Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lâm nghiệp.bcdocx

.DOCX
18
300
101

Mô tả:

báo cáo thực tế U Minh Thượng
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................2 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................4 2.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG........................4 2.1.2 Tọa độ địa lý.............................................................................................4 2.1.3 Phạm vi ranh giới......................................................................................4 2.2 Hiện trạng các phân khu và chức năng của các phân khu..............................4 2.2.1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt...................................................................4 2.2.2 Phân khu phục hồi HST tự nhiên..............................................................6 2.2.3 Phân khu dịch vụ hành chính, và phục vụ du lịch....................................6 2.3. KỸ THUẬT TRỒNG.....................................................................................6 2.3.1 Điều khoản chung.....................................................................................6 2.3.2 Điều kiện trồng.........................................................................................6 2.3.2.1 Điều kiện khí hậu...................................................................................7 2.3.3 Kỹ thuật tạo cây con.................................................................................7 2.3.4 Kỹ thuật trồng rừng...................................................................................8 2.3.5. Chăm sóc và nghiệm thu rừng Tràm.....................................................10 2.4 PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ RỪNG..............................................................11 2.5. Giá Trị Kinh Tế............................................................................................12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............13 3.1 Phương tiện....................................................................................................13 3.2 Phương pháp..................................................................................................13 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................16 4.1. KỸ THUẬT SỬ LÝ THỰC BÌ VÀ LÀM ĐẤT..........................................16 4.2. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC......................................................16 4.2.1. Mùa gieo trồng.......................................................................................16 4.2.2. Kỹ thuật chọn cây con...........................................................................16 1 4.2.3. Mật độ trồng...........................................................................................17 4.2.4. Kỹ thuật trồng........................................................................................17 4.2.5. Kỹ thuật chăm sóc..................................................................................17 4.3 Biện pháp bảo vệ cây con..............................................................................17 4.4. Phòng chống cháy rừng................................................................................17 4.5 Kinh tế rừng tràm..........................................................................................18 4.5.1 Du lịch.....................................................................................................18 4.5.2. Mật ong rừng..........................................................................................24 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................25 5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................25 5.2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................27 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái đất ngập nước VQG U Minh Thượng là HST trên đất than bùn trên nền phù sa còn sót lại trong vùng ĐBSCL có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Diện tích quản lý của Vườn là 8.154 ha với vùng lõi có diện tích là 8.038 ha, hệ thực vật hơn 250 loài và hệ động vật 471 loài, 12 loài chim cótầm quan trọng phạm vi trong nước và Quốc tế. Vì vậy, Chính phủ quyết định chuyển hạng khu rừng đặc dụng U Minh Thượng thành VQG U Minh Thượng vào tháng 01 năm 2002, đến tháng 08/2003 mới có quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thành lập VQG thuộc tỉnh quản lý. Năm 2006, được công nhận là một trong ba khu vực trọng yếu Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Năm 2012, là vườn quốc gia thứ 5 của Việt Nam được công nhận là Vườn di sản ASEAN, đặc biệt là Vườn di sản ASEAN đầu trên đất than bun trong khu vực. Và mới đây vào 2015 VQG U Minh Thượng được công nhận là khu Ramsar thứ 2.228 của thế giới và thứ 8 của Việt Nam. Là một loại rừng đặc dụng nguyên sinh hình thành sau chuỗi diễn thế rừng sát. Bởi đặc điểm rừng U Minh Thượng là rừng tràm trong HST đất ngập nước theo mùa trên đất than bùn, nên khi thời tiết chuyển sang mùa khô thì các vật liệu cháy dưới tán rừng trở nên khô kiệt khắc nghiệt là tiềm ẩn cháy rừng hàng năm. Từ sau năm 1975 do sức ép của dân số và cộng đồng vùng đệm đã tác động đến đặc tính nguyên sinh và hàng năm đều có xảy ra cháy rừng. Do đó, việc quản lý HST đất ngập nước và quản lý lửa rừng ở U Minh Thượng là một yêu cầu đặt ra cấp bách cho địa phương và trung ương. Trọng tâm đặt ra trước mắt và lâu dài là phòng cháy và chữa cháy rừng có hiệu quả đối với loại rừng ngập nước này thì mới bảo vệ được HST đất ngập nước tại Vườn. Đã có nhiều giải pháp thử nghiệm trong thực tiến nhưng không có hiệu quả và làm cho rừng cháy đi cháy lại nhiều lần, lần cháy lớn nhất là năm 2002 làm tác động đến toàn bộ HST nguyên sinh. Qua nghiên cứu các giải pháp tổng hợp thì giải pháp điều tiết thủy văn để quản lý HST đất ngập nước và quản lý lửa rừng là giải pháp có hiệu quả nhất cả về lý luận lẫn thực tiễn quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề đặt ra là sử dụng thủy văn bao nhiêu là vừa để đảm bảo hai mục đích là phòng chống cháy rừng và HST vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. 3 Bằng phương pháp tính toán sử dụng nước tự nhiên tạo độ ẩm tối đa cho rừng trong mùa khô là yếu tố quyết định đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Để thực hiện mục tiêu trên việc khai thác tối đa tiềm năng thủy văn mang lại lợi ích kinh tế vừa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về PCCR và đảm bảo cho HST phát triển ở VQG U Minh Thượng. Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Kiên Giang được UNESCO chính thức công nhận năm 2007 với diện tích qui hoạch là 1.118.105 ha. Đây là Khu DTSQ thứ năm của Việt Nam và là khu DTSQ lớn nhất khu vực đông Nam Á. Khu DTSQ Kiên Giang được đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái và sinh cảnh độc đáo. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, khu DTSQ Kiên Giang gồm 22 dạng sinh cảnh thuộc 6 hệ sinh thái khác nhau phân bố ở trên cạn, vùng đất ngập nước và đại dương. Khu dự trữ sinh quyển đang đóng vai trò to lớn trong việc lồng ghép bảo tồn và phát triển nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và các giá trị đa dạng sinh học phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bài viết này giới thiệu khái quát một số giá trị ĐDSH ở khu DTSQ Kiên Giang, thách thức và các giải pháp quản lý bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên trong khu DTSQ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Sự đa dạng sinh học của VQG U Minh Thượng 4 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. 2.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG 2.1.1 Vị trí, phạm vi, ranh giới VQG U Minh Thượng nằm trên địa bàn hành chính của xã An Minh Bắc (huyện An Minh) và Minh Thuận (huyện Vĩnh Thuận). 2.1.2 Tọa độ địa lý: Từ 9031’16” đến 9039’45” Vĩ độ Bắc. Từ 105003’6” đến 105007’59” Kinh độ Đông. 2.1.3 Phạm vi ranh giới VQG U Minh Thượng là phần trung tâm của vùng U Minh Thượng (Còn gọi là Vùng lõi). Diện tích của Vườn theo Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ là 8.038 ha gồm các tiểu khu: 46A, 46B, 47, 48, 49,50, 58,59, 60. Hình 2.1. Vị trí VQG U Minh Thượng. 2.2 Hiện trạng các phân khu và chức năng của các phân khu. 2.2.1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Gồm các tiểu khu 46a, 46b, 47, 57, và 48, tổng diện tích là 3.551 ha. Đây là những vùng quan trọng của VQG với các chức năng chính là: Bảo vệ và tái tạo những cảnh quan tiêu biểu của HST rừng tràm và các sinh cảnh tự nhiên của vùng đồng bằng ngập lũ. Bảo tồn các quần xã thực vật, bảo vệ khu làm tổ, cư trú và nơi kiếm ăn của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước. Tạo nơi cư trú thích hợp cho các loài thủy sản và cung cấp nguồn giống thủy sản tự nhiên cho những; Cung cấp địa bàn du lịch sinh thái giáo dục bảo vệ môi 5 trường. 6 2.2.2 Phân khu phục hồi HST tự nhiên Gồm các tiểu khu 49, 50, 58, 59 và 60. Tổng diện tích các tiểu khu này là 4487 ha. Đây là vùng nằm trong đê bao than bùn có phần quan trọng nhất của VQG đã bị cháy trong giai đoạn vừa qua, và có hai vùng trũng nằm ngoài đê bao than bùn thuộc tiểu khu 58 và tiểu khu 60. Chức năng và nhiệm vụ chính của vùng này hiện nay là: Phục hồi và tái tạo HST rừng trên đất than bùn đã bị cháy để dần dân phục hồi trạng thái tự nhiên của khu rừng. 2.2.3 Phân khu dịch vụ hành chính, và phục vụ du lịch Phân khu hành chính dịch vụ 101 ha nằm tiếp giáp với đê bao trong có ranh giới như sau: Phía Bắc tiếp giáp khu đất dân cư và đê bao ngoài. Phía Nam giới hạn bởi đê bao trong vào vùng lõi. Phía Tây giới hạn bởi kênh và đường nhựa rộng 3,5 m. Phía Đông giới hạn bởi kênh 3. Trong phân khu này sẽ xây dựng các công trình phục vụ quản lý, điều hành, di tích lịch sử và các công trình phục vụ du lịch sinh thái và di tích lịch sử.. 2.4 PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ RỪNG Xây dựng cơ chế tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, Ngành, UBND các cấp (huyện, xã) và các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, đối với việc quản lý các loại tài nguyên của VQG. hiện các kế hoạch tăng cường năng lực cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện và cấp xã để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng ở địa phương được xây dựng và thực thi. Nâng cao kiến thức và năng lực quản lý ĐDSH của Ban quản lý VQG. Đào tạo về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, đánh giá tác động môi trường, sử dụng thiết bị hiện trường cho các chuyên viên kỹ thuật viên làm công tác bảo tồn. Đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và giám sát đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động du lịch. Biên soạn và phát hành các tài liệu tập huấn và tham khảo phục vụ cho các nhà quản lý, cán bộ làm công tác bảo tồn và du lịch sinh thái. Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH của VQG. Xây dựng chương trình giáo dục truyền thông môi trường để nâng cao nhận thức về ĐDSH ở các khu rừng đặc dụng thông qua các phương tiện thông tin đại 7 chúng thích hợp với từng nhóm đối tượng. Hàng năm tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã và các cộng đồng về HST đất ngập nước. Đào tạo, thiết lập đội ngũ cán bộ tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH là các cán bộ của các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, giáo viên các cấp, các cán bộ nòng cốt ở các cộng đồng. Chống cháy bảo vệ rừng Tràm trong mùa khô Mùa cháy rừng Tràm bắt đầu từ giữa mùa khô (tháng 2) đến hết mùa khô. Thời gian nguy hiểm dễ cháy rừng nhất là vào cuối mùa khô, từ tháng 3-4. Trong thời gian này cần quản lý chặt chẽ những người dùng lửa vào rừng Tràm để lấy mật ong, hoặc đốt cỏ để săn bắt rắn, trăn, rùa…. Thiết kế một số kênh mương, bờ bao, các cửa cống lấy nước và tháo nước. Để giữu độ ẩm cho đất và thảm mục dưới rừng Tràm trong mùa khô, nhằm hạn chế sự bắt lửa, giữ nước ém phèn và có để nước để dễ dàng dập tắt các đám cháy mới phát sinh trong rừng Tràm. Nhưng không nên để đất dưới rừng Tràm quanh năm ngập nước. 2.5. Giá Trị Kinh Tế Khai thác mặt ong rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao (giá bán trung bình mặt ong nguyên chất khoảng 150000đ/l). Phát triển du lịch sinh thái đang được chú trọng phát triển không chỉ góp phần tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần tích cực trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. Không chỉ thế rừng U Minh còn chứa một trữ lượng lớn đất than bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao có tiềm năng khai thác 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện - Bản đồ vùng nghiên cứu Để cụ thể hóa được đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng nhiều loại bản đồ về Vườn Quốc gia U Minh Thượng, trong số đó có bản đồ vùng đệm VQG U Minh Thượng và bản đồ vùng lõi VQG U Minh Thượng. -Phương tiện đi chủ yếu xe du lịch -Đường đi, thì VQG U Minh Thượng thuộc 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. -Cách thức liên hệ để biết cũng như là tiềm hiểu sâu về Vườn Quốc gia U Minh Thượng thông qua phía cục kiểm lâm rừng U Minh Thượng. 3.2 Phương pháp Thu thập các nguồn thông tin từ các nguồn như: sách tham khảo, các trang mạng, truyền hình, báo chí,....sau đó tích hợp lại các thông tin để tến hành cho việc nghiên cứu. Tiếp theo là phương pháp khảo sát thực địa, sau những thông tin đã tìm hiểu về VQG U Minh Thượng thì chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế để quan sát, kiểm chứng về VQG U Minh Thượng và sau đó thu thập thêm những thông tin về VQG U Minh Thượng từ phía ban quản lí VQG và cũng như những người dân xung quanh đó. Kèm theo đó là chúng tôi đã sử dụng nhiều loại bản đồ có liên quan đến VQG để nắm rõ về địa hình cũng như sự đa dạng sinh thái ở đây 9 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Sự đa dạng sinh học 4.1.1. Độ đa dạng về động thực vật 4.5 Kinh tế rừng tràm 4.5.1 Du lịch Vườn Quốc gia U minh Thượng là điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn của không chỉ của Kiên Giang mà còn của khu vực Miền Tây Nam Bộ. Với hệ thống sinh thái độc đáo U Minh Thượng còn được xem kiểu rừng đặc thù xếp vào loại quý hiếm của thế giới. Nằm trên địa phận tỉnh Kiên Giang , U Minh thượng có diện tích 21.107 ha, trong đó Vùng lõi chiếm 8.038ha còn vùng đệm là 13.069ha. Ở đây chủ yếu là những khu rừng nguyên sinh với kiểu rừng sinh bên trong rừng là nơi bảo tồn các hệ động thực vật đa dạng với và quý hiếm Hệ thống thực vật Bao gồm: rừng tràm bản địa, 243 loại thực vật có mạch bậc cao trong đó có nhiều cây thân cao, to như: Dấu, Gáo Trâm , Bùi… 10 Rừng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim nước, các loại thủy sản cũng như các loại động vật hoang dã. Theo thống kê có 158 loài chim thuộc 39 họ , 24 loài thú thuộc 10 họ, 7. Trong đó có 10 loại thú thuộc loại quý, hiếm được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới như ráy cá long mũi, mèo cá, Bồ nông chân xám, tê tê… Những cánh rừng cánh rừng nguyên sinh kỳ bí cùng với hệ động thực vật phong phú chính là điểm thu hút nhất đối với khách du lịch đặc biệt là những du khách thích trải nghiệm những chuyến du lịch đồng quê. 11 Trên chiếc xuồng máy rẽ sóng nước đưa bạn đi sâu vào trong khu rừng. Càng tiến sâu vào bên trong lại càng có nhiều bất ngờ thú vị khiến bạn không khỏi ngạc nhiên thích thú. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng nhỏ bé trước một không gian rộng lớn xung quanh là rừng lau sậy ngút ngàn, những rừng tràm thẳng tắp, đâu đó là tiếng vỗ cánh bay vào không trung của một chú chim giật mình vì tiếng xuồng máy, tiếng gió rì rào qua những tán cây, hay tiếng vo ve của những đàn ong rừng đang đi kiếm mật , tất cả trở nên sống động khác với vẻ u tịch khi nhìn từ bên ngoài. Điểm dừng chân đầu tiên chính là Hồ Hoa Mai. Sau chuyến hành trình du ngoạn trong khu rừng bạn có thể nghỉ ngơi tại trong một chiếc chòi canh lửa ngay sát hồ, vừa nghỉ ngơi, vừa chiêm ngưỡng bức khung cảnh tuyệt đẹp ngày trước mắt mình, xa xa là rừng tràm thấp thoáng những cánh chim bay vút lên bầu trời. 12 Hồ Hoa mai một địa điểm ưa thích của các tín đồ câu cá. Vì ở đây khu câu cá phục vụ nhu cầu giải trí của du khách. Chỉ mất khoảng 40.000đồng/vé/người/ngày cộng với 30.000 đồng thuê một chiếc xuồng 3 lá là bạn có thể thỏa thích câu cá, với số lượng cá không giới hạn nếu bạn câu thủ công. Nếu may mắn bạn có thể câu được những con cá lóc to bằng bắp chân, nặng từ 3-4kg. 13 Đến khi cá đã đầy giỏ là lúc bạn có thể hưởng thành quả của mình rồi đấy. Bạn có thể đặt chế biến ngay tại chỗ, bảo đảm đủ loại rau đồng như rau choại, lá mỏ quạ, bồn bồn tươi… giúp bạn cảm nhận thêm được nét dân dã cũngnhư hương vị của đặc sản cá rừng U Minh Thượng. Tất nhiên khi đến đây bạn cũng không thể bỏ qua những món ăn những món ăn dân dã nức tiếng của vùng sông nước này như món cá lóc nướng trui cuốn rau sống, bánh tráng chấm với nước mắm me, món cá rô đồng nướng lụi, cá thác lác chế biến 5 món…để hương vị thêm đậm đà không thể thiếu được rượu đế miền Tây Nam Bộ. 4.5.2. Mật ong rừng Khai thác mật ong có giá trị kinh tế cao 4.5.3. Than bùn Rừng tràm U Minh nói chung và U Minh Thượng nói riên chứa một trữ lượng lớn than bùn đang trong quá trình thăm dò có tìm năng khai thác. 14 15 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN U Minh Thượng là một trong những Vườn quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Vì nơi đây còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, những cư dân vùng đệm vườn Quốc gia còn có những nét sinh hoạt, văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa của cư dân Tuy nhiên, áp lực của cộng đồng nghèo sống trong xung quanh vườn Quốc gia U Minh Thượng và sự phụ thuộc của cộng đồng, nhất là người nghèo lên tài nguyên thiên nhiên đất ngập nước bên trong còn khá cao. Chế độ bảo vệ nghiêm ngặt trong nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột gay gắt giữa vườn quốc gia và cộng đồng và cũng đã không ngăn cản được sự xâm nhập vào bên trong để khai thác tài nguyên, dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên (cá, củi, cỏ). Để phát triển du lịch sinh thái sao cho vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng, đóng góp cho bảo tồn mà không gây tác hại lên hệ sinh thái. Sự xâm lấn của các loài ngoại lai xâm hại. Hiện nay, vườn quốc gia U Minh Thượng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của cây mai dương (Mimosa pigra), một loài thực vật được IUCN xếp trong 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Nếu không kiểm soát được, trong vòng 10-15 năm nữa, toàn bộ vườn quốc gia sẽ bị loài này xâm lấn thành loài độc tôn. Sự đa dạng sinh học sẽ mất đi hoàn toàn. Vườn quốc gia U Minh Thượng đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương. 5.2. KIẾN NGHỊ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân địa phương về tầm quan trọng của vườn Quốc gia U Minh Thượng để mọi người cùng chung tay bảo vệ và phát triển. Cần có biện pháp quản lý, đề ra những quy định và giám sát việc thực hiện những quy định đối với du khách về bảo vệ môi trường tại VQG. 16 Trang bị thêm nhiều phương tiện hiện đại nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có cháy xảy ra. Trước đó cần xem phòng cháy là công tác ưu tiên hàng đầu và thực hiện một cách nghiêm túc nhất. Xây dựng kế hoạch, bảo tồn kết hợp với những hộ dân sống xung quanh vườn. Có nhiều chính sách vận động vốn từ các nơi, để tăng cường các hoạt động bảo tồn. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Huy Bá.& Thái Lê Nguyên. (2006). Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Phạm Trung Lương., Hoàng Hoa Quân., Nguyễn Ngọc Khánh., Nguyễn Văn Lanh.,& Đỗ Quốc Thông. (2002). Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Hoàng Đạo Bảo Càm (2006). Báo cáo định hướng phát triển du lịch sinh thái góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Tràm Chim và khu bảo tồn Láng Sen. Hà Nội: Viện Môi trường và Phát triển bền vững. IUCN tại Việt Nam (2008). Hướng dẫn quản lí khu bảo tồn thiên nhiên (Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế). Hà Nội: Cơ quan xuất bản IUCN Việt Nam. . 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng