Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kltnđh đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông của các hộ n...

Tài liệu Kltnđh đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông của các hộ nông dân trên địa bàn xã việt thống

.DOC
105
141
146

Mô tả:

Khoai tây là loại cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Khoai tây có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Bên cạnh đó khoai tây còn là một loại cây trồng ít tốn kém công chăm sóc và thích hợp với nhiều loại khí hậu khác nhau. Chính vì vậy khoai tây đã trở thành một trong bốn cây lương thực chính của toàn thế giới. Tại Việt Nam sản xuất khoai tây phát triển mạnh nhất vào những năm 1979, 1980 sau đó giảm dần. Nhu cầu về khoai tây cũng như việc sản xuất loại cây này bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại từ năm 1998. Đặc biệt là ở những vùng như Đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc Việt Nam. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh có diện tích trồng khoai tây lớn của khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Trong đó, Việt Thống là một trong những xã của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã đưa khoai tây trở thành cây trồng sản xuất chính của vụ đông và sản xuất khoai tây góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cho các hộ nông dân trên địa bàn xã. Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn chưa xác định được việc sản xuất khoai tây có đem lại hiệu quả kinh tế hay không? hiệu quả kinh tế đạt được là cao hay thấp. Đây là cơ sở để các hộ nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, kỹ thuật hợp lí, lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trong sản xuất khoai tây. Trước thực tế đó đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây trên địa bàn xã. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông của các hộ nông dân trên địa bàn xã Việt Thống – huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh”.
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________  __________________ NGUYỄN THỊ DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VIỆT THỐNG – HUYỆN QUẾ VÕ – TỈNH BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI – 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu là trung thực dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS.Nguyễn Mậu Dũng và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Dung ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là thầy PGS.TS.Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn UBND xã Việt Thống và bà con nhân dân xã Việt Thống, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do điều kiện về thời gian còn hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo, cô giáo và các bạn để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi. Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Dung iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Khoai tây là loại cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Khoai tây có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Bên cạnh đó khoai tây còn là một loại cây trồng ít tốn kém công chăm sóc và thích hợp với nhiều loại khí hậu khác nhau. Chính vì vậy khoai tây đã trở thành một trong bốn cây lương thực chính của toàn thế giới. Tại Việt Nam sản xuất khoai tây phát triển mạnh nhất vào những năm 1979, 1980 sau đó giảm dần. Nhu cầu về khoai tây cũng như việc sản xuất loại cây này bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại từ năm 1998. Đặc biệt là ở những vùng như Đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc Việt Nam. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh có diện tích trồng khoai tây lớn của khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Trong đó, Việt Thống là một trong những xã của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã đưa khoai tây trở thành cây trồng sản xuất chính của vụ đông và sản xuất khoai tây góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cho các hộ nông dân trên địa bàn xã. Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn chưa xác định được việc sản xuất khoai tây có đem lại hiệu quả kinh tế hay không? hiệu quả kinh tế đạt được là cao hay thấp. Đây là cơ sở để các hộ nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, kỹ thuật hợp lí, lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trong sản xuất khoai tây. Trước thực tế đó đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây trên địa bàn xã. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông của các hộ nông dân trên địa bàn xã Việt Thống – huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh”. iv Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn gốc của cây khoai tây, vai trò, giá trị dinh dưỡng của cây khoai tây cũng như những biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây khoai tây. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế, bản chất, ý nghĩa, phân loại của hiệu quả kinh tế, các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp chọn hộ điều tra, tiến hành phỏng vấn 50 hộ nông dân trong 3 thôn của xã để tìm hiểu về tình hình sản xuất, năng suất, sản lượng cũng như mức chi phí mà các hộ nông dân bỏ ra trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm hiểu thêm về những thuận lợi, khó khăn hay gặp phải trong quá trình sản xuất khoai tây vụ đông của các hộ nông dân trên địa bàn xã. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu điều tra được dùng cho các tài liệu thứ cấp từ các phòng ban của xã, và các số liệu sơ cấp từ quá trình điều tra các hộ nông dân. Phương pháp phân tích số liệu bao gồm phương pháp phân tích thông kê mô tả và phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia dùng để phân tích tình hình sản xuất khoai tây của các hộ nông dân, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của của các hộ nông dân, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của hộ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã. Khoảng 3 năm trở lại đây cây khoai tây bắt đầu được các hộ nông dân trong xã tích cực sản xuất. Với các lợi ích rất cao về giá trị ding dưỡng, giá bán khoai tây cao hơn so với các cây rau màu vụ đông khác, bên cạnh đó là sự hỗ trợ về tiền giống, tiền kali trong sản xuất từ hợp tác xã đối với các hộ nông dân trồng khoai tây. Cây khoai tây ngày càng được trồng phổ biến trên địa bàn xã, và là cây trồng vụ đông có diện tích sản xuất lớn nhất. Cụ thể năm 2012 diện tích trồng khoai tây vụ đông của xã là 31 ha, đến năm 2014 tăng lên 62 ha tăng gấp đôi so với năm 2012. Sản lượng khoai tây của xã cũng ngày càng tăng như năm 2012 sản lượng v toàn xã đạt 3348 tạ, đến năm 2014 sản lượng tăng lên 7198,2 tạ (tăng 30,78% so với năm 2013 tương đương với 5503,95 tạ). Mặc dù do diện tích khoai tây tăng lên kéo theo đó là sản lượng khoai tây qua các năm cũng tăng lên nhưng năng suất khoai tây lại có xu hướng giảm, năm 2013 năng suất khoai tây của xã đạt 121,5 tạ/ha, đến năm 2014 giảm xuống 116,1 tạ/ha (giảm 4,44% so với năm 2013). Qua quá trình điều tra thu thập số liệu, có thể thấy rằng các hộ nông dân điều tra đa phần có kinh nghiệm trồng khoai tây từ 4-5 năm, lao động của hộ 100% là lao động gia đình và chủ yếu là người trung niên, với số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ là 5,44 nhân khẩu và số lao động bình quân là 3,44 người/hộ. Theo số liệu điều tra diện tích sản xuất khoai tây bình quân/hộ theo 3 thôn là 2,662 sào/hộ, năng suất bình quân là 3,838 tạ/sào và sản lượng bình quân là 10,194 tạ/hộ. Trong quá trình sản xuất khoai tây vụ đông giống chủ yếu được các hộ để từ vụ trước, phân bón cũng là một trong các yếu tố được các hộ sử dụng để sản xuất như: đạm, phân lân, kali. Mặc dù cơ quan khuyến nông của địa phương cũng đã có những buổi tập huấn, phổ biến về kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây nhưng các hộ nông dân sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, công tác phòng trừ sâu bệnh chưa được chú trọng đầu tư nên làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng khoai tây của hộ. Sau khi đến thời vụ thu hoạch khoai tây được rất nhiều những người mua buôn trên địa bàn xã tới tận ruộng để thu mua khoai, bên cạnh đó gia đình sẽ bớt một số ít khoai để lại dùng làm giống cho vụ sau và để gia đình sử dụng, với bình quân mỗi hộ bán khoảng 9,208 tạ và tiêu dùng gia đình 0,388 tạ, làm giống cho vụ sau là 0,84 tạ. Qua phân tích số liệu có thể kết luận sản xuất khoai tây đem lại hiệu quả kinh tế cao và cao hơn so với cây khoai lang vụ đông. Trong đó Thống Hạ là thôn đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất khoai tây với mức lợi nhuận bình quân/ sào là 1073,06 nghìn đồng, thứ 2 là thôn Việt Hưng với mức lợi nhuận bình quân là 941,79 nghìn đồng/sào và cuối cùng là Việt Vân với 866,78 nghìn đồng/sào. vi Hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như: giống sản xuất, quy mô sản xuất, điều kiện kinh tế của hộ, mức đầu tư phân bón kali của hộ, các chính sách hỗ trợ của địa phương,… Vì vậy tiến hành nghiên cứu, phân tích rõ hơn về vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây, qua đó tạo tiền để phát huy các yếu tố trên phục vụ cho quá trình sản xuất của các hộ nông dân. Kết quả trên là cơ sở để đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông của các hộ nông dân trên địa bàn xã. Nhóm giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của hộ nông dân tại xã bao gồm: (1) Giải pháp về kỹ thuật như giống, phân bón, công tác khuyến nông, công tác phòng trừ sâu bệnh, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật trồng và chăm sóc; (2) Giải pháp về thị trường; (3) Giải pháp về chính sách. Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của hộ nông dân ngoài những nỗ lực từ bản thân mỗi hộ gia đình cũng cần phải có sự hỗ trợ về kỹ thuật, tiền giống sản xuất từ chính quyền địa phương, bên cạnh đó là mức độ nắm bắt nhu cầu thị trường khoai tây mỗi năm cũng như sự biến động về giá cả khoai tây để từ đó có những biện pháp sản xuất nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro, góp phần đưa khoai tây trở thành cây hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập và mức sống cho các hộ nông dân trên địa bàn xã. vii MỤC LỤC TÓM TẮT KHÓA LUẬN i MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC HÌNH xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................4 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KHOAI TÂY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ 5 2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của hộ nông dân tại xã....................................................................................................5 2.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất khoai tây.......................5 2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây............11 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây..................................................................................................17 2.2. Cơ sở thực tiển về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây..................................................................................................21 2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây tại các nước trên thế giới..............................................................................21 2.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây tại Việt Nam.................................................................................................24 2.2.3. Bài học kinh nghiệm......................................................................27 2.2.4. Một số nghiên cứu có liên quan.....................................................28 viii PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đắc điểm địa bàn nghiên cứu...........................................................30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................30 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................31 3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................38 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................38 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................39 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................41 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................41 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................42 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 4.1. Khái quát tình hình sản xuất khoai tây tại xã Việt Thống................44 4.1.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng vụ đông trên địa bàn xã.......44 4.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của xã..........................45 4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân tại xã Việt Thống................................................................................................47 4.2.1. Khái quát về các hộ điều tra..........................................................47 4.2.2. Tình hình trang bị trang thiết bị phục vụ sản xuất khoai tây của hộ......................................................................................49 4.2.3. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất khoai tây của các hộ điều tra................................................................................................50 4.2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của các hộ điều tra.......55 4.2.5. Tình hình tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân điều tra..................56 4.2.6. Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân tại xã..................................................................................................57 4.2.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai tây so với cây trồng vụ đông khác tại xã................................................................................................60 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của hộ nông dân trên địa bàn xã..............................................................61 ix 4.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố giống.........................................................61 4.3.2. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất...................................................63 4.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ..............................................65 4.3.4. Ảnh hưởng của phân bón...............................................................67 4.3.5. Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn xã.......................................................................................................69 4.3.6. Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ khoai tây.................................70 4.3.7. Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất............................70 4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân xã Việt Thống...................................................................................71 4.4.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã..........................................................................71 4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã..........................................................................72 4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật.....................................................................73 4.4.4. Giải pháp về thị trường..................................................................77 4.4.5. Giải pháp về chính sách.................................................................78 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 5.1. Kết luận............................................................................................80 5.2. Kiến nghị..........................................................................................82 5.2.1. Đối với cơ quan nhà nước.............................................................82 5.2.2. Đối với người dân..........................................................................82 5.2.3. Đối với chính quyền địa phương...................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trong 100g khoai tây......................................6 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới..................................22 Bảng 2.3: Một số nước có sản lượng khoai tây lớn nhất thế giới năm 201123 Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam qua các năm24 Bảng 2.5. Diện tích khoai tây tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010……38 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Việt Thống qua 3 giai đoạn 2012-2014...................................................................................33 Bảng 3.2: Kết quả sản xuất của xã qua 3 năm (2012-2014)........................36 Bảng 3.3: Phân bổ mẫu điều tra..................................................................41 Bảng 4.1: Biến động diện tích và cơ cấu diện tích các giống rau màu vụ đông của xã Việt Thống qua các năm (2012-2014).............................45 Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng khoai tây của xã qua 3 năm (2012 – 2014)46 Bảng 4.3: Đặc điểm chung của các hộ điều tra...........................................48 Bảng 4.4: Mức đầu tư phương tiện sản xuất bình quân/hộ.........................50 Bảng 4.5: Chi phí sản xuất bình quân 1 sào khoai tây của các hộ nông dân theo từng thôn.....................................................................................54 Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của các hộ điều tra theo từng thôn.............................................................................................56 Bảng 4.7: Tình hình tiêu thụ khoai tây bình quân/hộ theo từng thôn.........57 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân theo từng thôn.............................................................................................59 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của cây khoai tây so với cây khoai lang trên địa bàn xã năm 2014................................................................................61 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây theo giống..........................62 Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây theo quy mô.......................64 Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây theo điều kiện kinh tế của hộ điều tra................................................................................................66 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây theo mức bón phân kali.....68 DANH MỤC HÌNH xi Hình 4.1: Hộ nông dân tiến hành vun, xới cho cây khoai tây.........................52 Hình 4.2: Tình hình thu hoạch khoai tây của hộ nông dân.............................56 xii DANH MỤC VIẾT TẮT A : Khấu hao BQC : Bình quân chung CL : Lao động gia đình và các vật chất tự do ĐVT : Đơn vị tính FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc GO : Gía trị sản xuất HQKT : Hiệu quả kinh tế IC : Chi phí trung gian KHKT : Khoa học kỹ thuật LN : Lợi nhuận MI : Thu nhập hỗn hợp QML : Quy mô lớn QMTB : Quy mô trung bình QMN : Quy mô nhỏ S : Diện tích TC : Tổng chi phí UBND : Uỷ ban nhân dân VA : Gía trị gia tăng xiii PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Khoai tây là loại cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi xếp sau lúa, lúa mì và ngô (http://vi.wikipedia.org). Theo David Spooner (2005) thì quê hương của khoai tây là một khu vực phía nam Peru. Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu khoảng thập niên 1570 và sau đó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ và các cảng trên khắp thế giới. Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nơi khác trên thế giới. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì sản lượng khoai tây toàn Thế giới năm 2010 là 320 triệu tấn, trong đó chỉ hơn 2/3 là thức ăn trực tiếp của con người, còn lại là thức ăn cho động vật và nguyên liệu sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn hàng năm của mỗi công dân toàn cầu trung bình trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là 33 kg khoai tây. Khoai tây có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người, trong một củ khoai tây trung bình chứa khoảng 26 g cacbohydrat, hình thức chủ yếu của cacbohydrat này là tinh bột nó có khả năng chống tiêu hóa từ enzyme trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này được coi là có lợi ích cho sức khỏe trong chống ung thu ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung bình trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm trí nó còn có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Bên cạnh đó khoai tây còn là một loại cây trồng ít tốn kém công chăm sóc và thích hợp với nhiều loại khí hậu khác nhau. Chính vì vậy khoai tây đã trở thành một trong bốn cây lương thực chính của toàn thế giới. 1 Tại Việt Nam sản xuất khoai tây phát triển mạnh nhất vào những năm 1979, 1980 sau đó giảm dần. Nhu cầu về khoai tây cũng như việc sản xuất loại cây này bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại từ năm 1998. Đặc biệt là ở những vùng như Đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc Việt Nam với tổng sản lượng chiếm khoảng 85% sản lượng khoai tây của Việt Nam. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh có diện tích trồng khoai tây lớn của khu vực Đồng bằng Sông Hồng, với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai đã tạo nên những tiềm năng lớn cho sản xuất khoai tây nói riêng và các cây trồng nông nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Việt Thống là một trong những xã của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã đưa khoai tây trở thành cây trồng sản xuất chính của vụ đông và sản xuất khoai tây góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cho các hộ nông dân trên địa bàn xã. Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn chưa xác định được việc sản xuất khoai tây có đem lại hiệu quả kinh tế hay không? hiệu quả kinh tế đạt được là cao hay thấp. Đây là cơ sở để các hộ nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, kỹ thuật hợp lí, lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trong sản xuất khoai tây. Trước thực tế đó đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây trên địa bàn xã. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông của các hộ nông dân trên địa bàn xã Việt Thống – huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ đó 2 đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây các hộ nông dân. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã Việt thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Băc Ninh. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân tại xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân trồng khoai tây trên địa bàn xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 1.3.2.2. Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ giai đoạn 2012-2014. - Số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra của các hộ nông dân trồng khoai tây năm 2014. - Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2015 – 6/2015. 1.3.2.3. Phạm vi nội dung 3 Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân tại xã Việt thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã như thế nào? - Sản xuất khoai tây đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào cho các hộ nông dân tại xã? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất khoai tây tại xã? - Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn xã là gì? - Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của các hộ nông dân tại xã? 4 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KHOAI TÂY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ 2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây của hộ nông dân tại xã 2.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất khoai tây 2.1.1.1. Nguồn gốc của cây khoai tây Khoai tây có nguồn gốc từ Peru, trong nghiên cứu của David Spooner (2005) thì quê hương của cây khoai tây là một khu vực phía nam Peru (ngay phía bắc hồ Titicaca). Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 và sau đó nó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ và các cảng trên khắp thế giới khi chế độ thực dân châu Âu mở rộng vào thế kỷ 17 và 18. Có hàng ngàn thứ khoai tây được tìm thấy ở vùng Andes, nơi đó người ta có thể tìm thấy hơn một trăm thứ khoai tây ở một thung lũng, mỗi hộ nông dân có thể tích trữ tới mười mấy thứ khoai tây. Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nới khác trên thế giới. Nhưng trong các thập kỷ cuối của thế kỷ 20, việc mở rộng diện tích trồng trọt khoai tây lớn nhất lại là ở châu Á, nơi có khoảng 8% số lượng khoai tây trên thế giới được trồng. Kể từ khi Liên Xô bị giải tán, Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, tiếp theo là Ấn Độ (vi.wikipedia.org). Năm 1890, một người Pháp là giám đốc Vườn bách thảo Hà Nội đem hạt khoai tây trồng thử ở nước ta. Do khoai tây dễ trồng, củ ăn ngon, nó mau chóng được trồng ở nhiều địa phương. Khoai tây do người Pháp mang đến và phổ biến cách trồng nên nhân dân ta gọi củ đó là “Khoai tây”. Hiện nay, khoai tây được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và Đà Lạt – Lâm Đồng và một vài tỉnh khác trong đó có tỉnh Bắc Ninh. 5 2.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khoai tây được mệnh danh là “nhân sâm dưới lòng đất”. Khoai tây có thể cung cấp cho cơ thể những thành phần dinh dưỡng cao nếu chúng được chế biến tốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm Y tế Texas (Mỹ) thì dùng khoảng 203g khoai tây trên một ngày có thể cung cấp được 50% số lượng Vitamin C và B6 cần thiết cho một người lớn/ngày. Về dinh dưỡng, khoai tây được biết với carbohydrate (khoảng 26g trong củ khoai tây trung bình). Các hình thức chủ yếu của Carbohydrate này là tinh bột. Một phần nhỏ những ý nghĩa, lợi ích như chất xơ, tinh bột là khả năng chống tiêu hóa của các enzyme trong dạ dày, ruột non và để đạt đến ruột già cơ bản còn nguyên vẹn. Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trong 100g khoai tây Thành phần Giá trị Năng lượng 321 KJ (77 Kcal) Cacbohydrates 19g Tinh bột 15g Chất xơ 2.2g Lipid 0.1g Protein 2g Nước 75g Vitamin B1 0.08mg (6%) Vitamin B2 0.03mg (2%) Vitamin B3 1.1mg (7%) Vitamin B6 0.25mg Vitamin C 20mg (33%) Calcium (Ca) 12mg Magnesium (Mg) 23mg Phosphorus (P) 57mg Kalium (K) 42mg Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_t%C3%A2y[4] 2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây khoai tây 6 a. Đặc điểm về sinh học Đời sống của cây khoai tây có thể chia làm 4 thời kì: ngủ, nẩy mầm, hình thành thân củ và thân củ phát triển. Rễ khoai tây phân bổ chủ yếu ở tầng đất sâu 30 cm. Thân cây khoai tây là loại thân bò. Thân dài 50-60 cm, trên thân có thể mọc các nhánh. Quả khoai tây tròn hoặc hơi dẹt, nhỏ, màu xanh nhạt hay tím. Trong quả chứa hạt nhỏ. Hạt màu vàng nhạt trong hạt có nhiều dầu. Cây con sau khi mọc khỏi mặt đất 7-10 ngày thì trên các đốt đoạn thân, nằm trong đất xuất hiện những nhánh con, đó là những đoạn thân địa sinh. Các thân địa sinh này phát triển được dồn về tập trung ở đầu mút, ở đây thân phình to dần lên và phát triển thành củ. Trên thân củ có nhiều mắt. b. Yêu cầu về ngoại cảnh * Nhiệt độ: thích hợp cho thân củ phát triển là từ 16-17 0C * Ánh sáng: Khoai tây là cây ưa ánh sáng, thời gian chiếu sáng thích hợp là khoảng 14h/ngày đêm. * Độ ẩm: Trong thời gian sinh trưởng khoai tây cần rất nhiều nước. Trước khi hình thành củ khoai tây cần độ ẩm đất là 60%, khi thành củ yêu cầu độ ẩm đất là 80%. * Đất và dinh dưỡng: Đất trồng khoai tây tốt nhất là đất pha cát, đất phù sa ven sông. Độ PH phù hợp là 5,2 -6,4. Khoai tây có phản ứng rất tốt với các phân hữu cơ. Từ khi mọc đến trước khi hình thành củ khoai tây cần nhiều đạm. Thời kỳ bắt đầu hình thành củ cần nhiều lân và kali, tỉ lệ NPK cân đối cho khoai tây là 2,5:1:3,3. c. Kỹ thuật trồng * Bổ củ: Trồng bằng củ giống to sẽ có năng suất cao hơn so với củ nhỏ, trong trường hợp giống to, cỡ đường kính củ trên 45mm tương đường với trên 50 gam thì có thể bổ đôi hoặc bổ làm 3 để tiết kiệm giống. Khoai tây giống sau 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng