Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính...

Tài liệu Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính

.DOCX
10
379
88

Mô tả:

Kỹ năng Luật sư trong các vụ án hành chính ________________________________________ I. NỘI DUNG VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1. Khởi kiện vụ án hành chính Khởi kiện vụ án hành chính là một phương thức mới được áp dụng ở nước ta chỉ trong khoảng thời gian gần 10 năm trở lại đây. Đây là một bước phát triển đáng khích lệ nhằm tạo điều kiện cho người dân, cơ quan, tổ chức có thêm sự lựa chọn cơ quan tiến hành giải quyết vụ việc hành chính nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch của pháp luật, đồng thời nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 thì các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính . 2. Đối tượng khởi kiện đối với các vụ án hành chính Hiện nay, việc khởi kiện đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là rất ít gặp, mà phổ biến là việc khởi kiện đối với các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, việc khởi kiện này, trên thực tế đã xảy ra không ít sự nhầm lẫn vì không phải quyết định hành chính nào cũng là đối tượng để khởi kiện tại Tòa án. Nhiều người dân khi khởi kiện ra toà, đã khởi kiện các quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước đối với quyết định hành chính do cơ quan này ban hành. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn khởi kiện cả các quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo, cho dù các quyết định này đã ghi rõ “đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, có hiệu lực pháp luật”. Một quyết định hành chính là đối tượng để khởi kiện tại Tòa án thì quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính lần đầu. Tức là, quyết định hành chính đó được cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18.4.2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì những quyết định sau cũng được coi là quyết định hành chính lần đầu, thuộc đối tượng để khởi kiện tại Tòa, đó là: * Sau khi ban hành một quyết định hành chính, mặc dù chưa có khiếu nại, nhưng người đã ban hành ra quyết định hành chính đó đã : Ban hành quyết định hành chính khác thay thế quyết định hành chính trước: thì quyết định hành chính mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu. Ban hành quyết định hành chính khác sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước: thì cả phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi, huỷ bỏ và quyết định hành chính sửa đổi sau này đều được coi là quyết định hành chính lần đầu. * Sau khi ban hành một quyết định hành chính, do có khiếu nại nên quyết định hành chính đó bị huỷ bỏ : Người đã ban hành quyết định hành chính đó hoặc người có thẩm quyền (nếu quyết định hành chính trước được ban hành không đúng thẩm quyền) ra quyết định hành chính mới: thì quyết định hành chính mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu (cho dù về nội dung nó có thể giống với quyết định hành chính trước). Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngoài việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính bị khiếu nại, còn quyết định về một hoặc một số vấn đề hoàn toàn mới chưa có trong quyết định bị khiếu nại, thì phần quyết định về một hoặc một số vấn đề hoàn toàn mới này là quyết định hành chính lần đầu. Ngoài ra, một quyết định hành chính thuộc đối tượng khiếu kiện tại Tòa án phải là một quyết định hành chính có nội dung thuộc một trong các lĩnh vực được quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi đã pháp điển hóa thẩm quyền của tòa hành chính để người dân áp dụng, theo đó có tổng cộng 22 hành vi được liệt kê tại điều 11 Pháp lệnh. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính mới mà người dân có quyền khởi kiện tại tòa là: Khiếu kiện liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế hoặc trong nước; Khiếu kiện liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ; Khiếu kiện về việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất; Khiếu kiện về quản lý hộ tịch; Khiếu kiện về quản lý đất đai; Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 3. Quy trình, thủ tục khởi kiện vụ án hành chính. Theo quy định từ khoản 1 đến 16 của Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, từ ngày 01.6.2006, các loại việc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần một hoặc cả lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết không nhận được kết quả, hoặc nhận được kết quả nhưng không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra tòa. Để có thể khởi kiện ra tòa, người dân phải có đơn khởi kiện, cùng các quyết định, hành vi hành chính xâm hại đến quyền lợi người dân. Sau khi thụ lý, từ 60 - 120 ngày tòa án sẽ xem xét và đưa vụ án ra xét xử. Về thời hiệu khởi kiện, nếu khiếu nại không đúng thời hiệu dẫn đến mất quyền khởi kiện. Tùy theo từng loại việc mà thời hiệu khiếu nại từ 15 ngày đến 90 ngày. II. VAI TRÒ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1. Sự cần thiết và tầm quan trọng khi Luật sư tham gia vụ án hành chính. Trong một chế độ dân chủ, đã nói đến Toà án là phải nói đến Luật sư, nói đến công tác xét xử thì không thể nói đến vai trò của Luật sư. Vì nội dung cơ bản của dân chủ là quyền của công dân, quyền của con người. Và một trong những người bảo vệ quyền con người là Luật sư. Chức năng, nhiệm vụ của Luật sư đã được quy định trong Luật Luật sư ban hành ngày 29.6.2006. Nghị định số 15/HĐBT ngày 21/2/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế Đoàn luật sư nói tóm gọn như sau: “Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị định đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công dân lên hàng đầu. Chiến lược cơ bản của chế độ ta là chiến lược con người, là “tất cả vì dân”, “tất cả vì hạnh phúc của con người”. Để đạt được mục đích cao cả đó, việc xét xử của Toà án phải đảm bảo công lý. Luật sư, qua việc làm sáng tỏ sự thật về vụ án và vận dụng đúng đắn pháp luật có liên quan, góp phần tích cực cùng với Toà án, bảo đảm công lý, bảo vệ quyền con người, bảo đảm pháp chế. 2. Vai trò của Luật sư trong vụ án hành chính Vai trò của luật sư rất cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Vì từ trước tới nay, công dân chỉ có quyền khiếu tố đến cơ quan hành chính, quyền này được các Hiến pháp của Nhà nước ta và Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 và 1991 quy định. Nhưng quyền đó nhiều khi không thực hiện được trong thực tế. Vì người bị kiện chính là “quan toà”. Đôi khi đơn khiếu tố được giải quyết bằng một chỉ thị hành chính. Nhưng chỉ thị đó không có hiệu lực thi hành và thường không được thi hành. Ngày nay, việc thiết lập Toà án hành chính cùng với vai trò của luật sư tại Toà án đó là một đòi hỏi bức bách của xã hội. Vai trò của luật sư trong tố tụng xét xử hành chính có những nét đặc thù sau: a. Những hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước là những hành vi đơn phương mà cơ quan quản lý Nhà nước áp đặt đối với người bị quản lý. Quan hệ quản lý vốn là quan hệ không bình đẳng. Việc người dân đứng ra kiện trước Toà án những hành vi hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước cũng là một quan hệ không bình đẳng. Vì người dân đứng kiện là người bị quản lý, về cơ bản là người “thân cô, thế cô”. Còn người bị kiện là cơ quan Nhà nước có cả thế lực của bộ máy Nhà nước đứng sau mình, làm chỗ dựa cho mình. Hơn nữa, nói chung người dân đi kiện ít am hiểu hoặc không am hiểu pháp luật, lại càng không am hiểu công việc và luật lệ và quản lý hành chính Nhà nước. Với tình trạng như vậy thì dù luật có quy định nguyên tắc bình đẳng ấy cũng khó thực hiện, thực tế chỉ là những chữ suông, vô nghĩa. Để khắc phục tình trạng bất bình đó, vai trò luật sư là cần thiết. b. Sự khác biệt giữa Toà án hành chính và Toà án thường. Các Toà án thường, khi xét xử về dân sự thì xác định các quyền dân sự của công dân; khi xét xử về hình sự thì xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Toà án hành chính thì phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước hoặc nhân viên nhà nước. Người dân đi kiện không dễ dàng chứng minh được tính bất hợp pháp của hành vi hành chính. Sự giúp đỡ của luật sư là cần thiết. c. Người dân có quyền tự định đoạt rất lớn, sự giúp đỡ của Luật sư đối với người dân đi kiện rất quan trọng về ý nghĩa và phạm vi. Cụ thể, Luật sư có thể giúp người dân đi kiện cơ quan hoặc cán bộ Nhà nước, các quyền tự định đoạt của người dân bao gồm: - Đòi huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật, hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; - Sửa đổi yêu cầu; - Rút đơn khởi kiện; - Đòi cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; - Đòi được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình; - Tham gia thẩm cứu, bằng cách: Đưa ra những chứng cứ, tài liệu, lý lẽ, giải trình để bảo vệ quyền lợi của mình; Yêu cầu Toà án cho biết nội dung giải trình của bên bị kiện; Tranh luận viết để đối đáp những luận cứ của bên bị kiện; Yêu cầu Toà án xem xét tại chỗ; Yêu cầu Toà án áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của mình; Tranh luận miệng tại phiên tòa với bên bị kiện. - Hơn nữa, người dân đi kiện có quyền tham gia xét xử bằng cách đưa ra giải pháp hợp pháp cho vụ kiện. Giải pháp hợp pháp gồm 2 phần: + Sửa đổi hoặc huỷ bỏ hành vi hành chính. + Mức bồi thường thiệt hại. Người dân thường, nói chung, không đủ trình độ pháp lý để sử dụng có hiệu quả các quyền quan trọng nói trên, nhất là quyền đưa ra những chứng cứ, tài liệu, lý lẽ, giải trình và đưa ra giải pháp hợp pháp cho Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Bởi vậy, vai trò của luật sư là cần thiết. Tính độc lập của Thẩm phán Toà án hành chính, khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật và không chịu bất cứ một áp lực nào, là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng đối với các vị quan toà nói chung và đặc biệt đối với quan toà xử cơ quan và nhân viên nhà nước. Nếu họ không độc lập xét xử thì quyền lợi chính đáng của người dân không được bảo vệ. Vai trò của luật sư trong tố tụng xét xử hành chính là một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm tính độc lập đó. 3. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong vụ án hành chính Mục đích chủ yếu của Toà án hành chính là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đồng thời bảo vệ pháp chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Luật sư có trách nhiệm vụ tích cực góp phần vào việc thực hiện mục đích đó trên cơ sở quan điểm đặt lợi ích Nhà nước và lợi ích bảo vệ pháp chế lên trên hết, trung thực, chí công, vô tư, tôn trọng sự thật, bảo đảm công lý. Mỗi quyền hạn đồng thời là một nghĩa vụ, cũng như mỗi nghĩa vụ đồng thời là một quyền hạn mà luật sư phải thực hiện với tất cả lương tâm và trách nhiệm của một luật sư chân chính. Do đó, luật sư có những quyền hạn và nghĩa vụ như sau: 1- Quyền đại diện cho đương sự trong tố tụng xét xử hành chính. 2- Quyền bình đẳng với cơ quan hoặc nhân viên nhà nước bị kiện trong quá trình tố tụng xét xử hành chính. 3- Quyền đòi: - Huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật. - Chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. - Cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. - Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân đứng kiện. 4- Quyền tham gia thẩm cứu và tham gia xét xử như đã trình bày ở trên. 5- Quyền được biết các luận cứ và giải trình của bên bị kiện. 6- Quyền tranh luận viết và tranh luận miệng trong quá trình thẩm cứu và xét xử của Toà án hành chính. III. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ Ý NGHĨA THỰC HÀNH 1. Cơ sở pháp lý về khởi kiện vụ án hành chính. Luật Khiếu nại, tố cáo 2005 đã mở rộng quyền khiếu nại tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện đầy đủ quyền tự do, dân chủ của mình, buộc các cơ quan Nhà nước và những người có chức vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình theo đúng qui định của pháp luật. Đồng thời khắc phục những biểu hiện lộng quyền, lạm quyền hoặc thiếu trách nhiệm của một số cơ quan và viên chức Nhà nước. Nội dung Luật Khiếu nại tố cáo năm 2005 đã qui định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, cơ quan Nhà nước và người bị khiếu nại, quyền của người khiếu nại là được ủy quyền cho người đại diện cho mình để khiếu nại và quyền được nhờ luật sư giúp đỡ về mặt pháp luật trong quá trình khiếu nại hành chính. Luật sư là người am hiểu pháp luật, qui định mới này không những thuận lợi cho công dân, có luật sư sẽ làm sáng tỏ việc khiếu nại được giải quyết nhanh gọn, giải quyết đúng pháp luật, chấm dứt được tình trạng khiếu nại tràn lan và vượt cấp. Điều 17 Luật Khiếu nại tố cáo 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 qui định quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, theo đó người khiếu nại và luật sư có những quyền cụ thể như sau: 1- Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại. 2- Nhờ luật sư giúp đỡ về mặt pháp luật trong qua trình khiếu nại và luật sư có những quyền như: - Giúp người khiếu nại viết đơn khiếu nại, cùng với người khiếu nại liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc khiếu nại để thu thập tài liệu, bằng chứng; đưa ra bằng chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. - Tham gia cùng người khiếu nại gặp gỡ đối thoại với người giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại và những người khác liên quan. - Tham gia các giai đoạn khác trong quá trình giải quyết khiếu nại. - Giúp người khiếu nại thực hiện các quyền của người khiếu nại theo qui định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. - Khi giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật luật sư có nghĩa vụ thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu giúp đỡ của người khiếu nại phù hợp với qui định của pháp luật; không được kích động, cưỡng ép, mua chuộc, dụ dỗ người khiếu nại sai sự thật hoặc lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, vu khống, xâm phạm trật tự công cộng, gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 3- Khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, luật sư phải xuất trình các giấy tờ: Thẻ luật sư, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại; giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. 4- Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để luật sư giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 đã qui định rõ vai trò của luật sư được tham gia đối thoại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người khiếu nại trước các cơ quan Nhà nước. Luật khiếu nại tố cáo bao gồm các vấn đề quản lý hành chính của xã hội; Đảng và Nhà nước, vai trò của luật sư tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính là rất có lợi cho người khiếu nại cũng như cơ quan Nhà nước. Luật sư vừa là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, vừa là người tuyên truyền pháp luật đến tận người dân việc nên làm, việc không nên làm; khi có quyết định hành chính đúng pháp luật thì người dân sẽ không còn khiếu nại. Với sự đổi mới cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện bằng pháp luật Nhà nước pháp quyền, giải quyết khiếu nại trên cơ sở pháp luật, luật sư tham gia giúp đỡ người khiếu nại các quyết định hành chính cũng phải trên cơ sở luật pháp, sự hiện diện của người luật sư chỉ có lợi cho cả cơ quan giải quyết khiếu nại và người khiếu nại, trên thực tế thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì sự tham gia của luật sư giúp đỡ pháp luật cho người khiếu nại các quyết định hành chính là rất cần thiết. Đảng, Nhà nước luôn đưa các chính sách mới, phát động phong trào đối thoại trực tiếp với dân, để được biết tâm tư, nguyện vọng của người dân, thu nhận mọi ý kiến đóng góp của người dân về đời sống sản xuất, việc làm, an ninh trật tự xã hội. 2. Ý nghĩa thực hành. Cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được các cơ quan Nhà nước quan tâm, có khi còn từ chối sự hiện diện của luật sư một cách phũ phàng. Tuy nhiên, sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính là cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Mặc khác, cần quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của luật sư, trách nhiệm của cơ quan hữu quan trong việc mời, tạo điều kiện cho luật sự thực hiện nhiệm vụ, cần quy định rõ luật sư được tham gia đến đâu, tránh tình trạng họ lợi dụng trục lợi. Tuy nhiên trong thời gian qua, đơn thư khởi kiện trước tòa và số vụ việc được tòa thụ lý giải quyết cũng không nhiều. Một thực tế nữa là Tòa hành chính vẫn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nếu có thì hiệu quả cũng không cao. Có thể có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng này, tuy nhiên theo hiểu biết, tìm tòi của của cá nhân người làm tiểu luận thì tôi nhận thấy một số trở ngại sau: a. Việc quy định thủ tục “tiền tố tụng hành chính” - giai đoạn khiếu nại ở cơ quan hành chính là bắt buộc đã hạn chế khả năng tiếp cận với Tòa hành chính của công dân, cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ, khi người dân gửi đơn khiếu nại lên cơ quan hành chính, đôi khi cơ quan này không giải quyết đúng thời hạn luật định nhưng cũng không phản hồi. Người dân, cơ quan, tổ chức cứ chờ đợi để có được quyết định giải quyết mà không biết rằng nếu quá thời hạn giải quyết do pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định thì người dân, cơ quan, tổ chức được quyền khiếu nại tiếp lên cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ án ra Tòa hành chính. Việc chờ đợi này đã vô tình làm thời hạn khởi kiện trôi qua, người dân không thể khởi kiện ra toà. b. Thời hiệu khởi kiện là quá ngắn: trường hợp người giải quyết khiếu nại không trả lời đơn khiếu nại thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại, công dân phải khởi kiện ra toà. Điều 36 Luật khiếu nại tố cáo quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày tính từ ngày cơ quan hành chính thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết… Vấn đề ở chỗ người dân rất khó nắm được “ngày thụ lý” của cơ quan có thẩm quyền để tính thời hạn khởi kiện. Thông thường, khi có khiếu nại, cơ quan phải vào sổ nhận đơn hoặc lập biên bản (đối với khiếu nại miệng). Tuy nhiên, không phải cơ quan hành chính nào cũng thực hiện nghiêm chỉnh quy định này, dẫn đến việc người dân mất quyền khởi kiện do thời hiệu khởi kiện đã hết. c. Cán bộ, công chức khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc chỉ có thể kiện ra toà sau khi đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu từ phía người đã ra quyết định kỷ luật nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Quy định trên không hợp lý bởi quyền khởi kiện của họ sẽ không được đảm bảo nếu cơ quan hành chính không trả lời họ bằng văn bản. Nói cách khác, họ sẽ mất quyền khởi kiện khi vấp phải sự im lặng của cơ quan hành chính. d. Sự độc lập chưa cao của các thẩm phán khi giải quyết các khiếu nại liên quan đến quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, của các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định của những người đứng đầu các cơ quan này (Khoản 2, điều 12, pháp lệnh năm 1996 đã sửa đổi bổ sung năm 2006). Khi gặp các trường hợp này, các thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc thường hay có thái độ e ngại, nể nang bởi lẽ trong đó có cơ quan và người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của mình hoặc là các cơ quan thuộc trung ương. Việc giải quyết đúng đắn vụ án có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của thẩm phán đã được phân công. Đứng trước sự lựa chọn giữa công lý và sự nghiệp, được mấy người dám khẳng định mình sẽ công tâm. Đây cũng là nổi lo phiền của nhiều người dân khi quyết định khởi kiện vụ án hành chính ra trước tòa. đ. Sự hạn chế trong trình độ, nhận thức pháp luật, lối nghĩ của người dân, thậm chí của các cơ quan, tổ chức khi đặt ra vấn đề “khởi kiện vụ án hành chính”. Có thể hiểu là thái độ e ngại, thậm chí là sợ khi đối diện với quyền lực nhà nước. e. Việc pháp luật quy định không rõ ràng về quyền sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính cũng là một trở ngại rất lớn cho người khởi kiện bởi lẽ theo quy định tại Điều 3 và Điều 20, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã sửa đổi bổ sung năm 1998 thì người khởi kiện có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng lại không thấy quy định về việc bổ sung yêu cầu khởi kiện. Trong Nghị quyết số 04 ngày 04/08/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2006 tại mục 5 cũng quy định không chi tiết về vấn đề này. Do đó có thể hiểu rằng Tòa án chỉ phải xem xét những yêu cầu nào được nêu trong đơn khởi kiện mà thôi, những vấn đề khác Tòa sẽ không xem xét. Quy định như thế phải chăng sẽ làm giảm mất quyền của người dân nếu như họ quên không yêu cầu trong đơn khởi kiện hoặc nghĩ rằng được quyền yêu cầu sau trong quá trình Tòa giải quyết vụ án. g. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện và thời hạn giải quyết khiếu nại, khởi kiện được quy định khác nhau, nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau (luật nội dung) là một vấn đề làm cho người khởi kiện rất dễ đánh mất quyền khởi kiện của mình nếu không nắm rõ về quy định của các văn bản pháp luật đó. Điều này thật không dễ dàng đối với những người dân mà sự am hiểu pháp luật của họ không nhiều. Cụ thể tại Điều 30, Pháp lệnh năm 1996 đã sửa đổi bổ sung năm 2006 cũng thể hiện khó khăn này khi quy định không thống nhất về thời hiệu đối với các loại việc khác nhau. Quy định này cho thấy để nắm được thời hiệu khởi kiện trong hành chính quả là rất khó. Bên cạnh đó người khởi kiện còn phải lệ thuộc vào thời hiệu khiếu nại đối với từng lĩnh vực cụ thể bởi lẽ nếu hết thời hiệu khiếu nại thì cũng đồng nghĩa với việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại mất quyền khởi kiện tại Tòa hành chính. h. Sự khác biệt giữa thẩm quyền ký quyết định và thẩm quyền ban hành quyết định đã làm cho người khởi kiện gặp khó khăn rất nhiều vì không biết phải phải kiện ai: cá nhân người ký quyết định hay cơ quan ban hành quyết định nếu như bản thân họ không hiểu và không thể phân biệt được sự khác nhau đó. Muốn nắm được vấn đề này buộc người dân phải hiểu về thẩm quyền và trình tự ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một đòi hỏi khó thực hiện và quá phức tạp đối với những người dân bình thường đặc biệt là những người dân có học thức không cao, kiến thức pháp luật không nhiều. i. Đối với quyết định hành chính bị khởi kiện thì Tòa chỉ có thể tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định đồng thời giao cho cơ quan hành chính nhà nước xem xét giải quyết lại, mà không có thẩm quyền buộc cơ quan hành chính nhà nước phải ra một quyết định mới có nội dung khác với quyết định bị khởi kiện. Do đó nếu như sau khi Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính đã bị khởi kiện và giao cho cơ quan hành chính nhà nước - người bị kiện - ra quyết định mới, và cơ quan này cũng đã ra quyết định với số mới, ngày ban hành mới nhưng nội dung quyết định thì hoàn toàn giống với quyết định trước đây thì người khởi kiện lại rơi vào tình huống phải tiến hành thực hiện lại giai đoạn “tiền tố tụng” và khởi kiện lại quyết định mới này. Điều này làm cho người khởi kiện như không có lối thoát nếu như cơ quan hành chính nhà nước cố tình gây khó khăn. Việc này cũng lý giải tại sao hiện nay người dân vẫn thích chọn con đường khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp để giải quyết hơn là chọn con đường giải quyết tại Tòa án hành chính. k. Về sự độc lập của người giải quyết khiếu nại và người bị khiếu nại: Theo qui định của pháp luật hiện hành, cấp giải quyết khiếu nại lần đầu chính là cơ quan đã có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Như vậy rõ ràng không bảo đảm sự độc lập giữa người giải quyết khiếu nại và người bị khiếu nại. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng tính không phù hợp này chỉ diễn ra ở cấp giải quyết đầu tiên mà theo qui định thì việc giải quyết khiếu nại có thể qua nhiều cấp theo hệ thống thứ bậc hành chính. Như vậy từ cấp giải quyết khiếu nại tiếp theo thì yêu cầu trên là được đáp ứng bởi vì theo cách hiểu thông thường thì “độc lập với người bị khiếu nại” được hiểu là người giải quyết không tham gia vào quá trình ban hành quyết định bị khiếu nại. Mặc dù có mối quan hệ nhất định giữa cơ quan hành chính cấp trên và cơ quan hành chính cấp dưới nhưng rõ ràng là cơ quan hành chính cấp trên vẫn độc lập vì không tham gia vào quá trình ban hành quyết định hành chính của cấp dưới. m. Bản thân Toà án cũng chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với một số vụ việc chứ không phải tất cả các khiếu kiện hành chính. Như thế có nghĩa là đối với các vụ việc không được quy định trong Điều 11, PLTTGQCVAHC thì người khiếu nại không có cơ hội đưa vụ việc ra Toà án để xét xử mà chỉ có thể giải quyết theo con đường khiếu nại. Quy định này hạn chế quyền của người dân được xem xét lại quyết định hành chính bởi cơ quan xét xử.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan