Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng lai (clarias macrocephalus x c. gariepinus)...

Tài liệu Kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng lai (clarias macrocephalus x c. gariepinus)

.PDF
38
168
57

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỒ CHÂU PHƯƠNG QUANG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG LAI ( Clarias macrocephalus x C. gariepinus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 1.2009 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỒ CHÂU PHƯƠNG QUANG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG LAI ( Clarias macrocephalus x C. gariepinus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. PHẠM MINH THÀNH Cần Thơ, 1.2009 2 TÓM TẮT Cá trê vàng lai là kết quả lai tạo giữa cá trê vàng cái (Clarias macrocephalus) và cá trê Phi đực ( Clarias gariepinus). Kể từ khi cá trê Phi được du nhập vào Việt Nam, các nhà sản xuất giống đã tiến hành lai tạo và xây dựng nên quy trình sản xuất giống. Các bước trong quy trình này bao gồm: nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ấp trứng, ương cá con. Cá bố mẹ được tiến hành nuôi vỗ trong 3 ao, trong quá trình nuôi vỗ thu thập các chỉ tiêu môi trường và đánh giá tỷ lệ thành thục qua từng tháng nuôi vỗ. Sử dụng HCG, LRH+DOM, LRH+não thùy kích thích sinh sản cá với tỷ lệ cá đẻ lần lượt đạt được như sau: 52.9-96.9%, 47-97.1%, 17.6-99.2%. Khi sử dụng kết hợp 2mg não thùy + 100µg LRH cho kết quả sinh sản tối ưu nhất, đạt trên 99% tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ nở đạt trên 86% và tỷ lệ cá dị hình chỉ dao động trong khoảng 5-6%. Các đợt kích thích sinh sản cá trê, các chỉ số kỹ thuật đạt được như sau: Tỷ lệ thụ tinh từ 42.1% đến 86.9%, tỷ lệ nở từ 48% đến 90.2%, tỷ lệ dị hình từ 5.8% đến 10.1%. Cá trê tái thành thục sau khoảng 35-40 ngày nuôi vỗ tái phát. Cá trê bột được ương sau 30 ngày có: độ gia tăng về chiều dài theo ngày = 0.093(cm/ngày), độ gia tăng về khối lượng theo ngày = 0.125 (g/ngày). Tỷ lệ sống dao động trong khoảng 20%. i LỜI CẢM TẠ Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài vừa qua, tuy gặp không ít khó khăn vướng mắc nhưng với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi vượt qua tất cả để hoàn thành đề tài. Do đó, lời đầu tiên tối xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, là chỗ dựa tinh thần, vật chất trong suốt thời gian thực hiện đề tài và 4 năm học đã qua. Chân thành cảm ơn thầy Phạm Minh Thành đã hết lòng chỉ dẫn trong việc định hướng nghiên cứu, bổ trợ kiến thức và đính chính tài liệu. Đồng thời cũng cảm ơn thầy về những tình cảm tốt đẹp đã dành cho tôi. Kế đến xin cảm ơn chú Phạm Trọng Sơn - chủ trại giống nơi thực hiện đề tài, bác Thái Thân – chủ DNTN nuôi trồng thủy sản Phong Linh, bác Đoàn Văn Năm – chủ trại giống Năm Nu, bác Phan Tòng Thư – chủ trại giống Ba Thư, bác Nguyễn Minh Hiển – chủ trại giống Mười Lùn, dì Nguyễn Thị Chính đã hổ trợ hết mình về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất. Cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô khoa thủy sản sản: thầy Bùi Minh Tâm, cô Nguyễn Bạch Loan,…và toàn thể các bạn lớp NTTS 31 đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hồ Châu Phương Quang ii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ DANH SÁCH CÁC BẢNG Chương I GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 2 1. Đặc điểm sinh học ........................................................................................ 2 1.1. Phân loại ......................................................................................... 2 1.2. Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................... 3 1.3. Đặc điểm sinh trưởng..................................................................... 4 1.4. Đặc điểm sinh sản .......................................................................... 5 2. Kỹ thuật nuôi vỗ ........................................................................................... 5 2.1. Ao nuôi vỗ ...................................................................................... 6 2.2. Mùa vụ nuôi vỗ .............................................................................. 7 2.3. Mật độ thả nuôi cá bố mẹ .............................................................. 7 2.4. Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ.................................................... 8 2.5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi vỗ ................................................... 8 3. Kỹ thuật sinh sản .......................................................................................... 9 3.1. Phân biệt đực cái và chọn cá bố mẹ thành thục ........................... 9 3.2. Kích thích cá sinh sản .................................................................. 10 3.3. Thụ tinh nhân tạo ......................................................................... 11 3.4. Ấp trứng........................................................................................ 11 4. Kỹ thuật ương cá bột lên cá giống............................................................. 12 4.1. Ương ao đất .................................................................................. 12 4.2. Ương trong bể xi măng bể bạt..................................................... 13 Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 15 1. Nuôi cá bố mẹ ............................................................................................. 15 1.1. Điều kiện ao nuôi cá bố mẹ ......................................................... 15 1.2. Thả nuôi cá ................................................................................... 15 1.3. Chăm sóc và quản lý .................................................................... 16 iii 1.3.1. Chế độ cho ăn............................................................................ 16 1.3.2. Quản lý ao cá............................................................................. 16 2. Kích thích cá sinh sản................................................................................. 17 2.1. Lựa chọn cá than thục.................................................................. 17 2.2. Kích dục tố sử dụng ..................................................................... 17 2.3. Phương pháp thụ tinh cho cá....................................................... 17 3. Ấp trứng ...................................................................................................... 18 4. Ương cá bột thành cá giống............................................................ 18 4.1. Điều kiện ao ương........................................................................ 18 4.2. Thả cá vào ao ương...................................................................... 18 4.3. Chăm sóc và quản lý .................................................................... 18 5. Phương pháp thu và phân tích mẫu ........................................................... 19 5.1. Một số yếu tố môi trường ............................................................ 19 5.2. Sự thành thục của cá bố mẹ......................................................... 19 5.3. Tỷ lệ cá đẻ .................................................................................... 19 5.4. Sức sinh sản.................................................................................. 19 5.5. Tỷ lệ thụ tinh ................................................................................ 19 5.6. Tỷ lệ nở......................................................................................... 19 5.7. Tỷ lệ dị hình ................................................................................. 19 5.8. Thời gian tái thành thục ............................................................... 19 5.9. Tốc độ sinh trưởng....................................................................... 19 5.10. Tỷ lệ sống ................................................................................... 20 6. Phương pháp xử lý và đánh giá kết quả .................................................... 20 6.1. Phương pháp xử lý số liệu thu được ........................................... 20 6.2. Đánh giá kết quả........................................................................... 20 Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 21 1. Điều kiện môi trường ao nuôi vỗ cá bố mẹ............................................... 21 2.Sự thành thục của cá bố mẹ......................................................................... 21 3.Ảnh hưởng của hormone tới sinh sản cá .................................................... 23 3.1. Ảnh hưởng của HCG tới sinh sản cá .......................................... 23 3.2. Ảnh hưởng của LRH.................................................................... 24 iv 3.3. Ảnh hưởng kết hợp não thùy và LRH......................................... 25 3.4. Ảnh hưởng của loại hormone tới sinh sản cá ............................. 26 3.5. Ảnh hưởng của hormone đến tỷ lệ cá dị hình ............................ 27 4. Sinh trưởng của cá tại ao ương .................................................................. 27 4.1. Tốc độ sinh trưởng của cá ........................................................... 27 4.2. Tỷ lệ sống ..................................................................................... 27 Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 29 5.1. Kết luận......................................................................................... 29 5.2. Đề xuất.......................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 30 v DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1 Điều kiện ao nuôi cá bố mẹ ............................................................... 15 Bảng 2 Thả cá bố mẹ vào ao nuôi.................................................................. 16 Bảng 3 Điều kiện ao ương cá bột................................................................... 18 Bảng 4 Điều kiện môi trường ao nuôi cá bố mẹ ........................................... 21 Bảng 5 Tỷ lệ thành thục.................................................................................. 22 Bảng 6 Ảnh hưởng của HCG tới sinh sản cá ................................................ 23 Bảng 7 Ảnh hưởng của LRH ......................................................................... 24 Bảng 8 Ảnh hưởng của kết hợ não thùy với LRH ........................................ 25 Bảng 9 Ảnh hưởng của loại hormone tới sinh sản cá................................... 26 Bảng 10 Ảnh hưởng của loại hormone đến tỷ lệ dị hình.............................. 27 Bảng 11 Tốc độ sinh trưởng cá ...................................................................... 27 Bảng 12 Tỷ lệ sống ......................................................................................... 28 vi Chương 1 GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với tên gọi “vùng sông nước”, nổi tiếng khắp cả nước và trên thế giới với những sắc thái văn hóa độc đáo đặc trưng của vùng và tính cách phóng khoáng, hiếu khách của con người Nam Bộ. Bên cạnh sự nổi tiếng kể trên ĐBSCL cũng được biết đến với sự phát triển mạnh mẻ trong nông nghiệp, là vựa lúa gạo cung cấp lương thực chính, là nơi nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản hàng đầu cả nước. Vùng có diện tích mặt nước nội địa gần 1 triệu ha, chiếm gần 30% diện tích tự nhiên của vùng. Riêng diện tích nước ngọt khoảng 340.000 ha. ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đa dạng về loại hình thủy vực, đó chính là những điều kiện hết sức thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Trong những năm vừa qua ngành thủy sản ở đây đã phát triển mạnh mẽ gia tăng không ngừng cả về diện tích và sản lượng, về loại hình canh tác. Cùng với tôm sú, cá tra là mặt hàng thủy xuất khẩu chủ lực. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu 260.000 tấn cá tra thành phẩm, với khối lượng xuất khẩu như vậy đã tạo ra lượng phế phụ phẩm rất lớn và nó chính là nguồn thức ăn chính, rẻ tiền thay thế cá biển cho nghề nuôi cá trê lai thịt. Chính vì lẽ đó mà sự phát triển của con cá tra đã kéo theo sự phát triển của con cá trê lai. Cá trê lai có những đặc tính nổi trội như: dễ nuôi, khả năng chịu đựng tốt với môi trường khi nuôi với mật độ cao, ăn tạp tất cả các loại phế phụ phẩm đông lạnh và nông nghiệp, mau lớn, chất ưl ợng thịt tương đối ngon….Nên nó đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến, từ nuôi công nghiệp mật độ cao cho đến tận dụng các mương vườn quanh nhà. Nghề nuôi cá thịt phát triển đòi hỏi phải có nguồn con giống lớn, chất lượng để cung ứng. Hơn nữa cá trê là đối tượng truyền thống, đã sinh sản nhân tạo thành công từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, quy trình sinh sản đã cơ bản hoàn chỉnh nhưng với mỗi tác giả lại có những luận điểm khác nhau trong kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên, năng suất-chất lượng-hiệu quả kinh tế mới là yếu tố sống còn của trại giống trong thời buổi kinh tế thị trường. Đề tài vì vậy được thực hiện. Mục tiêu: Thu thập them dẫn liệu về sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng lai, góp phần làm cơ sở cho việc cải tiến kỹ thuật đang được áp dụng hiện nay ở ĐBSCL. Mặt khác thông qua đề tài góp phần rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong NTTS. Nội dung nghiên cứu: - Theo dõi nuôi cá bố mẹ: theo dõi các chỉ tiêu môi trường, tỷ lệ thành thục. - Kích thích cá sinh sản: sử dụng HCG, LRH+DOM, LRH+não thùy. - Ấp trứng: sử dụng phương pháp khử dính và ấp bằng bình Jazz. - Ương cá con. 1 Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Đặc điểm sinh học 1.1 Phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở ĐBSCL có 2 loài cá trê là cá trê vàng và cá trê trắng. Trong đó cá trê vàng có những đặc điểm sau: Đầu rộng dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ rang. Miệng cá không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng…đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu mép…hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chop mõm hơn điểm…mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương chẩm. Mấu xương chẫm tròn rộng gốc mấu xương chẫm tương đương 3 – 5 lần chiều cao của nó. Lỗ mang hẹp, nằm…bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường…toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn đầu đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn chẻ hai (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Mặt lưng của thân của đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ màu…nằm vắt ngang thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) Cá trê vàng sống ở nước ngọt. Phân bố ở Philipin, Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Trong tự nhiên cá sống ở các vùng đất trũng ngập nước và các con sông (Vidthayanon, C., 2002). Cá cũng được tìm thấy ở các thủy vực nước nông, có thể vùi mình một thời gian dài trong mùa khô khi thủy vực cạn nước (Frimodt, C., 1995). Ngoài ra cá trê vàng cũng được tìm thấy trong các con sông lớn và vừa, các thủy vực nước chảy chậm như: kinh rạch, cánh đồng ngập nước ở sông Mêkong (Taki, Y., 1978). Cá trê Phi ( Clarias gariepinus), có nguồn gốc từ châu Phi, được De Krimpe,một nhà nghiên cứu nuôi cá người Pháp nhập vào Việt Nam vào đầu năm 1975 (Nguyễn Tường Anh, 2004). TheoTrương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) loài có thể nhận diện bằng các đặc điểm sau: mấu xương chẩm có dạng tam giác, chiều rộng của mấu xương chẩm tương đương với chiều cao của nó. Các xương hai bên mấu xương chẩm kéo dài ra phía sau làm sau mép sau của xương sọ có dạng M, trong khi ở cá trê vàng 2 hai bên xương chẫm không phát triển. Gốc vi đuôi có một vạch màu trắng nằm vắt ngang. Cá có râu mũi dài đến tận gốc vây lưng, có 4 đôi râu. Phân bố tự nhiên rộng khắp châu Phi, từ sông Nile cho đến Tây Phi, từ Angieri cho đến Nam Phi, nó cũng được tìm thấy ở ở châu Á như: bắc Thỗ Nhĩ Kỳ, Syria, Israel (Gertjan de Graaf and Hans Janssen,1996). Sống ở các sông, đầm, hồ lớn ở châu Phi. Đến mùa mưa ngược lên thượng lưu các vùng ngập nước ở ven sông để sinh sản. Dựa vào các đặc tính nổi trội về tăng trưởng trên năm 1983 người ta đã tiến hành lai tạo giữa cá trê Phi đực và cá trê vàng cái tạo ra loài cá trê lai lớn nhanh, thịt ngon màu sắc hấp dẫn, có thể nuôi 2-3 vụ/năm (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000). Thừa kế những đặc điềm di truyền của cả bố mẹ nên cá trê vàng lai F1 (C.macrocephalus x C.gariepinus) có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, da trơn nhẵn. Đầu dẹp, thân tròn và dẹp về phía đuôi. Bụng có màu vàng nhạt. Cơ thể lốm đốm nhiều bong cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều thẳng đứng với thân cá. U lồi xương chẫm có hình dạng tương tự như chữ M với các cạnh tròn trong khi ở cá trê vàng là hình dạng chữ V còn ở cá trê phi là hình chữ M rất nhọn và rõ nét. Đầu cá nhỏ, tỷ lệ đầu trên chiều dài thân gần tương tự như cá trê vàng khi cá còn nhỏ, kích thước từ 100-300g. Khi cá đã lớn, trọng lượng đạt 500g/con thì có thể rõ ràng phân biệt với cá trê vàng do thân cá mập, ngắn ( Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). 1.2. Đặc điểm dinh dưỡng: Đặc trưng dinh dưỡng của cá khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và theo điều kiện sống (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Giống cá trê ăn tạp, thiên về chất hữu cơ là xác chết động vật. Khi còn ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính hung dữ như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Cá trê vàng lai có tính ăn tương tự như cá trê vàng, ăn tạp và rất háu ăn ( Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sauk hi nở 48 giờ cá mới tiêu thụ hết noãn hoàng. Do đó trong giai đoạn này không cần cho cá ăn bất cứ thức ăn gì ( Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi ăn được bo bo hay còn gọi là trứng nước (moina), nếu thả nuôi trong ao chúng cũng ăn được các loại giáp xác nhỏ sống trong nước. Sau vài ngày chúng đã ăn được trùng chỉ. Thông thường nếu ương cá bột trên bể ximăng hay bể bạt thì trùng chỉ sẽ là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương đến khi cá bột đạt cỡ 4-6cm. Từ cỡ này trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phẩm như đầu vỏ tôm, ruột sò điệp và các thức ăn tinh khác như: cám, bắp, bột cá, cá phân (xay). Thức ăn viên công nghiệp cũng được sử dụng trong quá 3 trình ương nuôi và nuôi cá thịt, nhưng với cá thịt rất hạn chế vì giá cả cao chi phí đầu tư lớn (Đoàn Khắc Độ,2008). Cá trê vàng lai ăn mạnh vào buổi tối, trời mờ sáng (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Trong quá trình ương và nuôi thịt để cá tăng trọng nhanh và cho năng suất cao đòi hỏi thức ăn phải đầy đủ về chất và lượng. Đối với cá giống đòi hỏi hàm lượng đạm trong thức ăn từ 20-30%, còn đối với cá thịt từ 10-15% (Đoàn Khắc Độ,2008). Cá trê có tập tính hay trú ở men bờ và bốn góc ao. Do đó phải rải đều thức ăn ở bốn mé ao, góc ao và ở giữa ao để cá được ăn đồng đều, tránh hiện tượng chúng tranh giành thức ăn (Đoàn Khắc Độ,2008). Khi nuôi thịt có thể nuôi ghép cá trê ( cá trê Phi, cá trê vàng lai, cá trê vàng) với các loài cá khác như: cá rô phi, chép, trắm cỏ, trôi. Các loài cá này sẽ ăn hết thức ăn dư thừa trong ao giúp cải thiện môi trường nước (Đoàn Khắc Độ,2008). 1. 3. Đặc điểm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước, về khối lượng cơ thể sinh vật theo thời gian, là kết quả của trao đổi chất. Cơ sở vật chất cho sinh trưởng là các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà cá tiếp nhận từ môi trường nước (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Những loài cá khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cá có kích thước lớn thì tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn những loài có kích thước nhỏ. Trong cùng một loài thì tốc độ sinh trưởng của cá thay đổi qua các giai đoạn trong một chu kỳ sống. Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê vàng lớn 1 tuổi, thân dài 20,5cm, nặng 70g. Cỡ cá lớn 2 tuổi, thân dài 35cm, nặng 250g. Cỡ cá lớn nhất đợt điều tra ở ĐBSCL dài 45cm, nặng 495g. Cá trê vàng chậm lớn, thịt thơm ngon, hay phá bờ và trèo đi lúc trời mưa. Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình. Ở giai đoạn cá bột lên cá giống, cá tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt kích cỡ từ 15cm trở lên thì trọng lượng của cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ,2008). Cá trê Phi có tốc độ lớn nhanh, 6 tháng đạt bình quân 1kg/con, cơ thể to sản lượng cao. Thân thường dài 35-50cm, nặng 250-2500g, có con 2 tuổi lớn nhất đạt 4,3kg, thân dài 63cm. Cá đẻ trong năm 3 tháng tuổi có thể đạt thương phẩm. Thịt mềm, đang được nuôi nhiều ở châu Phi, Hà Lan, CH Czech, ở Trung Quốc nuôi đạt 2040kg/m2 (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000). Theo Đoàn Khắc Độ (2008) thì cá trê vàng lai tăng trọng rất nhanh, nếu nuôi với mật độ thích hợp cùng với chế độ cho ăn và chăm sóc tốt thì sau 3-4 tháng nuôi, cá sẽ đạt trọng lượng trung bình từ 150-200g/con. Cá trê sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn < 5%0). Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng 5.5-8.0 ( Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể chịu 4 đựng môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 11-39oC, pH từ 3.5-10.5, hàm lượng oxy hòa tan thấp (1-2mg/l) (Đoàn Khắc Độ,2008). 1.4. Đặc điểm sinh sản: Sinh sản là đặc tính rất quan trọng đối với tất cả các loài vật nhằm tái sản xuất và bảo vệ loài. Tuổi và kích thước thành thục của cá là đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh sản (Mai Đình Yên,1979). Mỗi loài cá đều có tuổi thành thục sinh dục riêng và có thể thay đổi theo những điều kiện cụ thể. Tuổi thành thục của cá có thể thay đổi khi môi trường sống thay đổi. Thông thường những loài cá sống ở vĩ độ thấp có nhiệt độ trung bình năm cao thì tuổi thành thục thấp hơn so với các cá cùng loài nhưng sống ở vĩ độ cao nhiệt độ thấp. Đồng thời những nơi có đầy đủ dinh dưỡng cá thành thục sinh dục nhanh hơn, khối lượng cá lớn hơn và hệ số thành thục cao hơn ( Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Trong cùng vùng địa lý những loài có kích thước lớn sẽ có tuổi thành thục cao hơn những loài có kích thước nhỏ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Cá trê vàng thành thục sinh dục lần đầu tiên khi đươc 8 tháng tuổi, mùa vụ sinh sản tập trung từ tháng 5-7 và đẻ trứng dính (Phạm Minh Thành,2005). Thân cá dài 37cm có 35.770 trứng, thân cá dài 19cm có 10.640 trứng (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000). Cá trê vàng không thể tự sinh sản, phải tiêm kích dục tố để kích thích sự sinh sản của chúng. Cá trê vàng đẻ trứng tương đối nhiều, trung bình 30.000-50.000 trứng/1kg cá cái (Đoàn Khắc Độ,2008). Cũng giống như các loài cá khác, cá trê Phi thành thục sinh dục và sinh sản theo mùa mưa. Quá trình thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và chu kỳ chiếu sáng hàng năm và cuối cùng là đẻ trứng do sự gia tăng mực nước theo lượng mưa (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996) Đối với cá trê Phi, sinh sản kéo dài từ tháng 4-10, sinh sản tập trung từ tháng 5-8, sau tháng 10 cá ít sinh sản. Giới hạn nhiệt độ nước cho quá trình sinh sản từ 2036 oC, cá trê Phi được nuôi vỗ tích cực và có nước chảy kích thích thì chu kỳ đẻ trứng rút ngắn xuống còn từ 15-20 ngày, mỗi năm cá có thể tham gia sinh sản 811 lần (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000). Trong tự nhiên cá trê chọn nơi có bống tối ở các thủy vực nước nông thuộc sông hồ, các con suối để làm tổ và đẻ trứng (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996). 2. Kỹ thuật nuôi vỗ: Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất cá giống. Chất lượng đàn cá sinh sản có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất vì tỉ lệ cá thành thục, số lượng trứng thu được, chất lượng cá bột, có liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật nuôi vỗ (Nguyễn Văn Kiểm,2007). Trong quá trình nuôi vỗ, không những cho cá ăn đầy đủ cả về chất lẫn về lượng, chăm sóc quản lý tốt mà còn phải tạo 5 một môi trường nhân tạo gần giống với môi trường sống của cá ngoài tự nhiên. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) các yếu tố bên ngoài tạo nên môi trường cho sự phát triển của tuyến sinh dục. Sự thành thục và khả năng sinh sản của cá bố mẹ là kết quả tác động của nhiều yếu tố thuộc về sinh học và sinh lý. Đáng chú ý hơn là những đặc trưng sinh học cơ bản của đối tượng và sự đòi hỏi về môi trường chất lượng nước phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho cá trong quá trình nuôi vỗ. Từ đó đáp ứng mục đích của việc nuôi vỗ cá sinh sản là có được tỉ lệ cá thành thục, hệ số thành thục, chất lượng sản phẩm sinh dục cao, đáp ứng được yêu cầu sinh sản phục vụ sản xuất theo số lượng và mùa vụ (Phạm Minh Thành, 2005). Theo Nguyễn Chung (2006) cá bố mẹ thành thục là những cá có tuyến sinh dục phát triển đầy đủ, sẵn sang chuyển ngay sang tình trạng sinh sản ngay khi gặp điều kiện thích hợp hoặc bằng biện pháp sinh lý. 2.1. Ao nuôi vỗ: Theo Dương Nhựt Long (2003) thì cá trê có khả năng thích ứng rất cao nên ao nuôi vỗ không đòi hỏi các điều kiện kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Qua thực tế sản xuất tại ĐBSCL ao nuôi vỗ có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm mét vuông cá vẫn thành thục tốt. Yêu cầu về diện tích và độ sâu của ao khác nhau tùy loài. Việc bố trí ao cá bố mẹ trên nguyên tắc những loài cá có nguồn gốc từ sông thì thích hợp với ao có diện tích lớn, độ sâu cao, những loài cá có xuất xú từ đồng ruộng thì không cần độ sâu cao (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Ao nuôi vỗ cá trê cần phải có bờ chắc chắn, không được rò rỉ, có lỗ mọi, đặc biệt là ở cửa cống (Dương Nhựt Long,2003). Người ta thường nuôi vỗ cá bố mẹ trong ao có diện tích nhỏ từ 100-200m2, độ sâu mực nước từ 1-1,2m. Ao phải có cống cấp thoát nước dễ dàng. Nhiệt độ thích hợp từ 28-30 oC, độ pH từ 6.5-8, hàm lượng oxy hòa tan khoảng 2-3mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008) Việc giảm bùn và chất hữu cơ đáy ao là cần thiết ở những ao cũ, nhất là những ao trong vụ nuôi trước có mầm bệnh. Thông thường chỉ để lại lớp bùn đáy ao dày không quá 20cm (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Cần xử lý ao kỹ trước khi thả cá bố mẹ, tát cạn ao, bắt hết cá tạp và địch hại, tu bổ lại bờ ao, sang lấp hang, lỗ mọi. Rải vôi bột xuống đáy ao và bờ ao để diệt trừ mầm bệnh, liều lượng sử dụng 7-10kg/100m2.Phơi nắng đáy ao từ 1-2 ngày. Đối với những nơi đất có nhiều phèn thì không nên phơi đáy ao nứt nẻ, sẽ dẫn đến xì phèn. Sau đó dẫn nước vào ao rồi tháo nước ra để lọc ao. Khi ao đã sạch thì cấp nước vào cho đạt yêu cầu. Lưu ý là nước dẫn vào ao phải qua một lưới chắn để không cho cá dữ, các loại địch hại và rác rưởi vào ao. Đến đây thì ao đã sẵn sàng để thả cá bố mẹ. 6 2.2. Mùa vụ nuôi vỗ: Cơ sở của việc xác định mùa vụ nuôi vỗ, được căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó mùa vụ sinh sản tự nhiên của đối tượng là quan trọng nhất. Cá có thời gian sinh sản nhất định trong năm nhằm đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng phát triển của trứng, phôi, ấu trùng và con non dưới tác động của các yếu tố môi trường. Các yếu tố sinh thái sinh sản trong tự nhiên có biến đổi có quy luật theo mùa. Đó là nguyên nhân hình thành đặc điểm sinh học sinh sản theo mùa của cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Theo Phạm Minh Thành (2005) thì hầu hết các loài cá nuôi ở khu vực ĐBSCL đều bắt đầu nuôi vỗ vào tháng 10,11. Do vậy nên mùa vụ nuôi vỗ cá bố mẹ để sản xuất giống cá trê vàng lai thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch hàng năm (Đoàn Khắc Độ,2008). Theo Bạch Thị Quỳnh Mai (2004) mùa vụ sản xuất giống nhân tạo cá trê vàng lai bắt đầu từ tháng 2 âm lịch, khi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) bắt đầu mang trứng và kéo dài đến hết tháng 9 âm lịch. 2.3. Mật độ thả nuôi cá bố mẹ Mật độ cá thả là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi. Có rất nhiều vấn đề chi phối mật độ cá bố mẹ được thả nuôi. Trong số đó, giữ vai trò chủ đạo là hàm lượng oxy hòa tan (đối với những loài cá không có cơ quan hô hấp phụ),là khả năng và mức độ tiếp nhận oxy trong môi trường nước và môi trường không khí (đối với những loài có cơ quan hô hấp phụ). Vấn để thứ hai cũng rất quan trọng là khả năng loại bỏ sản phẩm thải của cá và thức ăn thừa, vấn đề này đặc biết quan trọng với cá bố mẹ được nuôi trong ao nước tĩnh (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Mật độ thả nuôi cá bố mẹ cũng là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành thục và sinh sản của cá bố mẹ. Do nước ao không (hoặc rất ít) xáo trộn và ít được lưu thông nên mật độ cá thả tính trên đơn vị diện tích (m2). Trên cơ sở khả năng thích ứng của cá bố mẹ với điều kiện môi trường khác nhau mà xác định mật độ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Để sản xuất giống cá trê vàng lai, bắt buộc phải chọn cá bố là cá trê Phi đực và cá mẹ là cá trê vàng Việt Nam. Người ta thường nuôi cá bố và cá mẹ trong hai ao riêng biệt. Chọn cá trê Phi đực từ 7 tháng tuổi trở ên, l trọng lượng trung bình từ 0.50.7kg/con. Cá phải khỏe mạnh không bị bệnh, dị tật, nhanh nhẹn. Nuôi trong một ao riêng mật độ từ 1.5-2kg/m2 (Đoàn Khắc Độ,2008). Theo Dương Nhựt Long (2003) thì cá trê vàng cái dùng để nuôi vỗ phải là cá có đủ 12 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 150-200g/con. Mật độ thả từ 0.50.8kg/m2. 7 2.4. Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ: Thức ăn không chỉ là nguồn vật chất cho sinh trưởng, năng lượng cho sự trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho sự phát triển của noãn hoàng, tinh sào. Khi môi trường thiếu thức ăn sự thành thục của cá bị ảnh hưởng xấu như: hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục thấp, đặc biệt mức độ phát triển không đồng đều của noãn bào cũng như khả năng rối loạn thành thục của cá tăng lên mặc dù các điều kiện sống của môi trường thuận lợi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Những cá trong thời kỳ tạo noãn hoàng nếu bị đói trong thời gian dài thì buồng trứng có thể thoái hóa và tiêu biến. Chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm cho cá phát dục, thành thục và sinh sản sớm ( Nguyễn Tường Anh, 1999). Có hai loại thức ăn cho cá đó là thức ăn tự chế biến và thức ăn viên công nghiệp. Thức ăn tự chế biến thì chi phí rẻ nhưng hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, khó bảo quản. Thức ăn công nghiệp thì có hàm lượng dinh dưỡng, dễ cho ăn, dễ bảo quản nhưng giá thành đắt. Hầu hết người nuôi cá trê đều sử dụng thức ăn chế biến để giảm bớt chi phí. Theo Đoàn Khắc Độ (2008) đề nghị công thức tự chế thức ăn là: cám gạo (75%), bột cá (24%), premix khoáng và vitamin (1%). Tất cả được trộn đều nấu chin để nguội vò thành viên và để xuống sàn cho cá ăn. Ngoài ra cũng nên cho cá ăn them các loại phụ phẩm như: đầu tôm, ruột sò, ruột gà, ruột vịt, cá phân xay nhuyễn…Thức ăn viên công nghiệp chọn loại có hàm lượng đạm từ 20-22%. Theo Dương Nhựt Long (2003) thì thành phần thức ăn phải có hàm lượng đạm cao vì thế lượng bột cá chiếm 30-40%, cám gạo 40%, bột đậu nành 20-30%. Ngoài ra có thể sử dụng thêm cá phế phẩm lò mổ, nhà máy chế biến thủy sản, cá tạp xay nhuyễn 1 lần/tuần. 2.5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi vỗ Trong quá trình nuôi vỗ cá trê mỗi ngày cho cá ăn hai lần, khẩu phần ăn đối với thức ăn tự chế là 5-8% trọng lượng cá trong ao, đối với thức ăn công nghiệp là 23% ( Đoàn Khắc Độ, 2008). Theo Dương Nhựt Long (2003) thì cá trê rất háu ăn và thời gian tiêu hóa thức ăn khá nhanh vì thế nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn hàng ngày là 1.5-3% trọng lượng cá nuôi. Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000) khẩu phần cho ăn là 5-10%, 1-2 tuần thì bổ sung thức ăn tươi sống một lần. Cần xác định được mức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chỉ cho cá ăn với lượng vừa đủ, không nên cho quá nhiều thức ăn vào ao, cá ăn không hết lượng thức ăn thừa sẽ là ô nhiễm nước. Nên định kỳ thay nước ao để cải thiện môi trường nước, giúp hạn chế bệnh cho cá. Mỗi lần thay khoảng 20-30% lượng nước ao. Cá trê là loài có tính thích ứng cao và rộng đối với môi trường sống, hơn nữa cá có cơ quan hô hấp phụ là “hoa khế” nên khả năng chống chịu tốt với sự khắc nghiệt 8 của môi trường sống. Do vậy trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, không đòi hỏi thật khắt khe về các thông số kỹ thuật về thủy lý, thủy hóa. Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000) cá có thể sống trong các giới hạn sau: Nhiệt độ nước: 14-38.5 oC Độ pH từ : 4.2-8 Độ muối dưới 6.2%o Hàm lượng oxy: >0.5mg/l Nguồn nước: không bị nhiễm độc, nhiễm phèn. 3. Kỹ thuật sinh sản: 3.1. Phân biệt đực cái và chọn cá bố mẹ thành thục Hầu hết các loài cá có thể phân biệt đực cái khi đã thành thục nhờ những dấu hiệu sinh dục phụ. Nhưng cũng có một số loài có thể phân biệt được đực cái ngay từ khi cá chưa thành thục. Những dấu hiệu sinh dục phục này có thể tồn tại đến suốt đời nhưng cũng có thể biến mất khi mùa sinh sản kết thúc (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Theo Nguyễn Tường Anh (2004) thì tất cả các loài cá trê hiện có ở nước ta, cơ quan sinh dục ngoài của con đực và con cái có sự khác biệt về hình thái tương đối rõ ràng. Phần cuối của ống niệu sinh dục của cá đực phía ngoài thân giống như gai nhọn. Ở cá cái lỗ sinh dục hình tròn. Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê cái có mấu sinh dục ngắn và tròn, phần nhô ra phía sau rất nhỏ, thường có màu đỏ nhạt. Lỗ niệu ở phía sau gai sinh dục. Con đực có mấu dài hình tam giác phía đầu mấu nhọn và nhỏ, phần nhô ra phía sau rất dài, thường có màu trắng hay màu vàng nhạt, mùa sinh sản có màu đỏ nhạt, lỗ tiết niệu ở cuối. Thông thường cá sẽ thành thục và đủ khả năng sinh sản sau 3-4 tháng nuôi vỗ. Khi cá đã thành thục ta dễ dàng phân biệt được cá đực cá cái dựa vào hình dạng bên ngoài. Cá đực có gai sinh dục nhọn. Cá cái do mang trứng nên bụng hơi lớn, lỗ sinh dục có màu hồng nhạt (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá đực thành thục tốt có gai sinh dục phát triển nổi bật, có tập tính hung hăng. Mỗi khi chạm vào cá đực quẫy mạnh và nhiều hơn cá khác. Cá cái thành thục tốt có bụng to, mỏng mềm, phần ngoài lỗ sinh dục hơi cương, có thể tiết ra trứng khi nặng nhẹ ở vùng bụng gần lỗ sinh dục ( Nguyễn Tường Anh, 2004). Nếu chưa thành thạo xác định mức độ thành thục của cá cái, người ta có thể lấy mẫu trứng để khảo sát. Cá cái đã thành thục tốt phải có những hạt trứng đạt kích thước tới hạn, rời, các mao mạch trên nang trứng nhỏ hoặc không còn thấy được và quan trọng nhất là có trên 60% hạt trứng đã lệch tâm, tức là nhân noãn bào không còn nằm ở giữa nữa ( Nguyễn Tường Anh, 2004). Theo Đoàn Khắc Độ 9 (2008) trứng cá trê vàng thành thục có kích cỡ đồng đều, màu vàng nâu, đường kính khoảng 1-1.2mm. Trứng có tính dính, có thể bám vào bất kì vật thể nào. 3.2. Kích thích cá sinh sản: Trong sản xuất cá giống để kích thích cá đẻ đồng loạt, tỷ lệ cá đẻ cao nhằm thu được số lượng trứng lớn thì việc tiêm hormone kích thích cá sinh sản là cần thiết (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Khi kích thích cá sinh sản chúng ta có nhiều phương pháp khác nhau, tiêm kích dục tố với liều lượng và chủng loại khác nhau. Tuy nhiên việc tiêm kích dục tố dựa vào điều kiện cụ thể như: chất lượng và hoạt tính của từng loại kích dục tố, tình trạng thành thục của cá bố mẹ, nhiệt độ nước (Phạm Phú Hùng, 2007 được trích bởi Trần Quang Minh, 2008). Có nhiều loại hormone có khả năng kích thích sinh sản cá, nhưng 3 loại hormone sử dụng rộng rãi phổ biến hiện nay: LRH-A (kết hợp với Domperidone), não thùy, HCG (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Mỗi loại kích dục tố có chỉ định về liều lượng sử dụng khác nhau. Cần phải tiêm đúng liều lượng mới đem lại kết quả sinh sản tốt nhất (Đoàn Khắc Độ, 2008). Theo Đoàn Khắc Độ (2008) thì loài và liều lượng hormone tiêm cho cá như sau: Não thùy thể: đối với cá cái, liều lượng từ 10-12mg/kg cá. Liều cho cá đực bằng 1/2-1/3 liều cho cá cái. HCG: Đối với cá cái liều lượng từ 5000-6000 UI/kg cá.Liều dùng cho cá đực bằng 1/3 liều dùng cho cá cái. LRH-A + DOM: 80-100µg cộng với 4-5mg DOM cho 1 kg cá cái. Liều dùng cho cá đực bằng 1/3 liều cá cái. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2007) thì có thể dùng một trong hai loại kích thích tố sau: não thùy họ cá chép 3-4mg/1kg cá cái, hoặc HCG 2000-2500UI/kg cá cái. Cá đực tiêm 1/2-1/3 liều cho cá cái. Theo Dương Nhựt Long (2003) thì dùng HCG kích thích cá sinh sản với liều từ 4000-6000UI/kg cá cái. Có thể dùng riêng hoắc phối hợp với não thùy họ cá chép. Nhưng cho dù là sử dụng loại thuốc nào cũng vậy điều quan trọng là chúng ta phải chọn lựa được cá bố mẹ thành thục tốt và thời điểm kích thích sinh sản phải phù hợp với mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá, có như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất. Để kích thích cá sinh sản tốt nhất, người ta thường tiêm hai liều: liều sơ bộ và liều quyết định. Lượng thuốc cho liều sơ bộ bằng 1/3 tổng liều lượng sử dụng, 2/3 còn lại tiêm cho liều quyết định. Giữa lần tiêm liều sơ bộ và liều quyết định phải cách nhau từ 7-8 giờ. (Đoàn Khắc Độ, 2008). Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000) thì thời gian hiệu ứng của thuốc phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng 10 xuống thấp thời gian hiệu ứng càng kéo dài ra, thông thường trứng rụng sau khi tiêm liều quyết định từ 10-15 giờ ở nhiệt độ 27-31oC. Vị trí tiêm tốt nhất là cơ lưng phía trước, trên đường bên, dưới vây lưng của cá. Thể tích dung dịch thuốc mỗi lần tiêm không quá 1ml (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000). Sauk hi tiêm xong giữ cá trong các dụng cụ thau nhựa, bể xi măng…Mực nước vừa ngập thân cá và đậy kín cẩn thận tránh cá nhảy ra ngoài. 3.3. Thụ tinh nhân tạo: Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2008), thụ tinh nhân tạo là con người chủ động cho trứng và tinh trùng (tinh dịch) tiếp xúc để tiến hành thụ tinh. Hình thức này thường thu được tỷ lệ thụ tinh cao do xác suất gặp gỡ của tinh trùng và trứng cao. Quá trình thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo trình tự: lấy trứng cá cái - mỗ lấy tinh dịch cá đực - cho trứng thụ tinh - ấp trứng. Sau khi tiêm cá 16-18 giờ tùy theo nhiệt độ của nước có thể kiểm tra mức độ rụng trứng của cá để định giờ vuốt trứng. Khi kiểm tra thấy trứng rụng nên chờ 30-45 phút sau (chờ trứng rụng đồng loạt) thì vuốt trứng. Trứng được vuốt vào dụng cụ khô sạch (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Đối với cá trê, không thể thu tinh dịch của cá đực bằng phương pháp vuốt bụng hoặc dùng bơm tiêm, mà phải mổ mới lấy được tinh dịch (Đoàn Khắc Độ, 2008). Mỗi cá đực thành thục tốt có thể thụ tinh cho 3-5 cá cái. Bắt cá đực mổ lấy hai buông tinh cắt nhỏ nghiềm trong cối sứ, thêm nước muối sinh lý (3-5ml tùy theo lượng trứng vuốt ra), đổ dung dịch này vào trứng, đảo đều 1-2 phút để thụ tinh.Sau đó trộn trứng với dung dịch thụ tinh đã chuẩn bị trước (4g NaCl + 3g Urea + 1l nước cất) khoảng 30-40 phút, sau đó đem trứng đi ấp (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Theo Đoàn Khắc Độ (2008) thì cho thụ tinh theo cách đổ tinh dịch đã nghiền vào chậu chứa trứng, cho thêm nước sạch vào (300ml/ 1l trứng), sau đó dùng lông cánh gia cầm khuấy đều từ 2-3 phút. Chắt bỏ nước trong chậu trứng ra và thêm nước sạch vào, tiếp tục khuấy tiếp để rửa sạch trứng, sau đó lại đổ nước ra. Thực hiện khoảng 2 lần, khi trứng đã sạch thì đưa vào ấp. Chuẩn bị bể ấp bằng xi măng, composite, bể lót bằng bạt nilon. Diện tích bể từ 120m2, mực nước sâu khoảng 20-30cm. Nhiệt độ nước phải ổn định từ 28-30oC, pH dao động từ 6.5-7.5. Nước phải trong sạch, không bị nhiễm mặn hay phèn. Bể phải có sục khí để luân chuyển nước và cung cấp oxy, đảm bảo hàm lượng oxy trước và sau khi nở khoảng 5-6mg/l (Dương Nhựt Long, 2003). 3.4 Ấp trứng Dùng giá thể là một vỉ lưới được nẹp bằng các thanh gỗ để nó căng ra. Cho vỉ chìm trong bể ấp. Dùng lông gà quệt trứng và rải trứng thật đều để trứng bám hết 11 lên vỉ lưới (thao tác phải thật nhanh tay). Mật độ ấp từ 20.000-30.000 trứng/m2 (Dương Nhựt Long, 2003). Sau khoảng 22-26 giờ ấp thì trứng sẽ nở. Cá bột sẽ chui qua mắt lưới và tập trung dưới đáy bể, thời gian này chúng sống bằng túi noãn hoàng. Sau 45-48 giờ nở, túi noãn hoàng sẽ cạn kiệt dần và cá bột sẽ ăn thức ăn từ bên ngoài. Sau khi trứng nở được 3-4 giờ, lấy vỉ lưới ra khỏi bể để tránh trường hợp trứng ung còn lại trên vỉ lưới bị phân hủy và làm ô nhiễm nước. Ngoài phương pháp ấp trứng nêu trên Nguyễn Văn Kiểm (2007) cũng giới thiệu phương pháp ấp trứng khử dính trong bình Weys. Khử dính dung dịch bằng Tanin 1.5% theo tỉ lệ 1:1 trong thời gian 3-4 giây, sau đó rửa bằng nước thường. Làm như vậy cho đến khi hết dính. Khi ấp trứng bằng phương pháp này phải bố trí sục khí hoặc cho nước chảy liên tục để tránh trứng chìm xuống đáy. Một bình Weys thể tích 8 lít có thể ấp được 0.4-0.6kg trứng tương đương với 800.000 trứng. Khi cá nở xong phải chuyển cá ra các bồn có diện tích lớn hơn 4. Kỹ thuật ương cá bột lên cá giống: Khi cá bột tiêu thụ hết nguồn dinh dưỡng dự trữ (noãn hoàng) thì phải tiến hành ương cá bột lên cá giống. Cá bột có thể được ương trong ao đất, trong bể xi măng hoặc trong bể bạt. Trong mỗi trường hợp thì mật độ nuôi thả, thức ăn và cách chăm sóc cũng có phần khác nhau. Việc ương nuôi nếu thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật thì sẽ cho ra con giống có chất lượng tốt. 4.1. Ương trong ao đất: Theo Bạch Thị Quỳnh Mai (2004) thì để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch cá giống, cần phải chuẩn bị ao ương theo tiêu chuẩn như sau: Ao có diện tích từ vài trăm đến 1000m2 là tốt nhất. Mực nước trong ao từ 1-1.2m. Đáy ao phải dốc về phía bọng thoát nước. Nên đào một cái hố tròn trước bọng thoát nước, đường kính khoảng 2-3m, sâu khoảng 0.5m. Và từ 2 bờ ao, đào một cái rãnh ( rộng khoảng 1-1.5m, sâu khoảng 0.2 – 0.3m về phía hố tròn). Phải xử lý ao thật kỹ trước khi thả cá bột. Tùy theo ao cũ, ao mới mà có cách xử lý khác nhau. Đối với ao mới đào rải vôi bột đáy ao, bờ ao liều lượng sử dụng khoảng 15kg/100m2. Ao cũ thì tát cạn, diệt tạp bằng dây thuốc cá liều từ 35kg/1000m2, rải vôi với liều khoảng 30kg/100m2. Phơi nắng đáy ao từ 2-3 ngày. Sau đó lấy nước vào ao và tiến hành gây màu cho nước bằng các loại phân hữu cơ và vô cơ. Khoảng 2 ngày sau thì có thể thả cá bột. Có thể ương cá bột trong ao với mật độ từ 250-400 con/m2 (Đoàn Khắc Độ, 2008), theo Dương Nhựt Long (2003) thì mật độ ương có thể lên đến 1.000-2.000 con/m2. Khi vận chuyển cá bột đến ao ương, phải ngâm bọc cá trong nước ao khoảng 10 phút để nhiệt độ nước ao cân bằng với nhiệt độ trong bọc cá, sau đó mới thả cá ra 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng