Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUẢNG TRỊ: KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN...

Tài liệu LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUẢNG TRỊ: KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN

.PDF
21
316
74

Mô tả:

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUẢNG TRỊ: KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/299724794 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUẢNG TRỊ: KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN Conference Paper · January 2014 CITATIONS READS 0 780 2 authors, including: Bùi Việt Thành Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities 6 PUBLICATIONS 0 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Hoàn thành luận án "Làng nghề thủ công truyền thống Quảng Trị: Lịch sử và triển vọng View project All content following this page was uploaded by Bùi Việt Thành on 06 April 2016. The user has requested enhancement of the downloaded file. LÀNG NGHỆ TRUYỀN THỐNG QUẢNG TRỊ KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN ThS. Bùi Việt Thành1 CN. Phạm Bích Ngọc Từ những năm đầu của thế kỷ XV – XVI, theo dòng di dân tiền về mảnh đất phương Nam, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên vùng đất Quảng Trị. Những làng nghề thủ công, truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm quen thuộc mang danh Quảng Trị và các tỉnh thành lân cận. Trải qua hàng trăm năm thịnh vượng, thăng trầm, một số làng nghề Quảng Trị vẫn được gìn giữ theo truyền thống cho đến ngày nay. - 1 1. Khởi nguồn và phát triển làng nghề Quảng Trị: Nghề nón lá - Làng Bố Liêu2 là làng cổ được nhà sử học Dương Văn An nêu trong quyển Ô Châu Cận Lục, thuộc Huyện Vũ Xương3. Làng Bố Liêu cũng giống Phương Ngạn, có diện tích sản xuất rất nhỏ nên người dân phải làm thêm các nghề khác. Nghề làm Nón được định hình và phát triển cho đến nay. Dù được xem là “nghề phụ” nhưng mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ gia đình làm nghề; nón Bố Liêu được người nông dân lao động ở các làng quê chọn lựa. Dù đối mặt với khó khăn gặp phải của nền kinh tế hiện nay, thị trường tiêu thụ thu hẹp, ít được sử dụng hơn trước, nghề nón phải từng bước khắc phục khó khăn gìn giữ nghề truyền thống và tạo công ăn việc làm cho người lao động thu nhập, ổn định đời sống. Nghiên cứu viên, Phòng Quản lí Khoa học và Dự án, ĐH KHXH&NV TP.HCM Dương Văn An, Ô châu cận lục, bản dịch Nguyễn Khắc Thuần, 2009, Huyện Vũ Xương, trang 35. 3 Từ thời Hậu Lê (Đàng Trong), Phủ Triệu Phong có 5 huyện, đến thời Nhà Nguyễn có thêm 2 châu, bao gồm: Phủ Triệu Phong, gồm 5 huyện nhưng có thêm 2 châu: các huyện Quảng Điền (Đan Điền), Hương Trà (Kim Trà), Phú Vang (Tư Vinh, hay Phú Vinh), Hải Lăng, Đăng Xương (Vũ Xương); 2 châu Thuận Bình và Sa Bôi. Huyện Đăng Xương hay Vũ Xươngcó từ thời Hậu Lê chính là huyện Triệu Phong, Quảng Trị ngày nay. 2 Nghề chằm nón (hình minh họa). Ảnh: http://www.bmmua.com/ - Nghề quạt giấy - Phương Ngạn là một làng cổ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. À ơi! Ví dầu trời nắng chang chang Có anh che quạt đưa nàng lên xe; Ví dầu gió bấc buồng the, Quạt đây em hãy chăn che (kẻo) lạnh lùng (Hò đất Quảng) Lời ca mô tả chính chiếc quạt giấy họ làm ra, nghề xuất hiện vào khoảng sau thế kỷ XIV. Từ kinh nghiệm và kỹ thuật làm giấy dó vùng đồng bằng sông Hồng, họ làm nên giấy dó của vùng Quảng Trị, chất lượng không bằng nhưng nó vẫn là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất quạt Phương Ngạn đương thời.4 Nghề làm quạt giấy là một nghề thủ công nổi tiếng ở Phương Ngạn, nó gắn bó với đời sống người dân nơi đây từ bao thế hệ cho đến hôm nay. Tuy là nghề thủ công đơn giản gọn nhẹ nhưng quạt giấy Phương Ngạn vẫn nổi tiếng nhờ sự công phu, bền chắc. Quạt giấy Phương Ngạn đã từng nổi tiếng, làm cho đời sống người dân trong vùng ổn đình phát triển, không những đáp ứng cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mà còn đáp ứng cho thị trường Huế. Hiện nay, với sự phát triển của điện khí hóa nông thôn những chiếc quạt giấy cầm tay không còn được sử dụng nhiều, chỉ bán được cầm chừng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên nghề truyền thống của làng đang dần mai một dần. - Nghề chiếu - Lâm Xuân là một làng nông nghiệp thuộc huyện Do Linh, nằm trong hệ thống làng cổ được nhà sử học Dương Văn An miêu tả trong sách Ô châu cận lục hay trong sách “Phủ biên tạp lục” miêu tả. Làng nằm trên vùng đất hoang, lầy lội, phèn, chua mặn thích hợp cho việc trồng năn, trồng cói - nguyên liệu chính cho nghề dệt chiếu. Dù nghề dệt chiếu có sau sự ra đời của làng nhưng đây là nghề được hình thành rất sớm trên vùng đất Quảng Trị và nó gắn bó với đời sống người dân trên trăm năm nay. - Nghề Đan lát đồ tre - Lan Đình là làng thuộc huyện Do Linh. Phía Tây Do Linh thuộc địa hình đồi núi, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - nguyên liệu sẵn có quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống. Các sản phẩm truyền thống của làng là các dụng cụ phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Thúng, mũng, trẹt, rổ rá, dần… một nghề truyền thống với quy trình sản xuất thủ công, nhưng thu hút được nhiều lao động tham gia sản xuất lúc nông nhàn. Bên cạnh việc đan lát các vận dụng phục vụ đời sống hàng ngày của con người còn có hàng mỹ nghệ làm bằng mây như: Đĩa mây, bát mây, chậu mây... Hiện nay, nghề đan lát truyền thống được giữ gìn và phát triển ra khắp nước, tạo cơ hội công ăn việc làm cho cho người dân ở đây. Nghề mây đan truyền thống và tranh sơn mài khảm tre cũng được nghiên cứu phát trển để thu hút lao động tạo mặt hàng xuất khẩu cho tỉnh nhà. - Nghề nấu rượu – (Xika) Kim Long - Hải Lăng. Từ sản xuất thủ công truyền thống đến công nghệ thời thuộc Pháp, công nghệ mới hiện nay là cả một chặng đường phát triển dài của nghề nấu rượu – rượu Kim Long. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, trong Đại Nam Nhất 4 Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, năm 2002, trang273 Thống Chí5, đánh giá rượu Kim Long thơm ngon, và nghề bị đánh thuế. Hiện nay, rượu Kim Long sản xuất theo quy trình công nghệ, sản phẩm chất lượng, phong phú mẫu mã, được phân phối toàn toàn quốc và thị trường Lào. - Nghề làm bún - Cẩm Thạch: làng thuộc xã Cam An, huyện Cam Lộ, nghề làm bún là nghề truyền thống gắn với quá trình hình thành, phát triển của cư dân ở đâu từ buổi đầu khai phá vùng đất này ở thế kỷ XV. Từ sản xuất thủ công và đến nay đã cải tiến một số công đoạn kỹ thuật để tăng năng xuất lao động. Sản phẩm được các gia đình chuyên sản xuất, tiêu thụ rộng khắp trong tỉnh. Nghề bún đã mang lại đời sống tốt hơn, ngày càng giàu có, phồn thịnh. - Nghề mộc chạm khắc - Làng Cát Sơn - Do Linh: Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Sự giao lưu học hỏi đang đưa nghề mộc đến với làng, tạo nghiệp, dần dần phát triển, tạo nên nghề chạm khắc nổi tiếng. Thợ của làng Cát Sơn kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế đã phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ nổi tiếng nhất vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng gỗ mít hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào nam bán”. Hiện nay, nghề chạm khảm ở Cát Sơn không còn nhưng những sản phẩm chạm khắc ngày trước còn tồn tại rất nhiều ở các làng quê và đặc biệt hiện có hai bức trướng chạm khắc gỗ mang dòng chữ “Thượng đẳng tối Linh” đang lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Trị. Hy vọng việc đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Trị hiện này sẽ khôi phục và phát triển nghề chạm khắc để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu thì sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao, góp phần mang lại thành công cho bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên đất Quảng Trị. - Nghề mộc - Làng Gia Độ, Triệu Phong: Nếu như ở Cát Sơn làm nghề mộc chạm khắc nổi tiếng thì làng Gia Độ có truyền thống tạo dựng, lắp ghép các ngôi nhà rường nổi tiếng trên đất Quảng Trị. Ở đây đã hình thành những tốp thợ quanh năm suốt tháng có mặt ở các làng xã trong vùng để làm nghề và những ngôi nhà rường cũng như các sản phẩm mộc dân dụng khác đã trở thành những sản phẩm có tiếng. Hiện trạng nghề nghiệp không còn phát triển nhưng tiếng tăm và sản phẩm nghề nghiệp của họ vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay - Nghề làm vôi và giấy - Làng Phổ Lại thuộc xã Cam An, Cam Lộ; làng nhỏ, hình thành muộn hơn so với các làng xã trong vùng nên không có điều kiện mở rộng sản xuất lớn. Làng có hai nghề truyền thống là nghề sản xuất vôi và làm giấy. Nghề sản xuất vôi hiện còn tồn tại và phát triển thu hút khá đông lực lượng lao động, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. Nghề làm giấy bổi truyền thống của làng đã mất hẳn từ hàng chục năm nay. Đây là những làng nghề nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị, nghề truyền thống đã mang đến thu nhập ổn định, tạo cuộc sống tốt cho người dân địa phương. Hiện nay, nghề còn nghề mất, các làng nghề truyền thống ở Quảng Trị đứng trước nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan tác động đến sự tồn tại của nó. Trong xu thế công nghiệp 5 Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Quảng Trị, trang 481, bản dịch Hoàng Văn Lâu, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, NXB Lao Động, 2012. hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong xu thế hội nhập sâu rộng, thì lực lượng lao động của các làng nghề và nông thôn Quảng Trị đứng trước những thách thức không hề nhỏ. Các nguyên nhân chính dẫn đến các làng nghề truyền thống dần dần mất đi các lợi thế của mình. Thứ nhất, thời gian nhàn rỗi của lao động tại các làng nghề còn rất lớn, thiếu việc làm, phải chạy kiếm việc tại các vùng khác, các đô thị tạo nên áp lực không hề nhỏ. Thứ hai, việc tăng dân số cơ học đã làm gây áp lực lên xã hội, trong khi lao động nông thôn không được sử dụng hết khả năng của nó, hơn nữa các làng nghề cũng hoạt động nhỏ, không có được năng suất tối đa tạo nên công ăn việc làm cho các lao động tại các làng nghề. Thứ ba, những hệ lụy xã hội nảy sinh khi các lao động trẻ thiếu việc làm sẽ dẫn đến các hệ quả xã hội do các các lao động nhàn rỗi gây ra, tạo nên gánh nặng cho xã hội. Thứ tư, là một tỉnh xa với các trung tâm lớn, không có các cụm, tuyến, điểm du lịch như các vùng du lịch lớn gần các trung tâm, nên không có tác động về du lịch một cách sâu rộng để chuyển biến và phát triển của các làng nghề dựa vào du lịch. Thứ năm, chưa được tỉnh chú trọng xây dựng các thương hiệu, phổ biến thông tin ra cả nước, làm kìm hãm sự phát triển vì thiếu tính cạnh tranh để phát triển. 2. Những yếu tố tác động đến các làng nghề truyền thống: Việt Nam có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống. Các làng nghề giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, trong 1,5 triệu hộ kinh doanh khoảng 60 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp6, thường xuyên và không thường xuyên, gồm việc làm cho người già, trẻ em và người khuyết tật. Theo thống kê từ 38 tỉnh, thành, đã có chín làng nghề phá sản, 124 làng nghề đang cầm cự sản xuất. Đã có 2.166 hộ sản xuất khối làng nghề tuyên bố phá sản, 468 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Trên 50 phần trăm lao động làng nghề (dưới 30% lao động thời vụ và trên phần trăm thợ giỏi, chuyên), tương đương hơn năm triệu lao động, mất việc làm. Rất nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn. Tổng số dư nợ của làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất tại 38/63 tỉnh là 2.169, 064 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 12,324 tỷ đồng. Rất nhiều doanh nghiệp đã quá hạn trả nợ, nhưng không có khả năng thanh toán. Tình hình hết sức bi đát, nhất là với các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép và giấy. Có 3 vùng phát triển làng nghề với số lượng lớn là đồng bằng sông Hồng (43%), Tây Bắc (12,2%) và đồng bằng sông Cửu Long (10,5%). Một số nghề có số lượng làng vượt trội như: nghề mây tre đan với trên 710 làng nghề (chiếm hơn 24%), nghề dệt vải có trên 430 làng (14,5%), chế biến gỗ có gần 345 làng (11,5%), thêu ren có khoảng trên 340 làng (11,5%)…7 Trên thực tế, Quảng Trị là tỉnh có nhiều ngành nghề truyền thống như đan lát, chằm nón, làm quạt, làm hương, nghề rèn… một thời phát triển, có thương hiệu và nghề mới phát triển như mây tre đan, dệt lưới, thổ cẩm nhưng không tạo được sự đột phá trong phát triển, chịu sức ép của các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm của các vùng khác, lâm vào khó khăn, dần dần mai một. Nguyên nhân chính của việc mai một và biến mất của các nghề, làng nghề là do tiến trình đô thị thị hóa, hiện đại hóa diễn ra rất nhanh chóng, tác động đến các làng nghề trên cả nước rất lớn, và do đầu ra cho các sản phẩm truyền thống không còn nhiều. Các sản phẩm truyền thống 6 Vũ Quốc Tuấn, Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, NBX Tri Thức, trang 160. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Moi-lang-mot-san-pham--Huong-phat-trien-ben-vung-cho-lang-nghe-nongthon/201012/54399.vgp 7 thiếu thị trường tiêu thụ nên các hộ sản xuất phải tìm nghề khác để mưu sinh. Dẫu sao nhiều người cũng rất quyến luyến nghề của tổ tiên nhưng họ cũng đành dứt bỏ, mai một dần nền văn hóa đậm đà bản sắc. Ngoài nguyên nhân khách quan trên thì yếu tố nhân lực, thợ nghề cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng làng nghề hiện nay. Số nghệ nhân đã vào tuổi "xưa nay hiếm", thợ có tay nghề lại đếm trên đầu ngón tay. Lớp thanh niên phần lớn đều không mặn mà với nghề "cha truyền con nối". Hầu hết họ đều muốn thoát ly khỏi quê hương và tìm một nghề khác thức thời hơn. Ngoài ra vấn đề thiếu thốn, khả năng cải tiến mẫu mã kém, mức độ nhạy cảm với thị hiếu tiêu dùng không cao dẫn đến việc duy trì, phát triển nghề truyền thống rất khó khăn, chật vật. Ngay cả nghề dệt chiếu cói - cái nghề mà ít ai nghĩ đến có ngày sản phẩm làm ra không tiêu thụ được - hiện cũng đang rơi vào giai đoạn khó khăn. Trước đây, sản phẩm làm ra bao nhiêu thương lái mua bấy nhiêu, còn bây giờ thì ế ẩm vì chiếu dệt bằng máy, chiếu nhựa, chiếu trúc có mẫu mã đẹp, giá lại rẻ nên người mua thích hơn. Nghề dệt chiếu mai một nên giá cói cũng giảm theo, dẫn đến việc người trồng cói và dệt chiếu không còn mặn mà với chuyện sản xuất, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm… Cũng như nghề dệt chiếu, nghề làm quạt giấy và làm nón cũng không còn tạo được sức sống cho người sản xuất. Kết hợp làng nghề truyền thống với du lịch là một xu hướng mới cũng không mang lại kết quả khả quan. Hiện một số ít sản phẩm làm ra ngoài việc xuất khẩu còn phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Hướng đi giúp cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ có được đầu ra ổn định, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển, ngoài nghề truyền thống mây tre lá, phục vụ cho xuất khẩu duy trì ổn định thì các làng nghề khác đang mai một dần. Theo nhận xét của các nhà chuyên môn về du lịch, khách thăm quan địa phương thì họ rất muốn tìm hiểu thắng cảnh, đời sống văn hóa tinh thần và làng nghề được du khách rất quan tâm. Nhưng trên thực tế thì sản phẩm của làng nghề còn quá đơn điệu, không tạo sự thu hút cho khách du lịch, hơn nữa các hãng du lịch lớn chỉ chú trọng đến tour du lịch DMZ - Demilitarized Zone – Khu vực phi quân sự - Dốc Miếu, Khe Sanh hơn là các làng nghề truyền thống. Các làng nghề đón khách tham quan được cũng chỉ một vài làng nghề, vì vào mùa nông nhàn bà con làm, lúc bận rộn thì không nên không có sản phẩm cho du khách xem. Như vậy, không thể đáp ứng được cho du lịch làng nghề và mang lại sức sống cho làng nghề trong giai đoạn này. Một vấn đề nữa, các làng nghề của mình chủ yếu là sản xuất các vật dụng trong gia đình, vật dụng thường ngày nhưng hiện tại thì các vật dụng này dần bị thay thế bằng các sản phẩm công nghiệp. Cho nên những sản phẩm này dần dần bị biến mất. Người dân tại các làng nghề Quảng Trị cho biết, để giúp làng nghề phát triển và quảng bá các sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm ở khách du lịch thì họ đã làm việc với các công ty du lịch. Nhưng công ty có dẫn khách đoàn đến tham quan thì cũng chỉ tham quan là chủ yếu, còn sản phẩm không bán được vì sản phẩm không mang tính đặc trưng cho du lịch. Dù có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, Quảng Trị có điều kiện để gắn kết với làng nghề thủ công truyền thống, nhưng những khó khăn về vốn, đầu tư ra sản phẩm cũng là một trở ngại lớn cho các làng nghề. Cần có chính sách hỗ trợ các cơ sở để duy trì, phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, ngành công thương nên có chiến lược lâu dài về gắn kết giữa các cơ sở sản xuất và đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm quảng bá và tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống. Như vậy, mới hy vọng, được sự phát triển bền vững của các làng nghề trong tương lai. Những nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển làng nghề: - - - Thị trường: đầu ra: sản phẩm tồn tại, phát triển nhờ thị trường tiêu thụ, đây chính là yếu tố trọng nhất đối với các làng nghề truyền thống hiện nay. Sản phẩm được bán chợ làng phục vụ địa phương và các vùng lân cận, nhưng thị trường tại chỗ nhỏ hẹp, sức tiêu thụ chậm; phương thức thanh toán trên thị trường chủ yếu là trao tay, thỏa thuận miệng giữa các chủ thể kinh tế. Công nghệ làng nghề: phát triển lên trên cơ sở các thiết bị công nghệ truyền thống, được cải tiến một số công đoạn cho hiệu quả hơn hoặc mua máy móc, thiết bị hiện đại trong phạm vi làng. Vì vậy, nhìn chung thị trường công nghệ nhỏ hẹp, chắp vá chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa làng nghề. Thiếu việc chuyển giao, thực hiện chuyển giao, tiếp nhận công nghệ hiện đại. Thị trường lao động: theo thời vụ, cơ cấu lao động phân bố không đồng đều và la động chuyên nghiệp tại các làng nghề tập trung vào độ tuổi trung niên, có gia đình, lao động trẻ chỉ là tạm thời. Vốn sản xuất: Thiếu vốn lớn để đầu tư sản xuất, đầu tư công nghệ, trang thiết bị phù hợp để mở rộng thị trường, các thủ tục pháp lý còn phức tạp nên các việc tiếp cận vốn cũng rất khó khăn. Quy mô vốn tại làng nghề truyền thống khó so sánh với các các lĩnh vực khác. Mặt khác khối lượng vốn còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể nói ở làng nghề Quảng Trị là rất hiếm, còn nguồn vốn trong nước bao gồm: Một là, Vốn được tích lũy, nhỏ hơn so với nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ. Bản thân các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống không mạnh tay tái đầu từ cho sản xuất vì sự biến động khá lớn của thị trường. Hai là, vốn vay gia đình, bạn bè, lãi suất tự thỏa thuận. Ba là, nguồn vốn tín dụng từ quỹ tín dụng địa phương, ngân hàng, nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay còn ít, thời gian ngắn nên người tiếp cận được nguồn vốn thấp so với nhu cầu. Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các yếu tố quyết định như sau8: + Trình độ người lao động, đội ngũ các nhà nghiên cứu; + Cơ sở vật chất tiến bộ phục vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất; + Khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ; Có thể nói tất cả các làng nghề đều chưa đáp ứng được ba tiêu chí trên. Đặc thù nghề thủ công truyền thống đòi hỏi công nghệ tùy thuộc từng công đoạn làm sản phẩm mà áp dụng cho phù hợp để hạn chế ảnh hưởng môi trường, tăng năng suất... Công nghệ hóa sản xuất, giảm bớt 8 Báo cáo tổng kết đề tài khoa học “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi”, Sở KHCN – UBND tỉnh Quảng Ngãi và UBND Tp. Đà Nẵng – Viện NC Phát triển KT-XH Đà Nẵng thực hiện năm 2011 tính chất lao động nặng nhọc nhưng phải đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của sản phẩm truyền thống. - Nguồn nguyên liệu: Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất, khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận. Nguồn nguyên liệu chính tại địa phương chính là lợi thế của làng nghề. Với thị trường nguyên liệu không chính thức, phương thức thanh toán do hai bên tự thỏa thuận, phụ thuộc thời vụ do tư nhân cung cấp nên giá cả lên xuống theo mùa. Sử dụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cần được quan tâm để làng nghề phát triển bền vững. - Cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn còn yếu, làm cản trở sự phát triển các làng nghề. Cần phát triển bền vững làng nghề cần một kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng sự phát triển của làng nghề. Tác động mở rộng thị trường tiêu thụ từ địa phương đến các thị trường lớn khác hay nó quyết định giá thành giảm xuống rất nhiều. - Chính sách và sự quản lý nhà nước: Thể chế kinh tế, chính sách kinh tế đóng vai trò quan trọng là “bà đỡ” cho sự phát triển các làng nghề, có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển các làng nghề truyền thống. Các bài học của quá trình quản lí yếu kém trước những năm 90 còn hiện hữu, giúp cho quá trình quản lý mới của nhà nước tránh sai lầm, tạo được nhiều động lực phát triển làng nghề. 3. Bài học từ các địa phương khác và quốc tế: 3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế Xác định kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên- Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế. Việc đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng. Tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống. Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La… Tỉnh Thừa Thiên Huế có lễ hội nghề truyền thống là dịp quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề, rất nhiều du khách đã về các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ nón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm của chuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế. Qua các kỳ lễ hội, nhất là tour du lịch “Hương xưa làng cổ” đã làm sống lại một làng nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích. Làng nghề Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ nghề gốm. Nhờ sự đầu tư này, làng nghề Phước Tích được phục dựng và phát triển tốt. 3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam Quảng Nam hiện có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyền thống. Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt còn trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) là một trường hợp điển hình. Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhà vườn ở đây còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch. Từ năm 2003, khi tour "Một ngày làm cư dân phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đã đến thăm Trà Quế và trực tiếp tham gia việc trồng rau với các nhà vườn. Sau gần 5 năm đưa vào khai thác, đến nay đã có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến thăm làng rau Trà Quế và tỏ ra rất thích thú với điểm đến du lịch này. Tại làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà, cách phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắn hình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai.v.v. Du khách đến đây, ngoài việc tha hồ lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm độc đáo, còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này. Bên cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức thành công các Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh mỗi năm một lần, tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và ngoài nước. Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi. Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách. Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề. Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định. 3.3 Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Quảng Bình Nhằm thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành quy hoạch cụ thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chú trọng đầu tư những ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, trong đó, ưu tiên, khuyến khích phát triển mạnh những cơ sở chế biến các sản phẩm có nguyên liệu từ nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu. Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung bao gồm 10.000 ha cao su, 15.000 ha nhựa thông, 5000 ha cây công nghiệp ngắn ngày, 1000 ha dâu tằm.v.v.. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, hình thành trung tâm xúc tiến thương mại du lịch để hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp thông tin về giá cả, thị truờng tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Hỗ trợ một phần kinh phí cho các các làng nghề trong tỉnh đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với kinh nghiệm truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý cho các chủ làng nghề, các trường quản lý, trường dạy nghề của tỉnh đổi mới phương thức dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Ngoài việc tổ chức các làng nghề đi tham quan, học tập, hàng năm, tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh có kế hoạch mời các chuyên gia giỏi, các nghệ nhân có kinh nghiệm truyền nghề ở các tỉnh bạn về dạy nghề và truyền nghề cho lao động tại địa phương. 3.4. Các bài học Quốc tế: Dự án OVOP được triển khai tại Malawi. Ảnh: http://mlauzi.blogspot.com/ 3.4.1. Nhật Bản: Mỗi làng mỗi sản phẩm (OVOP): Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản đã hình thành và xác lập nguyên tắc: “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”; “Tự tin - Sáng tạo”; “Tập trung phát triển nguồn nhân lực”. Các sản phẩm được phát triển từ chương trình này đều có thương hiệu trên toàn Nhật Bản: Chanh Kobosu; thịt bò Bungo (đoạt Giải Quán quân cuộc thi Vô địch sản phẩm thịt bò toàn Nhật Bản năm 2002); nấm Oita (nấm shiitake) là loại nấm thượng hạng ở Nhật Bản, chiếm 28% thị trường tiêu thụ nấm trên toàn quốc. Ngày hội Sake tại Nhật Bản, vừa tôn vinh nghề nghiệp, vừa thu hút khách du lịch đến tham gia lễ hội, tạo nên riêng biệt cho lễ hội này. Ảnh: http://www.moippai.com/ Để thu hút du khách thì mỗi làng nghề phải tạo ra một sản phẩm khác biệt, độc đáo thể hiện bản sắc văn hóa riêng thì mới thu hút được du khách đến tham quan và mua sắm, nhờ vậy mới tăng được doanh thu từ du lịch, tăng việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống dân cư để gắn bó với nông thôn. Nhật Bản thành công với chiến lược “mỗi làng mỗi sản phẩm”, để làm được điều này, các làng nghề phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sản phẩm phải có lịch sử tồn tại trên dưới 100 năm; quá trình sản xuất phải được làm bằng tay với những đặc điểm, đặc trưng khu vực trong nguyên vật liệu hoặc kỹ thuật chế tác. Chính phủ (chính quyền) sau khi nhận đơn tổ chức một ban tư vấn nhằm điều tra đối với sản phẩm được yêu cầu. Dựa trên kết quả thẩm tra, Bộ Công Thương (Cơ quan quản lý làng nghề) chính thức công nhận đó là sản phẩm làng nghề truyền thống và đề ra các biện pháp hỗ trợ. Sản phẩm sake, đặc thù của địa phương là sản phẩm được khách du lịch ưu chuộng khi mua làm quà tặng người thân và gia đình. Ảnh: http://www.moippai.com/ - Mang đặc trưng của địa phương, nên chính quyền cần có chính sách bảo lãnh cho sản phẩm đó ở giai đoạn xét duyệt. Cơ chế này tạo sự phối hợp tốt giữa sự hỗ trợ của chính quyền trung ương và đại phương. Chi phí tài trợ cho các sản phẩm làng nghề truyền thống nếu được công nhận, chính phủ sẽ cấp một nữa kinh phí, phần còn lại do địa phương đảm nhiệm. - Thường xuyên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển làng nghề (mỗi nghề đều xây dựng một dự án đào tạo thợ thủ công kế tục), vì việc kế tục đúng đắn là vô cùng quan trọng. Kỹ thuật viên giỏi trở thành người hướng dẫn tiếp tục cho thế hệ trẻ. Lương trả cho hướng dẫn viên lấy từ nguồn bao cấp của chính phủ hoặc của địa phương. - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm của làng nghề truyền thống, nó có hiệu quả với lớp người kế cận, khi nhu cầu vẫn ở mức thấp, các sản phẩm trưng bày và bán sản phẩm làng nghề truyền thống được tổ chức ở địa phương hoặc ở các khu vực tiêu thụ lớn. Thông qua của hàng hoặc làng nghề tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng. Nhật Bản dành 2 tỷ yên cho các tác xúc tiến thương mại sản phẩm hàng năm. - Xây dựng các nhà triển lãm các làng nghề quốc gia, là nơi lưu giữ tài liệu về các địa phương có làng nghề thủ công và để thực hiện các dự án đào tạo, ở Nhật Bản có hơn 30 tòa nhà triển lãm. Nhà triển lãm kết hợp du lịch tạo được sự phát triển khả quan cho Nhật Bản từ những năm 90. Đây cũng là nơi tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành để trao đổi thông tin và quản lý rất hiệu quả cho việ phát triển làng nghề truyền thống của Nhật Bản. - - - - - - - Nghiên cứu nguyên, vật liệu thô, tìm kiếm sự thay thế cho các nguyên, vật liệu đang ngày càng cạn kiệt, đảm bảm cho các nghề thủ công truyền thống phát triển ngày một vững chắc hơn. Thành lập hiệp hội làng nghề truyền thống, dựa trên luật phát triển nghề thủ công truyền thống, hiệp hội của Nhật Bản được thành lập từ năm 1975, trên cơ sở các hợp tác xã nhằm khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Hiệp hội có nhiều dự án và được chính quyền địa phương hỗ trợ. Tổ chức thi các sản phẩm làng nghề: tổ chức công khai cho các sản phẩm thủ công đã được xác nhận và chưa được xác nhận. Giải thưởng được chính phủ trao cho những cải tiến về kỹ thuật và phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ truyền thống. Giáo dục thế hệ trẻ: các thợ thủ công truyền thống được mời đến các trường tiểu học, trung học cơ sở để thuyết trình về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất để hộc từ nhỏ có thể làm quen với các phương pháp, công nghệ, vật liệu... nhằm đào tạo thợ thủ công trong tương lai và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thành lập trung tâm làng nghề quốc gia: thành lập năm 1979 tại Tokyo và chuyển đến Ikebukuro năm 2001, là nơi trao đổi thông tin về làng nghề truyền thống, triển lãm, cung cấp tại liệu, sách báo, phim để trao đổi thông tin giữa người sản xuất và người sử dụng. Hoạt động của các làng nghề truyền thống đều hướng đến mục tiêu phát triển chung của cả nước: phát triển các sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu, tiêu chuẩn thị trường trong và ngoài nước. Chất lượng và mẫu mã cần được ưu tiên, nâng lên cho phù hợp với tiêu chuẩn và thị hiếu trong và ngoài nước. Cùng với sự nỗ lực của cộng đồng dân cư, làng xã, việc nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn thị trường sẽ làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được giữ vững và mơ rộng khiến cho kinh tế mỗi xã, mỗi làng phát triển ngày càng mạnh lên. Xây dựng dự án khả thi dựa vào chính nguồn lực của địa phương: để phát huy tiềm năng sáng tạo của cộng đồng làng, xã trong phát triển ngành nghề nông thôn, chính quyền các cấp phải biết cách hỗ trợ và nâng cao tính sáng tạo của người dân trong cộng đồng thông qua việc khuyến khích, động viên họ xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ và dựa vào chính sức mình. Nội dung dự án tập trung vào việc tìm ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong phát hiện nghề, cấy nghề, truyền nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tránh tình trạng các địa phương ỷ, lại trong chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước làm cho hiệu quả của phong trào không cao. 3.4.2. Thái Lan – Mỗi làng nghề một sản phẩm, mỗi làng một triệu bath9: - Thái Lan những năm 1990, lao động nông nghiệp chiếm 82,7%, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm rất cao, chênh lệch mức sống và thu nhập khá xa giữa nông thôn và thành thị, hàng vạn người phải di cư vào thành thị để kiếm sống. Đứng trước thực trạng đó, chính phủ Thái Lan đã có những giải pháp tạo việc làm tại chổ ở nông thôn. Riêng ngành nghề truyền thống, các làng nghề được khuyến khích phát triển. Một số ngành như kim hoàn, chế tác đá quí làm đồ trang sức đã tạo việc làm cho hàng ngàn người. 9 ThS. Vũ Văn Đông, Mỗi làng một sản phẩm, tạp chí Phát triển và hội nhập, số 3, tháng 2/2010 - Để kích thích sự phát triển, Thái Lan đã phát động phong trào “One Tambon, One product - OTOP” hay còn còn gọi là “Thai Tambon10 project”, mỗi làng một sản phẩm được giới thiệu vào Thái Lan vào năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động năm 2001. Chính phủ hỗ trợ mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Chính phủ hỗ trợ khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện, chuyển giao công nghệ cho nông dân. Số tiền hỗ trợ là 1 triệu bath một làng11, nhằm thúc đẩy một làng một sản phẩm. Năm 2002 đã tổ chức một triển lãm bước đầu các sản phẩm của phong trào (chủ yếu là tô đồng, khăn trải bàn, vải tơ tằm dệt tay, tượng gỗ, rổ mây), tại tỉnh Nonthaburi và chỉ 4 tháng đầu năm 2002, chương trình đã mang về 3,66 tỷ bat, tương đương với 84,2 triệu USD lợi nhuận cho nông dân. - Để khai thác kỹ năng của các làng nghề truyền thống ở miền bắc Thái Lan, tạo thêm thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động địa phương, chính phủ Thái Lan đã thực hiện OTOP tại khu vực này. Đây là sáng kiến của Cục Xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ Thương Mại Thái Lan. Mỗi làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống... riêng kết tinh trong phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm. - Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phương tổ chức hội chợ ở trong nước và quốc tế để tiếp thị, quảng bá sản phẩm làng nghề: chính phủ hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở nước ngoài. Bộ Thương mại Thái Lan tổ chức triển lãm trong nước và quốc tế để tiếp thị. Năm 2004 đã có 16 quốc gia tham dự. Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đến các làng nghề truyền thống nhằm kết nối “kết nối các địa phương Thái Lan với toàn cầu”. Các chương trình tổ chức tốt bằng các tour du lịch của Thái Lan bằng nhiều hình thức, điển hình như các tờ bướm giới thiệu chương trình OTOP du lịch. Tóm lại: kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy chương trình OTOP đã mang lại những kết quả khích lệ và dự kiến sản phẩm của các làng sẽ tham gia xuất khẩu đến thị trường đầu ra của các sản phẩm là Nhật Bản, Ý, Mỹ. Ủy ban điều hành chương trình này xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) để giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thái Lan. 4.4.3: Indonesia: - Mỗi vùng đều có những sắc thái riêng về tài nguyên, khoáng sản, tập quán dân tộc. Các ngành nghề thủ công gắn với làng từng vùng kinh tế sinh thái rất đa dạng. Trước hết các ngành nghề thủ công gắn với làng nghề nhằm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ do đặc điểm bị chia cắt giữa các hòn đảo, dần dần các hoạt động của làng nghề được mở rộng, nâng cấp phục vụ cho xuất khẩu. Chính phủ đề ra chương trình phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội 5 năm. - Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: chính phủ khuyến khích việc xây dựng các cơ sở sản xuất và các trung tâm bán sản phẩm làng nghề nông thôn. - Kế hoạch 5 năm lần thứ hai: thông qua các dự án hướng dẫn phát triển công nghiệp nhỏ gắn liền với truyền bá kiến thức về ngành nghề cho dân cư. 10 11 Tambon: Tiếng Thái nghĩa là “Làng” Nên được gọi là “một làng một triệu bath” - Kế hoạch 5 năm lần thứ ba: chính phủ đứng ra tổ chức một số cơ quan để quản lý, chỉ đạo hoạt động cung ứng về vật tư thiết kế, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Ở cấp toàn quốc hình thành “Hội đồng công nghiệp quốc gia” nhằm liên kết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn. Các hội chuyên ngành và địa phương thuộc hội đồng trên đóng vai trò rất tích cực trong việc liên kết các ở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn. Các hội chuyên ngành và địa phương thuộc hội đồng trên đóng vai trò rất tích cực trong việc liên kết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, hỗ trợ thiết kế mẫu mã, tổ chức triển lãm ở nông thôn, xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp. Nhờ những hỗ trợ tích cực của chính phủ, các làng nghề, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nông thông ở Indonesia khôi phục và phát triển. Các sản phẩm làm từ tre truyền thống được giới thiệu. Ảnh: http://www.truspire.com/ Phong trào “một làng một sản phẩm” (OVOP) được hình thành và phát triển đầu tiên tại Nhật Bản từ năm 1979. Mục tiêu của phong trào là thúc đẩy phát triển các làng nghề theo hướng chuyên nghiệp, khuyến khích người dân trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng và bảo tồn các làng nghề truyền thống. Trải qua gần 30 năm, sự thành công và kinh nghiệm của phong trào này đã lôi cuốn không chỉ các địa phương trên khắp Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia khác quan tâm, áp dụng. Một số quốc gia ở Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia và đặc biệt là Thái Lan.... đã thu được những kết quả đáng khích lệ trong công cuộc phát triển nông thôn nhờ áp dụng kinh nghiệm của phong trào OVOP. Tại Việt Nam, phát triển các làng nghề là một trong những nội dung của Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, và là mối quan tâm chung của nhiều ngành và địa phương trong cả nước nhằm nâng cao đời sống người dân, nâng cao hình ảnh văn hoá của Việt Nam. Thanh Hóa cũng là địa phương đang xây dựng đề án cấp tỉnh về phát triển làng nghề và sản phẩm địa phương theo mô hình OVOP đầu tiên trên cả nước. Nhìn chung nhận thức về phong trào OVOP của người dân nơi đây đã được nâng cao rõ rệt, tuy nhiên địa phương vẫn còn gặp nhiều trở ngại khó khăn trong cách thức và mô hình xây dựng và phát triển phong trào, khó khăn trong đề xuất các cơ chế chính sách, các giải pháp hỗ trợ, và chỉ ra vai trò của chính quyền địa phương trong việc phát triển làng nghề và sản phẩm độc đáo địa phương Thanh Hóa theo mô hình OVOP. Các loại tinh dầu trưng bày, bán hàng tại hội chợ Life-Style VN 2012 và Hà Nội Gift Show OVOP 2012. Ảnh: http://www.lamchame.com/ 4. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển làng nghề Quảng Trị: Phát triển OVOP cần hiểu và thực hiện đúng 3 nguyên tắc của Phong trào (i) địa phương hướng tới toàn cầu, (ii) độc lập và sáng tạo và (iii) phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao được tính tự tin, tự chủ của cộng đồng cư dân địa phương trong việc tìm ra và xây dựng các phương án phát triển dựa trên những nét đẹp, thế mạnh của địa phương mình. Sự đồng thuận trong cư dân địa phương và giữa cư dân địa phương với các cấp, ngành, các tổ chức tài trợ có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong triển khai OVOP ở mọi quốc gia, khu vực và địa phương. Có sự hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lực từ bên ngoài. Nhà nước đóng vai trò là “bà đỡ của mọi hoạt động” nên không chỉ hỗ trợ các địa phương và cộng đồng cư dân về chính sách mà còn cần hỗ trợ họ cả về những nguồn lực tài chính, vật chất như là những “chất mồi”, “cú hích” đầu tiên cho các dự án địa phương phát triển. Các tổ chức quốc tế cũng có vai trò to lớn trong phát triển OVOP ở địa phương thông qua các chương trình đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao những bài học kinh nghiệm của những mô hình OVOP đã thành công, giúp cho người dân hiểu và làm theo. Vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển OVOP là rất to lớn không chỉ đối với các khu vực có mức phát triển khá mà còn ở cả những quốc gia nghèo ở châu Phi. Chính các doanh nghiệp sẽ giúp người dân tìm hiểu thị trường, đổi mới mẫu mã sản phẩm và tổ chức cho họ tiêu thụ sản phẩm làm ra. Kinh nghiệm phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển OVOP ở Uganda cũng đã cho thấy điều đó. Những bài học về phát triển làng nghề ở một số địa phương trong nước và quốc tế, có thể áp dụng cho phát triển làng nghề và kết hợp với du lịch của Quảng Trị: + Thứ nhất, quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước đều quan tâm chú trọng phát triển làng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng. + Thứ hai, Nhà nước đẩy mạnh việc ban ban hành cơ chế chính sách, pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn. + Thứ ba, sản xuất trên nhu cầu thị trường. Xây dựng đặc trưng riêng trong thiết kế sản phẩm nhằm xây dựng thương hiệu tiêu biểu cho các sản phẩm của làng nghề. Mời các nhà nhập khẩu các sản phẩm tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, tuân thủ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tour du lịch. + Thứ tư, đầu tư giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng bồi dưỡng trình độ tay nghề các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu. Chú ý đào tạo bồi dưỡng đến các nghệ nhân, thợ giỏi, đến các lao động trẻ cho làng nghề. + Thứ năm, phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, về quản trị doanh nghiệp đầu tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ + Thứ sáu, tư vẫn hỗ trợ kinh nghiệm, pháp lý để các doanh nghiệp làng nghề trở thành doanh nghiệp mạnh, chủ động thực hiện vai trò mở rộng thị trường, thu gom tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu. + Thứ bảy, chọn ngành nghề truyền thống có khả năng phát triển để lựa chọn đầu tư; xét các khía cạnh để các nghề hoạt động yếu, có nguy cơ mai một phát triển đúng với các chính sách phù hợp. Đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống đã tên tuổi và có các sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển; cũng như tạo dựng môi trường bền vững. Kết luận Những thành công đó đã bước đầu minh chứng về một hướng phát triển bền vững mới cho nền kinh tế làng nghề nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT. Tuy nhiên, để đủ sức đứng vững trong vận hội mới, làng nghề truyền thống còn gặp không ít những khó khăn, thử thách, nhất là thị trường tiêu thụ. Do đó, các làng nghề cần năng động, tìm thị trường bền vững, nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm liên kết của mình, tạo ra một nên kinh tế làng nghề mở có hiệu quả. Du lịch làng nghề nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có bước phát triển đáng ghi nhận, thể hiện những nỗ lực của những cơ quan quản lý ngành du lịch cũng như của các địa phương, du lịch làng nghề đã ngày càng đóng góp tích cực hơn so với tỷ trọng các loại hình du lịch. Tuy nhiên nhìn chung, loại hình du lịch làng nghề Việt Nam còn phát triển manh mún, tự phát và chưa xứng tầm với tiềm năng. Chính vì thế, vấn đề tìm và ứng dụng các phương hướng, biện pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề ở nước ta là một vấn đề lớn, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành du lịch, mà còn cần sự phối hợp của nhiều ban ngành như các cơ quan quản lý văn hóa, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thông; Bộ Tài Nguyên – Môi trường; Bộ Công thương… Phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ được bản sắc, những nét tinh hoa của làng nghề cũng như môi trường sống của người dân còn khó hơn. Nếu chỉ chú trọng tới làm du lịch, làm kinh tế mà quên mất những điều căn bản đó thì sẽ tự làm mất đi một phần di sản văn hóa lớn nhất của mình đó là các làng nghề. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Đình Tư, Giang sơn Việt Nam đây: Nước non Quảng Trị, NXB ĐHQG TP.HCM, năm 2011. 2. Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB VH-TT, năm 2002 3. Vũ Quốc Tuấn, Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, NXB Tri thức, năm 2011 4. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của Chúa Nguyễn Hoàng (15582013), Triệu Phong – 9/2013 do UBND tỉnh Quảng Trị - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức. 5. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi”, Sở KHCN – UBND tỉnh Quảng Ngãi và UBND Tp. Đà Nẵng – Viện NC Phát triển KT-XH Đà Nẵng thực hiện năm 2011. 6. www.quangngai.org.vn 7. http://www.cinet.gov.vn/ 8. http://gioithieu.quangtri.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Lang-nghetruyen-thong 9. http://www.congthuongquangtri.gov.vn/Include/default.asp?option=2&ChitietID=423&MenuID=73&MenuChaI D=6&hienthivanban=0 10. http://www.langnghe.org.vn/quang-tri.htm 11. http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=83&modid=387&ItemID=68656 12. www.hoian 13. http://dantri.com.vn/van-hoa/tim-giai-phap-de-lang-nghe-phat-trien-ben-vung-voi-dulich-795533.htm 14. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13536 Một vài hình ảnh về lễ hội rượu Sake - Nhật Bản: Lễ hội mang đậm tính lịch sử, mang lại nhiều sắc thái cho các du khách đến tham quan lễ hội. Diễn ra từ này 1/10 hàng năm. Lễ hội thu hút được khách du lịch quốc tế và nội địa cùng tham dự. Được xem là một sản phẩm thành công của Nhật Bản khi giao lưu cùng thế giới, thể tinh thần và văn hóa Nhật Bản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan