Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Làn sóng văn hóa hàn quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ việt nam...

Tài liệu Làn sóng văn hóa hàn quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ việt nam

.PDF
21
469
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THƢƠNG HUYỀN LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ ẢNH HƢỞNG TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THƢƠNG HUYỀN LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ ẢNH HƢỞNG TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Đặng Thị Thu Hương. Mọi trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tác giả luận văn Nguyễn Thương Huyền LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đặng Thị Thu Hương – Người hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này! Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia, các nhà báo, biên tập viên, phóng viên, bạn bè đồng nghiệp và những người đã dành thời gian tham thực hiện điều tra, phỏng vấn; các thầy cô ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thương Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............... Error! Bookmark not defined. 5. Phương pháp nghiên cứu............................. Error! Bookmark not defined. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn . Error! Bookmark not defined. 7. Kết cấu luận văn: ......................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG, VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VÀ VÀI NÉT VỀ LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC ......... Error! Bookmark not defined. 1.1.Truyền thông đại chúng và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng ................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.1.Vài nét về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng, văn hóa truyền thông đại chúng ............................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2.Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng .. Error! Bookmark not defined. 1.2.Vài nét về lý thuyết tiếp biến văn hóa và mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và văn hóa truyền thông đại chúng .. Error! Bookmark not defined. 1.3.Một số khái niệm sử dụng trong luận văn:....... Error! Bookmark not defined. 1.3.1.Giới trẻ:.............................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.2.Truyền hình ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.3.Phim truyền hình: .............................. Error! Bookmark not defined. 1 1.3.4.Làn sóng văn hóa Hàn Quốc ............. Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Phong trào phản đối làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Nhật Bản ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam và diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam ...... Error! Bookmark not defined. 1.4.1.Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam .... Error! Bookmark not defined. 1.4.2.Diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam: Error! Bookmark not defined. 1.5.Mô hình tiếp nhận, tiêu thụ sản phẩm gắn với làn sóng văn hóa Hàn Quốc............................................................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 1 .......................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: SỰ TIẾP NHẬN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC TRÊN TRUYỀN HÌNH TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM (QUA KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH, SINH VIÊN) . Error! Bookmark not defined. 2.1. Vài nét về cách thức thu thập số liệu điều tra . Error! Bookmark not defined. 2.2. Thói quen xem truyền hình của giới trẻ .......... Error! Bookmark not defined. 2.3. Sự tiếp nhận sản phẩm văn hóa, tiêu dùng Hàn Quốc trong giới trẻ: .................................................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Thái độ của giới trẻ với các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc ..... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Thái độ của giới trẻ với các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc .. Error! Bookmark not defined. 2 2.4. Ảnh hƣởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới giới trẻ ......... Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Hình tượng đất nước, con người Hàn Quốc .. Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Thái độ với các thần tượng Hàn Quốc: ......... Error! Bookmark not defined. 2.4.3. Thái độ với việc học tiếng Hàn Quốc ............ Error! Bookmark not defined. 2.4.4. Thái độ với các công ty Hàn Quốc . Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 2:......................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐẾN GIỚI TRẺ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ ĐỊNH HƢỚNG CỦA TRUYỀN HÌNH VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM... Error! Bookmark not defined. 3.1. Đánh giá tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Động đến quan điểm, định hướng về thẩm mỹ trong giới trẻ ........ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Tác động đến hành vi, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội của giới trẻ ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.3.Tác động đến hành vi tiêu dùng của giới trẻ .. Error! Bookmark not defined. 3.1.4.Những tác động tiêu cực:................. Error! Bookmark not defined. 3.2.Nguyên nhân ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.Một số giải pháp nâng cao vai trò định hƣớng của truyền hình đối với giới trẻ về làn sóng văn hóa Hàn Quốc ............. Error! Bookmark not defined. 3 3.3.1.Quản lý tốt việc tuyên truyền sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trên các kênh truyền hình ........................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.2.Tăng cường các chương trình mang tính định hướng, nâng cao nhận thức cho giới trẻ về văn hóa truyền thống Error! Bookmark not defined. 3.3.3.Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên truyền hình .................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.4.Điều chỉnh thời lượng phát sóng phim truyền hình: ................ Error! Bookmark not defined. 3.3.5.Tăng cường hợp tác, giao lưu giữa truyền hình hai nước Việt Nam – Hàn Quốc: ................................................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 3 .......................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tần suất xem truyền hình mỗi ngày của giới trẻ . Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Thể loại chương trình truyền hình yêu thích của giới trẻ ........ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Thái độ đối với phim truyền hình, ca nhạc Hàn Quốc ............ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Tần suất xem phim truyền hình, ca nhạc Hàn Quốc ............... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Tương quan giữa giới tính và thái độ, tần suất tiêu thụ phim, nhạc Hàn ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Tương quan về độ tuổi và thái độ với các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7: Lý do thích phim truyền hình Hàn Quốc (K‟movie) ............... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Lý do thích ca nhạc Hàn Quốc (K‟pop) ........ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9: Lợi ích của việc sử dụng sản phẩm văn hóa Hàn Quốc với giới trẻ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10: Mức độ yêu thích các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc ........... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11: Mức độ sử dụng các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc:............ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.12: Tương quan giữa giới tính và thái độ với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu trả lời) ............. Error! Bookmark not defined. 5 Bảng 2.13: Tương quan giữa độ tuổi và thái độ với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu trả lời) ..... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.14: Đánh giá của giới trẻ về chất lượng sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.15: Đánh giá đặc điểm nổi trội của sản phẩm dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác Error! Bookmark not defined. Bảng 2.16: Các nghệ sỹ Hàn Quốc được giới trẻ hâm mộ nhiều nhất..... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1: Những tác động tích cực và tiêu cực của làn sóng văn hóa Hàn Quốc theo quan điểm của giới trẻ ................... Error! Bookmark not defined. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vài thập kỷ trở lại đây, sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm cho mọi hoạt động của con người (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) được trí tuệ hóa ngày càng cao, đưa đến sự quốc tế hóa đời sống nhân loại. Không những nền kinh tế thị trường mang tính quốc tế hóa mà lĩnh vực văn hóa cũng có những cởi mở, trao đổi hợp tác giữa các dân tộc với nhau để hiểu nhau hơn, tăng cường giao lưu, hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí nói riêng không chỉ là phương tiện truyền tải, quảng bá văn hóa, mà tự thân nó trở thành một lĩnh vực văn hóa, trở thành một bộ phận sáng tạo văn hóa và kích thích sáng tạo đối với các chủ thể văn hóa khác, đồng thời, báo chí còn là phương tiện để hình thành và phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong bối cảnh xã hội hiện đại.... Chính bởi vậy, văn hóa truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ trên cả 2 mặt (tích cực và tiêu cực) đối với công chúng và đời sống xã hội. Thuật ngữ Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (hay còn gọi là Hallyu – Korean wave) chỉ sự lan rộng ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Trung Quốc vào khoảng giữa thập niên 90 khi bàn về sự lôi cuốn mạnh mẽ giới trẻ nước này của những ban nhạc K - pop như: Clone, H.O.T… Cao trào của nó diễn ra năm 2003 khi bộ phim Bản tình ca mùa đông (Winter Sonata) được chào đón nồng nhiệt ở khắp châu Á . Từ đó trở đi, làn sóng văn hóa Hàn Quốc phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành dòng văn hóa đại chúng quan trọng chi phối hầu hết các nền văn hóa đương đại tại Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. 7 Tại Việt Nam, làn sóng văn hóa Hàn Quốc chính thức thâm nhập cách đây hơn 10 năm với những bộ phim truyện nhiều tập có kết cấu câu chuyện nhẹ nhàng mang tính triết lý và tình cảm sâu sắc mang đậm nét Á Đông chiếu trên truyền hình. Tiến trình này phân thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu du nhập từ những năm cuối thập niên 90 đến năm 2000, giai đoạn cao trào từ năm 2000 đến năm 2005. Khoảng giữa năm 2005, được coi là giai đoạn bão hòa của dòng phim Hàn Quốc khi thời lượng chiếu phim giảm. Tuy nhiên từ đó đến nay, cùng với sự bùng nổ của mạng Internet, một làn sóng Hàn Quốc mới chủ đạo là âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (còn gọi là K – pop) tiếp tục bùng nổ và khẳng định được sức lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là trong giới trẻ. Hàng loạt sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây ở Việt Nam chính là minh chứng sống động cho sức sống của làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam. Các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương đều đặn phát sóng những tác phẩm phim truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc. Cùng với đó là sự hỗ trợ của mạng internet khiến những sản phẩm văn hóa Hàn Quốc được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Hầu như người Việt Nam nào cũng biết đến các bộ phim như: Nàng Dae Jang Gum, Bản tình ca mùa đông, Anh em nhà bác sĩ, Giày thủy tinh ... hay các ca sĩ, nhóm nhạc như: Bi Rain, SNSD, Super Junio... Trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng xứ sở Kim Chi đã đến Việt Nam giao lưu, biểu diễn và hoàn toàn choáng ngợp trước sự hâm mộ, chào đón nhiệt tình của khán giả trẻ Việt Nam. Không dừng lại ở mức độ ủng hộ, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa, nhiều người còn sẵn sàng bỏ tiền để tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng giống với các viên, ca sĩ, thần tượng Hàn Quốc… Tất cả tạo lên một trào lưu có sức tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Có thể nói, chính các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình đã góp phần không nhỏ tạo lên làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại 8 Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác. Sự tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán khiến văn hóa Hàn Quốc dễ dàng định vị trong lòng công chúng Việt Nam và có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, thói quen, hành vi ứng xử, tiêu dùng… trong xã hội. Vậy làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang hiện diện trên truyền hình ở Việt Nam như thế nào? Sự tiếp nhận và ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam ra sao? Những vấn đề này cần được nghiên cứu nhằm tăng cường hiểu biết văn hóa đương đại của cả Hàn Quốc lẫn Việt Nam, đồng thời có sự định hướng đúng đắn cho giới trẻ trước sự giao thoa văn hóa ngày càng mạnh mẽ trong bối cảnh quốc tế hóa. Hơn thế nữa, cần có những nghiên cứu dưới góc độ báo chí truyền thông để thấy được vai trò, tác động, ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành và phát triển văn hóa truyền thông đại chúng. Tuy nhiên từ trước tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Đó cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, sự mở rộng giao lưu giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực trong đó có văn hóa đã tạo ra những ảnh hưởng to lớn tới tâm lý, đời sống xã hội mỗi quôc gia. Nổi bật trong số đó là trào lưu làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này: - Cho Hae Joang, 2005. Reading the Korean wave as a sign of global shifts. University of Auckland, Cornell University, and the University of California, Santa Cruz. - Jung Bong Choi, 2004. “Hallyu (The Korean wave): A cultural tempest in East and South East Asia”. USA Today, Dec 9. 9 - Korean National Commission for UNESCO 2004: Korean philosophy: its tradition and modern transformation, Hollym. - Kim Jae-un, 1992. The Koreans: Their Mind and Behavior (translated by Kim Kyong-dong). – Seoul, Kyobo Book Centre - Kim Dae Sung, 2005. “Hallyu: How Far Has It Come?”. Korea Foundation Newsletter, No.11 - Pavin Chachavalpongpun, 2008. “Hallyu: The Diminishing Korean Wave?” - Soo-Jung Kim, 2006. A new trial about the 'Korean-Wave' over the glocalisation. University of Incheon, Korea. Khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam tạo ra những tác động tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đã có những phân tích, đánh giá về một số khía cạnh của vấn đề này: - Na Misu and Kang Man Seok, 2004. “Understanding the Korean Wave in Vietnam” (Hiểu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam) , Korean Association Broadcasting and Telecommunication Studies. - Na Misu and Van Thuy Hien, “Understanding the 'Korean Wave' in Vietnam”, Chunbok National University. - Nguyen Ngoc Trung, 2006. “Vietnam Debates Impact of Korean Films - 'Korea wave' recedes as 'Vietnam wave' in Korea rises” Các nghiên cứu trên đã khái quát nội dung, đặc điểm và quá trình làn sóng văn hóa Hàn Quốc xác lập vị trí tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình, làn sóng Văn hóa Hàn Quốc ngày càng được phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng đến xã hội các nước. Đó là những tiền đề quan trọng cho các công trình nghiên cứu trong nước về làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng như cho luận văn này. 10 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Văn hóa truyền thông đại chúng đã được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu ở nước ta. Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả, vấn đề này vẫn có số lượng nhỏ so với các vấn đề về lý luận truyền thông, truyền thông và các vấn đề văn hóa, xã hội khác. Thực tế, khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam và nở rộ đầu những năm 2000 trở lại đây, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Dù vậy, một số bài viết và nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam ở mức độ nhất định cũng đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng như đưa ra những phân tích, nhận định về tác động của chúng tới xã hội Việt Nam: - Phan Thị Thu Hiền, 2008. “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu ở Đông Nam Á”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Korean Studies in Southeast Asia in the New Era of Cultura Interactions. Strategic Cooperation in Research and Education, KSASA, Bangkok, Thailand, 10/2008. - Đặng Thị Thu Hương, “Hallyu and its effect on young Vietnamese” (Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và ảnh hưởng của nó tới giới trẻ Việt Nam), đăng trên tờ Korea Herald tháng 6.2009 - Thanh Hong, 2010. “The Korean Wave in Vietnam” (làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Tiệt Nam), đăng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam ven.vn, tháng 10.2010 Có thể nói, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào đi đề cập một cách toàn diện về làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, ảnh hưởng đối với công chúng Việt Nam cũng như vai trò định hướng của truyền thông đại chúng tới nhận thức và hành vi của giới trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới. Trong khi đó, truyền thông kỹ thuật số với thế mạnh của sự lan toả nhanh chóng, và 11 rộng khắp, đa phương tiện và hội tụ, chủ động và tương tác, dễ sao chép, lưu giữ và truyền bá đang tạo ra sức mạnh mới cho truyền thông hiện đại. Vậy ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình hiện nay như thế nào? Trong bối cảnh của hội nhập toàn cầu và thời đại kỹ thuật số, báo chí truyền thông Việt Nam nói chung và truyền hình nói riêng cần phải làm gì để định hướng cho giới trẻ ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trước sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia? Với hướng nghiên cứu đặt ra như vậy, tác giả hy vọng sẽ đưa ra những góc nhìn mới và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò định hướng của truyền hình với bộ phận công chúng trẻ trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và chỉ ra tác động, ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc thông qua truyền hình đối với giới trẻ Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của truyền hình trong việc định hướng văn hóa đại chúng với giới trẻ trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa truyền thông đại chúng, vai trò, cơ chế tác động của truyền thông tới công chúng và xã hội. - Khảo sát các sản phẩm của văn hóa Hàn Quốc trên 3 kênh: VTV1, VTV2, VTV3 của đài truyền hình Việt Nam trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình ở nước ta hiện nay; làm rõ nguyên nhân và những ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình đến giới 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành trung ương Đảng (Khóa VIII), (16-07-1998), Nghị quyết Số 03/NQ-TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), (09-06-2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội 3. Bùi Ngọc Anh, (2014), Truyền hình là gì? Những khái niệm về Phim truyền hình. kysaodienanh.com http://kyxaodienanh.com/phim-truyen-hinh-la-gi-nhung-khai-niem-co-ban/ 4. Lê Thanh Bình, (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa – Thông tin. 5. Lê Thanh Bình, (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. C. Mast, (2003). Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản, Nxb Thông Tấn, Hà Nội. 7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 54/2010/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12, Hà Nội. 8. Đoàn Văn Chúc, (1997), Văn hoá học. Nxb Văn hoá Thông tin 9. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 10. Tran Ngoc Thai Duy, (2009). “The Korean Wave - Its rise and power”. http://en.wikipedia.org/wiki/Korean_wave 11.T. H, (2014), VTV và CJ E&M ký kết hợp tác sản xuất phim truyền hình. Vtv.vn. 4.4.2014 13 http://vtv.vn/truyen-hinh/vtv-va-cj-em-ki-ket-hop-tac-san-xuat-phimtruyen-hinh-134476.htm 12.Tuấn Hải, (2014) Tăng cường hợp tác Điện ảnh giữa Việt Nam và Tập đoàn CJ- Hàn Quốc, Báo du lịch.net.vn. 30.7.2014 13. Thanh Hong, (2010). “The Korean Wave in Vietnam”. http://ven.vn/the-korean-wave-in-vietnam_t77c192n16813tn.aspx 14.Phan Thị Thu Hiền, (2008). Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu ở Đông Nam Á. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Korean Studies in Southeast Asia in the New Era of Cultura Interactions”. Strategic Cooperation in Research and Education, KSASA, Bangkok, Thailand. 15. Phan Thị Thu Hiền (2012),"Sự tiếp nhận và ảnh hưởng của Hàn lưu trong giới trẻ Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Understanding Korean cultural wave (hallyu) in Asia” do trường ĐH KHXH và NV TP HCM tổ chức. 16.Đặng Thị Thu Hương, (2010), Một số vấn đề về truyền thông đại chúng trong thời đại Internet. In trong cuốn Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập 7). Nxb ĐHQG HN, 2010, tr.203-229. 17.Đặng Thị Thu Hương, (2013), Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số. In trong cuốn „Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập‟, NXB Thông tin và Truyền thông. 18.Đặng Thị Thu Hương, (2007), Economic Renovation and Changes in Vietnamese journalism after 1986. In trong kỷ yếu Hội thảo quốc tế Media: Politics, Cultures and Futures in the Asia Pacific do Đại học Curtin University, Australia tổ chức 19. Đặng Thị Thu Hương, (2008), Transitional media vs. normative theories: Vietnamese model of journalism in the Age of Globalisation 14 and its effects to the civil society and democracy in Vietnam. In trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế Global Governance and Local Acting do truờng ĐH KHXH và NV HN tổ chức. 20. Đặng Thị Thu Hương, (2009), Ngoại giao văn hoá và truyền thông văn hoá đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (76). 21.Đặng Thị Thu Hương, (2009). Thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Người làm báo, 3.2009. 22. Đặng Thị Thu Hương, (2009), Hallyu and its effect on young Vietnamese. The Korea Herald, 3/6/2009, (Bài: Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam, Đăng trên báo „Người đưa tin Hàn Quốc‟, số ra ngày 3/6/2009). 23. Đỗ Nam Liên, (2005), Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ, Nxb Khoa học xã hội 24.Thu Lượng, (2010), Vũ khí „mềm‟ có sức phá khủng. Tuần Vietnamnet. 8.4.2010. http://www.tuanvietnam.net/2010-04-07-vu-khi-mem-co-suc-cong-phakhung25. Lê Mây, (2012), Truyền hình vẫn nắm ngôi vương, Thời báo kinh tế Việt Nam http://vneconomy.vn/thi-truong/truyen-hinh-van-nam-ngoi-vuong20120912102216270.htm 26.Mai Quỳnh Nam, (2010), Truyền thông đại chúng: tương tác văn hóa. In trong: Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7. NXB ĐHQGHN. 27.Phan Ngọc, (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học. 28.Chi Nguyễn, (2014). VTV và CJ E&M (Hàn Quốc) chính thức ra mắt dự án phim “Tuổi thanh xuân”. Vtv.vn. 8.8.2014 15 http://vtv.vn/truyen-hinh/vtv-va-cj-em-han-quoc-chinh-thuc-ra-mat-duan-phim-tuoi-thanh-xuan-154132.htm 29.Porter, Vincent (1989), “Việc sắp đặt lại của truyền hình: tính đa nguyên, tính hợp pháp và thị trường tự do ở Mỹ, Tây Đức, Pháp và Vương quốc Liên hiệp Anh”, Văn hóa truyền thông và xã hội 11 (1/1989). 30.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, (18-6-2009). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12, Hà Nội. 31.Bùi Hoài Sơn, (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 32.Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB ĐHQG HN. 33.Dương Xuân Sơn, (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 34.Trần Ngọc Tăng, (2001), Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia. 35.Bùi Quang Thắng, (2006), Tác động của những phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - Bộ Văn hóa Thông tin. 36.Nguyễn Xuân Thắng, (2011), Phát triển các sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. In trong Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam xuất bản, số 2 (45) năm 2011. 37.Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), (1999). Cơ sở lý luận báo chí. NXB Văn hóa – Thông tin. 38.Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia 39.Trần Ngọc Thêm, (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan