Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ktct-50...

Tài liệu Ktct-50

.PDF
5
473
97

Mô tả:

Đề án Kinh Tế Chính Trị ĐẶT VẤN ĐỀ Việt nam - Đất nước đã bị tàn phá nặng nề cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh tế; trải qua một thời gian dài trong nền kinh tế quan liêu bao cấp; hiện nay đang trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội. Một yêu cầu cấp thiết lúc này đối với nước ta là: Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thư VII năm 1991 đãđề ra phương hướng: “phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ”. Đó là một sự lựa chọn đúng đắn trong tình hình mới hiện nay, bởi vì chủ nghĩa tư bản ngày nay đã bộc lộ rõ tất cả những mặt xấu xa và lỗi thời của nó, không còn là “hình mẫu” hấp dẫn để các nước lạc hậu đi theo. Chủ nghĩa tư bản đãđến luc phải bị xoá bỏđể thay thế bằng một xã hội mới tiến bộ và văn minh hơn, đảm bảo công bằng về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội cho tất cả mọi người. Và chỉ có con đường duy nhất là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng em, những sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thế hệ tương lai chèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam.Trách nhiệm đó thật nặng nề nhưng cũng đầy vinh quang và tự hào. Bởi vậy: Việc chăm chỉ học tập, nghiên cứu để hiểu sâu về nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới là một điều vô cùng cần thiết. Do đó, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam lý luận và thực tiễn sau hai mươi năm đổi mới". Em hy vọng sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổích về vấn đề trên qua nghiên cứu cũng như qua sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Nguyễn Văn Lới_Lớp Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại_ĐHKTQD Đề án Kinh Tế Chính Trị B-NỘI DUNG I. Vấn đề lý luận kinh tế thịtrường . 1. Quan niệm về kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hoá: là kiểu tổ chức kinh tế màởđó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi đểbán trên thị trường. Kinh tế thị trường: là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tốđầu vào vàđầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường. 2. Điều kiện hình thành của kinh tế thị trường. 2.1. Điều kiện ra đời của kinh tế hàng hoá : Phân công lao động xãhội : là sự phân chia lao động xã thành các ngành, các nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội . phân công lao động xã hội tao ra sự chuyên môn hoá lao động, do đo đẫn đến chuyên môn hoá thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tao ra một loại sản phẩm nhất định . Song, cuộc sống của mỗi người lại cần rât nhiều loại sản phẩm khác nhau .Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuât: Sự tách biệt nay do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chếđộ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu về tư liệu sản xuất là người sơ hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ nằm trong hệ thống Nguyễn Văn Lới_Lớp Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại_ĐHKTQD Đề án Kinh Tế Chính Trị phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá. Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi cóđồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá . 2.2.Điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không nhất với nhau . Chúng khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất. Do đó kinh tế thị trường cũng có hai điều kiện ra đời như kinh tế hàng hoá: Phân công lao động xãhội : là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà nó còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động từng khu vực từng địa phương phát triển . Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm khi đưa ra trao đổi trên thị trường. Tồn tại nhiều hình thức sở hữu: đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Do đó, tồn tai nhiều chủ thể kinh tếđộc lập, lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ. 3. Đặc trưng của kinh tế thị trường. Thứnhất : nền kinh tế thị trường có tính tự chủ của các thành phần kinh tế rất cao, do các chủ thể trong nên kinh tế thị trường bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và nhà nước, họ chính là những người Nguyễn Văn Lới_Lớp Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại_ĐHKTQD Đề án Kinh Tế Chính Trị đề ra hiết sách kinh tế các quyết định trong kinh doanh , tự chịu trách nhiệm tính khả thi của các huyết sách quyết định nếu có. Thứ hai: giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế . Thứba : nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của thị trường như quy luật giá tri, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh sự tác động của cá quy luật đó hình thành nên cơ chếđiều tiết của nền kinh tế. Thứ tư: nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì có sựđiều tiết vĩ mô của của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế , kế hoạch hoá , các chính sch kinh tế. II. Lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1. Khái niệm. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài các đặc trưng của kinh tế thị trường thì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng bản chất sau: Thứ nhất: mục tiêu phát triển kinh tế thị trường: Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ơ nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguuồn lực trong nước và ngoài cước để thực hiên công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chư nghĩa xã hội, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống vật chất của nhân dân, tăng trưởng Nguyễn Văn Lới_Lớp Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại_ĐHKTQD Đề án Kinh Tế Chính Trị kinh tếđi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoáđói, giảm nghèo. Thứ hai: Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo: Trong điều kiện khách quan tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đã tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tồn tại và phát triển lâu dài. Trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủđạo, đóng vai tròđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.Nền kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác nhiều nội lực của đất nước như về nguồn nhân công, về tài nguyên khoáng sản và nghề thủ công truyền thống.Phát triển kinh tế nhiều thành phần là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ có như vậy mới mong phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tạo điều kiện cho đất nước ta tiếp thu nhiều các công nghệ kỹ thuật hiện đại, áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên nếu không có thành phần kinh tế Nhà nước đứng ra để dẫn dắt, định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế sẽ vượt ra khỏi quỹđạo xã hội chủ nghĩa. Chính thành phần kinh tế Nhà nước làđòn bẩy kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, khắc phục những nhược điểm của kinh tế thị trường, đồng thời phát huy những mặt tích cực, đưa nền kinh tếđi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ ba: trong nền kinh tế thị trường đinh hưóng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hinh thúc phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủyếu : Nếu trong kinh tế thị trường tư bản, phân phối theo giá trị tức là theo tư bản, thì trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng có nhiều hình thức phân phối. Phân phối theo lao động, phân phối Nguyễn Văn Lới_Lớp Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại_ĐHKTQD
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan