Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lai tan ho chi minh

.PDF
4
142
55

Mô tả:

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI LAI TÂN – HỒ CHÍ MINH Giới thiệu bài Cách 1: Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi Nhật kí trong tù ra đời, nhưng ngày nay đọc lại, chúng ta vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước giá trị vượt thời gian của nó. Đúng như nhà thơ Hoàng Trung Thông từng viết: Con đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình (Đọc thơ Bác) Ở các lớp dưới, các em đã được học các bài Vọng nguyệt (ngắm trăng); Tẩu lộ (Đi đường); và giờ học trước là Mộ (Chiều tối) và phần nào đã cảm nhận được cái tình bát ngát mênh mông đó của Bác. Giờ học ngày hôm nay, chúng ta cùng đến với bài thơ Lai Tân để thấy một nét đẹp khác nữa trong con người Hồ Chí Minh, đó là chất thép, chất trí tuệ trong một đòn đánh quan tham giữa ngục tù… MOON.V N Cách 2: - Bị bắt ở thị trấn Thiên Bảo, sau đó Bác bị đưa trở lại giam Tĩnh Tây, đúng 10-10, Quốc khánh Trung Hoa dân quốc, lại bị giải đến Thiên Bảo. Trước đó là bài Đi đường, sau đó là Đêm ngủ ở Long Tuyền: Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân, đêm gà năm vị lại thường ăn, thừa cơ muỗi rệp xông vào đánh, mừng sáng nghe oanh hót xóm gần. Đến Thiên Bảo: 53 cây số một ngày…hố xí đợi ngày mai. Cay đắng uất ức như thế, bài thơ như Chiều tối vẫn ra đời…NKTT quả là một câu chuyện kì lạ. - Nhưng không chỉ là lạ trong bức chân dung tự họa qua những trang Nhật kí tâm tình mang bút pháp hướng nội, Nhật kí trong tù còn lạ ở những trang Nhật kí thế sự mà chỉ bằng vài nét biếm họa thần tình mang bút pháp hướng ngoại, tác giả đã lột tả được cả bộ mặt xã hội đen tối thời kì Tưởng Giới Thạch mà bề ngoài là bốn phương phẳng lặng mà kì thực là đủ bão giông sấm chớp đùng đùng bên trong. Hãy cùng đến với bài thơ tứ tuyệt được viết bằng bút pháp châm biếm đặc sắc- Bài thơ Lai Tân. II. Bài thơ Lai Tân 1. Xuất xứ, vị trí của bài thơ: Bài 97 của NKTT (Tính cả bài đề từ? Mai) Trước đó, bài 94: Đến nhà lao Thiên Giang: 1-12; Bài 95: Đáp xe lửa đi Lai Tân; Cuốc bộ mấy mươi ngày vất vả, Hôm nay được bước lên xe hỏa. Dù rằng chỉ ngồi trên đống than, Sang gấp mấy lần khi cuốc bộ. Bài 96: Một người tù liều mạng nhảy xuống xe trốn, chạy chừng nửa dặm, lại bị bắt lôi về. Bài 97: Lai Tân (Nam Trân dịch). Bài 98: Đến Liễu Châu 9-12. Bác đã ở tù được hơn 100 ngày. Nhan đề các bài thơ là tên các xà lim, các nhà tù, chứ không phải cảnh trí thiên nhiên thơ mộng. http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI 2. Hoàn cảnh ra đời: Tháng 12 năm 1942 (Cuối năm 1942). Lúc này, phát xít Nhật đang xâm lược Trung Quốc, từ đầu năm 1940 đã chiếm 15 thành phố của 533 huyện, trong đó có nhiều vùng thuộc Quảng Tây. Nhưng Lai Tân có vẻ vẫn là một địa phương yên bình! 3. Bố cục - Ba dòng thơ đầu: Bức tranh nhà tù. - Dòng thơ cuối cùng: Thái độ của tác giả. 4. Đọc hiểu văn bản 4.1. Bức tranh nhà tù (Ba dòng thơ đầu) - Bút pháp tự sự thuật, kể về ba nhân vật với ba sự việc mà tác giả tai nghe mắt thấy “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc- “Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ” Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh- Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền Chong đèn huyện trưởng làm công việc- “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự” - Những dòng thơ điềm tĩnh tưởng như đơn thuần chỉ là tự sự, với kiểu cấu trúc câu lặp lại: Chủ ngữvị ngữ- Mỗi người một việc, thật là ổn định trật tự với quy củ nề nếp được phân nhiệm rõ ràng. Guồng máy hành chính huyện Lai Tân từ xưa đến nay vẫn quay đều quay đều, như một bộ phim quay chậm, lặng lẽ như một màn kịch câm. Có gì đâu mà rộn? Hãy để ý nhìn kĩ xem từng việc. + Ban trưởng (quan lại coi tù ở trong nhà tù- chức danh trong ngạch trại giam): Đánh bạc! Không phải đánh ngẫu hứng cho vui, mà đánh ngày ngày, thường xuyên, liên tục, ngày nào cũng vậy! Đây là một chuyện lạ bởi trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ đánh bạc là trọng tội. Hồ Chí Minh đã từng viết về chuyện đánh bạc này trong “Nhật ký trong tù”: “đánh bạc ở ngoài quan bắt tội” (Đánh bạc); “Một người tù cờ bạc vừa chết” vì phạm tội đánh bạc bị tra tấn hành hạ dã man “Thân anh da bọc lấy xương, khổ đau đói rét hết phương sống rồi, hôm qua còn ngủ bên tôi, hôm nay anh đã về nơi suối vàng”. Thế mà ban trưởng lại chuyên đánh bạc- Người có trách nhiệm thi hành pháp luật lại có hành vi phạm tội trắng trợn nhất. + Cảnh trưởng: (cảnh sát trưởng thi hành pháp luật) tham lam ăn tiền của phạm nhân. “Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền”. Tham thôn: tham lam, nuốt chửng: kiếm ăn quanh- nhẹ quá! Lần tiền vào những người trót sa chân vào trại giam, những kẻ cùng đường, cặn đáy của xã hội, bòn rút những đồng cuối cùng của họ. Xót xa thay, những người chịu trách nhiệm thực thi pháp luật lại vi phạm luật pháp một cách trắng trợn nhất! Trong “Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh đã có nhiều bài thơ ghi lại bộ mặt xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Một cảnh nổi bật của bọn quan lại thời bấy giờ là nạn ăn hối lộ. Chúng đặt ra đủ cách đủ điều để bóc lột tù nhân. Lệ thường tù mới đến/ Phải ngủ cạnh cầu tiêu/ Muốn ngủ cho ngon giấc/ Anh phải trả tiền nhiều. (Lữ quán)- Bài số 77. 65: Cấm hút thuốc: Hút thuốc nơi này cấm gắt gao/ Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao. Nó thì kéo tẩu tha hồ hút/ Anh hút còng đây ghé tay vào; “vào nhà lao phải trả tiền đèn, tiền Quảng Tây vừa đúng sáu nguyên” nếu không thì “mỗi bước anh đi mỗi bước phiền”. Nhưng là cảnh sát trưởng mà còn trấn lột bòn mót của tù nhân từng đồng là hành động bẩn thỉu, thật đúng là chó cắn áo rách. - Với hai câu thơ trên, tác giả đã lôi ra hai nhân vật quan lại trong và ngoài tù để chỉ mặt vạch tên những kẻ chà đạp lên pháp luật. Qua đó, nhà thơ đã khái quát hóa cái đại loạn của nhà tù và xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. - Sau khi đưa ra ánh sáng đám quan chức làm bậy ở ngoài xã hội, nhà thơ đi đến việc giới thiệu hình ảnh quan chức đứng đầu huyện Lai Tân. Huyện trưởng nhìn qua thì cũng rất nghiêm túc, trách nhiệm. MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI “Chong đèn huyện trưởng làm công việc- “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự” Tên huyện trưởng được tác giả giới thiệu là đang làm việc công “biện công sự” và làm rất cần mẫn. Làm cả ngày cả đêm đến lúc phải chong đèn để làm công việc. Thế mà ban trưởng cảnh trưởng làm loạn mà huyện trưởng vẫn không hề biết. - Huyện trưởng chong bàn đèn làm công việc- Nhóm dịch giả NKTT lần thứ nhất không lí giải được, đành hỏi đại sứ quán Trung Quốc, được tùy viên văn hóa Đại sứ trả lời là quan lại thời đó không làm gì cả, chỉ hút thuốc phiện. Không yên tâm, trong công văn của Viện Văn học ngày 4-2-1960, Viện trưởng Đặng Thai Mai xin ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác đã dùng bút chì xanh đỏ gạch ba chữ: hút thuốc phiện và thay bằng hai chữ “Làm việc” (Văn nghệ số 46 ngày 18 tháng 11 năm 2006) (Dẫn theo Trần Duy Thanh- Cảm thụ tác phẩm Văn học Việt Nam, Thơ Kịch Chương trình 11-12 NXB ĐH Quốc gia HN 2014, trang 64). Như vậy, theo logic thì ở đây có sự mâu thuẫn: thần thiêng nhờ bộ hạ, thượng bất chính, hạ tất loạn. Hắn ta làm quan mà để cho thuộc hạ dưới quyền ngang nhiên vi phạm pháp luật trắng trợn, như vậy, cái sự làm công việc- việc công của hắn ta càng tố cáo thái độ vô trách nhiệm, có mắt như mù, hoặc cố tình mù, nhắm mắt làm ngơ để bảo kê cho đàn em ngang nhiên phạm luật ngay trước mũi ngài. Hành vi mang tính nghịch lí của hai viên chức cấp thấp đã góp phần làm sáng tỏ hành động của viên chức cấp cao: bề ngoài, hắn tỏ ra mẫn cán, chuyên tâm, đêm đêm thao thức duyệt công văn, nhưng thực chất, hắn làm gì thì không ai biết!: Quan liêu? Bảo kê? Mẫn cán? Cách nói mỉa mai chua chát? Nơi vùng sáng đôi khi lại là nơi tối nhất. Bóng tối ở ngay dưới chân nến, nơi ta không ngờ nhất. - Chỉ là những câu kể việc một cách khách quan, nhưng người ta lại thấy một thực trạng về căn nhà Lai Tân dột từ nóc. Phải có kẻ đánh bạc, ăn tiền thì huyện trưởng mới có thể làm công việc để bộ máy vận hành một cách trơn tru như thế! Lời mỉa mai thật kín đáo, ý nhị và sâu sắc. Ba nhân vật đều là cấp trưởng, những người phải chịu trách nhiệm cao nhất. - Ba câu chấm phá kể việc một cách khách quan, những việc làm khác nhau nhưng lại giống nhau ở sự đồi bại, thối nát diễn ra ngay khi quốc gia hữu sự, cả đất nước đang nghiêng ngửa dưới gót giày ngoại xâm. - Xét về mặt cấu trúc, không nên coi ba câu ngang nhau, như vậy sẽ thu hẹp chủ đề: phê phán những thói hư tật xấu của bọn quan lại ở Lai Tân lúc bấy giờ. Có nhà nghiên cứu cho rằng, hai câu đầu là tầng trệt, câu sau vút lên thành gác, thành lầu thơ. Chủ đề của Lai Tân phải là lên án thái độ và hành động vô trách nhiệm của nhà cầm quyền ở Lai Tân mà cũng là của Trung Quốc lúc bấy giờ => Giá trị khái quát rộng lớn và sâu sắc. 4.2. Câu kết: Bức tranh xã hội- Thái độ của tác giả Lai Tân y cựu thái bình thiên - Trong con mắt huyện trưởng thì huyện Lai Tân của hắn vẫn “thái bình” như xưa và hắn tự hào về cái thái bình đó hay đây là câu thể hiện rõ nhất thái độ mỉa mai của tác giả? Khi viết hai chữ này, tác giả đã làm bật lên một tiếng cười châm biếm sâu cay. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã bình luận về hai chữ “thái bình” này rất đúng “Ở đâu đánh giặc thì cứ đánh, còn đất trời Lai Tân này thì vẫn thái bình như muôn thuở. Một chữ thái bình mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm trên vốn là chuyện muôn thuở của xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái bình dối trá nhưng thực sự là đại loạn bên trong.” Kiều + Trong nghệ thuật thơ Đường thể tứ tuyệt, câu cuối thường được gọi là cảnh cú- “nó kêu lên, làm rung chuyển những câu khác, bài thơ vốn phẳng lặng bỗng ngân vang, bỗng giục giã, bỗng gây nên những xúc động đặc biệt” (Hoàng Trung Thông). + Thủ pháp chơi chữ trào phúng (Mĩ mà xấu, Bại tướng Vét mỡ lợn đã cút về nước mẹ Hoa Kì, Tay lo rồi chân cũng lo; Túc Vinh mà để ta mang nhục) Lai Tân- Y cựu- Như cũ- Từ bao đời rồi như thế, trì trệ, lạc hậu, bảo thủ, mọi việc nhận hối lộ, đánh bạc ăn tiền, bắt người vô tội, chẳng có gì là lạ! Tất cả vẫn nề nếp. Tiếng cười mỉa mai lạnh mà sắc như những làn roi quất! Đòn đánh quan tham giữa ngục tù kín mà sâu. Chỉ một chữ Thái Bình- nhãn tự- mà xé toang tất cả sự dối trá, đại loạn ở bên trong. Trong lúc đất nước có chiến tranh, tráng sĩ đua nhau ra mặt trận mà ở nơi này, cả guồng máy thống trị cứ ăn, cứ chơi, cứ hút, cứ điềm nhiên vô sự! MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI + Thái độ châm biếm, mỉa mai: Với nghệ thuật dùng từ và đối nghĩa, tác giả chỉ rõ cảnh thái bình giả tạo, một xã hội suy đồi đã tồn tại rất lâu ở nơi này Bài thơ là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc với lũ quan lại đồi bại, tham nhũng quan liêu qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc. Chỉ bốn câu nói về những việc cụ thể ở một huyện lị trên đường từ Nam Ninh đến Quế Lâm, ngôn từ, giọng điệu làm nên bức biếm họa với những chuyện ngược đời, nhà thơ đã phơi bày thực chất bộ mặt của bộ máy quan cai trị. Theo ý kiến của một số học giả như Phương Lựu, Phan Ngọc, HCM còn đem đến cho lịch sử thi ca thể loại thơ tứ tuyệt tự sự chưa từng có trong thơ Đường- Sức khái quát lớn lao, sâu sắc của Lai Tân cùng một số bài khác trong NKTT có thể coi là một sự cách tân về thể loại. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cách chọn nhân vật, lựa sự kiện, nghệ thuật đưa tin, tính chất báo chí. - Cách tạo điểm nhấn ở cuối mỗi câu và ở câu cuối của bài. - Nghệ thuật châm biếm mỉa mai đặc sắc. Nhà thơ đã diễn giải nội dung theo sự nâng tầng, nâng cấp từ chỗ quan nhỏ là ban trưởng đến quan lớn hơn là cảnh trưởng đến quan lớn hơn nữa là huyện trưởng và càng lên cao thì càng hư hỏng thối nát. Chữ “thái bình” ở cuối bài làm vỡ òa ra tiếng cười châm biếm làm bung phá cái bộ mặt xấu xa của tầng lớp quan lại. 2. Ý nghĩa văn bản Bài thơ “Lai Tân” chỉ đưa ra ba hình ảnh tiêu biểu cho bọn quan lại thời bấy giờ của Trung Quốc như là ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng nhưng nhà thơ đã khái quát hóa được cái bộ mặt thực của giai cấp thống trị thời Tưởng Giới Thạch, vừa tham lam vừa vô trách nhiệm. Đó là thực trạng đen tối, thối nát của xã hội tưởng như êm ấm tốt lành. IV. Hướng dẫn học bài MOON.V N Sự đa dạng trong bút pháp nghệ thuật của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối và Lai Tân. http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan