Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỳ vọng lạm phát - ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở ...

Tài liệu Kỳ vọng lạm phát - ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam

.PDF
97
251
112

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi DANH MỤC PHỤ LỤC...............................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH .............................................................. 3 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .............................................................................. 4 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................................... 5 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.............................................................................................................. 9 2.1. Cơ chế tác động của kỳ vọng lạm phát lên giá cả .......................................... 9 2.1.1. Hành vi thiết lập giá cả – tiền lương và quyết định đầu tư – tiêu dùng – tiết kiệm dưới tác động của kỳ vọng ..................................................................................... 9 2.1.2. Kỳ vọng lạm phát trong kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ......................... 10 2.2. Vai trò của kỳ vọng lạm phát trong mô hình hóa chính sách .................... 12 2.2.1. Khuôn khổ đường cong Keynes Phillips Mới ................................................ 12 2.2.2. Lý thuyết cơ chế hình thành kỳ vọng và hàm ý cho chính sách tiền tệ ........ 17 2.3. Nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát – Phương pháp đo lường ........... 22 ii 2.3.1. Nhân tố tác động .............................................................................................. 22 2.3.2. Phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát ...................................................... 25 2.3.2.1. Đo lường trên cơ sở khảo sát ........................................................................ 25 2.3.2.2. Đo lường trên cơ sở thị trường tài chính ...................................................... 27 2.4. Kinh nghiệm neo giữ kỳ vọng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ..................... 28 3. KIỂM ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG KỲ VỌNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM .............................................. 34 3.1. Kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam ....................................................................... 34 3.1.1. Thực trạng lạm phát Việt Nam từ đầu những năm 1980 đến nay ................ 34 3.1.2. Kiểm định tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát .......................................... 36 3.2. Xây dựng phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam .............. 41 3.2.1. Lựa chọn phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát...................................... 41 3.2.2. Ứng dụng đo lường kỳ vọng lạm phát Việt Nam thông qua khảo sát hộ gia đình .......................................................................................................................... 41 3.2.2.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................................... 42 3.2.2.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 42 3.2.2.3. Kỳ hạn khảo sát ............................................................................................. 43 3.2.2.4. Một số đặc trưng của bảng khảo sát ............................................................. 44 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỲ VỌNG LẠM PHÁT – ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH ............................................................... 47 4.1. Phân tích kết quả và kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát Việt Nam ............................................................................................................... 47 4.1.1. Kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2012 và mức độ tín nhiệm đối với NHNN. 47 iii 4.1.2. Kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam ............. 51 4.1.2.1. Nhân tố nhân khẩu học ................................................................................. 51 4.1.2.2. Truyền thông - thông tin ................................................................................ 54 4.1.2.3. Sự thay đổi giá cả hàng hóa, dịch vụ ............................................................ 57 4.2. Những hạn chế trong nghiên cứu – khảo sát ............................................... 60 4.3. Khuyến nghị chính sách neo giữ kỳ vọng lạm phát Việt Nam trong dài hạn .......................................................................................................................... 61 4.3.1. Xây dựng và duy trì kế hoạch đo lường kỳ vọng liên tục trong thời gian dài .. .......................................................................................................................... 62 4.3.1.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................................... 62 4.3.1.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 64 4.3.1.3. Kỳ hạn, khoảng cách giữa các đợt khảo sát ................................................. 65 4.3.2. 4.3.2.1. Thực hiện neo giữ kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam .......................................... 66 Giải pháp neo kỳ vọng ngắn hạn: tăng cường giao tiếp của NHNN Việt Nam (Central Bank Communications).................................................................................... 67 4.3.2.2. Neo giữ kỳ vọng dài hạn: Giảm tính không đồng nhất; Nâng cao uy tín của CSTT và NHNN Việt Nam .............................................................................................. 70 5. KẾT BÀI .......................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... a PHỤ LỤC ........................................................................................................................ f iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BER Cục Nghiên cứu Kinh tế (Bureau for Economic Research) CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) CSTT Chính sách tiền tệ ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu (Euroupean Central Bank) ECON Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu (The Economics and Monetary Affairs Committee) EMEs Các nền kinh tế mới nổi (Emerging market Countries) GDP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product) GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam (General Statistics Office) HICP Chỉ số giá tiêu dùng HICP (Harmonised Index of Consumer Prices) IFS Thống kê số liệu tài chính toàn cầu (International Financial Statistics) NPKC Đường cong Keynes Phillips Mới (New Keynesian Phillips Curve) NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) PPI Chỉ số giá của nhà sản xuất (Producer Price Index) RBI Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (Reserve Bank of India) SPF Khảo sát các chuyên gia dự báo (Survey of Professional Forecaster) TC – NH Tài chính – Ngân hàng TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh TTTC Thị trường tài chính VAR Mô hình Vector tự hồi quy (Vector Autoregression) VECM Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correlation Model) WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hệ thống các biến trong mô hình. Bảng 3.2. Kiểm định tự tương quan. Bảng 4.1. Kết quả kiểm định trung bình lạm phát kỳ vọng cuối năm 2012 so với kỳ vọng cuối năm 2011. Bảng 4.2. Kết quả kiểm định trung bình lạm phát kỳ vọng so với mục tiêu lạm phát của chính phủ. Bảng 4.3. Kết quả kiểm định phương sai kỳ vọng của nhóm thuộc lĩnh vực TC – NH so với toàn mẫu. Bảng 4.4. Thống kê dữ liệu khảo sát. Bảng 4.5. Kết quả kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát. vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Hình 2.2. Đường cong Phillips điều chỉnh theo kỳ vọng. Hình 2.3. Tiến trình hình thành kỳ vọng lạm phát. Hình 3.1. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam và một số quốc gia khác giai đoạn 2000 – 2009. Hình 3.2. Hàm phản ứng đẩy. Hình 3.3. Tỷ trọng đóng góp CPI tháng vào CPI cả năm từ 1995 – 2010. Hình 4.1. Kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2012 (% so với cuối năm 2011). Hình 4.2. Mức tín nhiệm đối với khả năng thực hiện mục tiêu lạm phát của NHNN. Hình 4.3. Kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2012 – Nhóm TC – NH. Hình 4.4. Phản ứng của đối tượng khảo sát khi tiếp nhận thêm thông tin. Hình 4.5. Tỷ lệ tiếp nhận thông tin lạm phát qua các kênh. Hình 4.6. Những nhân tố tác động đến lạm phát. Hình 4.7. Chi tiết kỳ vọng đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Hình 4.8. Kỳ vọng về thay đổi thu nhập so với thay đổi mức giá chung. Hình 4.9. Mối quan hệ giữa CSTT hiệu quả và kiểm soát kỳ vọng. Hình 4.10. Cách thức thiết lập kỳ vọng lạm phát của người dân Việt Nam. Hình 4.11. Mục tiêu của chính phủ, lạm phát thực và dự báo của một số tổ chức. Hình 4.12. So sánh thành tựu neo giữ kỳ vọng lạm phát dài hạn giữa EU và Mỹ vii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kiểm định Unit Root Test khi chưa lấy sai phân. Phụ lục 2. Kiểm định Unit Root Test khi đã lấy sai phân bậc nhất. Phụ lục 3. Phân rã phương sai của CPI. Phụ lục 4. Khảo sát của NHTW về kỳ vọng lạm phát ở một số quốc gia. Phụ lục 5. Cấu trúc câu hỏi khảo sát kỳ vọng lạm phát (năm) của đại học Michigan Phụ lục 6. Bảng câu hỏi khảo sát về kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam năm 2012. Phụ lục 7. Thống kê chung về mẫu khảo sát 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếp nối nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện vào năm 2011, bài nghiên cứu xuất phát từ thực trạng lạm phát cao và biến động mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các giải pháp đưa ra hầu hết tập trung vào việc thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, CSTT thắt chặt chỉ có thể là một giải pháp trong ngắn hạn đồng thời có chi phí cơ hội lớn – đánh đổi bằng tăng trưởng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế vừa “chập chững” thoát khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét vai trò của kỳ vọng lạm phát trên cơ sở tầm quan trọng của nhân tố kỳ vọng như một góc nhìn mới về vấn đề lạm phát trên cơ sở vai trò của nó đã bước đầu được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và được chấp nhận rộng rãi trong thực thi CSTT của các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, nghiên cứu về kỳ vọng lạm phát cũng là cấp thiết khi đây là nền tảng để nghiên cứu các lý thuyết mới của trường phái Keynes Mới. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mở rộng đề tài mà chúng tôi đã thực hiện vào năm 2011, nghiên cứu này chúng tôi tiếp tục khẳng định về tầm quan trọng của kỳ vọng trong lý thuyết và thực nghiệm. Từ đó, chúng tôi tiếp tục cải tiến phương pháp đo lường bằng cách khảo sát thực tế kỳ vọng của người dân, bảng khảo sát được xây dựng dựa trên bảng mẫu của đại học Michigan (Mỹ), và có một vài thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của Việt Nam để có thêm dữ liệu đưa ra các nhận định về thực trạng lạm phát Việt Nam. Cuối cùng, các khuyến nghị về mặt chính sách cũng được đưa ra một cách chi tiết trên cơ sở dữ liệu đo lường được từ chương trình khảo sát. Các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là:  Kỳ vọng lạm phát đóng vai trò như thế nào đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ và mục tiêu ổn định giá cả. 2  Kỳ vọng lạm phát được mô hình hóa như thế nào? Đặc biệt, lý thuyết về hình thành kỳ vọng lạm phát là phù hợp và đang phổ biến rộng rãi?  Cách thức đo lường kỳ vọng lạm phát trong thực tiễn?  Kinh nghiệm và thành tựu neo giữ kỳ vọng lạm phát ở các quốc gia trên thế giới ra sao?  Thực trạng kỳ vọng lạm phát của người dân Việt Nam hiện nay như thế nào? Cách thức đo lường kỳ vọng lạm phát nào sẽ phù hợp với thực trạng ở Việt Nam? 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm r những vấn đề cần nghiên cứu. Thay vì thực hiện chạy định lượng để xem xét tác động của các nhân tố đến lạm phát, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp một số nghiên cứu định lượng về nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam. Nhóm tập trung xây dựng và khảo sát kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam cũng như các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát của người dân. Kết quả khảo sát được thống kê và sử dụng trong các phân tích của nhóm. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của chúng tôi được triển khai như sau: Đầu tiên, chúng tôi tiếp tục khẳng định vai trò của kỳ vọng thông qua phân tích cơ chế tác động của kỳ vọng đến lạm phát dựa trên lập luận và mô hình hóa trong các lý thuyết kinh tế. Trong đó, lý thuyết về cơ chế hình thành kỳ vọng là trung tâm, thể hiện nguyên nhân biến động của kỳ vọng riêng biệt và cơ chế phản ứng khác nhau của 3 NHTW1. Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu các phương pháp đo lường và nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát nhằm tạo nền tảng cho phân tích thực trạng lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam. Đồng thời, điểm qua thành tựu của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc neo giữ kỳ vọng lạm phát như một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ hai, chúng tôi tiến hành kiểm định lại vai trò của kỳ vọng lạm phát bằng mô hình VECM. Kết quả kiểm định phù hợp với các nghiên cứu về Việt Nam của các tác giả trước đó. Trên cơ sở kết quả kiểm định, chúng tôi lựa chọn và xây dựng phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát Việt Nam. So với 2011, chúng tôi vẫn sử dụng phương pháp khảo sát trên 700 hộ gia đình tại TP.HCM. Thứ ba, bằng các so sánh, kiểm định và phân tích khoa học, chúng tôi tìm ra các kết quả thú vị về độ lệch, nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát và niềm tin của công chúng vào NHNN. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách, tập trung vào xây dựng phương pháp đo lường dài hạn và các chương trình nhằm gia tăng niềm tin đối với NHNN Việt Nam. 5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống được một số nghiên cứu về kỳ vọng lạm phát, chỉ ra được tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát trong việc thực hiện các chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô. Từ đó, bước đầu xây dựng nền tảng lý thuyết cho lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam. Đặc biệt, hiểu biết lại là cơ sở quan trọng để nắm bắt các lý thuyết vĩ mô hiện đại. Về mặt thực tiễn, đề tài này cơ bản xây dựng một phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát phù hợp với thực tế Việt Nam. Từ đó góp phần giúp cho các nhà điều hành chính 1 Nghiên cứu các lý thuyết hình thành kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nhân tố kỳ vọng vào mô hình nền kinh tế tổng thể nói chung và đường cung NKPC nói riêng. Tuy nhiên, đó là một vấn đề chi tiết và phức tạp mà chúng tôi chưa thể đề cập trong nghiên cứu này. 4 sách vĩ mô trong công tác dự báo cũng như thiết lập và thực hiện các chính sách. Cuối cùng do những hạn chế của đề tài mà chúng tôi cũng đề xuất sự cần thiết trong việc nghiên cứu sâu hơn về lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam. 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Do nghiên cứu của chúng tôi còn tập trung vào các vấn đề nền tảng nên đề tài còn rất nhiều hướng phát triển. Trong đó, hai hướng phát triển quan trọng nhất là: (i) tiếp tục phát triển chương trình đo lường kỳ vọng lạm phát nhằm theo dõi diễn biến của nhân tố này nhằm đưa ra các chỉ báo để neo giữ kỳ vọng dài hạn; (ii) nghiên cứu các mô hình phân tích và dự báo lạm phát có liên quan tới nhân tố kỳ vọng lạm phát, đặc biệt là mô hình Vector tự hồi quy (VAR) và Vector tự hồi quy cấu trúc (SVAR). 5 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Bài nghiên cứu xuất phát từ thực trạng lạm phát cao và biến động mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các giải pháp đưa ra hầu hết tập trung vào việc thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, CSTT thắt chặt chỉ có thể là một giải pháp trong ngắn hạn đồng thời có chi phí cơ hội lớn – đánh đổi bằng tăng trưởng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế vừa “chập chững” thoát khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét vai trò của kỳ vọng lạm phát trên cơ sở tầm quan trọng của nhân tố kỳ vọng đã bước đầu được khẳng định ở Việt Nam và được chấp nhận rộng rãi trong thực thi CSTT của các quốc gia trên thế giới. Vai trò của kỳ vọng đã được kiểm định trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm về lạm phát ở Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) nhận thấy rằng các biến vĩ mô đều tác động đến CPI trước PPI vài tháng, khẳng định vai trò của kênh truyền dẫn kỳ vọng đối với lạm phát. JongWanich and Park (2008) đưa ra kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu nhân tố tác động đến lạm phát ở các nước đang phát triển, trong đó, cầu kéo và kỳ vọng lạm phát là nhân tố chính – giải thích đến 34% CPI Việt Nam từ 1999 – 2008. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong bài viết của Phạm Thế Anh (2009). Tuy nhiên, trong tất cả các bài nghiên cứu, biến kỳ vọng đều được đại diện bằng trễ thứ nhất của lạm phát (kỳ vọng tĩnh)2 và chỉ ở mức độ đề cập. Trong khi đó, vai trò của kỳ vọng lạm phát ngày càng được công nhận và góp phần quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ của các quốc gia, khu vực trên thế giới. Những năm 1970 nền kinh tế Mỹ và các nước công nghiệp gặp phải tình trạng đình lạm (staginflation). Vấn đề chỉ được giải quyết khi Volcker giữ vị trí chủ tịch Fed, xuyên suốt đến thời Greenspan và Bernenke hiện nay. Clarida, Gali và Gertler (1998) xem xét vai trò của CSTT. Họ tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa trong CSTT giữa thời kỳ trước 2 Sẽ được chúng tôi phân tích trong các tranh luận về cách thiết lập kỳ vọng trong phần 2 của nghiên cứu này. 6 Volcker và Volcker – Greenspan. Nhìn chung, lãi suất vẫn là công cụ chính của CSTT do Fed điều hành. Tuy nhiên, trong thời kỳ trước Volcker, lãi suất thực được điều chỉnh đã tạo ra sự thay đổi ngược chiều tương ứng trong kỳ vọng lạm phát. Trong khi đó, nếu có thêm một sự điều chỉnh trong lãi suất danh nghĩa có thể sẽ làm giảm biến động của kỳ vọng3. Ngược lại trong suốt thời kỳ Volcker – Greenspan, CSTT đã hết sức chủ động để đối phó với lạm phát: cả hệ thống lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa đều được điều chỉnh để chống lại sự gia tăng trong kỳ vọng lạm phát4. Đây là cảnh báo đầu tiên đối với CSTT khi thiếu quan tâm đối với các phản ứng của kỳ vọng lạm phát. Sau biến cố năm 1970, trường phái Keynes Mới lên ngôi khi xây dựng được nền tảng vi mô cho mô hình nền kinh tế với giả định kỳ vọng hướng tới tương lai. Đồng thời đường cong Phillips mới với yếu tố kỳ vọng cũng đã thay thế cho mô hình định lượng phổ biến từ những năm 1950. JongWanich and Park (2008) cũng đưa ra cảnh báo trước sự tăng trưởng cao đi kèm với lạm phát giai đoạn 2005 – 2007 đối với các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Khi động lực tăng trưởng kinh tế được tài trợ chủ yếu bằng tăng trưởng tín dụng. CSTT lỏng lẽo đã làm gia tăng cầu quá mức, và chính nó cũng khiến cho kỳ vọng lạm phát gia tăng. Ngoài ra, kỳ vọng lạm phát cũng được phân tích như một trong ba kênh truyền dẫn chính của chính sách tiền tệ bên cạnh lãi suất và tỷ giá. EC (2011) lưu ý rằng, NHTW phải kiểm soát được các kênh truyền dẫn của CSTT tránh làm thay đổi xu hướng dài hạn của kỳ vọng và giá cả, nhằm tạo ra sự phát triển hợp lý cho nền kinh tế và ổn định giá cả trong tương lai. 3 Cách giải thích này được gọi là quy tắc Taylor, được các nhà kinh tế học và Fed chấp nhận rộng rãi. Xem Clarida, Gali và Gertler (1998, 2000); Taylor (1999) và Woodford (2003). 4 Vấn đề này có thể được hiểu một cách dễ dàng thông qua phương trình Fisher, trong đó, 1 + lãi suất danh nghĩa = (1+ lãi suất thực)(1 + kỳ vọng lạm phát). 7 Chúng tôi cũng tìm thấy sự đồng tình một cách rộng rãi của các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách thuộc các trường phái khác nhau về vai trò trung tâm của kỳ vọng lạm phát. Có thể tham khảo Mishkin (1984, 2011), Bernanke (2007), Potter (2011), Gaspar cùng đồng sự (2010), Fraga (2003), Blanchflower (2008), Mankiw (2003), Orphanides và Williams (2003), Blanchflower và MacCoille (2009). Có thể thấy, trong khi vai trò của kỳ vọng lạm phát ngày càng được khẳng định, thì việc nghiên cứu về kỳ vọng lạm phát vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, vai trò của kỳ vọng sẽ không được phản ánh tốt với giả định kỳ vọng tĩnh như các nghiên cứu gần đây. Do đó, việc nghiên cứu nền tảng lý thuyết và giải pháp neo giữ kỳ vọng ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do hạn chế của bài nghiên cứu nên chúng tôi chỉ tập trung khẳng định lại vai trò của kỳ vọng lạm phát và tìm ra giải pháp đo lường hợp lý ở Việt Nam. Từ đó, hướng tới các nghiên cứu chuyên sâu và tìm ra giải pháp neo giữ kỳ vọng trong dài hạn. Nội dung nghiên cứu của chúng tôi được triển khai như sau. Đầu tiên, chúng tôi tiếp tục khẳng định vai trò của kỳ vọng thông qua phân tích cơ chế tác động của kỳ vọng đến lạm phát dựa trên lập luận và mô hình hóa trong các lý thuyết kinh tế. Trong đó, lý thuyết về cơ chế hình thành kỳ vọng là trung tâm, thể hiện nguyên nhân biến động của kỳ vọng riêng biệt và cơ chế phản ứng khác nhau của NHTW5. Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu các phương pháp đo lường và nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát nhằm tạo nền tảng cho phân tích thực trạng lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam. Đồng thời, điểm qua thành tựu của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc neo giữ kỳ vọng lạm phát như một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kế đến, chúng tôi tiến hành kiểm định lại vai trò của kỳ vọng lạm phát bằng mô hình VECM. Kết quả kiểm định phù hợp 5 Nghiên cứu các lý thuyết hình thành kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nhân tố kỳ vọng vào mô hình nền kinh tế tổng thể nói chung và đường cung NKPC nói riêng. Tuy nhiên, đó là một vấn đề chi tiết và phức tạp mà chúng tôi chưa thể đề cập trong nghiên cứu này. 8 với các nghiên cứu về Việt Nam của các tác giả trước đó. Trên cơ sở kết quả kiểm định, chúng tôi lựa chọn và xây dựng phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát Việt Nam. So với 2011, chúng tôi vẫn sử dụng phương pháp khảo sát trên 700 hộ gia đình tại TP.HCM. Bằng các so sánh, kiểm định và phân tích khoa học, chúng tôi tìm ra các kết quả thú vị về độ lệch, nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát và niềm tin của công chúng vào NHNN. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách, tập trung vào xây dựng phương pháp đo lường dài hạn và các chương trình nhằm gia tăng niềm tin đối với NHNN Việt Nam. 9 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.1. Cơ chế tác động của kỳ vọng lạm phát lên giá cả Để hiểu rõ vai trò của kỳ vọng, chúng tôi sẽ phân tích tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của kỳ vọng lên giá cả. Trong đó, chủ yếu là tác động lên hành vi thiết lập giá cả – tiền lương và thay đổi trong quyết định đầu tư – tiêu dùng – tiết kiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích vai trò của kỳ vọng lạm phát trong kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. 2.1.1. Hành vi thiết lập giá cả – tiền lương và quyết định đầu tư – tiêu dùng – tiết kiệm dưới tác động của kỳ vọng lanchflower và MacCoille (2009) đã xem xét tác động của kỳ vọng lạm phát, trong đó chủ yếu tập trung vào việc thiết lập các mức giá cả và tiền lương. Do tiền lương không được thiết lập một cách thường xuyên, nên người xác lập phải quan tâm nhiều đến tỷ số lạm phát trong tương lai. Nếu lạm phát được kỳ vọng ở mức cao, người lao động có thể yêu cầu một mức lương danh nghĩa cao hơn để duy trì sức mua của họ. Đến lược nó, mức lương cao lại khiến cho giá sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp tăng lên và vì thế người tiêu dùng phải sử dụng hàng hóa với giá cả cao hơn. Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp kỳ vọng mức lạm phát cao trong tương lai, khi đó doanh nghiệp sẽ có xu hướng nâng mức giá hàng hóa của mình trên thị trường vì tin rằng không có sự suy giảm trong mức cầu về hàng hóa của họ. Nhánh tác động thứ hai của lạm phát kỳ vọng lên mức lạm phát thực tế là tác động lên quyết định đầu tư và tiêu dùng. Thông qua lãi suất danh nghĩa thị trường, khi hộ gia đình và doanh nghiệp kỳ vọng lạm phát cao trong tương lai sẽ dẫn đến lo ngại lãi suất thực suy giảm và tương ứng tiêu dùng sẽ hấp dẫn hơn tiết kiệm. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu họ tin rằng NHTW sẽ phản ứng để bù đắp sự sụt giảm trong lãi suất thực (Blachflower and Kelly, 2008). Driver và Windram (2007) cũng có quan điểm đồng tình. 10 Gnan, Scharler và Silgoner (2009) xem xét sự khác biệt giữa lý thuyết Keynes cũ và mới, tác động của kỳ vọng được quy về phía tổng cung và tổng cầu. Ông cho rằng, ngoài nguyên nhân do cầu kéo và chi phí đẩy theo Keynes cũ thì lý thuyết mới còn quan tâm đến tác động của kỳ vọng lạm phát lên mục tiêu ổn định giá cả của nền kinh tế. Trong đó, về phía cầu, khi kỳ vọng lạm phát cao dẫn đến kỳ vọng lãi suất thực thấp, do đó, hộ gia đình gia tăng tiêu dùng và doanh nghiệp cũng gia tăng đầu tư hiện tại làm cho tổng cầu của nền kinh tế gia tăng. Hệ quả là, các doanh nghiệp sẽ phản ứng bằng việc gia tăng sản xuất, làm thay đổi chi phí sản xuất biên và gây áp lực lên lạm phát. Một hướng khác, về phía cung, việc thiết lập giá cả của doanh nghiệp sẽ trực tiếp tác động đến giá cả chung của nền kinh tế. Do đó, tác giả cho rằng NHTW các quốc gia cần kiểm soát kỳ vọng lạm phát để ngăn chặn khả năng kỳ vọng tự hoàn thành. 2.1.2. Kỳ vọng lạm phát trong kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ Tiếp theo, chúng tôi xem xét chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (2011) để có một cái nhìn tổng quan hơn. Quan sát sơ đồ truyền dẫn chính sách tiền tệ ta thấy, kỳ vọng chịu tác động của lãi suất chính thức (do NHTW thiết lập) và tác động đến sự gia tăng giá cả một cách gián tiếp thông qua kênh lãi suất thị trường tiền tệ, giá cả tài sản, tiền tệ - tín dụng, lãi suất ngân hàng, tỷ giá và thiết lập giá cả - tiền lương. 11 Hình 2.1. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ Nguồn: ECB (2011), ECB Monetary policy, Chart 3.1. NHTW giữ vai trò trung tâm trong việc thực thi chính sách tiền tệ thông qua việc thay đổi lãi suất chính thức dựa vào nhu cầu tiền tệ và sự cân bằng trong thị trường liên ngân hàng. Mỗi sự điều chỉnh của nó sẽ làm thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ và từ đó các ngân hàng cũng sẽ thay đổi lãi suất tiền gửi và cho vay. Tuy nhiên, lãi suất dài hạn lại chịu tác động trực tiếp của kỳ vọng về tăng trưởng và giá cả dài hạn của nền kinh tế nhiều hơn lãi suất thị trường tiền tệ. Kỳ vọng về sự thay đổi lãi suất chính thức sẽ tác động đến lãi suất dài hạn, bởi vì thay đổi này phản ánh kỳ vọng về sự thay đổi lãi suất trong ngắn hạn. Dưới tác động của kỳ vọng và thiết lập lãi suất của các ngân hàng, sự thay đổi trong lãi suất nói chung sẽ tác động đến quyết định đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm của hộ gia đình và các doanh nghiệp. Kết quả là, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế biến động làm thay đổi tổng cầu – tương ứng tổng cung cũng thay đổi. Trường hợp tổng cầu vượt tổng cung sẽ gây ra lạm phát. Tương tự, giá cả cũng gián tiếp chịu tác động của tỷ giá, giá tài sản và lưu lượng tín dụng. Tỷ giá thay đổi theo lượng cầu hàng nhập khẩu, 12 trong khi, giá cả tài sản gia tăng cùng với sự giàu có của các chủ thể kinh tế. Sự thay đổi trong lãi suất cũng tác động đến tổng cung – tổng cầu tín dụng do sự thay đổi trong khả năng trả nợ và các kế hoạch tài trợ cho đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm. Mặt khác, kênh truyền dẫn của kỳ vọng cũng là một kênh chính, đóng vai trò trung tâm trong việc ổn định giá cả. Kênh truyền dẫn này chủ yếu tác động đến kỳ vọng dài hạn của các thành phần tư nhân. Tác động của nó phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm đối với NHTW và khuôn khổ CSTT quốc gia đang áp dụng. Nếu NHTW đạt được mức tín nhiệm cao thì CSTT sẽ có uy quyền hơn đối với mục tiêu ổn định giá cả thông qua điều chỉnh kỳ vọng của các chủ thể kinh tế về tỷ lệ lạm phát tương lai và hành vi thiết lập giá – tiền lương. Nếu công chúng tin vào khả năng và trách nhiệm của NHTW thì kỳ vọng lạm phát sẽ được neo giữ chặt chẽ vào một mức giá ổn định. Ngược lại, giá cả và tiền lương cũng không bị điều chỉnh bởi nỗi sợ lạm phát cao trong tương lai. Tóm lại, dễ dàng nhận thấy, kỳ vọng lạm phát đóng vai trò trung tâm trong mục tiêu ổn định giá cả của nền kinh tế. Ngoài ra, tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát trên cơ sở lý thuyết cũng được thể hiện thông qua mô hình hóa. 2.2. Vai trò của kỳ vọng lạm phát trong mô hình hóa chính sách 2.2.1. Khuôn khổ đường cong Keynes Phillips Mới Trong kinh tế học vĩ mô, tầm quan trọng của kỳ vọng được nhấn mạnh bởi John Maynard Keynes trong “Lý thuyết tổng quát” của ông6. Keynes nhấn mạnh vai trò trung tâm của kỳ vọng trong quyết định tiêu dùng, đầu tư, sản lượng và thất nghiệp. Chẳng hạn chi tiêu của hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng và mong muốn tiết kiệm; chi tiêu của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh, mà kế hoạch này do kỳ vọng tương lai chi phối. Lý thuyết của Keynes cũng nêu lên cách thức tổng chi tiêu danh nghĩa tác động lên sản lượng và mức nhân dụng, với điều kiện nó không 6 Xem Keynes (1936, Chương 12). 13 vượt quá giới hạn sản xuất. Điều đó có nghĩa khi tổng chi tiêu vượt quá giới hạn thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng lạm phát, cho thấy sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn. Sự ra đời của đường cong Phillips năm 1958 được xem như là mô hình định lượng cho lý thuyết của Keynes. Tuy nhiên, vào thập niên 70, lý thuyết của Keynes phải đối mặt với một sự kiện không thể lý giải được, đó là tình trạng tỷ lệ lạm phát cao đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, còn được gọi là “tình trạng đình lạm” (Parliament, 1965). Khái niệm này rất đáng chú ý vì trong lý thuyết kinh tế vĩ mô thời hậu chiến, lạm phát và suy thoái được coi là loại trừ lẫn nhau. Chính vì lẽ đó các nhà kinh tế vĩ mô bắt đầu hoài nghi về lý thuyết Keynes cũng như bắt đầu xem xét nguyên nhân khiến cho đồ thị thất nghiệp – lạm phát nhảy khỏi đường cong Phillips7. Cũng trong thời gian này, trường phái Keynes Mới bắt đầu đưa ra những lập luận chặt chẽ dựa trên mô hình đường cong Phillips điều chỉnh kỳ vọng để lý giải vấn đề này. Phái Keynes Mới tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến giả thuyết giá cả cứng nhắc của Keynes và dành nhiều công sức để xây dựng nền tảng vi mô cho các giả thuyết, đồng thời có khuynh hướng hấp thu giả thuyết kỳ vọng hợp lý của các nhà Cổ điển Mới. Chúng tôi sẽ đi vào phân tích mô hình để hiểu r hơn về lý thuyết này đồng thời thấy rõ vai trò của lạm phát kỳ vọng trong việc ổn định nền kinh tế. Đường cong Phillips điều chỉnh theo kỳ vọng được đề xuất bởi Milton Friedman (1968) và Edmund Phelps (1967) sau đó đã được James Tobin (1968, 1972) đưa vào mô hình Keynes Mới. Những phân tích của trường phái Keynes Mới được thể hiện thông qua các phương trình sau: (1.1) 7 Các nhà kinh tế học đã lầm tưởng rằng sự thất bại của đường cong Phillip cũng chính là thất bại của lý thuyết Keynes. Tuy nhiên, thực tế đã có sự khác biệt giữa mô hình Phillip cũ với quan điểm của Keynes về kỳ vọng. Việc nhận ra vấn đề này đã làm cho lý thuyết Keynes nổi lên trong thập niên gần đây (Davidson, 2009).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan