Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỷ yếu hội thảo Thiên văn học toàn quốc lần thứ 2...

Tài liệu Kỷ yếu hội thảo Thiên văn học toàn quốc lần thứ 2

.PDF
122
100
143

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HỘI THIÊN VĂN VŨ TRỤ VIỆT NAM KỶ YẾU HỘI THẢO THIÊN VĂN HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ II 16 & 17 tháng 9 năm 1997 Proceedings of the Second National Seminar on Astronomy HÀ NỘI 1997 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HỘI THIÊN VĂN VŨ TRỤ VIỆT NAM KỶ YẾU HỘI THẢO THIÊN VĂN HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ II 16 & 17 tháng 9 năm 1997 Proceedings of the Second National Seminar on Astronomy HÀ NỘI 1997 LỜI GIỚI THIỆU Foreword Trong hai ngày 16 và 17 tháng 9 năm 1997 Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ hai và Hội thảo khoa học về thiên, văn học tại trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản kỳ yếu hội thảo này gồm ba phần lớn: A. Các tham luận về giảng dạy thiên văn học uà phổ biến kiến thức thiên văn trong xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và nâng cao dân trí, đẩy lùi mê tín. dị đoan trong nhân dân. B. Trình bày những nghiên cứu về thiên văn trong các lĩnh vực tính toán, ứng dụng, lịch pháp. Các bài số 12, 17, 18, 20 (theo bảng mục lục) được in trong kỳ yếu này cần được tiếp tục trao đổi rộng rãi hơn. C. Thông báo các hoạt động của Hội và phổ biến một số tư liệu liên quan tới việc nghiên cứu thiên văn học nước nhà. Các nhà khoa học nhà giảo và những người quan tâm trong toàn quốc đã gửi tới Ban tổ chức hội thảo nhiều báo cáo và tham luận. Vì điều kiện có hạn ban biên tập đã chọn in một số báo cáo tiêu biểu. Những bản còn lại sẽ được in trong một dịp khác. Ban biên tập 3 MỤC LỤC A. PHẦN THAM LUẬN ......................................................................................................... 7 CHỦ ĐỀ: VÌ SỰ PHÁT TRIỂN THIÊN VĂN HỌC ................................................................ 7 1.TRÍCH BÁO CÁO (TAI ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC HỘI THIÊN VĂN VŨ TRỤ LẦN THỨ II) .................................................................................................................................. 7 2.VAI TRÒ CỦA THIÊN VĂN HỌC TRONG NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM .......................................................................................................................... 10 3.VỀ TÁC DỤNG CỦA THIÊN VĂN HỌC ĐẾN NỀN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VÀ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT THIÊN VĂN HỌC DẪN ĐẾN MÊ TÍN DỊ ĐOAN ................... 16 4.MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC ĐƢA THIÊN VĂN HỌC VÀO GIẢNG DẠY TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................ 22 5.THIÊN VĂN VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ CHỦ QUYẾN. LÃNH THỔ, LÃNH HẢI CỦA TỔ QUỐC .................................................................................................................. 24 6.XÁC ĐỊNH NHỮNG TRI THỨC THIÊN VĂN CẦN THIẾT TRONG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ........................................................................... 26 7.ĐIỂM QUA NHỮNG VẤN ĐẾ VỀ THIÊN VĂN, DU HÀNH VŨ TRỤ VÀ ĐỊA VẬT LÝ ĐÃ ĐƢỢC ĐỀ CẬP ĐẾN TRONG CÁC KỲ THI HỌC SINH GIỎI VỀ VẬT LÝ QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA ................................................................................................. 28 8.GÓP MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỂ NHÌN NHẬN THỰC CHẤT CHIÊM TINH HỌC .......... 31 4 9.MỘT SỐ Ý KIẾN VẾ THUẬT ĐOÁN SỐ MỆNH ......................................................... 33 10.VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIẢNG DẠY MÔN THIÊN VĂN Ở KHOA VẬT LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM .................................................................................. 36 11.NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ LỊCH NHÀ NƢỚC VIỆT NAM XƢA VÀ NAY....... 38 B. PHẦN BÁO CÁO KHOA HỌC ...................................................................................... 43 12.MỘT VÀI SẢN PHẨM CỦA MỘT NỀN THIÊN VĂN CỔ VIỆT NAM .................... 43 13.THIÊN VĂN TRĂC ĐỊA ĐỐI VỚI VĨ ĐỘ THẤP Ở VIỆT NAM ............................... 52 14.MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ THIÊN VĂN TÍNH TOÁN Ở VIỆT NAM ........................... 54 15.ĐÁNH GIÁ HIỆU ỨNG TOÀN PHẦN VỂ SỰ GIẢM CÁC HỆ SỐ TRONG BIỂU THỨC VỀ SỰ DI THƢỜNG CỦA TRỌNG LỰC ............................................................. 59 16.MA SÁT TRIỀU VÀ SỰ BIẾN HÓA CỦA VỎ TRÁI ĐẤT ....................................... 65 17.MỘT PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GẦN ĐÚNG NHẬT - NGUYỆT THỰC ............ 70 18.TÌM CHU KỲ SAROS BẰNG MÁY VI TINH ............................................................. 74 19.MỘT PHƢƠNG ÁN DƢƠNG LỊCH VĨNH CỬU ........................................................ 86 20.MỘT ĐỀ ÁN CẢI CÁCH LỊCH QUỐC TẾ CHO THẾ KỶ 21 .................................... 90 GIẢI BÀI TOÁN CHUYỂN TỌA ĐỘ CÁC VẾT TRÊN ÁNH PHẲNG ĐĨA MẶT TRỜI 5 21.SANG HỆ TỌA ĐỘ KERINGTƠN ............................................................................. 100 22.VŨ TRỤ BAO GIỜ CŨNG VỪA GIÃN VỪA CO..................................................... 104 23.MẤY NÉT VỀ TẦNG ÔZÔN TRONG KHÍ QUYỂN ................................................ 106 CHƢƠNG TRÌNH QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM NHằM LOẠI TRỪ DẦN CÁC CHẤT 24.LÀM SUY GIẢM TẦNG ÔZÔN ................................................................................. 110 C. PHẦN TIN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THIÊN VĂN VIỆT NAM ACTIVITICS OF V.A.S...................................................................................................................................... 119 1. ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC HỘI THIÊN VĂN LẦN THỨ NHẤT .................................. 119 2. ĐẠI HỘI THIÊN VĂN TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI .............................................. 120 3. ỦNG HỘ QUỐC TẾ International Assistances ............................................................. 121 4.TỔ CHỨC QUAN SÁT NHẬT THỰC TOÀN PHẦN NGÀY 24-10-1995 ................. 121 5. KÍNH THIÊN VĂN ....................................................................................................... 121 6. TRƢỜNG HÈ VỀ THIÊN VĂN VẬT LÝ TẠI VINH . ............................................... 122 7. LỚP BỒI DƢỠNG THIÊN VĂN TẠI HÀ NỘI ........................................................... 123 8. NHÀ CHIẾU HÌNH VŨ TRỤ ĐẦU TIÊN Ở NƢỚC TA TẠI VINH .......................... 123 9. TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VỀ THIÊN VĂN SẼ ĐƢỢC HOÀN THÀNH TRONG NĂM 1998.................................................................................................................................... 124 6 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 A. PHẦN THAM LUẬN CHỦ ĐỀ: VÌ SỰ PHÁT TRIỂN THIÊN VĂN HỌC TRÍCH BÁO CÁO (TAI ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC HỘI THIÊN VĂN VŨ TRỤ LẦN THỨ II) Hôm nay Hội T.V.V.T tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ II và Hội thảo với chủ đề "Thiên văn học trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ" Trƣớc hết chúng tôi xin có lời chào mừng các vị đại biểu - những ngƣời đã đem đến cho Đại hội nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp thúc đẩy phát triển nền T.V.H non trẻ của nƣớc nhà. SỰ RA ĐỜI HỘI T.V.V.T VIỆT NAM T.V.H là khoa học đƣợc hình thành sớm bậc nhất, ngay từ buổi binh minh của nhân loại. Đến nay, trải qua hàng ngàn năm T.V.H vẫn là một mũi nhọn của nền khoa học hiện đại. Quá trình phát triển T.V.H nhƣ vậy đã cho thấy vai trò tích cực của nó trong sự phát triển của xã hội. Thực tế cho biết, các nƣớc giàu trên thế giới có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đều rất quan tâm phát triển T.V.H. Họ đã sớm nhận thức đƣợc tác dụng khá toàn diện của T.V.H đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của con ngƣời. Có thể dẫn chứng tuyên bố của cuộc Hội thảo T.V.H khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng hợp tại Bắc Kinh năm -1993 : "Thiên văn học không những có tác dụng kích thích gợi mở ý trƣởng khoa học và thúc đẩy khoa học phát triển, mà còn có tác dụng tích cực trong chiến lƣợc con ngƣời - cung cấp kịp thời những thông tin chuẩn xác trong mối quan hệ có tầm vĩ mô giữa xã hội loài ngƣời với vũ trụ bao la (quan hệ Thiên Địa Nhân giúp cho con ngƣời nhận thức đúng đắn vũ trụ từ đó có cách nhìn lành mạnh. Cách xử lý chính xác môi trƣờng sống, gạt bỏ những gỉ là mê tín dị đoan" Ngƣời ta đã bay vào vũ trụ, đặt chân lên Mặt Trăng và đang trên đã tiến đến trái đất thứ hai (Hỏa Tinh)... Tiếc thay ở nƣớc ta T.V.H đang là một khoa học xa lạ, mặc dầu cha ông ta từ thời Lý, Trấn đã có cơ quan kiểu nhƣ "Khâm Thiên Giám" dƣới thời nhà Nguyễn - là cơ quan chuyên trách khí tƣợng thiên văn với những nhân vật nổi tiếng nhƣ Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán... Cụ Nguyễn Công Thi cũng đã biết lo toan việc trời. Theo cụ thì: "Vũ trụ nội giai ngô phận sự" tạm dịch là : Việc trong vũ trụ cũng là phần việc của ta" Trƣớc tình trạng đáng báo động của T.V.H nƣớc nhà, ngày 22 tháng 4 năm 1993 Hội T.V.V.T Việt Nam đã ra đời với hy vọng tạo ra nhân tố ban đầu thúc đẩy sự hồi sinh nên T.V.H của đất nƣớc. 7 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 Hội T.VVT Việt Nam thành lập nhằm vận động thúc đẩy hỗ trợ cho: -Việc tăng cƣờng phổ biến kiến thức TV rộng rãi trong nhân dân. - Việc dạy TV trong nhà trƣờng phổ thông và củng cố giảng dạy TV trong các trƣờng Sƣ phạm. -Hình thành một trung tâm đào tạo cán bộ T.v. đồng thời là một Trung tâm nghiên cứu T.V.H. CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NHIÊM KỲ ĐẦU Trong hơn 4 năm qua kể từ khi Hội TV.V.T đƣợc thành lập chúng ta đã gặt hái đƣợc một số thành tích đáng khích lệ: 1.Về phổ biến khoa học - Nhiều kiến thức thiên văn vũ trụ đã đƣợc đăng tải trên báo, đài. Các hiện tƣợng thiên văn đã diễn ra nhƣ Nhật thực, Sao Chổi... đã đƣợc loan báo và giải thích khá kịp thời. - Đã tổ chức một đợt tuyên truyền quy mô nhân có Nhật thực toàn phần 24-10-1995 thấy đƣợc ở nƣớc ta. -Thành phố Vinh đang tiến hành xây dựng nhà Chiếu hình vũ trụ - một trung tâm phổ biến kiến thức vũ trụ hiện đại hấp dẫn đầu tiên ở nƣớc ta (cũng nên biết là Mỹ đã có 1.055 nhà, Nhật có 258 nhà, riêng TOKYO có 27 nhà). 2.Về giáo dục đào tạo - Lần đầu tiên T.V.H đã đƣa chính thức vào chƣơng trình học của Chuyên Lý - Một giáo trình T.v tự chọn cho Ban A phổ thông. - Một giáo trình T.v tự chọn cho sinh viên ban A Đại học Đại cƣơng. - Đã tổ chức một lớp bồi dƣỡng cán bộ thiên văn trẻ tại Đại học Vinh do Hội T.v quốc tế tài trợ (tháng 9 - 1997). - Một lớp bồi dƣỡng T.v tại Hà Nội (tháng 11-1997) do Pháp tài trợ. - Có 02 sinh viên đang học tại Paris - một sấp bảo vệ Tiến sĩ. 3.Về trang thiết bị Chỉ sau vài tháng từ khi Hội T.V.V.T nƣớc ta đƣợc thành lập, Hội T.v quốc tế (IAU) đã có lời kêu gọi ủng hộ Việt Nam (A request from Việt Nam) đăng trên Tạp chí New Letter To do. chúng ta đã nhận đƣợc những món quà quý giá từ các nƣớc Nhật Bản, Pháp, Australia... cụ thể là: - Sách báo đủ để hình thành hai tủ sách khá phong phú phục vụ cho việc giảng dạy thiên văn bậc Đại học (đặt tại Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Đai học Vinh) - Một số kính thiên văn phục vụ cho quan sát và sinh viên tập dƣợt nghiên cứu khoa học HƢỚNG CÔNG TÁC TRONG NHIỆM KỲ TỚI 1. Tăng cƣờng hoạt động phổ biến kiến thúc TV (các trƣờng có kính T.v tổ chức các nhóm sinh viên hoạt động hè tận dung kinh phục vụ cho nhân dân quan sát 8 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 2.Tiến tới biên soạn và xuất bản lịch - Almanach thiên văn hàng năm. 3.Tổ chức biên soạn cuốn Từ điển Bách khoa Thiên văn học. 4. Thúc đẩy hoạt động của hai cƣ sở thiên văn (Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Đại học Vinh). 5. Tiếp tục kiến nghị lên Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục về; việc dạy T.V ở trƣờng phổ thông. Trong các hƣớng hoạt động thì hƣớng số 5 "Kiến nghị dạy T.V" tuy chỉ mới là nguyện vọng của Hội nhƣng lại có tầm quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp phát triển nền T.V.H nƣớc nhà. Thật vậy, T.V.H không dạy cho học sinh phổ thông cũng có nghĩa là cho toàn xã hội từ nhân dân cho đến cán bộ không biết kiến thức về vũ trụ cơ bản nhất) -Không biết những vẫn cứ phải nhìn (vì hàng ngày các hiện tƣợng T.V đều diễn ra trong bầu trời). -Không biết ắt phải tò mò nghe (đất nƣớc mở cửa, mọi thông tin khoa học đều đƣợc thƣờng xuyên loan báo trên đài...). -Không biết những vẫn cứ phải giải thích?" Trớ trêu thay, bên cạnh những thông tin chuẩn xác còn có không ít những thông tin thất thiệt, phản khoa học (do không có tri thức thiền vấn cơ bản) làm cho ngƣời nghe bán tin bán nghi để dẫn đến mê hoặc. Điều đáng buồn là sắp bƣớc vào thế kỷ 21 rối mà ở nƣớc ta, tệ nạn đồng Cốt, đốt vàng mã đang phát triển nhƣ một cơn dịch Cần nhấn mạnh thêm rằng T.V.H là một trong những khoa học chuẩn trong chƣơng trình, phổ thông (bậc Tú tài) của thế giới,. Để suy ngẫm xin trích: đoạn ký của ông Hoàng Xuân Hận. - một Học giả tầm cỡ quốc tế, nguyên là Bộ trƣởng Bộ Giáo dục đầu tiên của nƣớc ta: “... mà sao quên đƣợc nƣớc ta. Nhân dân ta cũng đủ thông minh để đạt và phát những kiến thức về vũ trụ, nhƣng còn nghèo của Liên quan trí não đã giúp cho một số. Đồng loại đƣợc dựa vào công nghiệp thiên văn trƣờng hợp tác giả. Lẽ nào lại hờ hững với nền thiên văn học tƣơng lai của nƣớc nhà”... Có thể nói Đại hội lần thứ nhất là Đại hội mở đƣờng đi vào vũ trụ. Hy vọng và chúc Đại hội II là Đại hội gia tốc cho T.V.H nƣớc nhà thêm khởi sắc. Nhân dịp này, Hội T.V.V.T chúng tôi xin bày tỏ biết ơn đến các cá nhân, các cơ quan trong nƣớc, Hội Vật lý Việt Nam và Hội Thiên văn quốc tế... đã nhiệt tình góp sức xây dựng nên T.V.H của chúng ta. Xin chân thành cảm ơn trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi phƣơng tiện cho việc tiến hành Đại hội này. HỘI THIÊN VĂN HỌC VIỆT NAM 9 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 VAI TRÒ CỦA THIÊN VĂN HỌC TRONG NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM THE ROLE OF ASTRONOMY IN THE FORMATION OF THE NEW YOUNG GENERATION PHẠM VIẾT TRINH ĐHSP Hà Nội Chất lƣợng đào tạo con ngƣời bao gồm đức và tài. Tài là có tri thức ngang tẩm thời đại. Đức là có nhân sinh quan tiến bộ và vũ trụ quan khoa học, nói cách khác là giàu lòng nhân ái và hiểu biết lẽ trời. Cách đày trên 2000 năm, Khổng Tử đã viết: "Muốn tu thân thì phải hiểu đƣợc cái lẽ của tự nhiên". Cái lẽ của tự nhiên ấy là quy luật của tự nhiên, của vạn vật trong vũ trụ. " Đức dục chỉ có thể thành công nếu như có trí dục tốt. Muốn trí dục tốt, trước hết phải xác định được một chương trình giáo dục tốt. Một chương trình giáo dục tốt nhất thiết phải có được sự hài hòa của tất cả. Các ngành khoa học cơ bản lúc tự nhiên và nhân văn điều rất dễ nhìn thấy là trong chƣơng trinh giáo dục của nƣớc ta thiếu hẳn Thiên văn học - một khoa học cơ bản nghiên cứu về quy luật chuyển động và biến hóa của vật chất trong vũ trụ, có tác dụng to lớn chẳng những về bồi dƣỡng trí lực mà còn cả về nhận thức tƣ tƣởng. Và đây là vấn đề mà tôi muốn đƣợc trao đổi. I. TÁC DỤNG CỦA THIÊN VĂN HỌC Thiên văn học (TVH) ra đời từ buổi bình minh của loài ngƣời và ngày nay cũng là một mũi nhọn của khoa học hiện đại. Điều này đã tự nói lên tác dung to lớn của TVH đến sự phát triển của xã hội. 1. Tác dụng cụ thể đến đời sống Đã từ lâu những thành tựu của TVH đã đƣợc ứng dụng phục vụ đời sống nhƣ: - Xác định thời gian làm lịch phục vụ cho sinh hoạt xã hội, cho việc chỉ đạo sản xuất đặc biệt sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. - Xác định kinh vĩ độ địa lý phục vụ cho công tác lập bản đồ, cắm mốc biên giới hải đảo, báo vị trí các cơn bão. - Làm lịch hàng hải, lịch thủy triều phục vụ cho giao thông đƣờng biển cho việc đánh bắt hải sản. - Xác định phƣơng hƣớng phục vụ cho giao thúng hàng hải, hàng không. - Với những kính đặt trong các vệ tinh nhân tạo khảo sát tầng cao cùa khí quyển giúp cho việc dự báo thời tiết dài hạn, phát hiện những khu vực có khoáng sản trong vỏ trái đất một cách nhanh chóng... 10 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 - Với vệ tinh địa tỉnh loài ngƣời đã có một phƣơng tiện thông tin nhanh chóng và rộng khắp cho toàn bộ trái đất... 2. Tác dụng gợi mở cho sự phát triển của nhiều ngành khoa học Lịch sử TVH cho thấy ngành khoa học cơ bản này từng bƣớc đƣợc phát triển nhờ những phƣơng tiện toán học và đặc biệt vật lý học. Ngƣợc lại nó có tác dụng kích thích, gợi mở sáng tạo của nhiều nhà toán học, lý học. Có thể kể ra một số dẫn chứng dƣới đây: * Tác dụng đến toán học: - Từ nhu cầu đo đạc thiên văn ban đầu ở cổ Hy Lạp đã kích thích Pitago phát minh về những định lý về hình học. - Từ nghiên cứu quy luật chuyển động của các hành tinh, đặc biệt chuyển động phức tạp của Mặt Trăng, vào thế kỷ 18 - 19 các nhà toán học nhƣ Ole, Lagrangiơ... đã xây dựng nên công cụ toán học để tính các đại lƣợng biến thiên (phƣơng trình vi phân, lý thuyết bền vững...). - Từ nghiên cứu Không gian, thời gian mà Riơman và Lôbasepxki đã xây dựng nên cơ sở của hai loại hình học phi Oclit. * Tác dụng đến vật lý học Vũ trụ là phòng thí nghiệm vật lý vô tận. Kho vật chất vũ trụ tồn tại ở mọi trạng thái, bao gồm cả các trạng thái cực trị mà con ngƣời không thể nào thực hiện đƣợc trong các phòng thí nghiệm. - Từ nghiên cứu chuyển động của các thiên thế đã gợi ra ý nghĩ về chuyển động tƣơng đối, chuyển động quán tính, tạo cơ sở cho Niutơn xây dựng nên cơ học và phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. - Từ nghiên cứu cấu trúc của hệ Mặt Trời và nguồn gốc năng lƣợng của Mặt Trời và các sao đã thúc đẩy sự tiến triển của ngành vật lý nguyên tử hạt nhân. - Từ nghiên cứu tính chất của không gian quanh các thiên thể mà Anhxtanh đã xây dựng nên nguyên lý tƣơng đƣơng, một tiền đề của thuyết tƣơng đối rộng - một thuyết vật lý hiện đại. - Từ những thành tựu tổng hợp của nhiều ngành khoa học, trƣớc hết của TVH mà ra đời khoa học du hành vũ trụ, một khoa học tuy còn non trẻ nhƣng đã có những thành tựu kỳ diệu. - Và trong vũ trụ vô tận, ngƣời ta đã phát hiện ra các thiên thể "lạ" nhƣ punxa, quaza, lỗ đen, chất đen, bức xạ tàn dƣ... Phải chăng đây là nhũng đốm lửa để các nhà vật lý đầy "cảm hứng" phát hiện ra những điều mới lạ mà loài ngƣời chƣa thể biết. * Tác dụng đến văn hóa tư tưởng Lịch sử cho biết tƣ tƣởng thần linh đã hình thành từ buổi sơ khai. Do phải vật lộn với thiên nhiên để sống, do còn ấu trĩ, con ngƣời chỉ biết cúi đầu bái lạy sức mạnh thần bí. Các thần ác, thần thiện đƣợc "nặn" ra ! Tiếc thay quan điếm mê tín này vẫn còn tồn tại đó đây, cản trở không nhỏ đến bƣớc đi lên của xã hội. 11 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 Có thể trích bài viết dƣới đây của nhà học giả nổi tiếng Hoàng Xuân Hân [1] để tham khảo : “... tuy những thành quả ấu (của TVH tỏ ra trí tuệ nhân loại đã đạt đến mức nhƣng có ngƣời vẫn coi vũ trụ là đối tƣợng hoàn toàn không phƣơng sách liên quan, ngoài sự tồn vũ trụ là thế giới thiên thần và chỉ có cầu khẩn mới mong thay đổi biến cố trong vũ trụ. Thậm chí đã đến ý thức rằng mỗi "ngôi" sáng trên trời là một thiên thần và thần ấy lại là một nhân vật trên đất. Kết quả là thần hóa những kẻ mình sợ hay trong trên đời, rồi tin vào tiền - định, tin các "phép" đoán số mệnh và nghĩ rằng mỗi cạnh khía số - mệnh đều có những "sao" ! tuy rằng nhân tạo chi phối" Sau khi phân tích tác dụng to lớn của TVH đến sự phát triển khoa học và kỹ thuật ông viết : "Mà quên sao được nước ta. Dân ta cũng đủ thông minh để đặt ra phat những kiến thức về vũ trụ, nhưng còn nghèo của. Liên quan trí não đã giúp cho một số ít Đồng - chúng được dự vào công nghiệp thiên văn, như trường hợp tác giả lẽ nào lại hờ hững với TVH tương lai của nước nhà." Tác dụng đa dạng của TVH đến đời sống có thể hình dung qua câu nói súc tích của M.Faber - giáo sƣ vật lý Đại học Califocnia, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Mỹ nhƣ sau [2]: Vũ trụ - Nguồn gợi cảm sáng tác - Nguồn gây sàng khoái tâm hồn - Đối tượng thách thức trí tuệ của các nhà khoa học." II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ TVH TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO Dục Qua tác dụng to lớn của TVH đến sự phát triển của xã hội đã trình bày, chúng ta nghĩ gì về "sự kiện" TVH chƣa đƣợc dạy chính thức cho tuổi trẻ học đƣờng. Đành rằng vì là một nƣớc nghèo không có tiền đề xây dựng đài thiên văn, song lẽ nào lại không dạy đƣợc thiên văn. Trái Đất cái nôi của chúng ta chỉ là một thiên thể nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Những hiện tƣợng muôn hình muôn vẻ hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên đầu chúng ta. Đã gần hết thế kỷ XX rồi mà mỗi khi có nhật thực, nhiều nơi đã đánh trống khua chiêng để xua đuổi "tà ma". Và gần đây thôi, khi nghe tin sao chổi sắp đâm vào Mộc tinh thì nhiều nơi nhân dân nhốn nháo hớt hải để cho bọn xấu có cơ hội lợi dụng. Điều đáng suy nghĩ và đáng trách hơn là có một số ít ngƣời đã viết bài đăng lên mộ số báo "cổ vũ" cho thuyết "định mệnh" rằng "Số mệnh của con ngƣời là do Trời Định!" Thậm chí có ngƣời còn ngang nhiên viết rằng: "theo các nhà thiên văn học chòm sao quyết định số mệnh của con người từ khi mới cất tiếng chào đời" [3]. Có thể họ đã nhầm lẫn giữa nhà thiên văn và nhà chiêm tinh (nhà chiêm tinh chuyên làm nghề đoán số mệnh. Xét cho đến cùng thì nguyên nhân tồn tại các tệ nạn nói trên là do các kiến thức thiên văn cơ bản không đƣợc dạy cho học sinh phổ thông ( và từ đó cho mọi ngƣời. Nhìn ra thế giới, ta thấy các nƣớc rất coi trọng mối quan hệ hòa nhập giữa con ngƣời với thiên nhiên. Biểu hiện cụ thể là họ quan tâm giáo dục kiến thức thiên văn. Ngoài việc giảng dạy trong trƣờng phổ thông họ còn chú ý đến phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chỉ cần nêu lên con số nhà chiếu hình vũ trụ 12 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 loại phổ biến kiến thức thiên văn vũ trụ - thì đủ rõ. Liên Xô có 61 nhà, Đức có 69 nhà, Trung Quốc 40 nhà, Nhật 268 nhà (trong đó 27 nhà ở Tokyo) Mỹ Có 1055 nhà [4]. Các cán bộ Việt Nam đã đƣợc vào xem chiếu hình vũ trụ ở Matxcơva, Bắc Kinh, Tokyo, hay Cualampơ... đều rút ra kết luận là xem xong thi không thể không yêu thích khoa học đƣợc. Sự phát triển mạnh mẽ của thiên văn học rộng khắp trên toàn thế giới có thử hình dung qua bản đồ kèm theo (trên bàn đồ các nƣớc để trằng là các nƣớc chửi có nền thiên văn phát triển). Sự cần thiết giáo dục thiên văn học vì nó còn là một khoa học cơ bản. Nhà vật lý đƣợc giải thƣởng Nobel L.M.Lederman đã nói: "Đóng góp của khoa học cơ bản bao gồm toán học, thiên văn học, vật lý học, sinh học cho nền văn hóa của loài ngƣời là quan trọng nhất" Nếu nhƣ có ý nghĩ cho rằng TVH là khoa học "xa vời" không trực tiếp tác động đến kinh tế thì xin hãy tham khảo lời khuyến cáo của Viện sĩ Hàn lâm khoa học Nga I.Frolov ràng "Rất Là đúng khi ta nhấn mạnh hiệu quả kinh tế của khoa học, nhƣng sẽ chẳng đúng chút nào khi khoa học không đƣợc xem nhƣ là một nhân tố văn hóa thúc đẩy phát triển... Sự phát triển văn hóa nhân văn sẽ bị đe dọa nếu ta chi di theo cái định hƣớng phiến diện, chỉ nhìn vào hiệu quả kinh tế của khoa học mà thôi" [6]. III. KIẾN NGHỊ Thiên văn học là ngành khoa học cơ bản có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao dân trí, bài trừ mê tín dị đoan cần đƣợc giảng dạy chính thức cho tất cả học sinh phổ thông (Trong chƣơng trình cải cách giáo dục đã có dự thảo môn Thiên văn cho học sinh ban A trung học và là môn học tự chọn). Từ đó việc giảng dạy Thiên văn ở khoa Vật lý các trƣờng Sƣ phạm cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa. TÀI LIỆU ĐÃ DẪN 1. Hoàng Xuân Hãn. Lời giới thiệu cuốn "Vũ trụ - Phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại" Nguyễn Quang Diệu. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995. 2. M.Faber Why Astronomy Universe I.S.B.N 0.71G7 - 2094 - 9 USA. 3. Báo Hà Nội mới. Số xuân Giáp Tuất. 4. S.ISOBE. Teaching of Astronomy. A.p Region Bulletin 7-1993. 5. I.Frolov. Interaction between sciences and humanist values. Báo cáo tại Hội thảo quốc tế về phƣơng pháp luận và triết học Matxcơva 8. 1987. 6. Pierre Lena Astrophysique Edition CNRS paris 1996 13 Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 Figure 1-17 Distribution geographique des membres de Union Astronomique Internationale en 1986. Chaque nom de pays est suivi du nombre d'adherents. Ce chiffre est absent s'illy a moins de cinq adherents. Aimablement fournie par PUnion Astronomoque Internationale Hội Thảo Thiên Văn Học Toàn Quốc Lần Thứ II 16-17 Tháng 9 Năm 1997 SUMMARY The Astronomy is one of the Natural Sciences which has the important role to accelerate the scientific development and to build the righteoust people's concept of Universe and human life. Sorry that, till now the Astronomy is paid almost no attention, especially is not taught officially in general education schools. This paper summarizes the problem of the situation of Astronomy and presents a modest project for the amelioration this science as well as the purpose noting in the declaration of the Vietnamese Astronomical Society in April 1993. 15 VỀ TÁC DỤNG CỦA THIÊN VĂN HỌC ĐẾN NỀN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VÀ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT THIÊN VĂN HỌC DẪN ĐẾN MÊ TÍN DỊ ĐOAN ON THE INFLUENCE OF ASTRONOMY TO THF PEOPLE'S ULTURE AND THE LACKING OF ASTRONOMICAL KNOWLEDGE CAUSING SUPERSTITION NGUYỄN THỊ THU PTTH Long Xuyên - An Giang Là một giáo viên dạy Vật lý, tôi trăn trở trước tệ nạn mê tín dị đoan đang diễn ra trong nhân dân, kể cả trong tầng lớp tuổi trẻ học đường. Theo tôi, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là do nhận thức mơ hồ về vũ trụ. Tôi mạnh dạn viết bài báo này nhằm góp phần nhỏ trao đổi phân tích và đặc biệt đề kiến nghị lên Nhà nước để đưa khoa học thiên văn vào chương trình giảng dạy ở trường phổ thông I. NHỮNG VÂN ĐỀ THIÊN VĂN HỌC CƠ BẢN 1. Hệ Mặt Trời - Sự chuyển động - và ngày tháng năm Trong phần vũ trụ mà con ngƣời đã tìm hiểu đƣợc thì hầu hết vật chất tồn tại dƣới dạng các sao, tức là những thiên thể khổng lồ nóng sáng. Ngày nay nhiều ngƣời biết rằng hệ Mặt Trời đƣơc hình thành từ vật chất trong quá trình vận động và phát triển của nó, về đại thể thi hệ Mặt Trời có cấu trúc nhƣ mẫu nhật tâm Copecnic gồm: - Mặt Trời ở trung tâm là thiên thể có kích thƣớc và khối lƣợng lớn và cũng là thiên thể độc nhất tự nóng sáng. - Có 9 hành tinh lớn chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip và quanh các hành tinh còn có các vệ tinh. - Các thành viên của hệ, trừ Mặt Trời, tất cả đều là những thiên thể nguội Trái Đất là một trong những hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất, Trái Đất còn tự quay quanh một trục xuyên tâm của mình, tạo nên sự luân chuyển ngày đêm. - Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất vốn không phát sáng, ta chỉ thấy một phần của Mặt Trăng khi nó nhƣ một tấm gƣơng phản chiểu ánh sáng Mặt Trời đến mắt của ta. Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình elip với chu kỳ là 27.321661 ngày (27 ngày, 7 giờ, 43 phút. 11 giây). Chu kỳ này gọi là tháng sao. - Trục tự quay của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo trong chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Chu kỳ của chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời là 365, 2422 ngày đƣợc gọi là năm xuân phán. Năm dƣơng lịch có 12 tháng nên ứng với mỗi tháng dƣơng lịch nhất định Mặt Trời di chuyển (biểu kiến qua một chòm sao nhất định trên hoàng đạo. Nếu ta nhớ hình dạng và thứ tự các chòm sao trên hoàng đạo thi ta có thể xác định đƣợc ngày tháng trong năm dƣơng lịch bằng cách quan sát các chòm sao này. Hơn nữa nếu theo dõi nhật đông của các chòm sao. ta lại có thể xác định giờ trong đêm. Còn ban ngày thì ta có thể xác định giờ qua vị trí của Mặt Trời. 2. Sống trên Trái Đất, mọi sinh vật không thể thiếu đƣợc ánh sáng Mặt Trời. Mặt Trời đã sƣởi ấm và cung cấp năng lƣợng cho các sinh vật nảy sinh và phát triển (Mộc). Không khí bao quanh Trái Đất là một môi trƣờng vật chất, cụ thể bao gồm nitơ, oxy, cacbonic, hydrô, mêtan... Sƣ chuyển động của các phần tử khí gây ra các phản ứng cháy mà sinh ra lửa (hỏa). Do cấu tạo trên bề mặt Trái Đất có đại dƣơng, đồi núi, ao hồ... do đó có 16 nƣớc (thủy), đất (thổ), kim loại (kim)... Do quá trình vận động của hệ Mặt Trời và sự sống của con ngƣời trên Trái Đất mã giữa con ngƣời và các loại vật chất : Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy tác động lẫn nhau... nhân dân gọi đó là ngũ hành. Theo tƣ tƣởng của nhân dân, quả đất vì tự quay nên mới có ngày đêm, ngày là dƣơng, đêm là âm. Do dõi ngày đêm, âm dƣơng không có cái gọi là tốt hay xấu. Theo quan niệm của ngƣời xƣa, luôn luôn có sự tồn tại một năng lƣợng trong cơ thể vạn vật còn gọi là khí. Khí chính là lực khởi nguồn cùa vạn vật và mọi hiện tƣợng, là năng lƣợng. Có năm loại năng lƣợng lớn có trong Trời - Đất, gọi là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Trong vũ trụ năm loại năng lƣợng này chuyển hóa và tăng cƣờng lẫn nhau. Nếu có một loại năng lƣợng nào đó chiếm ƣu thế hoặc yếu đi thì sự cân bằng của vũ trụ sẽ bị phá hoại. Xã hội loài ngƣời lúc đó sẽ bị ảnh hƣởng rất lớn. Quan hệ hỗ trợ cho nhau giữa chúng là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Năm loại năng lƣợng có thể hỗ trợ cho nhau, cũng có thể bài trừ lẫn nhau. Mộc chi khí của cây cỏ, hỏa chi khí do thiêu đốt cây cỏ mà sinh ra. Sau khi hỏa thiêu ra tro gọi là thổ. Thổ trải qua năm tháng tích lại sản sinh ra kim. Khí của kim sau khi biến hóa thành thủy. Còn thủy là chất nuôi dƣỡng mộc. Cứ nhƣ thế mộc, hỏa, thổ, kim. thủy tuần hoàn sinh ra nhau liên tục. Điều này gọi là quan hệ tƣơng trợ của ngũ hành. Còn quan hệ bài trừ là: Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Mộc nhờ thủy nuôi dƣỡng, cho nên rễ của nó sau khi hút những thành phần nuôi dƣỡng của đất làm cho năng lƣợng của đất yếu đi. tạo nên mộc khắc thổ. Còn thổ thi chế ngự thế thủy. Do đó thổ khắc thủy, tiếp theo thủy tiêu diệt hỏa cho nên thủy hỏa không dung hòa nhau. Tiếp theo hỏa làm chảy kim loại, cho nên hỏa khắc kim. Ngoài ra, kim loại đƣợc đúc thành dụng cụ để chặt, cƣa gỗ nên gọi là kim khắc mộc. 3. Khi quan sát các ngôi sao, đã chọn 28 ngôi sao gần hoàng đạo và xích đạo làm chuẩn Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi phƣơng có 7 sao mà mỗi nhóm 7 sao này rất giống một loại động vật. Thí dụ: 7 ngôi sao ở phƣơng Đông" Giác, Khanh, Đê, Phong, Tâm, Vỹ, Kỳ nối liền 7 sao lại giống mọt con Rồng đang cắt mình bay lên gọi là "Thanh Long" 7 sao ở phƣơng Nam: Tinh, Quỹ, Liễu, Tinh, Trƣơng, Đức, Chân nối liền các sao này lại giống Chim đang hay gọi là "Chu tƣớc" Phƣơng Bắc có các sao Đẩu, Ngƣu, Nữ, Hử, Ngụy, Thất, Bích giống nhƣ con Rùa gọi là "Huyền Vũ" Phƣơng Tây có 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Ngƣỡng, Tết, Chủy, Tham giống nhƣ con Hổ gọi là "Bạch hổ" Hình tƣợng bốn loại động vật này gọi là "Tứ tƣợng" Tứ tƣợng ngƣời xƣa dùng để xác định phƣơng vi. Từ 4 phƣơng cơ sở đó, hình thành thêm 4 phƣơng: Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam tức là có 8 17 phƣơng vị. Theo quan điểm ngày xƣa, 8 phƣơng vị không đơn giản chỉ là sự phân chia không gian mà mỗi phƣơng vị đều có một ý nghĩa riêng. Một phƣơng vị đều phối với ngũ hành chia thành bàng tƣợng Bát quái (xem hình 1) Dựa vào 8 phƣơng vị này ngƣời ta định hƣớng cất nhà, xây dựng các công trình kiến trúc, dùng để xem địa hình, địa vật, hình thế. Theo quan niệm của ngƣời xƣa, đất có nƣớc là tốt nhất và ngƣời ta không thể xây nhà ở những thung lũng chết, cũng không thể dựng nhà ở khu vực băng lở, thiếu nƣớc, lũ lụt, băng gió, ẩm ƣớt. Ngƣời ta phải chọn hoàn cành tốt nhất, kết cấu nhà ở tốt nhất. Do đó mà nhà xuất bản Xây dựng đã Ta quyển sách: "Chọn hƣớng nhà và bố trí nội thất theo thuật phong thủy" nhằm mục đích giúp cho việc xây dựng đƣợc tốt hơn dựa vào một số hiểu biết thiên văn học (về phƣơng diện tích cực) Nhìn chung thời tiết trên Trái Đất diễn ra có Hình 1. Bảng tƣợng Bát quái chu kỳ, vì nó phụ thuộc vào một yếu tố cơ bản là lƣợng nhiệt của Mặt Trời truyền tới những khu vực nhất định trên Trái Đất. Sự thay đổi mức độ thời tiết trong một năm thể hiện qua 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Nguyên nhân ,có 4 mùa là do trục quay của Trái Đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của nó quanh Mặt trời và cũng. từ đó Mặt Trời chuyển động biểu kiến trên đƣờng hoàng đạo trọng một năm lần lƣợt qua các điểm xuân phân, hạ chỉ, thu phân, đông chí. Trên đƣờng hoàng đạo ngƣời ta còn chia nhỏ ra thành 12 cung, mỗi cung hoàng đạo là 0 30 tƣơng ứng vói một tháng tiết khí. Khi Mặt Trời đi đến giữa cung hoàng đạo tƣơng ứng với ngày tiết khí, đầu cung tƣơng ứng với ngày trung khí, tên gọi các ngày tiết này chỉ các hiện tƣợng thời tiết, mùa màng có 24 tiết. 1. Lập xuân 2. Vũ Thủy Xuân 3. Kinh Trập 4. Xuân Phân 7. Lập Hà 8. Tiêu Mân Hạ 9. Mang Chủng 10. Hạ Chí 19. Lặp Đông 29. Tiêu Tuyết 13. Lập Thu 14. Xử Thử Thu 15. Bạch Lô 16. Thu Phân Đông 21. Đại Tuyết 22. Đồng Chí 5. Thanh Minh 11. Tiêu Thử 17. Hàn Lô 23. Tiểu Hàn 6. Cốc Vù 12. Đại thủ l8. Sƣơng Giang 24. Đại Hàn Do đó, dƣơng lịch phản ánh đƣợc đặc điểm thời tiết trong mỗi chu kỳ, đƣợc sử dụng tốt cho việc lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Dân gian có những câu ca dao sau: "Tua rua đi rắc mạ mùa Tiêu thủ đi bừa cấy ruộng nông sâu Hàn lộ lúa trổ bằng đầu Lập đông ta quyết về mau gặt mùa" 18 Tuy nhiên, nó chỉ phản ánh đúng đặc điểm thời tiết của một số nơi trên Trái Đất, không phù hợp hoàn toàn với nƣớc ta. Do đó, khi vận dụng các ngày tiết khí ghi sẵn trên lịch, ngƣời nông dân ngày nay còn phải kết hợp với thông tin của đài khí tƣợng thủy văn cung cấp để có kế hoạch phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng mình sao cho đạt kết quả tối ƣu nhất. Về mặt y học: Hải Thƣợng Lãn ông nhà y học lỗi lạc của thế kỷ XVIII, dựa trên kinh nghiệm chữa bệnh của mình đã nhận thức rất đúng về ảnh hƣởng của thời tiết với dịch bệnh và sức khỏe và để ra việc lập các Trạm khí tƣợng để theo dõi thời tiết và nghiên cứu khí hậu. II. VỀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MÊ TÍN DỊ ĐOAN Trong văn học Trung Hoa ở thời tiền Tấn. Sự nhận xét vũ trụ thƣờng thiên về cội nguồn qua cách thức suy nghỉ thể hiện trong các chuyện thần thoại và thuật bói toán... Chúng ta chỉ đi vào các phần mà hệ tƣ tƣởng đề xuất quan điểm: "Thái cực sinh ra lƣỡng nghi, Lƣỡng nghi sinh ra Tứ tƣợng, Tứ tƣợng sinh ra Bát quái" Theo quan điểm này: 1.Thái cực: là khoảng không gian vô hình, không có sự vật nào phối hợp với nó, đứng trƣớc là trời đất. 2. Lƣỡng nghi: chỉ có 2 nghi, âm và dƣơng do khoảng không gian vô hình chia ra. Ý nghĩa của âm dƣơng là hai loại khí trời có hay không có ánh sáng Mật Trời, là chi vật thể đối với hƣớng của ánh sáng Mặt Trời. Phía trƣớc Mặt Trời là dƣơng, phía sau Mặt Trời là âm. Trong các sự vật đều tồn tại và 2 yếu tố âm dƣơng không cùng tính chất, tồn tại trong một thể thống nhất đều cùng có tác dụng cần phải phối hợp nhau, không đối lập với nhau. Thí dụ: Trai - gái, Trời - đất, cứng - mềm... Và theo "Lã Xuân Thu" viết: "Phàm nhân vật giả, âm dương chi hóa đá, âm dương đã tạo hồ thiên nhiên thành giả dã" (Tất cả loài ngƣời là do âm dƣơng hóa sinh, âm dƣơng là do Trời tạo ra mà thành). Và: "Thiên sinh âm dương, hàn thủ táo thấp, tứ thời chi hóa, vạn vật chi biến, mạc bất vi lợi, mạc bất vi hạ" (Trời sinh ra âm dƣơng, lạnh nóng khô ẩm, bốn mùa biến đổi, muôn vật biến hóa, không có cái nào không có lợi, không có cái nào không có hại...). 3.Tứ tƣợng: Bốn hình tƣợng: Thái dƣơng, thiếu dƣơng, thái âm, thiếu âm. Thái dƣơng chỉ là phần dƣơng, khí dƣơng dày đặc, trong sáng. Thái âm chi phấn âm, khí âm dày đặc, đen tối. Trong phán dƣơng cực thịnh, xuất hiện khí âm nảy sinh thiếu âm. Trong phán âm cực thịnh, xuất hiện khí dƣơng nảy sinh thiếu dƣơng. 4. Ngũ hành: Chi mộc, hỏa, thổ, kim, thủy Thông thƣờng là chỉ 5 loại vật chất cơ bản có trong giới tự nhiên. Do đó, ngũ hành chỉ sự biến hóa của 5 loại vật chất và quan hệ tƣơng sinh tƣơng khắc. 5. Bát quái: Theo ho Phục Hy cai trị thiên hạ: "ngẩng lên thì xem tượng trời, cúi xuống thì xem phép tắc ở đất, xem văn vẽ của chim muông cũng những thích nghi của trời đất... Thế rồi mới vạch ra 8 quẻ" 8 quẻ gọi là bát quái và bát quái gồm: Kiên, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài. 19 Do nền văn hoá Trung Hoa ít nhiều thâm nhập vào đất nƣớc ta và do thiếu hiểu biết, nên một số ngƣời đã lợi dụng việc xem thiên văn, xét địa lý, vận dụng thái cực, âm dƣơng, tứ tƣợng, bát quái, ngũ hành... cực kỳ bí hiểm để dựng một hệ thống lý luận, rồi đựa vào đó những thuật ngữ long mạch, minh đƣờng, sinh khí... và lại áp dụng nguyên lý chỉ nam của la bàn, rồi thêu dệt nên rất nhiều chuyện ly kỳ, thổi phồng những sự kiện ngẫu nhiên trùng hợp, tô vẽ nên những màu sắc kỳ ảo để dân chúng thấy thần bí rồi đi vào mê tín dị đoan nhƣ: xem bói, bói mai rùa, bói cỏ thi, bói tiêm thơ, đoán chữ, mộng chiêm (xem mộng), triệu chiêm (xem điềm)... xem ngày, Hình -2. -Mô hình Bát quái phƣơng vị chọn ngày, chọn giờ mở cửa hàng, đóng cọc đào móng, cất đòn nóc xây dựng nhà... suy đoán những điều lành dữ, tốt xâu, làm tƣ tƣởng nhân dân hoang mang... thậm chí gần đây có những ngƣời điên cuồng quá mê tín phong thủy đề xƣớng xây dựng "sinh cơ" tức là mộ ngƣời sống, do nhà phong thủy tìm đƣợc huyệt tốt, đem áo, mũ, tóc, móng tay của ngƣời sống, dùng phép bí mật chôn vào mộ sinh cơ, nhờ sinh cơ hấp thụ đất linh thiêng, khiến chủ sinh cơ thăng quan phát tài, phú quý giàu sang, con cái đề huề... Những cách làm này thật vô nghĩa lý, ngƣời ta nếu chỉ ngồi đợi chờ "sinh cơ", không lao động một cách chân chính thì chỉ có vong gia bại sản mà thôi. Đạo giáo lợi dụng thái cực, ngũ hành, bát quái... để làm công cụ triết lý. Theo quan niệm của Tiểu thừa, con ngƣời ở vị trí giữa bầu trời là thế giới cực lạc tây phƣơng, nếu nhƣ con ngƣời có thể giải thoát thì có thể đƣợc các chƣ phật thế giới tây phƣơng cứu độ. Hạ giới là địa ngục, trong cõi u minh có diêm la dạ xoa, thần rắn, quỷ trâu, phàm những ngƣời không làm việc thiện, luôn làm điều ác, sau khi xuống địa ngục, bất cứ là sang hèn đều sẽ bị trừng phạt bởi quỷ sứ đầu trâu mặt sắt. Do ngày xƣa trong hoàn cảnh sơ khai, con ngƣời chƣa giải thích đƣợc những hiện tƣợng quanh mình, chƣa có mƣu kế gì để chống đỡ sự uy hiếp của thiên nhiên, con ngƣời dần dần đi đến chỗ sùng bái những sức mạnh thần bí nhƣ: + Sùng bái thiên nhiên: Con ngƣời coi thiên nhiên là một ẩn số lớn, có phép mầu vô hạn, có thể làm giàu cho con ngƣời, có thể gây tai họa cho con ngƣời, có thể quyết định vận mạng của con ngƣời nên con ngƣời phải phục tùng thiên nhiên (thiên). + Sùng bái đất đai (thổ): Con ngƣời không sống trên không trung, mà là chân đạp đất, sống trên đất. Đất cho con ngƣời tài nguyên, nhƣng cũng có thể đem lũ lụt, hạn hán, sâu bọ... nguy hại đến cuộc sống của con ngƣời nên con ngƣời phải nể sợ đất. thờ cúng đất. Nhân dân gọi là thờ đất đai dƣơng trạch. Đến nay, một số gia đình vẫn còn bày mâm cơm giữa nhà cúng đất đai thổ địa - ngƣời cai quản đất nơi ở, mong sự tốt lành đến cho gia đình mỗi khi đầu tháng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan