Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Ky thuat trong ba loai cay thuoc nam nhau choc mau va cu dom tren da trung_buith...

Tài liệu Ky thuat trong ba loai cay thuoc nam nhau choc mau va cu dom tren da trung_buithedoilethidien_9409

.PDF
73
65
68

Mô tả:

TS. BÙI THỂ ĐỐI. ThS. LẾ THỊ DIÊN KỸ THUẬT TRỒNG BA LOÀI CÂÝ THUỐC NAM NHÀU, CHÓC MÁU VÀ CỦ DÒM TRÊN ĐẤT RỪNG NHÀ XUẨT BẢN NÒNG NGHlậP TS. BÙI THÉ ĐỒI, ThS. LÊ THỊ DIÊN KỸ THUẬT TRÒNG BA LOÀI CÂỲ THUÓC NAM NHÀU, CHÓC MÁU VÀ CỦ DÒM TRÊN ĐẤT RÙÌVG NHÀ x u At B ả n n ô n g Hà N ộ i-2011 n g h iệ p LỜI NÓI ĐÀU Việt Nam với 54 dân tộc trong đó 53 dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các vùng núi từ Bắc đến Nam. ở nhiều noi, người dân sống ở vùng sâu vùng xa, cách biệt vói khu vực dân cư khác. Đe đấu ữanh sinh tồn, tự bảo vệ cuộc sống cho chính bản thân mình, bằng kinh nghiệm sống qua thời gian, họ đã tự tìm ra những loài cây thuốc chữa bệnh cho cộng đồng mình ngay quanh khu vực họ sinh sống. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, frong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Tính đến nay, Viện Dược liệu đã phát hiện và thống kê được khoảng 3.948 loài cây thuốc, tuy nhiên còn một số lượng lớn các cây thuốc riêng của cộng đồng các dân tộc thiểu số, gọi là cây thuốc dân tộc chưa được thống kê và tư liệu hóa hết được. Mặc dù tài nguyên cầy thuốc đa dạng và phong phú nhưng con ngưòd chỉ mới biết và sử dụng một ít loài để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, còn rất nhiều loài cây thuốc mà người dân chưa biết đến và chưa sử dụng. Trong số các loài được sử dụng để chữa bệnh có các cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), Chóc máu (Salacia cochinchinnensis Lour), Củ dòm {Stephania dielsiana Y.C.Wu). Cây Nhàu {Morinda citrifolia L.) là một loại cây thuốc có giá trị chữa bệnh rất hiệu quả. Nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp, điều hoà kinh nguyệt. Hiện nay, cây Nhàu đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cửu, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của con người. Chóc máu {Salacia cochỉnchinensis Lour) là cây thuốc quý được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Chóc máu là loài dược thảo có khả năng hạn chế sự phát triển tể bào ung thư, do mới được phát hiện nên hầu như chưa có nhiều nghiên cửu về cây này mà chỉ được sử dụng chủ yếu trong dân gian^ vì vậy hầu như chưa có bài thuốc về loại dược thảo này. Củ áòm {Stephania dielsiana C.Y.Wu) là cây thuốc quý, hiếm, được dùng làm thuốc chữa đau lưng, đau bụng, mỏi nhức chân, giúp ngủ ngon. Còn dùng đắp chỗ sưng bắp chuối, nhọt cứng, áp xe do tiêm. Có khi nấu nước uổng chữa kiết lỵ, ra máu, đau bụng kiiứi niên, đau dạ dày. Củ dòm là nguồn gen hiếm, mới được phát hiện ở Việt Nam, có trữ lượng ít, lại bị khai thác nhiều. Rễ củ được nhân dân vùng Ba Vì sử dụng làm thuốc chữa đau nhức gân xưong, đau bụng. Có thể dùng chiết được hoạt chất L-tetrahydropalmatin. Trong những năm gần đẫy, việc gây trồng và phát triển cây dược liệu đã và đang được quan tâm. Nhiều loài được nhân trồng rộng rãi và đem lại kết quả tốt, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến dược liệu. Tuy nhiên, việc gây trồng nhiều loài cây dược liệu quý mới chỉ là bước đầu và được tiến hành trên quy mô rất nhỏ lè, chưa có sự tập trung và đầu tư thích đáng. Với mong muốn góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây dược liệu tại Việt Nam, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách này nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây Nhàu, Chóc máu và Củ dòm trên đất rừng. Mặc dù các tác giả đã rất cố gẳng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Kính mong nhận được sự đóng góp của quý độc giả để có thể bổ sung và hoàn thiện cho lần xuất bản tiếp theo. Các tác giả: TS. Bùi Thế Đồi, ThS. Lê Thị Diên Phần th ứ nhất TỔNG QUAN VÈ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC VÀ S ự CẦN THIẾT GÂY TRỒNG CÂY THUỐC NAM TRÊN ĐẤT RỪNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC 1. Trên thế giới 1.1. Lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc trên thế giới Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu của cuộc sống mình. Theo Aristote (384 - 322 trước công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm trước, các dân tộc vùng Trung cận đông đã biết đen cả ngàn cây thuốc, sau này người Ai Cập đã biết cách chế biển và sử dụng chúng (dẫn từ Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999). Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để điều trị bệnh và ướp xác các vua chúa hoặc làm nước thom từ khoảng 4000 năm trước công nguyên. Ngưòi Nhật Bản đã biết sử dụng cây Bạc Hà làm thuốc ừị bệnh từ 2000 năm trước đây...(dẫn từ Lã Đình Mỡi và các tác giả, 2001). Nền y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ đều được ghi nhận trong lịch sử về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây 3.000 - 5.000 năm (dẫn từ Trần Vãn ơn). Từ thời xa xưa, thực vật làm thuốc đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của ngưòd dân nhiều nước ở châu Á. Tuy nhiên, người dân chủ yếu khai thác cây thuốc từ thiên nhiên hoặc được trồng với mục đích phục vụ ữong gia đình, trừ các quốc gia như Trung Quốc, Ắn Độ, Indonesia và Nepal là trồng chúng với mục đích thưong mại. Tuy nhiên, các quốc gia này cũng chỉ gây trồng ở quy mô nhỏ và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước (Batugal, Pons A, layashree Kanniah, Lee Sok young và Jeeffrey T, Oliver, 2004). Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thể giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây thuốc để chữa bệnh từ lâu đời và đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa. 1.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến năm 1985, hên toàn thế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao (trong tổng sổ hơn 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R.Famsworth và D.D.Soejarto, 1985). Theo Napralert năm 1990 con số này được ước tính từ 30.000 đến 70.000 loài cây thuốc. Trong đó, ở Trung Quốc đã có tói ữên 10.000 loài thực vật được coi là cây thuốc, Ấn Độ hom 6.000 loài, vùng nhiệt đới Đông - Nam Á khoảng 6.500 loài... (dẫn từ Nguyễn Tập, 2007). Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thể giới có hơn 35.000 loài thực vật đang được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau vào mục đích chữa bệnh. Nhiều loài trong số chúng là đối tượng không thể kiểm soát được trong các hoạt động buôn bán ở quy mô địa phương hoặc quốc tế (dẫn từ Phạm Văn Điển và Phạm Minh Toại, 2005). Nguồn gen cây thuốc đang ở trong tình trạng bị đe dọa do mất môi trường sống, nạn phá rừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt,... Có rất nhiều bằng chửng chỉ ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây thuốc, đang bị giảm sút một cách trầm trọng ở nhiều nod trên thế giới. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng ở những noi có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, và nạn phá rừng thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các nước Nam và Đông Nam châu Á. Những quốc gia có nguồn gen cây thuốc phong phú cần phải nỗ lực hon nữa để sưu tập, gìn giữ và bảo tồn nguồn gen quý này để phục vụ cho hoạt động nghiên cửu và sử dụng chúng một cách có hiệu quả (Md Mamtazul Haque, 2004). Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt động khai thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hoai trăm năiọ trở lại đây có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế kỷ tới, nếu chiều hướng này cứ tiếp tục thì các loài thực vật ngày càng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong số này có nhiều loài cây làm thuốc. Ví dụ ở Banglades có loài Tylopora cindica (Burm.p.) Mer. dùng để chữa bệnh hen; loài Zanonia indica L. dùng để tẩy xổ trước đây có rất nhiều nhvmg do khai thác quá mức nên hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng (Islam A.s,1991). Loài Ba gạc (RauvoỊ/ìa serpentina (L.) Benth. Ex Kurz) hàng chục năm liền bị khai thác ờ Ắn Độ, Srilanka, Banglades, Thái Lan,... với khối lượng 400-1.000 tấn vỏ, rễ/năm để xuất khẩu sang cảo thị trưòng Âu-Mĩ, hiện nay đã trở nên cạn kiệt, thậm chí một số bang ở Ấn Độ, chính phủ đã đình chỉ chính thức khai thác loài cây này. Một số loài cây thuốc quý khác có ở vùng Đông Bắc Ân Độ là Coptis teeta, trước kia cũng thường thu hái để bản sang các nước Đông Á, song do khai thác quá mức nên loài này đang bị đe dọa. Vì vậy, song song với nghiên cứu về sử dụng cây thuốc thì một vấn đề cấp bách khác được đặt ra là phải bảo tồn các loài cây thuốc. Tại Hội nghị Quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc họp từ ngày 21 đến 27 tháng 3 năm 1993 tại Chiêng Mai, Thái Lan, hàng loạt các công trình nghiên cứu về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết. Ngày nay, đã là báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đa dạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó cỏ cây thuốc của mỗi quốc gia. Tư liệu từ tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IƯCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà Tổ chức này thông tin, thì có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tập tài liệu “Các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn sổ loài là cây thuốc. Trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (sách Đỏ về Thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giód thiệu gần 200 loài được sử dụng làm thuốc, cần bảo vệ (dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2007). Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên thuốc: - Tàn phá thảm thực vật, - Hoạt động du canh du cư, - Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí tài nguyên cây thuốc, - Nhu cầu sử dụng cây thuếc tăng lên, - Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cẩu cây trồng, - Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa và bị thất truyền. 10 Hoạt động bảo tồn tài nguyên cẫy thuốc: Bảo tồn nguyên vị ựn-situ conservatỉon): Chỉ có một số nước tham gia. Một trong những nước này là Sri Lanka, với 50 khu bảo tồn cây thuốc. Tại Ấn Độ có 30 trung tâm bảo tồn nguyên vị. Tại Trung Quốc các khu bảo tồn tài nguyên cây thuốc cũng được thành lập. Bảo tồn chuyển vị {Ex-situ conservatiori): Năm 1989, Tổ chức bảo tồn các vườn thực vật Quốc tế (BGCI) đã phối hợp với lUCN và WWF xây dựng “chiến lược bảo tồn ở các vườn thực vật”. Trên thế giới có khoảng 1.500 vườn thực vật đă xây dựng, trong đó có 152 vườn của 33 quốc gia chuyên trồng cây thuốc hay trồng kểt họp với các cây kinh tế khác. Vườn thực vật ở Tokyo có khoảng 1.600 loài, vưcm thực vật dân tộc Mexico, Vườn thực vật ở Bimgari, Séc, BaLan cũng rất lớn và có nhiều loài được gây trồng. Trồng cây thuốc đã có một số nước gây ừồng cây thuốc với quy mô lớn phục vụ công tác y tể và bảo tồn với quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ (Trần Văn ơn, 2003). Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn cây thuốc nói riêng đang được nhiều quốc gia và các Tổ chức Quốc tế quan tâm. 2. ở Việt Nam 2.1. Vài nét Y học cổ truyền Việt Nam Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam ra đời rất sớm và gắn liền với sự phát triển của lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc (YHCT bao gồm YHCT chính thống và YHCT bản địa của các dân tộc thiểu số). Trải qua hàng ngàn năm lịch sử YHCT Việt 11 Nam đă đúc kết được nhiều kinh nghiệm phòng chữa bệnh có hiệu quả. Trong suốt những năm 1884 - 1945, Y học hiện đại xâm nhập vào Việt Nam qua người Pháp. Y học hiện đại được sự bảo trợ, ủng hộ của chính quyền thực dân, phong kiến YHCT bị khoa học coi thường khinh rẻ nên YHCT hầu như không được quan tâm thích đáng và bị gạt bỏ khỏi vị trí chính thống cho dù nó vẫn luôn đem lại giá trị chữa bệnh cho nhân dân. Sau Cách mạng tháng 8, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc kể thừa, phát huy, phát triển YHCT với phưomg châm xây dựng một nền Y học hiện đại - dân tộc và đại chúng. Hiện nay, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực cho công tác điều tra nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa, phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho toàn dân ngày một tốt hoTi. 2.2. Lược sử các nghiên cửu về cây thuốc Việt Nam Nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam đã có lịch sử lâu đời và có sự thay đổi nhất định qua các thời kỳ khác nhau, có thể chia ra làm các giai đoạn như sau: Thời kỳ trước Pháp thuộc Trong thời kỳ này, nước ta đã có những nghiên cứu về cây thuốc và các phưomg pháp chữa bệnh bằng cây thuốc; “Nam dược thần hiệu”, “Hồng nghĩa giác y thư” của Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh và tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác. Các tác phẩm này có ý nghĩa to lớn cho nền YHCT dân tộc. Bộ “Nam dược thần hiệu” do Hòa Thượng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc ở Trung Đô biên tập, bổ sung in lại năm 1761, gồm bản thảo dược tính 499 vị và 10 khoa chữa bệnh, với 3.932 phương thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh. 12 Danh y Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác có vị trí quan họng ừong nền YHCT Việt Nam. Lê Hữu Trác (1725 - 1792) soạn bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương dược và biện chứng lý luận trị về nội khoa, ngoại khoa, nội sản....Bộ sách này được đánh giá cao trong và ngoài nước đồng thời đã đánh dấu một bước tiến mới của YHCT dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền YHCT của nước ta. Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác có công to lóu trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn này, đồng thòi các ông đã thống kê ghi chép lại các kinh nghiệm chữa bệnh hiệu nghiệm chữa bệnh dân gian quý báu và đúc rút ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm, để viết thành sách lưu truyền cho hậu thế. Tuy nhiên, các tác phẩm chỉ tập trung nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của các cây thuốc, các phương pháp chữa bệnh... mà chưa có điều kiện nghiên cứu về phân bố, trữ lưọug của các loài cây thuốc trên lãnh thổ Việt Nam. Thời ^ Pháp thuộc đến Cách mạng tháng Tám 1945 Dưới thcã Pháp thuộc có một sự cạnh tranh sâu sắc giữa YHCT và Y học hiện đại. Trong giai đoạn này không có một công trình nghiên cứu nào về cây thuốc của Việt Nam được thực hiện do nền YHCT bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp và bóp nghẹt không cho phát triển. Một số nhà khoa học người Pháp đã có những cố gắng tìm hiểu những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và đã biên soạn thành tài liệu để lại. Trong các tài liệu viết tương đối hệ thống có hai bộ là: Bộ thứ nhất “Dược liệu và dược điển Trung Việt” của hai tác giả E.M.Peưot và Paul Hurrier xuất bản tại Pari năm 1907. 13 Trong bộ sách này các tác giả chia thành 2 phần lớn, phần một có sự nhận xét chung về nền y học Á Đông, việc, hành nghề y ở Trung Quốc và Việt Nam, phần hai là kiểm kê các danh mục thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật dùng trong y học Trung Quốc và Việt Nam. Tài liệu có tính chất toàn diện, song bộ sách xuất bản đã khá lâu nên so với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì có nhiều thiếu sót cần phải được sửa lại và bổ simg thêm. Nội dung giới thiệu từng vị thuốc còn quá sơ lược so với sự đòi hỏi thực tế hiện nay. Bộ thứ hai “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương”; Phần cây thuốc do hai tác giả Ch.Crevest và A. Petelot biên soạn 2 tập là: Tập I in năm 1928, tập II in năm 1935 với 1.430 vị thuốc thảo mộc của 3 nước Đông Dương. Đến năm 1952, A.Petelot có sửa chữa lại và bổ sung thêm, đặt cho bộ sách có cái tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” với 1.428 vị thuốc thảo mộc và được in thành 4 tập (theo Đỗ Tất Lợi, 2006). Thời kỳ sau cách mạng thảng Tám đến nay : Sau cách mạng tháng Tám, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi ừong việc sưu tầm, nghiên cứu các cây cỏ được sử dụng làm thuốc trên cả nước. Trong giai đoạn chiến tranh các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu thống kê, hệ thống lại, tìm hiểu sổ lượng, khu phân bố các loại cây thuốc. Công việc này được tiến hành trong suốt một thời gian dài với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành như Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi... Trong các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam có một công trình nghiên cứu điển hình như cuốn sách “Cây thuốc và vị 14 thuốc Việt Nam” của Đồ Tất Lợi gồm 6 tập được in từ năm 1962 - 1965. Tác giả đã trình bày khoảng 430 loài cây thuốc thuộc 116 họ, đã thống kê các cây thuốc và vị thuốc bằng tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc của một số cây thuốc, ông đã ghi chép một cách tỉ mỉ các thông tin như: Đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân bố địa lý, công dụng và cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc này, các công trình khoa học trên thể giới có liên quan đến cây thuốc. Theo LI Brekhman, A.F Hammerman, I.v Gruxvitxki nhận xét bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi có thể sánh ngang vói bất kỳ một công trình nào khác về dược liệu nhiệt đới (dẫn từ Đỗ Tất Lợi). Cuốn “Tóm tắt đặc điểm các cây họ thuốc” của Vũ Văn Chuyên, xuất bản năm 1996. Cuốn sách đã tóm tắt được hầu hết các đặc điểm của các họ có cây thuốc Việt Nam. Tác giả đã mô tả đầy đủ các thông tin về; tên khoa học, tên phổ thông, đặc điểm nhận biết chung, khu vực phân bố của từng họ cây thuốc. Đây là việc có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu của công tác nghiên cứu về thực vật cây thuốc ở Việt Nam. Cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, xuất bản năm 1997. Tác giả đã thống kê, mô tả chi tiết về tên khoa học, tên phổ thông, tên địa phưong, các đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân bố địa lý, công dụng, cách dùng của các dân tộc có sử dụmg vị thuốc này, các công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc... của 3.200 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam và các cây thuốc được du nhập gây trồng ở Việt Nam. Cuốn sách mô tả siiứi động hình ảnh các cây thuốc bằng hình vẽ và ảnh màu. 15 Các công trình khoa học như “Cây thuốc và vỊ thuốc Việt Nam”, “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, “Từ điển cây thuốc Việt Nam” là những tài liệu cẩm nang tra cứu cần thiết cho cán bộ giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu cho các uửià khoa học, cán bộ, sinh viên và những ai quan tâm đến việc tìm hiểu tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình khoa học được công bố có liên quan tới nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam như “Cây cỏ có ích Việt Nam” của Võ Văn Chi, Trần Hợp xuất bản năm 1999, “Từ điển thực vật thông dụng” tập I, tập II của Võ Văn Chi xuất bản năm 2003... 2.3. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 2.3.1. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm diện tích hẹp nhưng kéo dài có nhiều đỉnh núi cao ữên 2000m. Do đó, đã tạo nên khí hậu khác nhau và với một quần thể thực vật hết sức phong phú. Cây thuốc là một trong những thực vật được hình thành trong điều kiện tự nhiên như vậy nên cây thuốc của Việt Nam rất phong phú vả đa dạng về số lượng và chủng loại. Công tác điều tra của Viện Dược liệu - Bộ Y tế ở tất cả các địa phưorng trên toàn quốc kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004, đã ghi nhận ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật (kể cậj)ấm). Cụ thể, nhóm Tảo (Algae) có 52 loài, thuộc 19 họ. Nhóm Nấm (Pungi) có 22 loài, 12 họ. Ngành Rêu (Psilotophyta) có 1 loài 1 họ. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 25 loài 2 họ. Ngành cỏ Bút tháp (Equisetophyta) có 3 loài, 1 họ. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 128 loài, 26 họ. Ngành Thông (Gymnospermae) có 38 loài, 11 16 họ và ngành Ngọc lan (Angiospermae) có 3.675 loài thuộc 231 họ (theo Nguyễn Tập, 2007). Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gằn 300 loài cây thuốc mọc tự nhiên ờ rừng, thường xuyên được khai thác với khối lượng từ 10.000 - 20.000 tấn mồí năm cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu. Các loài cây thuốc đang được khai thác vởi số lượng lớn như Vàng Đắng, Thiên niên kiện, Cẩu tích, Hoàng đẳng, Chè đây... Phần lớn các cây thuốc trên được đưa vào sừ đvmg trực liếp trong nền YHCT. Một số loài dẳ được đưa vào chiết suất hoạt chất để dùng làm thuốc như Thanh cao chiết artemisinin làm thuốc chừa sốt rét, Dừa cạn chiết suất alcaioid làm thuốc hạ huyết áp và dãn mạch máu nâo, Bình vôi chiết suất L. tetrahydro palmatin làm thuốc an thần giảm đau, Kim tiền thảo chiết saponin làm thuốc chữa sòi thận... Hảng chục các loài thuốc quý như Đa kích, Thổ phục linh... đẫ được xuất khẩu, mang lại giá trị tới hơn 10 triệu đô ỉa Mỹ mồi năm (Nguyễn Tập, 2007). Với 3.948 loài cây thuốc đã biết đến hiện nay, cây thuốc trong tự nhiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thuốc sử dụng trực tiếp trong nền YHCT, nguyên liệu ban đầu đề sản xuất thuốc hiện đại và xuất khẩu. 2.3.2. Cảc nguyên nhân ỉàm suy giảm tài nguyên cây thuốc Tài nguyên cây thuốc trong những nâm gần đây suy giảm về số lượng và chất lượng rất lớn đo các nguyên nhân chính sau: Tàn phả thàm thực vật: Thảm thực vật rừng bị tàn obĩỉ -ỉif Tac Jần s ờ agày càng tăng lên và các hoạt động khtD thảe gè, m è rông éiện u'ch canh tác... 17 Hoạt động du canh du cư: Nước ta có đông đảo đồng bào dân tộc có truyền thống du canh du cư. Lối canh tác này chỉ phù hợp khi diện tích rừng còn nhiều, hiện nay diện tích rừng của Việt Nam suy giảm nghiêm trọng, dân số tăng nhanh quỹ đất du canh ít đi dẫn đến việc chu kỳ quay vòng ngắn, tài nguyên rừng trong đó có cây thuốc bị tàn phá và mất môi trường sống. Khai thác quả mức tài nguyên cây thuốc: Có tới 90% cây thuốc được khai thác trong tự nhiên, tập quán frồng cây thuốc không được quan tâm đúng mức. Người dân không có ý thức khai thác cây thuốc bền vững, họ quen khai thác theo lối “đào tận gốc, chốc tận rễ”. Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên: Hiện nay, con người đang có xu hướng quay trở lại phương pháp chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu cây thuốc được thu mua để chữa các bệnh quan trọng như thuốc kháng sinh, hoocmon, các chất quinin... 2.3.3. Tài nguyên cây thuốc dân tộc ở Việt Nam Với hơn 54 cộng đồng dân tộc phân bố ữên khắp đất nước, nguồn tài nguyên cây thuốc dân tộc của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Cho đến naỵ, Việt Nam vẫn chưa thống kê được đầy đủ tài nguyên cây thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ. Chưa biết chính xác hiện có bao nhiêu loài cây thuốc dân tộc ở Việt Nam ngoài những loài đã thống kê, sự phân bố và sử dụng chủng. Nước ta cũng chưa thể thống kê được đầỳ đủ và chính xác hiện có bao nhiêu loài đã bị mất và đang bị đe dọa tuyệt chủng. 18 Trong bài báo “Sử dụng tài nguyên cây thuốc - Sự chia sẻ công bằng và hợp lý” (2004) tác giả Trần Công Khánh đã làm rõ nét đặc trưng của cây thuốc dân tộc là cùng một cây thuốc với dân tộc này thì rất quý nhưng với dân tộc khác nó không được sử dụng thì nó như một cây cỏ hoang dại. Cũng cùng một cây thuốc đó nhưng mỗi dân tộc lại chữa các loại bệnh khác nhau, cách sử dụng khác nhau. Như vậy, giá trị và cách sử dụng cây thuốc của mỗi dân tộc rất khác lứiau và mang những đặc tnmg riêng. Hiện nay, ở nước ta chưa có những công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về các kiiủi nghiệm truyền thống y học dân gian của các dân tộc ít người. Đã có một số công trình nghiên cứu nhưng còn mang tính thăm dò, sim tầm là chính, như “Nghiên cứu về kinh nghiệm phòng chữa bệnh của dân tộc Mường, Thanh Hóa, Nghệ An” (Phó Đức Thành, 1930), “Cây thuốc mọc tự nhiên quanh các trạm kiểm lâm dọc biên giói phía Bắc” (Phó Đức Thuần cộng tác với cục Kiểm lâm. Bộ Lâm nghiệp, 1975), “Kinh nghiệm của người Dao - Ba Vì” (Đỗ Thị Phưomg, 1994). Tư liệu hóa tất cả các tài nguyên cây thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay để bảo tồn tírdi đa dạng sinh học cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của các cộng đồng. Tri thức sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thì có nhiều lứumg cho đến nay, chưa có một người nào, một dân tộc miền núi nào của nước ta tự đến cơ quan nhà nước đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ về tri thức đó. Đây thực sự là nguồn tài sản có giá trị, nếu biết cách quản lý, khai thác hợp lý thì nguồn tài nguyên tri thức này sẽ mang lại cuộc sống sung túc cho các dân tộc có hoạt động làm thuốc và việc khai thác, sử dụng bền vững. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan