Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Giáo dục hướng nghiệp Lăng thoại ngọc hầu (châu đốc – an giang) trong hệ thống lăng mộ thời nguyễn ở n...

Tài liệu Lăng thoại ngọc hầu (châu đốc – an giang) trong hệ thống lăng mộ thời nguyễn ở nam bộ việt nam tt

.PDF
28
143
140

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢƠNG CHÁNH TÕNG LĂNG THOẠI NGỌC HẦU (CHÂU ĐỐC – AN GIANG) TRONG HỆ THỐNG LĂNG MỘ THỜI NGUYỄN Ở NAM BỘ VIỆT NAM Ngành: Khảo cổ học Mã số: 9.22.03.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI – 2019 Luận án được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Dưới sự hướng dẫn: 1. PGS.TS.Đặng Văn Thắng 2. TS.Phạm Hữu Công Phản biện: PGS.TS.Tống Trung Tín Phản biện 2: PGS.TS.Bùi Văn Tiến Phản biện 3: TS.Nguyễn Thế Hùng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà ngày………tháng…….năm 2019 Luận án có thể được tìm thấy ở: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Nội, 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1.1. Thống kê sơ bộ, ở Nam Bộ Việt Nam đã ghi nhận khoảng 30 lăng mộ của các bậc quan lại đại thần thời Nguyễn và thân quyến. Tuy nhiên, trải qua thời gian, một số lăng mộ đã không còn tồn tại, bị lãng quên hoặc đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. 1.2. Hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ là một loại hình di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị bởi sự phong phú, đa dạng, đặc sắc về kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh những giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, một khối lượng lớn di vật tùy táng phát hiện trong một số lăng mộ thời Nguyễn qua khai quật, cải táng, giải phóng mặt bằng… chưa được chỉnh lý, nghiên cứu, hệ thống hóa và công bố. 1.3. Việc nghiên cứu hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ một cách có hệ thống cả về kiến trúc, táng tục và di vật tùy táng sẽ góp phần cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu lăng mộ thời Nguyễn và lăng mộ Việt Nam trong lịch sử. 1.4. Mặc dù hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hoá, tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khảo cổ học nào về hệ thống này được công bố. Từ thực tiễn trên, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc – An Giang) trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ Việt Nam làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. Hy vọng, góp phần đóng góp vào thành tựu chung của ngành khảo cổ học trong nghiên cứu lăng mộ ở Việt Nam. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 1. Luận án thực hiện hệ thống hóa toàn bộ tư liệu về kiến trúc và hệ thống di vật tùy táng liên quan đến lăng Thoại Ngọc Hầu cũng như hệ thống lăng mộ quan lại cao cấp thời Nguyễn ở Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Luận án thực hiện sẽ nhận diện, làm rõ các đặc điểm về di tích kiến trúc trên các mặt: quy mô, bố cục mặt bằng, kết cấu, vật liệu và trang trí kiến trúc; các yếu tố liên quan đến phong thủy và hình thức táng tục. 3. Luận án thực hiện nghiên cứu toàn bộ hệ thống di vật tùy táng tìm thấy trong một số lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ, làm rõ được các đặc điểm liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, niên đại và những giá trị lịch sử văn hóa của các di vật. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ về mặt kiến trúc và hệ thống di vật tùy táng phát hiện trong một số lăng mộ đã khai quật. Trong đó tập trung nghiên cứu lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc – An Giang). Phạm vi nghiên cứu Hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ được giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn từ khi Nguyễn Ánh xưng Vương ở Gia Định năm 1780 và kết thúc vào năm 1874, khi triều Nguyễn chính thức công nhận toàn bộ vùng đất Nam Bộ Việt Nam thuộc quyền cai trị của người Pháp. 3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra. - Sử dụng phương pháp luận sử học trong việc nghiên cứu quy luật vận động các sự kiện lịch sử trên cơ sở phân tích các nguồn sử liệu. - Sử dụng phương pháp truyền thống của khảo cổ học: điều tra, khảo sát, khai quật khảo cổ học, phân loại, thống kê, so sánh, miêu tả di tích và di vật; thực hiện đồ họa, chụp ảnh hệ thống kiến trúc và trang tri kiến trúc; đo, vẽ, chụp ảnh hệ thống di vật… - Kết hợp việc sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu dân tộc học; Phương pháp nghiên cứu văn bản học (Hán Nôm); Phương pháp nghiên cứu mỹ thuật; ứng dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên và kiến trúc để thực hiện luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là công trình đầu tiên thực hiện việc nghiên cứu, hệ thống hóa các tư liệu về lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ với những tư liệu, phát hiện mới nhất cho đến thời điểm hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về lý luận 4 Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một trong những nguồn tư liệu khảo cổ góp phần làm rõ và bổ sung về mặt lý luận khoa học đối với khảo cổ học mộ táng nói chung và nghiên cứu về lăng mộ Việt Nam trong lịch sử nói riêng. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án góp phần quan trọng trong việc đánh giá được những giá trị lịch sử văn hoá, khoa học của Lăng Thoại Ngọc Hầu và hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ qua việc làm rõ lai lịch chủ nhân, đặc điểm kiến trúc và di vật tùy táng, giúp cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích có cơ sở khoa học để thực hiện. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mục lục, bảng chữ viết tắt, bảng dẫn chú thích, tài liệu tham khảo, phụ lục… luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tư liệu (33 trang) Chương 2: Lăng Thoại Ngọc Hầu: Kiến trúc và di vật (62 trang) Chương 3: Lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ (55 trang). Chƣơng 1 TỔNG QUAN TƢ LIỆU 1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ 1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Nam Bộ Việt Nam phân theo khu vực địa lý hiện nay nằm trong khoảng tọa độ địa lý 8032’32” đến 12017’48” Vĩ độ Bắc; 5 104024’ đến 107032’ Kinh độ đông. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 64.146,1km2; gồm 17 tỉnh và 02 thành phố trực thuộc Trung ương. 1.1..2. Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ Với các điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, khảo cổ học đã chứng minh từ cách đây hàng chục vạn năm, trên vùng đất Nam Bộ đã có người cổ sinh sống với các dấu tích văn hóa sơ kỳ đá cũ ở Đồng Nai, Bình Dương… được tìm thấy. Bước sang hậu kỳ thời đại đá mới, sơ kỳ đồ đồng, cư dân vùng đất này đã tạo dựng nên một nền văn hóa phát triển: văn hóa Đồng Nai. Trên cơ nền văn hoá tiền sơ sử Đồng Nai trong những thế kỷ đầu Công nguyên, vùng đất Nam Bộ được biết đến vương quốc Phù Nam – văn hoá Óc Eo - một nền văn minh phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á, niên đại kéo dài từ những thế kỷ cuối trước Công nguyên, đến khoảng thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Thế kỷ thứ VII, lợi dụng lúc nước Phù Nam suy yếu, Chân Lạp xâm chiếm. Thế kỷ XIII, sứ thần Trung Hoa là Chu Đạt Quan đến vùng đất Nam Bộ đã viết trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký của mình về vùng đất Nam Bộ với nhiều nét hoang vắng, ít cư dân. Từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nhiều cư dân người Việt đã từ Thuận Quảng tự động vào vùng Đồng Nai, Mô Xoài, khai khẩn đất hoang, lập làng sinh sống. Từ nửa sau thế kỷ XVII, ngày càng có nhiều cư dân người Việt và tiếp đó là người Hoa vào khai khẩn trên vùng đất Nam Bộ. Năm 1698, chúa Nguyễn cho lập phủ Gia Định, gồm dinh Trấn Biên với 6 huyện Phước Long (Đồng Nai) và dinh Phiên Trấn với huyện Tân Bình (Sài Gòn). Năm 1802, sau khi tiêu diệt xong quân khởi nghĩa Tây Sơn, vua Gia Long sắp đặt tổ chức quản lý hành chính đất nước, Nam Bộ trở thành Gia Định thành với 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định cho đến 1945. Từ năm 1945 Nam Bộ là một phần quan trọng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ năm 1946 đến 1954, Nam Bộ là bị thực dân Pháp trở lại xâm lược. Năm 1955 – 1975, Đất nước chia cắt làm hai miền, Nam Bộ tạm thời thuộc về nhà nước của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1975, Nam Bộ thuộc về nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến nay. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ 1.2.1. Thư tịch cổ Lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ thuộc sở hữu có tính chất “đặc quyền” của tầng lớp trên trong xã hội đương thời, cụ thể là của tầng lớp quan lại thời Nguyễn. Do đó, thư tịch cổ thời Nguyễn là một trong những ghi chép đầu tiên liên quan đến lăng mộ của các quan lại đại của triều đình như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ, Hoàng Việt luật lệ, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí… 7 1.2.2. Nghiên cứu về lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ trước năm 1975 Công trình nghiên cứu sớm nhất đề cập đến lăng Thoại Ngọc Hầu là ghi chép của người Pháp viết về: Địa lý hình thể, kinh tế và lịch sử Nam Kỳ, tập VI - tỉnh Châu Đốc của Ban Nghiên cứu xã hội Đông Dương năm 1902. Năm 1943, học giả Ngạc Xuyên (Ca Văn Thỉnh) có một bài viết về Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại Hà và Kinh Vĩnh Tế đăng trên Tạp chí Đại Việt. Năm 1972, học giả Nguyễn Văn Hầu nghiên cứu công phu về cuộc đời và sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu qua Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang. Có thể nói đây là sách “gối đầu” cho những nghiên cứu về Thoại Ngọc Hầu nói riêng và lịch sử vùng đất miền Hậu Giang nói chung sau này. Ngoài thư tịch cổ và một vài công trình đã đề cập ở trên, nghiên cứu về lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ được xem có khởi đầu bằng những cuộc “khai quật” lăng mộ nằm trong khu vực giải toả để giải phóng mặt bằng phục vụ cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng dưới thời Pháp thuộc: Năm 1939 lăng mộ Khâm sai chưởng cơ Trần Văn Học ở quận Phú Nhuận bị khai quật di dời, được Mauger công bố trong Tạp chí Hội nghiên cứu Đông Dương năm 1939. Năm 1960, học giả Vương Hồng Sển giới thiệu sơ lược về một số lăng mộ các quan đại thần thời Nguyễn ở Sài Gòn: Lăng Lê Văn Duyệt, Lăng Trương Tấn Bửu, Lăng Võ Tánh, Lăng Bá Đa Lộc, 8 Lăng Lê Văn Phong, Lăng Nguyễn Văn Học, Lăng quý tộc họ Hồ trong sách Sài Gòn năm xưa. Năm 1962, để mở rộng sân bay Biên Hoà, Nha căn cứ hàng không Việt Nam Cộng Hoà và tỉnh Biên Hoà đã khai quật di dời 2 lăng mộ “Thiên vương Thống chế” và “Tiền chi” tại Tân Phong, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Thông tin trên được Nguyễn Bá Lăng công bố trong Nội san Viện khảo cổ năm 1965. Nhìn chung, trước năm 1975, mặc dù có nhiều lăng mộ ghi nhận việc khai quật, tuy nhiên, không có một cuộc khai quật lăng mộ nào được thực hiện đúng với phương pháp của khảo cổ học. Đa số thực hiện mang tính cải táng, di dời. Các công bố liên quan đến lăng mộ và di vật tùy táng tìm thấy trong một số lăng mộ rất hạn chế về tư liệu và phạm vi công bố. 1.2.3. Nghiên cứu lăng mộ thời nguyễn ở Nam Bộ sau năm 1975 đến nay Sau năm 1975, ngoài những nghiên cứu tản mạn đề cập đến lăng Thoại Ngọc Hầu qua một số nghiên cứu khác như địa chí, văn học, dân tộc học, tôn giáo học…, có một số nghiên cứu sử học và liên ngành đáng chú ý đề cập đến lăng Thoại Ngọc Hầu như: Địa chí An Giang do UBND tỉnh An Giang thực hiện; Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Danh nhân Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Văn Thoại với 50 tham luận khoa học. Năm 2010, trong quá trình tu bổ lăng Thoại Ngọc Hầu, đã phát hiện một khối lượng lớn gồm 523 di vật tùy táng bên cạnh mộ của Thoại Ngọc Hầu và chính thất phu nhân – bà Châu Thị Tế. Kết quả 9 ghiên cứu giám định sơ bộ được công bố trong Hội nghị thông báo khảo cổ học năm 2011. Và sau đó, các tác giả đã bổ sung thêm một số nội dung tư liệu công bố trong sách Nam Bộ đất và người. Gần đây, tác giả Lê Duy Anh đã viết một chuyên khảo có tựa đề: Danh thần Thoại Ngọc Hầu với quê hương và miền Tây Nam Bộ. Công trình nghiên cứu này thật ra là sử dụng toàn bộ những tư liệu của cuốn Thoại Ngọc Hầu và Những cuộc khai phá miền Hậu Giang mà Nguyễn Văn Hầu công bố, kết hợp với việc sử dụng toàn bộ các tham luận trình bày trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Văn Thoại năm 2009. Cùng với việc nghiên cứu lăng Thoại Ngọc Hầu, sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành một số cuộc khảo sát, khai quật một số lăng mộ các quan đại thần triều Nguyễn, cung cấp nhiều thông tin tư liệu về kiến trúc và di vật tuỳ táng… trong đó nổi bật là các cuộc khai quật lăng mộ gắn với các quan lại thời Nguyễn ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre… Kết quả nghiên cứu được công bố trong ấn phẩm khoa học Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam; Tạp chí Khảo cổ học và Những phát hiện mới về khảo cổ học thường niên. Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống về lăng mộ triều Nguyễn ở Nam Bộ, tuy nhiên từ các kết quả nghiên cứu khảo sát, những phát hiện đơn lẻ, cũng đã có một số bài nghiên cứu bắt đầu đề cập có tính rộng hơn về nhiều khía cạnh khác nhau của lăng mộ triều Nguyễn ở Nam Bộ. 10 1.3. Cơ sở lý thuyết Tính chất chung mà giới nghiên cứu thường hay gọi là “Lăng - Lăng mộ” với hàm nghĩa để chỉ những nơi an táng của vua chúa, hoàng tộc, hệ thống quan chức và thân quyến của triều đình phong kiến, biểu hiện bằng quy mô, bố cục, kết cấu, vật liệu và trang trí kiến trúc. Trong luận án này, chúng tôi tạm sử dụng tên gọi Lăng mộ cho đối tượng nghiên cứu của mình là những công trình kiến trúc mộ táng của các quan triều Nguyễn và thân quyến ở Nam Bộ. Tiểu kết chƣơng 1 Nhìn chung, với các điều kiện tư nhiên thuận lợi, ngay từ thời đại Nguyên thủy, vùng đất Nam Bộ đã có dấu vết của người tối cổ sinh sống nơi đây. Vượt qua thời đại nguyên thủy, trong những thế kỷ đầu Công nguyên, Nam Bộ Việt Nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo rực rỡ. Từ thế kỷ thứ VII, người Chân Lạp thôn tính Nam Bộ, tuy nhiên không có nhiều hoạt động khai phá và xây dựng chính quyền nơi đây. Việc này kéo dài đến tận thế kỷ XVII khi cư dân Việt và các nhóm người Việt gốc Hoa tới khai phá dưới thời chúa Nguyễn. Liên quan đến lịch sử nghiên cứu, từ hệ thống hoá các nguồn tư liệu, về cơ bản, sử cũ cho ta biết được một số thông tin liên quan đến lăng mộ triều Nguyễn. Tuy nhiên sử cũ không cung cấp thông tin để nhận định và hiểu được một cách tổng thể về quy mô, thức kiến trúc lăng mộ cũng như các quy định về hình thức táng tục đối với các quan lại thời Nguyễn. 11 Trước năm 1975, mặc dù có nhiều lăng mộ ghi nhận việc khai quật, tuy nhiên, không có một cuộc khai quật lăng mộ nào được thực hiện đúng với phương pháp của khảo cổ học. Đa số thực hiện mang tính cải táng, di dời. Các công bố liên quan đến lăng mộ và di vật tùy táng tìm thấy trong một số lăng mộ rất hạn chế về tư liệu và phạm vi công bố. Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành một số cuộc khảo sát, khai quật một số lăng mộ các quan đại thần triều Nguyễn, cung cấp nhiều thông tin tư liệu về kiến trúc và di vật tuỳ táng…; từng bước nhận diện và làm rõ được các đặc điểm, đặc trưng của hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ và đặc biệt là khu lăng Thoại Ngọc Hầu. 12 Chƣơng 2 LĂNG THOẠI NGỌC HẦU: KIẾN TRÚC VÀ DI VẬT 2.1. Vài nét về vùng đất Châu Đốc – An Giang 2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vùng đất Châu Đốc Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, nằm cách tỉnh lỵ Long Xuyên 54km về phía Tây bắc. Tổng diện tích tự nhiên của Châu Đốc là 99,95km2, gồm 5 phường và 2 xã. Châu Đốc là thành phố biên giới, cửa ngõ giao lưu với Campuchia, có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng, có thế mạnh đặc biệt là du lịch. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Châu Đốc Năm 1757, chúa Nguyễn đặt đạo Châu Đốc. Năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định và thực hiện sắp xếp hành chính Nam Bộ, Châu Đốc thuộc trấn Vĩnh Dinh. Năm 1802, trấn Vĩnh Dinh đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Vì nơi này nhiều chỗ bỏ hoang nên triều đình gọi dân đến ở gọi là Châu Đốc Tân Cương. Lịch sử nghiên cứu địa phương cho biết, việc di dân lập ấp ở An Giang có công đóng góp rất lớn của Thoại Ngọc Hầu, bắt đầu từ năm Đinh Sửu (1817). Sau khi quân Pháp thôn tính trọn Nam Kỳ, người Pháp chia Nam Kỳ thành 24 Sở Tham biện (Inspection). Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hợp nhất Long Xuyên và Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Năm 1975, thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang cho đến nay. 13 2.2. Lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc – An Giang) 2.2.1. Tiểu sử Thoại Ngọc Hầu Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thụy (1761 – 1829), sinh thời, Thoại Ngọc Hầu cùng gia quyến đã đóng góp rất nhiều công lao cho triều Nguyễn và được triều đình phong tới tước Hầu – danh tước đứng thứ hai trong hệ thống danh tước thời Nguyễn (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). 2.2.2. Kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu Quần thể lăng mộ Thoại Ngọc Hầu nằm trên sườn Núi Sam, thuộc khu di tích Lăng miếu Núi Sam, Phường Núi Sam, Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang; Tổng thể kiên trúc trong một khuôn viên vòng thành có kích thước rộng ngang 36,52m; dài sâu 46,75m (dày thành từ 0,8m đến 1m; cao từ 1,5m đến 4,17m). Kết cấu nguyên thủy từ ngoài vào trong gồm: hệ thống thềm bậc đá ong, trụ biểu và 2 dải tường thành như thế hai cánh tay vươn ra phía trước, 2 cổng/cửa lăng, bình phong tiền, sân tế, nhang án/bệ thờ, chính giữa là khu vực mộ dạng song táng của Thoại Ngọc Hầu (bên trái) và Chính thất phu nhân bà Châu Thị Tế (bên phải). Nằm bên trái, tiến lên phía trước một chút là so với mộ Thoại Ngọc Hầu là mộ của bà thứ của ông - bà Trương Thị Miệt. Kết thúc khu lăng mộ chính giữa là 2 bình phong hậu ở phía cuối của mộ ông Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tế. Đây là một quần thể lăng mộ có thể nói là lớn nhất trong hệ thống các lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ với những kết cấu kiến trúc còn khởi nguyên. 14 Trên các bộ phận kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu đều trang trí đắp nổi đồ án hoa văn bằng hợp chất với các đề tài: cây lá hoá long, hoa lá, chim phượng, bát bảo, con cù, xi vĩ cách điệu, hoa văn hình học…mang tính điển hình trong trang trí lăng mộ thời Nguyễn. - Bia mộ: Trong quần thể lăng Thoại Ngọc Hầu, có ba bia mộ tạc bằng đá gồm: bia mộ Thống chế chế Thoại Ngọc Hầu, bia mộ Chính thất phu nhân bà Châu Thị Tế và bia mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt. 2.2.3. Di vật tùy táng tìm thấy trong khu lăng Thoại Ngọc Hầu Tháng 9 năm 2010 trong quá trình tu bổ lăng Thoại Ngọc Hầu phát lộ kho chứa đồ tuỳ táng trong khu lăng Thoại Ngọc Hầu với tổng số 523 hiện vật có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Châu Âu… 2.2.4. Đặc điểm nhóm di vật tùy táng trong khu lăng Thoại Ngọc Hầu Kết quả của việc chỉnh lý và giám định toàn bộ các hiện vật phát hiện bên cạnh huyệt mộ Thoại Ngọc Hầu và phu nhân đã cho thấy đây là một sưu tập hiện vật phong phú và đa dạng, gồm nhiều chất liệu: vàng, bạc, đồng, đồng tráng men (pháp lam), sắt, antimony, gỗ, gốm sứ, thuỷ tinh, đá, ngà, xương, răng, nanh hổ, vỏ ốc, sơn… phản ánh chân thực về cuộc sống của tầng lớp quan lại cấp cao Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Với số lượng hiện vật quý giá trên, có thể nói phát hiện khảo cổ học tại lăng mộ Thoại Ngọc Hầu là rất độc đáo và thú vị. Cho đến nay trong lịch sử các quan lại đại thần phong kiến 15 Việt Nam chưa từng có nhân vật nào vừa có công lao, tài đức mà còn để lại một khối lượng di vật phong phú như vậy. Có rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, ngoại giao, ngoại thương, chính trị, nếp sống… trong phát hiện khảo cổ học tại lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc-An Giang) cần nghiên cứu. 16 Tiểu kết chƣơng 2 Về cơ bản, kiểu dáng kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu có nét tương đồng với những kiến trúc lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ trên các mặt kết cấu, trang trí kiến trúc. Đặc biệt, kho báu tùy táng phát hiện trong khu lăng Thoại Ngọc Hầu cung cấp cho khảo cổ học một nguồn tư liệu đồ sộ liên quan đến táng tục và những vấn đề lịch sử, văn hóa ẩn chứa đằng sau hệ thống di vật. Có rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, ngoại giao, ngoại thương, chính trị, nếp sống…ẩn chứa đằng sau bộ sưu tập di vật tùy táng trong lăng Thoại Ngọc Hầu như: mão bằng vàng và những vật sử dụng hằng ngày rất phong phú của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia cho tới châu Âu như các loại đồng tiền bằng vàng, bạc, các loại đồ gốm: bát, muỗng, đĩa, thố, ống nhổ, bình rót, đồ thủy tinh... Nhiều hiện vật được xác định là của vua Gia Long - Minh Mệnh ban tặng có giá trị cao về lịch sử văn hóa, thẩm mỹ, khắc họa rõ nét sinh hoạt của tầng lớp quan lại cao cấp thời kỳ đầu triều Nguyễn. Chƣơng 3 LĂNG MỘ THỜI NGUYỄN Ở NAM BỘ 3.1. Lịch sử xây dựng: Về lịch sử hình thành và phát triển, cho đến nay khảo cổ học vẫn chưa ghi nhận được một công trình kiến trúc lăng mộ nào có niên đại trước thế kỷ 17 ở Nam Bộ. 17 3.1.1. Giai đoạn thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII Ở Nam Bộ, kiến trúc lăng mộ ghi nhận niên đại sớm nhất vào năm 1725, tương truyền là của Trần Thượng Xuyên (1655 -1725) hiện không còn dấu tích kiến trúc ban đầu bởi quá trình trùng tu tôn tạo. Giai đoạn thời chúa Nguyễn, quần thể lăng Mạc Cửu trên sườn núi Bình San ở Hà Tiên (Kiên Giang) với hơn 46 ngôi mộ lớn nhỏ có niên đại khởi đầu từ năm 1735 (lăng Mạc Cửu) kéo dài cho đến giữa thế kỷ XIX. 3.1.2. Giai đoạn kinh thành Gia Định 1780 -1801 Giành lại được Gia Định vào năm 1788, Nguyễn Ánh bắt đầu ổn định quyền lực, tổ chức xây dựng hành chính, từng bước biến Phủ Gia Định thành Kinh Gia Định nổi danh một thời cho đến năm 1802, khi Gia Long chính thức tái lập Phú Xuân làm Kinh đô, thực hiện đại định thiên hạ. Thời điểm này, chúng ta mới ghi nhận được hệ thống lăng mộ của hoàng gia và các quan lại đại thần qua các ghi chép của chính sử triều Nguyễn. 3.2. Tƣ liệu một số lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ đã khai quật Từ kết quả của nhiều đợt điều tra khảo sát mộ cổ của chúng tôi trong thời gian qua ở Nam Bộ cho thấy, dù đã được chính sử ghi chép rất nhiều ân điển của triều Nguyễn và những sự kiện liên quan đến lăng mộ các quan lại đại thần xuất thân từ Gia Định, nhưng hiện nay có rất ít lăng mộ các quan lại đại thần thời Nguyễn cùng thân quyến còn tồn tại. Bên cạnh đó, việc khai quật, cải táng di dời một số lăng 18 mộ triều Nguyễn ở Nam Bộ đã cung cấp cho khảo cổ học nhiều nguồn tư liệu về di vật tuỳ táng. 3.3. Lăng triều Nguyễn ở Nam Bộ Nghiên cứu giới thiệu tư liệu 13 lăng mộ hiện tồn tại ở Nam Bộ với các đặc điểm kiến trúc và trang trí kiến trúc: lăng Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Huỳnh Đức, Trịnh Hoài Đức, Phạm Quang Triệt, Phan Tấn Huỳnh, Nguyễn Văn Tồn… 3.4. Đặc điểm kiến trúc lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ Qua chính sử triều Nguyễn và bia mộ ghi niên đại tuyệt đối hiện tồn cho thấy, lăng mộ các quan lại đại thần thời Nguyễn sớm nhất hiện biết có lẽ là lăng mộ của Bình Giang Quận công Võ Di Nguy ở Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh), xây dựng vào năm 1801 và lăng mộ có niên đại muộn nhất là lăng mộ Phạm Duy Trinh giữ chức Bố chính Biên Hoà xây dựng vào năm 1851 ở Quận 2. 3.4.1. Đặc điểm phân bố, bố cục mặt bằng và kết cấu kiến trúc Từ hệ thống lăng mộ thời Nguyễn, chúng ta đã có thể xác lập chủ quyền vùng đất Nam bộ với sự hiện diện của lăng mộ người Việt ở những vùng biên cương xa xôi như trường hợp Lăng Thoại Ngọc Hầu. Qua các nguồn tư liệu cho thấy, sự phân bố lăng mộ thời Nguyễn tập trung ở khu vực phía Tây, nằm ngoài thành Gia Định xưa và những vị trí thuộc khu vực trung tâm của các tỉnh thành, dinh trấn quan trọng ở Nam Bộ. Những vị trí này có thể là nơi các vị quan cao cấp sinh sống và công tác lâu năm ở đó, khiến nơi đây trở thành quê hương đối với những vị quan không sinh thành nơi đây; hoặc là nơi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan