, miền đất phía Nam Chân Lạp cũng thuộc bản đồ của trấn Hà Tiên gần giáp với lãnh thổ Xiêm La. Vùng lãnh thổ ở khu vực sông Hậu, do những biến cố dồn dập trong ba năm 1755, 1756, 1757, người Chân Lạp (Khơ me) ở đã trở thành một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuyến biển, đảo cũng được chính quyền Đàng Trong cai quản và khai thác, gồm các đảo gần bờ và cả các đảo xa như Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Lê Quý Đôn, nếu đi từ xã An Vĩnh (Cù Lao Ré, phủ Quảng Ngãi) bằng thuyền về phía Đông Bắc thì sau ba ngày ba đêm sẽ đến Hoàng Sa. Vùng đảo này “các núi linh tinh hơn 130 ngọn cách nhau bằng biển, từ hòn đảo này sang hòn đảo kia đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trên đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn”. Các sản vật tự nhiên ở quần đảo này gồm có yến sào, đồi mồi, hải cẩu… có thứ ốc vặn tai to như chiếc chiếu và “chim hàng nghìn hàng vạn, thấy người thì vây quanh không tránh”. 11 Họ Nguyễn đã tổ chức các đội “Hoàng Sa” có 5 thuyền lớn và 70 suất đều lấy người xã An Vinh, huyện Bình Sơn (phủ Quảng Ngãi) sung vào. Hàng năm, đội Hoàng Sa đi từ tháng 2 đến tháng 8 mới trở về đem theo các thứ khai thác được nộp cho Phú Xuân. Họ Nguyễn còn đặt ra đội “Bắc Hải” giao cho đội Hoàng Sa kiêm quản, không hạn chế số người, số thuyền, lấy dân hai xã Cảnh Dương (Bố Chánh) và Tứ Chính (Bính Thuận) sung vào. Đội Bắc Hải chia nhau đi khai thác hải sản ở các biển xa là biển phía Bắc (Bắc Hải) và tận vùng biển khơi thuộc trấn Hà Tiên Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, ngoài việc đi khai thác hải sản, còn làm nhiệm vụ kiểm soát biển khơi, họ được lập biên chế như đơn vị thủy binh do những cai đội chỉ huy. Thực tế đã ghi nhận công lao của họ Nguyễn đối với việc mở mang bờ cõi xuống phía Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể là hai quốc gia Chiêm Thành và Chân Lạp đã ngày càng suy yếu trầm trọng, không đủ khả năng quản lý miền đất hoang vu, hẻo lánh, tạo cơ hội cho họ Nguyễn từng bước mở mang lãnh thổ. Đây là một thực tế lịch sử mà nguồn gốc của nó nằm trong bản chất của chế độ phong kiến. Giai cấp phong kiến ở bất cứ quốc gia nào cũng luôn có tham vọng mở rộng lãnh thổ của mình. Công việc mở mang bờ cõi của họ Nguyễn mang đến một hệ quả là chủ quyền quốc gia của nước ta được xác định trên một vùng đất, vùng biển, đảo rộng lớn liền một dải từ Bắc vào Nam. Các cư dân Chiêm Thành, Chân Lạp sống trên dải đất ấy đã hòa nhập một cách tự nhiên cùng cộng đồng các dân tộc khác để hình thành dân tộc Việt Nam, cùng nhau sinh sống và bảo vệ quê hương đất nước của mình. Lịch sử không chỉ ghi nhận công lao của họ Nguyễn đối với việc mở rộng đất đai, mà còn ghi nhận họ đã tìm ra các hình thức tổ chức, áp dụng hữu hiệu các biện pháp để bảo vệ vững chắc chủ quyền, duy trì an ninh trật tự trên vùng đất ấy. Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, dần dần đã hội tụ được sức mạnh nhân dân Đàng Trong, Đàng Ngoài. Năm 1783, quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong; năm 1786, lại tiêu diệt thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngoài, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước hai thế kỷ. Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Xiêm La ở Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang). Mùa xuân Kỷ Dậu (1789), Hoàng đế Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn ra Bắc đánh tan hơn 30 vạn quân Thanh tại Thăng Long. Thống nhất đất nước và bảo vệ chủ quyền dân tộc là nền tảng tư tưởng của Hoàng đế Quang Trung trong việc xây dựng sức mạnh đất nước và tiến hành công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Quang Trung đã dần dần đưa việc quản lý lãnh thổ, cư dân vào nền nếp; sắp đặt, bố trí lực lượng trấn giữ ven biên giới như của các thời trước. Năm 1802, nhà Nguyễn ra đời sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn. Chính quyền nhà Nguyễn được xác lập trên toàn bộ lãnh thổ đất nước từ Hà Tiên tới những miền biên giới giáp Trung Quốc. Tháng 2 năm Gia Long thứ 3 (1804), 12 Gia Long lấy quốc hiệu là Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, Pháp với triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơ-nốt, khẳng định việc Pháp bảo hộ Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và là đại diện của Việt Nam trong mọi quan hệ quốc tế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, non sông ta đã thu về một mối. Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào luật pháp và thực tiễn quốc tế, nước ta đã ban hành pháp luật và ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ. Lãnh thổ Việt Nam được mở rộng lên không trung, ra ngoài biển, sâu vào lòng đất theo đúng luật pháp và tập quán quốc tế. CHƯƠNG 2: BIÊN GIỚI QUỐC GIA 2.1. Những vấn đề chung 2.1.1. Khái niệm Biên giới quốc gia là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo. 2.1.2. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia - Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản sau: Thứ nhất, các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) 13 thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia. Các hình thức cơ bản mà quốc gia thường dùng đó là: Đàm phán trực tiếp để đi đến ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới hoặc sử dụng một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế để phán quyết việt giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ. Thứ hai, đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. - Biên giới quốc gia phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất xác định bằng các văn bản luật hoặc thông qua điều ước quốc tế với các nước có chung biên giới. Ở Việt Nam hiện nay, mọi ký kết điều ước quốc tế về biên giới của Chính phủ phải được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực đối với Việt Nam. 2.1.3. Xác định biên giới quốc gia Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau: - Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: “Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới” (khoản 2, Điều 5, Luật Biên giới quốc gia). Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm: + Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (tọa độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi). + Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định là: Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông. Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được, thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên. + Biên giới trên cầu bắc qua sông, được xác định chính giữa cầu không kể biên giới dưới sông, suối như thế nào. Thông thường các nước trên thế giới sử dụng ba phương pháp sau đây để cố định đường biên giới quốc gia: + Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới: Mô tả đường biên giới trong hiệp ước biên giới và nghị định thư phân giới cắm mốc; mô tả bằng hình ảnh (sơ đồ, bản đồ, ảnh chụp…); tài liệu bằng lời nói (ít sử dụng, chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho các tài liệu khác). + Đặt mốc quốc giới theo thỏa thuận giữa các nước có chung biên giới về số lượng, hình dáng, kích thước, chất liệu, mốc chính, mốc phụ; phương pháp đặt mốc (trực tiếp hay mốc gián tiếp), các đánh số hiệu, màu sắc… + Dùng đường phát quang: Nếu hai nước cùng phát quang thì biên giới là đường chính giữa đường phát quang ấy. Như vậy, việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai đoạn là: Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa (xác định đường biên giới); cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới. - Xác định biên giới quốc gia trên biển: 14 “Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải đất liền, lãnh hải của các đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan”. Theo Luật Biên giới quốc gia, ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của các đảo, lãnh hải của các quần đảo là đường biên giới quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam là do pháp luật Việt Nam quy định hoặc do điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước Trung Quốc; Campuchia xác định (ở những nơi có bờ biển tiếp liền và đối diện nhau), phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam tuyên bố đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982. Hệ thống đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Hệ thống này chưa kín vì chưa có đoạn ở trong Vịnh Bắc Bộ và trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Biên giới quốc gia trên biển của các đảo, các quần đảo của Việt Nam cũng cần được xác định theo Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam. Vấn đề này cũng phù hợp với quy định của Điều 121, Công ước năm 1982 về chế độ các đảo: 1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên, có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. 2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. 3. Những đảo đá nào không thích hợp cho người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Ở Việt Nam, Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, tại điểm 2 quy định: “Đường sở sở… được vạch trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản đến năm 1979”. - Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất: Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt phẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Mặt phẳng đứng từ ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước giữa Việt Nam và quốc gia hữu hạn. Như vậy, biên giới trong lòng đất theo Luật Biên giới quốc gia được mặc nhiên thừa nhận. Ranh giới trong lòng đất của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nước ta chỉ có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. - Xác định biên giới quốc gia trên không: “Biên giới quốc gia trên không là mặt phẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời” (khoản 5, Điều 5, Luật 15 Biên giới quốc gia). Biên giới quốc gia trên không xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia tự xác định và các nước mặc nhiên thừa nhận. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5 tháng 6 năm 1984 xác định: “Vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các đảo của Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 2.2. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Việt Nam ngày nay có biên giới trên đất liền tiếp giáp với ba nước là Trung Quốc, Lào, Campuchia dài trên 4.500 km; tuyến biển, đảo Việt Nam, đường biên giới trên biển chưa được hoạch định, xác định đầy đủ và hoàn thiện. Mỗi tuyến biên giới có lịch sử hình thành và phát triển riêng. 2.2.1. Sự hình thành biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc Lịch sử hình thành đường biên giới pháp lý Việt Nam - Trung Quốc: Theo truyền thuyết ngay từ buổi đầu dựng nước, vấn đề bảo vệ lãnh thổ luôn được nhà nước quan tâm. Việc Trưng Vương cử các tướng phòng bị các hướng biên giới đã thể hiện sự quan tâm của cha ông ta về chủ quyền lãnh thổ từ rất sớm. Đến thế kỷ thứ X, qua việc Khúc Thừa Dụ xây dựng chính quyền tự chủ, lịch sử đã ghi công lao đó như là một trong những người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc. Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, dân tộc ta đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn một nghìn năm. Một thời kỳ độc lập cho dân tộc Việt Nam bắt đầu từ đây với sự quan tâm đầy đủ của nhà nước phong kiến đối với chủ quyền về lãnh thổ, dân cư và chính quyền nhà nước. Lịch sử còn ghi nhận những cuộc đấu tranh của nhân dân ta bảo vệ biên giới từ thế kỷ thứ X. Năm 980, Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi, Tống Thái Tôn đưa thư sang nước ta, nhắc đến cột đồng Mã Viện mà đời nhà Hán coi nước ta là một quận, huyện của Trung Quốc. (Theo nhiều tài liệu lịch sử nói năm 43 Mã Viện mang quân sang xâm lược nước ta, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. Mã Viện đã đặt cột đồng ở núi Phân Mao thuộc động Cổ Sâm (Khâm Châu) để phân chia giới hạn đất của nhà Hán và Giao Chỉ). Lê Hoàn đã giải quyết vấn đề này bằng cách đánh bại quân Tống. Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi (năm 981), để bảo vệ chủ quyền biên giới, nhà Lê đã áp dụng chính sách bảo vệ biên giới kiên quyết nhưng mềm dẻo, khôn khéo. Do thắng lợi về quân sự và chính sách đối ngoại kiên quyết nhưng mềm dẻo của Lê Hoàn, cương giới phía Bắc, phía Nam được giữ vững. Trong thư gửi cho vua Tống đòi lại đất Quảng Uyên thuộc Cao Bằng, đất 16 Tô Mậu thuộc Quảng Ninh, vua Lý Nhân Tông viết: “Mặc dầu những đất ấy chỉ nhỏ như hòn đạn nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến ngay cả trong giấc mộng”. Để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của dân tộc, ông cha ta đã biết kết hợp đấu tranh kiên trì và bền bỉ của triều đình với đấu tranh của nhân dân bằng nhiều hình thức như bắn lén, bỏ thuộc độc, làm cho đội quân đồn trú của nhà Tống phải khiếp sợ và rút lui. Theo Tống sử, mỗi năm tổn thất 70% và năm 1081 mặc dù đã đổi tên châu Quảng Uyên thành Thuận Châu, nhưng nhà Tống đành coi là vùng đất độc và trả lại cho ta, vào năm 1084 trả tiếp vùng Bảo Lạc, Túc Tang. Năm 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi “tuần tra các cù lao ngoài biển ở địa bàn biên giới các phiên bang Nam, Bắc và vẽ bản đồ ghi chép phong vật”. Nhà Trần đã bố trí các trọng thần phụ trách các hướng biên giới: Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ phụ trách hướng Lạng Sơn, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật phụ trách hướng Hà Tuyên, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư phụ trách hướng Đông Bắc. Năm 1418 - 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều đại nhà Lê ra đời và tồn tại gần 4 thế kỷ. Lê Thái Tổ rất quan tâm đến biên giới, lành thổ của đất nước. Trên đường từ Mường Lễ trở về sau khi đã dẹp yên cuộc phản loạn của Đèo Cát Hãn ở miền biên giới Tây Bắc nước ta (tháng 3 năm 1432), qua Thác Bờ, Lê Thái Tổ đã soạn bài văn bia thứ hai trong chuyến Tây chinh này. Tấm bia đã được đưa về lưu giữ tại bảo tàng Hòa Bình khi Nhà máy điện Hòa Bình khởi công xây dựng. Các vua của triều đại Lê Sơ luôn quan tâm đến phát triển sức dân để làm phương thức trị nước, mặt khác từng bước xây dựng hệ thống luật pháp để quản lý đất nước. Bộ luật Hồng Đức năm 1483 đã có các quy định bảo vệ đất đai ở biên giới. Theo đó “Những người bán ruộng đất ở biên cương cho người nước ngoài thị bị tội chém; quan phường, xã biết mà không phát giác cũng bị tội”, đồng thời cũng quy định các tội về quan hệ hai bên biên giới, phá hoại an ninh, quốc gia, trật tự xã hội ở ven biên giới, tội vô trách nhiệm của quan lại, quân đội trấn giữ cai quản ở biên giới, các quy định về kiểm tra, kiểm soát qua lại biên giới... Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và khôn khéo của các thế hệ Việt Nam, mặc dù trong tình hình so sánh lực lượng rất chênh lệch, phong kiến phương Bắc luôn có ý đồ thôn tính, lấn chiếm, nhưng biên cương phía Bắc nước ta vẫn hình thành và ổn định về cơ bản từ ngàn năm nay (Mặc dù đây chỉ là biên giới thực tế lịch sử). Tạp chí Geographer số 38 ngày 19 tháng 10 năm 1964 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thừa nhận: “Sau hơn 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939 Bắc Kỳ phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt… Nhà nước mới này đã bảo vệ được độc lập của mình… một đường biên giới gần giống ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia cách đây 10 thế kỷ”. Trong bài “Tổng Tụ Long và đường biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ” công bố năm 1924, Bô-ni-pha-xi, Tư lệnh đạo quan binh Hà Giang đầu thế kỷ XX viết: “Đường biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định một cách tuyệt diệu (Parfaitement définie). Khi cần, người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường 17 biên giới giữa Việt Nam và Thiên triều”. Ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta. Hàng loạt hiệp ước ký kết giữa thực dân Pháp và nhà Nguyễn đánh dấu từng bước sự lấn tới xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, Pháp với triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Thân (thường gọi là Hiệp ước Pa-tơ-nốt) thay thế các hiệp ước trước đây, khẳng định việc Pháp bảo hộ Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và đại diện Việt Nam trong mọi quan hệ quốc tế. Nhà Thanh với Pháp ký Công ước sơ bộ ngày 11 tháng 5 năm 1884 tại Thiên Tân trong đó có ba điều khoản quan trọng: - Pháp tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc. - Trung Quốc rút ngay về biên giới các lực lượng vũ trang Trung Quốc đóng tại Bắc Kỳ và tôn trọng hiện tại cũng như tương lai các hiệp ước đã ký hoặc sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế (thực tế gọi là quyền tôn chủ của Trung Quốc đối với Việt Nam). - Pháp không buộc Trung Quốc phải bồi thường, Trung Quốc đồng ý tự do trao đổi hàng hóa giữa Pháp và Việt Nam với Trung Quốc trên suốt dọc biên giới phía Nam Trung Quốc và cả hai nước sẽ ký một hiệp ước thương mại có lợi nhất cho Pháp. Nhưng chỉ 15 ngày sau khi ký, Hiệp ước Thiên Tân đã bị nhà Thanh vi phạm bằng một trận phục kích đẫm máu gần Bắc Lệ nhằm vào một binh đoàn Pháp đang tiến và tiếp quản vùng Lạng Sơn, Hai bên ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Hải quân Pháp phong tỏa bờ biển Trung Quốc, đồng thời cho quân chiếm lại nhiều nơi ở phía Bắc Bắc Kỳ kể cả Lạng Sơn. Mặc dù vậy, trước khi thắng trận Lạng Sơn, ngày 27 tháng 2 năm 1885, Trung Quốc qua trung gian một người Anh tên là Hart đã báo cáo Thủ tướng Pháp Giuy-lơ Phe-ri (Jules Ferry) biết lập trường của họ chấp nhận phê chuẩn Công ước Thiên Tân tháng 5 năm 1884. Cuộc chiến tranh Pháp - Hoa kéo dài 8 tháng (1884 - 1885) thì kết thúc và hai bên lại đi vào cuộc thương lượng mới. Kết quả, ngày 9 tháng 6 năm 1885, Hiệp ước Hòa Bình - hữu nghị - thương mại (còn gọi là Hiệp ước Thiên Tân 1885) giữa hai bên được ký kết, với những nội dung là: - Trung Quốc thỏa thuận các biện pháp chấm dứt xung đột và rút quân. - Các vấn đề thương mại, xây dựng đường sắt ở Trung Quốc. Về biên giới, vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, Điều 3 ghi: “Trong thời hạn 6 tháng kể từ khi ký Hiệp ước này, các ủy viên do các bên ký kết cử ra sẽ đến tại chỗ để hội khám biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ; ở nơi có nhu cầu, họ sẽ đặt những mốc nhằm làm rõ đường biên giới. Trong trường hợp họ không thể thỏa thuận về vị trí những mốc đó hoặc những điều chỉnh chi tiết cần có đối với đường biên giới hiện tại giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, họ sẽ vì lợi ích chung của hai nước, báo cáo lên Chính phủ của mỗi bên quyết định”. Việc thực hiện Điều 3 Hiệp ước nói trên gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là làm thế nào các đoàn họp được với nhau do nhiều yếu tố địa hình, chính trị. Thực tế hai đoàn chỉ họp được hai phiên: ở Nam Quan ngày 7 tháng 1 18 năm 1886 và ở Lào Cai ngày 23 tháng 7 năm 1886. Khó khăn thứ hai là nội dung bàn bạc cụ thể. Phía Pháp quan niệm công việc hoạch định biên giới chỉ là ra thực địa xác nhận lại đường biên giới bao gồm cả những điều chỉnh chi tiết cần thiết và vẽ bản đồ đường biên giới vốn đã có giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Phía Trung Quốc qua những tuyên bố thẳng thừng của Lý Hồng Chương và hai trưởng đoàn, cho rằng việc Trung Quốc từ bỏ quyền tôn chủ đối với Việt Nam và việc Việt Nam chuyển sang tay Pháp là một dịp để đền bù cho Trung Quốc dưới hình thức nhượng lại một số đất đai của Việt Nam. Một khó khăn chung nữa cho cả hai bên là địa hình vùng biên giới hiểm trở. Phần lớn đường biên giới đi qua núi cao, rừng rậm thuộc dải Tây Côn Lĩnh và các núi dưới chân ngọn Phan-xi-păng cao từ 1.000m đến 3.000m so với mặt nước biển, đó là trở ngại lớn cho việc đi lại của người và phương tiện. Do quan điểm hai bên khác nhau quá xa nên đến tháng 3 năm 1886, hai bên đàm phán lại và đến ngày 26 tháng 6 năm 1887 thì ký Công ước hoạch định biên giới Bắc Kỳ - Trung Quốc (còn gọi là Công ước Bắc Kinh về biên giới Trung Hoa - Bắc Kỳ 1887). Theo Công ước, Pháp đã nhân nhượng cho Trung Quốc toàn bộ vùng lõm Giang Bình - Mũi Bạch Long; tổng Tụ Long (phần phía Tây đầu nguồn sông Lô); vùng Phong Thổ - Mường Tè (Bắc Lai Châu). Việc thực hiện Công ước về hoạch định biên giới 1887 và phân vạch cụ thể đường biên giới và cắm mốc trên thực địa là một cuộc đấu tranh gay gắt giữa Pháp và nhà Thanh, vì mỗi bên đều có mưu toan mới. Nhà Thanh muốn giữ những cái đã đạt được và lấn thêm ở nơi khác nữa. Bộ Ngoại giao Pháp thì hài lòng với nội dung Công ước đã hoạch định có đôi chút sửa chữa. Nhưng nhà cầm quyền Đông Dương từ Toàn quyền đến giới quân sự cho rằng đường biên giới trong Công ước không tốt và cần phải sửa lại đường biên giới đó. Sau khi Công ước được ký kết và trong lúc Ủy ban cắm mốc chưa được hình thành, phía Trung Quốc đã cho quân chiếm một số đất Việt Nam như Điều Lang (tổng Đèo Luông) vùng cao của sông Gâm… và Trung Quốc đã biến hóa tên của một số địa phương Việt Nam cho phù hợp với bản đồ của họ. Việc cắm mốc được chia thành từng đoạn theo biên giới các tỉnh của Trung Quốc: Quảng Đông - Bắc Kỳ; Quảng Tây - Bắc Kỳ; Vân Nam - Bắc Kỳ. Đoạn biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ dài khoảng 100km nhưng việc phân giới cắm mốc kéo dài tới 4 năm. Phía Trung Quốc đòi sử dụng bản đồ sai hẳn với thực địa. Pháp đã nhân nhượng cho phía Trung Quốc hai tổng Bát Tràng và Kiến Duyên (thuộc Vạn Ninh và Tiên Yên). Trong việc bàn vấn đề cắm mốc đoạn Quảng Tây - Bắc Kỳ, đoàn đại biểu Trung Quốc dùng chiến thuật đòi nhiều đất tổng Điều Lang (tổng Đèo Luông) và nhiều làng nữa, dù các đất này từ lâu là của Việt Nam và theo Công ước 1887 là của Việt Nam. Các cuộc đàm phán kéo dài, cuối cùng Pháp lại nhân nhượng cho Trung Quốc tổng Đèo Luông, phía Trung Quốc rút khỏi vùng Lý Vạn và các làng phía Bắc Sóc Giang. Việc cắm mốc đoạn này kéo dài hơn 3 năm. Đoạn biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ dài hơn và việc cắm mốc cũng phức tạp và kéo dài hơn các đoạn khác vì việc cắm mốc từ Hữu Ngạn sông Hồng về phía 19 Tây gắn với việc Pháp đòi Trung Quốc trả lại những vùng đất mà Công ước 1887 đã cắt nhầm cho Trung Quốc theo những bản đồ cố tình vẽ sai của đoàn Trung Quốc. Ngoài ra, những cuộc tranh cãi về những vùng đất khác nhỏ hơn có hai vấn đề lớn nổi lên: - Vấn đề tổng Tụ Long (đối diện với các huyện hiện nay là Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang): đã được giải quyết một phần trong Công ước 1887, phần phía Tây sông Lô được cắt cho Trung Quốc. Sự thật Tụ Long đã là lãnh thổ Việt Nam. Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã lấn chiếm vùng này, lấy sông Đỗ Chú làm biên giới (còn có bia). Khi Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Thanh chiếm lại vùng Tụ Long và trên cơ sở đó Công ước 1887 đã để vùng đó cho nhà Thanh. Do không quản lý nổi vùng này đã bị thổ phỉ chiếm đóng, năm 1893, nhà Thanh đã trả cho Pháp và tháng 3 năm 1894, Pháp đánh tan quân Cờ đen và chiếm vùng Tụ Long. Về lịch sử và pháp lý, thực tế lúc đó Pháp ở vào thế mạnh có thể lấy toàn bộ vùng Tụ Long cho Việt Nam, nhưng việc giải quyết vấn đề này lại liên quan đến vấn đề khác. - Vấn đề biên giới vùng Hữu Ngạn sông Hồng: vấn đề này được các nhà cầm quyền Pháp quan tâm ngay từ sau khi Công ước 1887 được ký kết. Họ cho rằng đó là một trọng điểm phải sửa chữa. Toàn bộ vùng Phong Thổ, Mường Tè Lai Châu từ lâu vốn là đất Việt Nam, nhưng do không hiểu tình hình địa hình và nôn nóng giải quyết vấn đề thương mại nên Pháp đã tiến hành hoạch định biên giới theo các bản đồ xuyên tạc của phía Trung Quốc. Do đó, một vùng rộng lớn ở Hữu Ngạn sông Hồng đã bị cắt về Trung Quốc. Tuy nhiên trước khi vào giai đoạn cắm mốc, Pháp đã làm một việc đã rồi là cho quân chiếm đóng Phong Thổ, Lai Châu, Tuần Giáo và nói chung là cả vùng Hữu Ngạn sông Hồng. Ủy ban cắm mốc thỏa thuận được việc đo vẽ và phân giới xong đoạn từ Tả Ngạn sông Hồng đến sông Chảy và đoạn từ Tả Ngạn sông Lô đến chỗ giáp với tỉnh Vân Nam - Quảng Tây. Về đoạn Hữu Ngạn sông Hồng, hai bên không thỏa thuận được vì đại diện Pháp đã không chấp nhận bản đồ đính kèm Công ước 1887. Đó chính là nguyên nhân Pháp đòi sửa lại đoạn biên giới này. Năm 1894, đại diện Pháp tại Bắc Kinh đã cùng đại diện Trung Quốc thương lượng về các điểm tồn tại của Ủy ban cắm mốc và nhân dịp này đã nêu vấn đề sửa lại đường biên giới Hữu Ngạn sông Hồng. Khi đó nhà Thanh thua trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất, phải ký kết Điều ước Mã Quan (tháng 3 năm 1895) nhượng cho Nhật bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, Bành Hồ, bồi thường quân phí cho Nhật và mở rộng thương cảng cho Nhật. Các nước đế quốc tăng thêm sức ép với nhà Thanh đòi tô giới và lập phạm vi ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, nhà Thanh buộc phải nhân nhượng nhanh với Pháp, để đáp lại việc Pháp nhân nhượng cho nhà Thanh thôn Mường Đông thuộc tổng Tụ Long, hai bên lại thỏa thuận hoạch định biên giới Lào - Trung. Đó là nội dung cơ bản của Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc ngày 26 tháng 6 năm 1887 mà đại diện Pháp và nhà Thanh ký kết ngày 20 tháng 6 năm 1895 tại Bắc Kinh. Ngày 19 tháng 4 năm 1896, hai bên hoàn thành việc cắm 5 mốc ở đoạn biên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan