Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở việt nam...

Tài liệu Lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở việt nam

.PDF
10
96
118

Mô tả:

MỤC LỤC Chương 1. Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. 1.1. Lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.1.1. Lạm phát. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.2. Tăng trưởng kinh tế và các công cụ phản ánh. 1.2.1. Tăng trưởng kinh tế. 1.2.2. Các công cụ phản ánh. 1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chương 2. Thực trạng lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. 2.1.1. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. 2.1.2. Các tác động của lạm phát. 2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tằng trưởng kinh tế. Chương 3. Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Định hướng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. 3.2. Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 3.2.1. Giải pháp tình thế. 3.2.2. Giải pháp chiến lược. 3.2.3. Giải pháp chủ yếu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. 3.3. Lạm phát và vấn đề xử lý lạm phát của một số nước trên thế giới, học tập và áp dụng vào Việt Nam. LỜI NÓI ĐẦU Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế. Lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ và là một đặc diểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời kì kinh tế với các mức tăng trưởng kinh té khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp. Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Việc xác định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế. Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đương nhiên các giải pháp điều hành vĩ mô đưa ra là nhằm nâng cao lạm phát của nền kinh tế nếu như chúng có quan hệ thuận với nhau và do vậy các giải pháp như cung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ… sẽ được xem xét ở mức độ hợp lý. Còn không, các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở thành thứ yếu. Mặc dù vẫn phải duy trì mức độ kiểm soát. Ở nước ta trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không những là một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý nghĩa chính trị. Chương 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế 1.1.Lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát 1.1.1.Lạm phát 1.1.1.1 Khái niệm lạm phát: Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Trong mỗi công trình của mình các nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm về lạm phát. • Theo Các Mác trong bộ tư bản: lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. • Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: lạm phát là biểu thị một sự tăng lên của mức giá chung. Theo ông: “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. • Milton Friedmen thì quan niệm: “ lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ý kiến đó của ông đã được đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes tán thành. 1.1.1.2 Phân loại lạm phát: 1.1.1.2.1 Căn cứ vào mức độ lạm phát: • Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát dưới 10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro. • Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất thông thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. • Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh, tiền lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. 1.1.1.1.2 Căn cứ vào định tính: • Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng: * Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nói chung. * Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra. • Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường: * Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý,người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống,đến kinh tế. * Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút. Trong thực tế lịch sử của lạm phát cho thấy lạm phát ở nước ta đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó phức tạ p và trầm trọng hơn. Và các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau: lạm phát kinh liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm, lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.  1.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát: • Lạm phát khởi thuỷ từ nhiều nguyên nhân khác nhau. .Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ-tín dụng-ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hoặc tăng hoặc giảm tỉ lệ lạm phát. .Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng củamột số đIều kiện khách quan khác như chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tìnhtrạng thất nghiệp, nền sản xuất..Do chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như vậy nên hiện tượng lạm phát diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi trong quá trình tăng trưởng và chống lạm phát có chiến lược đúng đắn để lạm phát luôn nằm trong quỹ đạo mà nền kinh tế có thể kiểm soát được. Lạm phát xuất hiện cũng gây ra nhiều hậu quả đến kinh tế như bất kì một biến cố hại nào khác: nạn thất nghiệp, nạn thiên tai Lạm phát tàn phá kinh tế, nó không những làm suy giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính mà còn tác động trực tiếp đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội và sinh hoạt bình thường của người dân. Bằng chứng là cuộc khủng hoảng ở Đức xảy ra dữ dội vào những năm đầu thế kỷ, ở các nước phát triển những năm 70 và mới đây là ở Nga. Đặc biệt là hậu quả lạm phát rất trầm trọng ở các nước đang phát triển với nền kinh tế chưa đủ sức hạn chế có hiệu quả sự lây lan của lạm phát..Những điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia không chỉ riêng nước ta cần có chính sách chống lạm phát để hạn chế bớt những thiệt hại do hiện tượng này gây ra cho nền kinh tế.Vấn đề đặt ra một cách cấp thiết cần phải giải quyết khi nghiên cứu lạm phát là lý giải xác đáng lạm phát xảy ra và diễn biến như thế nào? và cần có những biện pháp gì để chống lạm phát. Nếu giải quyết tốt vấn đề đó thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc hợp logic để tiến tới thành công trong việc phát triển kinh tế. Ngày nay khi đánh giá trình độ tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia một trong những tiêu chuẩn đầu tiên người ta xét đến đó là tỉ lệ lạm phát như thế nào? Điều đó cũng nói lên một phần mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tăng trưởng. Nếu tỉ lệ lạm phát đang ở mức thấp hoặc vừa phải điều đó chứng tỏ nền kinh tế nước đó có sức mạnh điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả đã và đang tạo cơ hội thuận lợi để tăng trưởng. Xung quanh lạm phát có rất nhiều nảy sinh như cách phòng và chữa căn bệnh lạm phát như thế nào? Nguyên nhân gây ra lạm phát và có nên duy trì tỉ lệ lạm phát thấp hay chấm dứt lạm phát. Từ đó gây ra nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận không chỉ giữa các nhà kinh tế mà còn xảy ra với các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế. Hiểu lạm phát như thế nào? Có một câu hỏi nhưng rất nhiề câu trả lời, tuy nhiên người ta vẫn thường công nhận lạm phát là sự tăng lên của giá cả trung bình trong một thời kỳ “Sự tăng lên của giá” do có nhiều nguyên nhân hoặc do các yếu tố chủ quan của các cấp quản lý kinh tế hoặc do những đIều kiện chính trị, xã hội, thiên tai..gây ra. Có thể giải thích quy về những cách đây: 1.Theo thuyết tiền tệ lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền. 2.Theo trường phái Keynes lạm phát có thể xảy ra là do dư cầu về hàng hoá trong nền kinh tế. 3.Theo thuyết chi phí đẩy lạm phát xảy ra do tăng chi phí sản xuất.Tuy nhiên đây cũng chỉ là những luận điểm lý thuyết mang tính tương đối còn trong thực tế lạm phát xảy ra thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố ở những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. 1.2.Tăng trưởng kinh tế và các công cụ phản ánh 1.2.1.Tăng trưởng kinh tế: • - Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc bằng số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) – đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc kỳ gốc. Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau: Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài. Phát triển có hiệu quả thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản cao và ổn định. Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phù hợp, và đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao. Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong mỗi thời kỳ; Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao; Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội; Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.2.Các công cụ phản ánh • • Để phản ánh tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP – một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế. Để phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế, người ta thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế có tên là: “mô hình solow “. Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng. Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc nào cũng dương mà trong thời kì khủng hoảng, nền kinh tế suy thoái thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm. 1.3.Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế trong nền kinh tế. Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau. Trong thực tế, không một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng không tránh khỏi lạm phát. Bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng đã trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau. Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả hàng hoá chung tăng lên mà tiền lương danh nghĩa của các công nhân không tăng do đó tiền lương thực tế của họ sẽ giảm đi. Để tồn tại các công nhân sẽ tổ chức đấu tranh, bãi công đòi tăng lương và cho sản xuất trì trệ, đình đốn khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Khi nền kinh tế găp khó khăn, suy thoái sẽ làm thâm hụt ngân sách và đó là điều kiện, nguyênnhân gây ra lạm phát. Khi lạm phát tăng cao gây ra siêu lạm phát làm đồng nội tệ rất nhanh, khi đó người dân sẽ ồ ạt bán nội tệ để mua ngoại tệ. Tệ nạn tham nhũng tăng cao, nạn buôn lậu phát triển mạnh, tình trạng đầu cơ trái phép tăng nhanh, trốn thuế và thuế không thu được đã gây ra tình trạng nguồn thu của nhà nước bị tổn hại nặng nề càng làm cho thâm hụt ngân sách trầm trọng dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao. Chương 2: Thực trạng lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay 2.1.Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua 2.1.1.Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở VN 2.1.1.1Thời kỳ 1987-1997: Bảng chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ năm 1987-1997 Năm 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Lạm 3.64 5.98 4.69 5.10 5.96 8.65 8.07 8.84 9.56 9.34 8.80 Phát Tăng 223.1 393.8 34.7 67.1 67.5 17.5 5.2 14.4 12.7 4.5 3.5 trưởn g Nguồn ADB Phần trước, chúng ta đã đề cập đến nguyên nhân lạm phát nói chung, phần này ta xét đến nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam ở thời điểm cụ thể. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam có nhiều. - Thứ nhất: lạm phát nảy sinh từ trong chính các thể chế kinh tế quan liêu bao cấp, đóng cửa…, hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển các ngành có chi phí cao, tách rời cầu thị trường, cô lập với thế giới bên ngoài dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu, thu với chi ngân sách thể hiện nền kinh tế kém hiệu quả, các xí nghiệp làm ăn thua lỗ…Đó là những nguyên nhân dẫn đến lạm phát phi mã. - Thứ hai : do sự điều hành sai lầm của bộ máy nhà nước, như xác định cơ cấu không xuất phát từ hiệu quả. Sự đổi tiền và tăng giá năm 1985 là chính sách phá giá đồng tiền, làm giảm niềm tin của dân vào đồng tiền của nhà nước, chính sách lãi xuất thấp so với mức trượt giá làm cho người dân không muốn gửi tiết kiệm. Sự mất cân đối tài chính gây lạm phát qua kênh tín dụng, ngân hàng nhà nước luôn phải phát hành tiền để cân đối các nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các nghành kinh tế và xây dựng cơ bản ngày càng tăng. Nhà nước lại không chủ động trong việc cân bằng cung cầu hàng hoá, gây ra sự rối loạn trên thị trường, giá cả thay đổi một cách bất hợp lý so với giá quốc tế. Mặt hàng giá cả bị nhích lên do cơn sốt xi măng, thép, xăng dầu và ngoại tệ. - Thứ ba: cho đến nay, xương sống của nền kinh tế Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp. những doanh nghiệp này đóng góp 37% vào ngân sách nhà nước. Việc làm ăn của nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng năm nhà nước phải bù lỗ, bù giá qua lớn chiếm gần 40% tổng số thu chi cho ngân sách. - Thứ tư: môi trường đầu tư chậm cải tiến, tích luỹ ở trong nước còn ở mức thấp. Đầu tư nhũng công trình có vốn lớn, thời gian thi công kéo dài qua sức chịu đựng của nền kinh té trong khi đó nguồn thu hạn hẹp, thất thu lớn. Tình hình đó làm cho nguồn tài chính quốc gia bị thâm hụt, không còn cách nào khác nhà nước buộc phải in tiền giấy bù đắp và đã gây ra lạm phát. - Thứ năm: nguyên nhân từ cơ chế kinh tế độc quyền, cơ chế quan liêu bao cấp nặng nề. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế. Các quan hệ tiền tệ không phát huy một cách đầy đủ tác dụng kích thích, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với những yếu kém của nền kinh tế, chúng ta còn đứng trước tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang lan rộng trong khu vực. 2.1.1.2 Thời kỳ 1998-2008: Bảng chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ năm 1998-2008: Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lạm 5.8 4.8 6.8 6.8 7.0 7.3 7.6 8.5 8.17 8.5 6.36 phát Tăng trưởng 9.2 4.2 -1.6 -0.4 4.0 4.3 7.8 8.4 6.6 8.8 19.89 Nguồn ADB Thời kỳ 1999-2002: là thời kỳ lạm phát ở mức rất thấp thậm chí là thiểu phát. Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng cũng rất thấp. Năm 1998-1999 tốc độ tăng trưởng giảm xuống mức dưới 6% là mức đáng lo ngại đối với một nền kinh tế có tốc độ tăng dân số 2% một năm, tỷ lệ tăng năng suất lao động 57% và tỷ lệ thất nghiệp là 7%. Nguyên nhân chủ yếu của thời kỳ này là do chính sách thắt chặt tiền tệ và cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Từ năm 2004 lạm phát đột ngột tăng tốc. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 9.5%(2004); 8.4%(2005);6.6%(2006). Để tránh tác động của khủng hoảng Việt Nam đã thực hiện chính sách kích cầu đi liền với việc gia tăng tín dụng và cuối cùng là in tiền. Do vậy đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đến mức báo động giá vào năm 2003 và tăng trên 10% vào năm 2004. Ngoài ra, những nguyên nhân gây ra lạm phát ở VN không nằm ngoài khuôn khổ lý thuyết. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở VN thời gian qua được cho là do cung tiền và do chi phí đẩy. a)Lạm phát do chi phí đẩy Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy đối với lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua. Với một nền kinh tế khá mở, kim ngạch nhập khẩu lên đến 90% GDP (2008), sự biến động của giá cả trên thế giới tác động ngay đến giá cả trong nước. Năm 2007 và nửa đầu năm 2008, giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới biến động mạnh, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. Sự tăng giá của hầu hết các hàng hóa trong nước góp phần làm cho lạm phát ở Việt Nam bùng phát.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan