Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế vĩ mô việt nam quý 1...

Tài liệu Kinh tế vĩ mô việt nam quý 1

.PDF
17
257
132

Mô tả:

Trường Đại học Ngân Hàng T.P Hồ CHí Minh Khoa Tài Chính  MÔN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 PHẦN 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM QUÝ I NĂM 2015 I. CÁC CHỈ SỐ 1. Đầu tư Tổng đầu tư trong quý chiếm 30,4% GDP – xấp xỉ mức trung bình 5 năm trở lại. Tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 9,1% so với quý I/2014, cùng kỳ năm 2014 chỉ tăng 8,8%. Đầu tư được dẫn dắt bởi khu vực kinh tế ngoài nhà nước và nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn giải ngân quý I đạt 3,05 tỉ USD, tăng 7% yoy. Đáng chú ý là lượng vốn đăng kí tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, từ mức 2,9 tỉ USD quý I/2013 giảm còn 2 tỉ USD trong quý I/2014 và 1,8 tỉ trong quý I/2015. Xu hướng tăng giá của NDT, dù có chững lại trong năm 2014, sẽ thúc đẩy dòng FDI chuyển hướng khỏi Trung Quốc sang các nước đang phát triển, trong đó có ASEAN. Việc tham gia đàm phán Hiệp định TPP đã phần nào nâng sức hút của Việt Nam. Giữ lợi thế về chi phí lao động so với Malaysia, Philippines, và Thái Lan nhưng mức độ thuận lợi môi trường đầu tư trong nước lại có khoảng cách không dễ rút gọn so với các nước còn lại (theo báo cáo Thuận lợi Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới), đòi hỏi các cải cách về môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn, không chỉ để đón bắt các làn sóng công nghệ mới mà còn thoát khỏi sức hút của các công đoạn chế tạo thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp và tăng trưởng năng suất lao động hạn chế. Doanh nghiệp FDI đang dẫn dắt về năng lực sản xuất, giá trị xuất khẩu và năng suất lao động. Thách thức đối với chính sách là thúc đẩy sự kết nối của DN trong nước vào mạng lưới sản xuất của các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và toàn cầu. Diễn biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tình hình thu hút FDI tháng 4/2015 xét trên tổng thể có những điểm nổi bật sau: - FDI giải ngân giữ nhịp ổn định. Cụ thể, giá trị FDI thực hiện trong 4 tháng đầu năm là 4,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ 2014. - FDI đăng ký giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, mặc dù có cải thiện so với tháng trước. Tổng giá trị FDI đăng ký mới và cấp bổ sung tăng lên 3,7 tỷ USD, tương đương với 76% so với giá trị cùng kỳ 2014. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 - Thổ Nhĩ Kỳ vươn lên vị trí đối tác đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm 18% tổng số vốn đầu tư đăng ký, nhờ dự án Hyosung Đồng Nai liên quan đến lĩnh vực sản xuất và gia công sợi - Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ tỷ trọng cao trong tổng tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tháng vừa qua, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện nước và lĩnh vực xây dựng gia tăng nhanh chóng. Ở chiều ngược lại, tỷ trọng tại lĩnh vực kinh doanh bất động sản và bán l suy giảm so với tỷ trọng trong tháng trước. - Thêm 9 quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong tháng 4/2015, đưa số lượng quốc gia có dự án đầu tư tại Việt Nam lên 42. Đa phần các nước trên đến từ châu Á, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (76% tổng số vốn đăng ký), bất động sản (gần 9% tổng số vốn đăng ký) và bán l (hơn 5% tổng số vốn đăng ký). 2. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP quý I ước tăng 6,03%, cao hơn mức tăng 5,06% cùng kỳ năm 2014. Nền kinh tế tăng trưởng 6,03% yoy trong quý I năm 2015, tăng gần 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2014. Đây là mức tăng trưởng quý I cao nhất kể từ năm 2012 khi bắt đầu áp dụng giá so sánh 2010. Tốc độ tăng trưởng quý I vượt kỳ vọng của thị trường khi mức trung vị của dự báo trong khảo sát của Bloomberg chỉ đạt 5,7%. Từ phía tổng cung, dẫn dắt tăng trưởng quý I là công nghiệp với mức tăng 9,01%, tăng từ mức 5% tại quý I/2014. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là động lực tăng trưởng chính, đóng góp 1,6 điểm phần trăm (trong 2,6 điểm phần trăm của toàn ngành Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 công nghiệp) vào tăng trưởng chung. Dựa theo mức độ sử dụng lao động và chỉ số sản xuất công nghiệp, có thể thấy mức tăng này chủ yếu đến từ các dây chuyền mới đưa vào vận hành của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các tỉnh Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Nam, Cần Thơ, và Vũng Tàu. Dữ liệu từ phía cầu cho thấy tiêu dùng và đầu tư nước ngoài là lực kéo chính và kém bền vững. Doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng tương đối nhanh (9% yoy so với 5% tại Q1/2014) lại có sự hỗ trợ từ tính mùa vụ của Tết, điều sẽ mờ nhạt trong các quý còn lại. Điều này cho thấy tăng trưởng nhanh hơn dựa trên các yếu tố thiếu bền vững như mùa vụ và đầu tư nước ngoài. Dữ liệu phân tích mùa vụ và xu hướng cũng chỉ ra nền kinh tế chưa thoát khỏi vùng trũng dài hạn. Tăng trưởng trong nông nghiệp và dịch vụ có dấu hiệu đi xuống so với cùng kỳ năm 2014, với mức tăng lần lượt 2,14% và 5,82%, đóng góp tương ứng 0,3 điểm phần trăm và 2,4 điểm phần trăm. 3. Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2015 tăng 0,14% so với tháng trước, tăng 0,99% so với cùng kỳ, và tăng 0,04% so với thời điểm cuối năm 2014. Như vậy lạm phát sau 4 tháng đang ở mức rất thấp, mới chỉ tăng 0,04%. CPI tháng này chịu sự tác động từ 02 yếu tố chính: (1) Đợt tăng giá xăng, dầu (ngày 11/3/2015) và điều chỉnh giá điện tăng 7,5% (từ ngày 16/3/2015) tác động làm tăng CPI chung khoảng gần 0,3%. (2) Tuy nhiên ở phía ngược lại, nhóm có trọng số lớn nhất là Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm đã tác động làm CPI chung giảm khoảng 0,16%. Về cấu phần, nhóm Giao thông tăng cao nhất với mức 2,47%; nhóm Nhà ở & vật liệu xây dựng tăng 0,84%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,32%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,19%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,14%; Giáo dục tăng 0,01%. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại giảm giá gồm: Đồ uống và thuốc lá giảm 0,01%; Bưu chính viễn thông giảm 0,09%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,42%. 4. Sản xuất và tiêu dùng Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp vẫn tiếp tục tăng mạnh khi trong tháng 04/2015 tăng 9,5% so với cùng kỳ. Tính chung cả 04 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4%, cao hơn nhiều mức tăng 5,5% của cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Ngành chế biến, chế tạo tăng cao ở mức 10,1% và tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào chỉ số chung với 7,2 điểm phần trăm. Tiếp đến ngành khai khoáng tăng 6,7% đóng góp 1,4 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 10,6%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Chỉ số PMI Việt Nam do HSBC công bố trong tháng 04 rất tích cực khi đạt 53,5 điểm tăng mạnh so với mức 50,7 điểm trong tháng 3 đánh dấu sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất trong nước 20 tháng liên tiếp. Sức cầu tiêu dùng vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Tính chung cả 04 tháng đầu năm, tổng mức bán l hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1042,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ, loại trừ yếu tố giá tăng 8%. Mức tăng này có phần giảm sút so với mức tăng 9,2% trong quý I/2015 nhưng vẫn ở mức cao so với tốc độ tăng cùng kỳ các năm. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 893,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9% và chiếm cấu phần Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 lớn nhất 85,7%; khu vực kinh tế Nhà nước đạt 114,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7%, chiếm 11%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 34,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%, chiếm 3, 3%. 5. Xuất nhập khẩu tăng, nhập siêu nới rộng - Giá trị nhập siêu trong tháng 4/2015 là 0,6 tỷ USD. Tựu chung, Việt Nam nhập siêu gần 3 tỷ USD kể từ đầu năm, tương đương 6% kim ngạch xuất khẩu. - Kim ngạch xuất khẩu đạt 50,1 tỷ USD tính từ đầu năm, tăng 8,2% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4/2015 đạt 13,8 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng trước. - Kim ngạch nhập khẩu đạt 53,1 tỷ USD tính từ đầu năm, tăng 19,9% so với cùng kỳ 2014. Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2015 là 14,4 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước. - Giá trị xuất khẩu của điện thoại linh kiện không đổi so với tháng trước. Trong khi đó, nhóm hàng may mặc tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là giày dép tăng 27%. Giá trị xuất khẩu của nhóm nông lâm thủy sản có xu hướng phục hồi. Nhóm hàng có giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất là dầu thô, than đá và dây cáp điện. - Giá trị nhập khẩu hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất như nguyên phụ liệu dệt may (vải, bông, sợi…), phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước. Một số nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh đáng chú ý khác là sắt thép, ô tô (bao gồm cả ô tô nguyên chiếc). Cán cân thương mại năm nay đổi chiều so với năm trước. Nhập siêu 3 tỷ USD trong 4 tháng 2015 thay thế giá trị xuất siêu 2 tỷ USD cùng kỳ năm 2014. Sự thay đổi này đã được dự đoán trong Báo cáo chiến lược Vĩ mô & Thị trường 2015 hồi đầu năm mà nguyên nhân nằm ở việc gia tăng nhập khẩu phục vụ sản xuất. Thêm vào đó, thâm hụt thương mại còn chịu tác động kép trước sự suy giảm về giá của các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu, tiêu biểu là dầu thô, nông sản… Kim ngạch xuất nhập khẩu sang các thị trường lớn của Việt Nam đa phần tăng mạnh trong tháng vừa qua. Hoa Kỳ và EU dẫn đầu kim ngạch thị trường xuất khẩu trong khi Hàn Quốc và đặc biệt Trung Quốc là những quốc gia có lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam (gần gấp đôi so với giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước). Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ nhập khẩu với giá trị gần gấp rưỡi so với khu vực kinh tế trong nước. 6. Tỷ giá - Tỷ giá liên ngân hàng gia tăng và duy trì ở vùng cao trong biên độ tương đối hẹp trong tháng 04/2015 sau khi tăng mạnh trong 2 tháng liền trước đó. Cụ thể, tỷ giá liên ngân hàng trung bình là 21.594 VND/USD, mức cao nhất/thấp nhất được ghi nhận trong tháng lần lượt là 21.610 và 21.565 VND/USD. - Tỷ giá tự do hạ nhiệt so với mức đỉnh tháng 3 trước đó, quay đầu và dao động trong biên độ tương đối hẹp giữa 21.625 - 21.680 VND/USD. Tỷ giá tự do trung bình trong tháng do đó giảm nhẹ xuống mức 21.649 VND/USD từ 21.660 VND/USD tháng trước đó. Nói chung, diễn biến tỷ giá trong tháng 4 vừa qua dù tiếp tục tăng nhưng đã ổn định lại so với thời kỳ bật nhanh hai tháng trước. Nguyên nhân của sự hạ nhiệt tức thời này là số liệu kinh tế không mấy tích cực của Hoa Kỳ trong tháng 4/2015 khiến giá trị USD cân bằng trở lại trên thị trường ngoại hối quốc tế. Trong bối cảnh đó, yếu tố tâm lý vốn là đặc trưng tại Việt Nam được xoa dịu, giúp giảm nhu cầu nắm giữ USD đáng kể. Ngoài ra, dù chưa có thông tin chính thức, chúng tôi cũng không loại trừ khả năng NHNN đã bán dự trữ USD ra thị trường để ổn định tỷ giá. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 7. Ngân hàng - Lãi suất Mặt bằng lãi suất huy động & cho vay trong tháng 4 hầu như không có thay đổi so với thời điểm cuối quý I. Cụ thể, lãi suất huy động của các ngân hàng đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng nằm ở mức 6,4 - 7,2%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 5,4-6,5%/năm; kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,5-5,4%/năm; dưới 01 tháng hoặc không kỳ hạn vẫn ở mức 0,8-1%/năm. Lãi suất huy động USD không đổi vẫn ở mức 0,75%/năm đối với dân cư và 0,25% đối với tổ chức. Về phía lãi suất cho vay, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn; 9 -10,5%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với các lĩnh vực ưu tiên, mặt bằng lãi suất phổ biến ở mức 67%/năm đối với ngắn hạn và 910%/năm cho trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD không đổi, ở mức quanh 3 – 5,5% trong ngắn hạn và 5,5 – 7% trung và dài hạn. So với thời điểm cuối năm 2014, lãi suất huy động giảm nhẹ từ 0,1% - 0,5% tùy từng kỳ hạn. Lãi suất cho vay chỉ giảm khoảng 0,5% và chủ yếu tại các ngân hàng thương mại nhà nước. Vấn đề tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng đã được tiến hành rất mạnh mẽ trong tháng 4/2015. Điển hình là kế hoạch cụ thể cho việc sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 Ngoài ra, NHNN cũng đã thông báo mua lại Ngân hàng CPTM Đại Dương (Oceanbank) với giá 0 đồng do OceanBank không có các giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN. Và do vậy, căn cứ quy định của luật các TCTD và quyết định 48/2013 của Thủ tướng về việc góp vốn mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt và chỉ đạo của Thủ tướng, NHNN đã tuyên bố mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại OceanBank. Thay vì tuyên bố phá sản, điều này sẽ giúp NHNN hoàn toàn chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu OCeanBank, đảm bảo chi trả tiền gửi, ngăn ngừa sự lây lan các yếu kém của ngân hàng này sang TCTD khác. Ngân hàng VietinBank được NHNN chỉ định tham gia quản trị, điều hành OceanBank. Trước đó NHNN cũng đã mua lại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng và giao Vietcombank tham gia quản trị và điều hành VNCB. Một thông tin đáng chú ý khác là Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHNN và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại các NHTM (hiện tại trần là 30%). Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tạo môi trường, chính sách thuận lợi nhằm khuyến khích các NĐT nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cũng như phù hợp với các thỏa thuận, cam kết mở cửa của Việt Nam tại các hiệp định thương mại quốc tế. 8. Cán cân vĩ mô a. Cán cân ngân sách Thu ngân sách quý I ước đạt 226 nghìn tỉ đồng (tăng 10% yoy), kìm thâm hụt ngân sách ở mức 37 nghìn tỉ đồng (tương đương 4,6% GDP). Thu nội địa tăng 20% nhờ hoạt động kinh tế gia tăng và tính mùa vụ của quý I. Mức tăng trong thu ngân sách (10%) thấp hơn mức tăng trong chi tiêu (12%) một phần bởi hụt thu từ xăng dầu. Theo Bộ Tài chính, mức hụt thu trong xăng dầu quý I khoảng hơn 9.000 tỉ đồng so cùng kỳ 2014 (-36% yoy) do giá bình quân chỉ đạt 58 USD/thùng so với giá 100 USD/thùng trong dự toán ngân sách. Tốc độ cải thiện thu ngân sách trong 3 quý còn lại sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động sản xuất khi sức mua có sự điều chỉnh. Trong ngắn hạn, phần tăng thu ngân sách do hoạt động kinh tế gia tăng sẽ chưa bù đắp được phần giảm thu do giá năng lượng thấp, cán cân ngân sách đối mặt với khả năng thâm hụt thêm 45-64 nghìn tỉ đồng, tức là tỉ lệ thâm hụt ngân sách có thể đạt 6,0-6,5% GDP. Bù đắp ngân sách bằng tăng thuế và phí Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 trong khi không tăng cường tiết chế chi thường xuyên sẽ gây hiệu quả tiêu cực tới tiêu dùng nếu người dân tiếp tục kỳ vọng thuế và phí tăng và sẽ tăng cường tiết kiệm thay vì chi tiêu b. Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán đạt thặng dư khoảng 2,8 tỉ USD trong quý I. Vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối bù đắp mức thâm hụt từ trao đổi thương mại. Năm 2015 có thể ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên sau 3 năm ghi nhận thặng dư. Độ lớn của nhập siêu, chủ yếu do gia tăng trong nhập khẩu, sẽ làm giảm thặng dư cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể. Cán cân thanh toán có thể thặng dư khoảng 4 tỉ USD (xấp xỉ 2% GDP), so với mức 11 tỉ USD (gần 6% GDP) năm 2014. Thặng dư cán cân tổng thể hàm ý NHNN phải duy trì mua vào ngoại tệ đi cùng với hoạt động trung hoà để duy trì kiểm soát lên tỉ giá 9. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ a. Thị trường vốn NHNN giữ lãi suất điều hành không đổi trong quý I, cho thấy chưa có sức ép buộc phải điều chỉnh lãi suất các lãi suất quan trọng. Tính đến ngày 20/3, gần 69 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPCP bảo lãnh được phát hành. Trong đó có 55 nghìn tỷ đồng trái phiếu Kho bạc Nhà nước, 5 nghìn tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Chính sách và 9 nghìn tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Cuối năm 2014, Fitch đã nâng hạng tín nhiệm trái phiếu nội tệ một bậc lên BB- với triển vọng ổn định. Phí bảo hiểm CDS cho TPCP kỳ hạn 5 năm giảm xuống dưới 2 điểm phần trăm, cho thấy sự cải thiện trong đánh giá của giới tài chính quốc tế với rủi ro trái phiếu của Việt Nam so với 1 năm trước khi con số này vào khoảng 2,4 điểm phần trăm. Khu vực tư nhân đang phải cạnh tranh về tín dụng với khu vực công. Mặt bằng lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm là 5,3%/năm; kỳ hạn 10 năm là 6,4%/năm và kỳ hạn 15 năm 7,2%/năm, với xu hướng giảm đang chậm lại. Như vậy, lãi suất dài hạn cho DN tư nhân – có rủi ro cao hơn – sẽ phải cao hơn mức này và lãi suất vẫn là một ràng buộc với khu vực tư nhân khi dư địa giảm thêm lãi suất tín dụng không có nhiều khi hệ thống ngân hàng vẫn đang tự xử lý nợ xấu và tái cấu trúc. Lãi suất cho vay chịu ràng buộc bởi khả năng thu hồi và xử lý nợ xấu của từng ngân hàng. Nợ xấu có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống vẫn ở trên mức an toàn. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng được tăng cường và giám sát tương đối chặt, song vế thứ hai là tái cơ cấu doanh nghiệp không có nhiều đột phá trong quản trị và phối hợp giữa ngân hàng, người mắc nợ và VAMC. Xử lý nợ xấu có nhiều vướng mắc trong xác định quyền tài sản gắn với đất đai gây chậm trễ. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 b. Thị trường tiền tệ Mặt bằng lạm phát giảm và cung vốn dồi dào thúc đẩy các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động sau Tết Nguyên đán, với mức giảm 0,1-0,4 điểm phần trăm tuỳ kỳ hạn. Lãi suất thực dương vẫn được duy trì, trong khi kỳ vọng lạm phát ở mức thấp giữ lãi suất kỳ vọng thấp. Cầu tín dụng tăng trưởng dương ngay từ đầu năm. Tăng trưởng tín dụng tới 20/3 đạt khoảng 1,25% so với cuối năm ngoái, trong khi con số này vào quý đầu năm 2014 chỉ đạt 0,52%, cho thấy những cải thiện ban đầu trong chỉ báo có tính dẫn dắt này về tăng trưởng kinh tế. Tỉ giá danh nghĩa giữa VND và USD tăng nhanh đầu tháng 3 trước khi hạ nhiệt vào cuối tháng. Tỉ giá chính thức vượt 21.400 và tỉ giá phi chính thức vượt 21.700. Sức ép lên tỉ giá đến từ nhiều phía, trong đó có nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của doanh nghiệp nước ngoài, sự thu hẹp chênh lệch lãi suất bằng VND với lãi suất bằng USD, sự tăng giá USD toàn cầu có khuynh hướng chuyển tài sản đầu tư sang USD. Mức thâm hụt thương mại trong quý I không có tác động lớn, nhất là khi cán cân tổng thể vẫn thặng dư 2,8 tỉ USD. Luồng kiều hối hàng năm hơn 10 tỉ USD che dấu tình trạng thâm hụt của Việt Nam khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Nếu cán cân thương mại hàng hoá 2012-2014 có xu hướng cân bằng thì cán cân thương mại dịch vụ vẫn chịu thâm hụt lớn, chủ yếu là do dịch vụ hàng hải trong nước không cạnh tranh được với các hãng nước ngoài. Nếu loại bỏ kiều hối thì thâm hụt thương mại có thể vượt qua thặng dư từ vốn (đầu tư trực tiếp và gián tiếp), có xu hướng làm trượt giá VND – và quả thực dữ liệu về tỉ giá hiệu dụng thực tế (REER) khẳng định VND đang bị định giá cao và mức độ cạnh tranh về giá của hàng hoá thương mại gặp bất lợi. Trong trường hợp VND tự do điều chỉnh thì cán cân thương mại sẽ cân bằng lại, thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu. Theo quan sát của chúng tôi, tỉ giá danh nghĩa cả năm sẽ tăng hết dư địa 2% mà NHNN đã vạch ra từ đầu năm dưới các áp lực hiện có. Tuy nhiên, Việt Nam đang bước vào một chu kỳ chính trị mới, tính ổn định vĩ mô được ưu tiên và sẽ không có những điều chỉnh đột ngột cho đến cuối năm. Chúng tôi nhìn nhận khả năng kiểm soát tỉ giá của NHNN với lượng dự trữ ngoại hối hiện có (36,7 tỉ USD) và cán cân thanh toán vẫn thặng dư. Do đó, điều chỉnh tỉ giá nếu có sẽ rơi vào cuối quý IV. Quyết định lùi thời điểm tăng lãi suất của Fed, qua đó làm giảm mức tăng giá của USD, dường như đã có những ảnh hưởng nhất định đến quyết định giữ tỉ giá của NHNN. 10. Thị trường tài sản a. Chứng khoán Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 Trong hai tháng đầu năm, thị trường chứng khoán tăng điểm nhờ triển vọng lợi nhuận khả quan của các doanh nghiệp niêm yết. Mức 600 điểm vẫn là ngưỡng cản tâm lý như đã chứng kiến trong năm 2014, VN-index cản phá không thành công và bước vào pha điều chỉnh với thanh khoản tương đối thấp, bán ra là xu thế chủ đạo. VN-index giảm còn 550 điểm vào ngày 30/3 từ mức đỉnh 600 vào ngày 4/3. b. Vàng Trong quý, giá vàng trong nước thay đổi hẹp so với thế giới, trung bình đạt 35,4 triệu đồng/lượng. Với xu hướng tăng của đồng USD, nhu cầu đầu tư và dự trữ thấp khiến giá vàng thế giới đối mặt với áp lực giảm giá và tạo chênh lệch lớn với giá vàng trong nước. Mức chênh lệch có lúc nới rộng lên gần 5 triệu đồng/lượng, nảy sinh nghi vấn về sự tồn tại của một lượng vàng nhập lậu. c. Bất động sản Thị trường bất động sản có sự phục hồi trong nhu cầu mua nhà để ở, duy trì quán tính đạt được năm 2014. Giao dịch tăng gấp 2 lần (tại Hà Nội) đến 3 lần (tại Hồ Chí Minh) so với cùng kỳ 2014. Giá bán biến động không đáng kể trong quý 11. Môi trường tự nhiên Việt Nam là một nước đông dân thứ 13 trên thế giới, được coi là một “con hổ” tương lai của Châu Á. Khi người dân ngày càng giàu hơn và có nhận thức rõ hơn về bảo hiểm, họ sẽ không ngần ngại mua bảo hiểm. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê (số liệu năm 2011) , tổng tích lũy trong dân cư năm 2011 là trên 112 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2011, các kênh huy động vốn “kinh điển” như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… gần 70 nghìn tỷ đồng,vẫn còn khoảng 42 nghìn tỷ đồng chưa được thu hút vào đầu tư tăng trưởng,nguồn vốn tích lũy trong dân cư còn gấp nhiều lần nữa. 12. Môi trường kinh tế Sau hơn 20 năm đổi mới, GDP của Việt nam đã tăng lên liên tục. Năm 2009 tăng 5,3%, năm 2010 tăng 6,78%, năm 2011 tăng 6,3%. Cơ chế kinh tế thị trường ngày càng năng động, đạt tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao, tăng nhanh tốc độ công nghiệp hóa, mở rộng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tăng nhanh giá trị ngọai thương, nhất là xuất khẩu, tăng thu hút đầu tư nước ngòai và các khỏan thu ngọai tệ khác. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khỏang 20%. Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI ngày càng lớn, cụ thể từ 10 tỷ USD năm 2009 đã tăng lên 16 tỷ USD năm 2011. FDI tăng lên không chỉ mang lại lợi nhuận cao Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 cho các nhà đầu tư nước ngòai, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước,đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động Việt nam,tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân Việt Nam. Ngày 08/11/2006 Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất lượng và cả sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung. Đồng thời việc thực hiện cam kết cũng đã dẫn đến những khả năng gây bất ổn định nói chung của thị trường tài chính,mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, hệ thống quy định quản lý chưa theo kịp được với mức độ mở cửa thị trường. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngòai được phép tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam, với kinh nghiệm họat động lâu năm trên thị trường quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam. Tuy nhiên bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ không còn nhận đựơc sự bảo hộ của Nhà nước, đồng thời phải đối đầu với đối thủ nước ngòai rất mạnh và tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt. II. CHÍNH SÁCH 1. Tăng trưởng cao hơn 2014 Về 2015, Chính phủ tiếp tục đặt tăng cường ổn định vĩ mô lên đầu mục tiêu tổng quát. Chính phủ cũng xác định sẽ đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014. Các chỉ tiêu chủ yếu được trình Quốc hội quyết định là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5%; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP. Như vậy, so với con số 28% GDP tại báo cáo ở phiên họp tháng 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã được điều chỉnh tăng 2%. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 Với ưu tiên ổn định vĩ mô, Chính phủ xác định sẽ thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khoá, kiểm soát tốt lạm phát. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp với yêu cầu tăng trưởng gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng. Ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại tệ và bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh. Người đứng đầu Chính phủ cũng “hứa” kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn theo quy định. i m át ạm phát h p đ h tr tăng trưởng Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục thực hiện các giải pháp và sử dụng các công cụ gián tiếp kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng nên giữ theo nghị quyết về kế hoạch 5 năm của uốc hội khoảng 5%-7% để tạo điều kiện điều hành linh hoạt các chính sách hỗ trợ tăng trưởng và việc làm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra về kế hoạch 2015. Vẫn liên quan đến CPI, cơ quan thẩm tra phân tích, dự kiến năm 2014 CPI chỉ tăng 4,5%-4,7% là thấp so với kế hoạch. Riêng 9 tháng đầu năm CPI tăng 2,25%, trong đó do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục tăng 0,48%. Ngay cả các năm qua trong điều kiện thuận lợi CPI tăng thấp, Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế theo giá thị trường. Cụ thể CPI năm 2012 tăng 6,81% trong đó do điều chỉnh tăng giá dịch vụ giáo dục, y tế làm tăng CPI 3,5%, như vậy thực chất CPI chỉ tăng 3,31% và tương tự CPI năm 2013 tăng 6,04%, trong đó do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục tăng 1,8%, thực chất CPI chỉ tăng 4,16%, báo cáo thẩm tra nêu rõ. Từ đó, một số ý kiến cho rằng kết quả này là biểu hiện các chính sách kinh tế có phần thắt chặt đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, việc làm, thu ngân sách, nợ xấu, tăng trưởng, làm giảm tổng cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh. Chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là góp phần tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc, nếu doanh nghiệp tiếp tục khó khăn sâu hơn sẽ tác động tiêu cực đến chính sách tài khóa (khó khăn thu ngân sách) và chính sách tiền tệ (dòng tiền ách tắc và nợ xấu tăng lên), tăng trưởng, việc làm... cơ quan thẩm tra nhấn mạnh. 2. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 Trên cơ sở các mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra, năm 2015, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), bảo đảm thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm, hỗ trợ thị trường tài chính trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16 - 18%, tín dụng tăng khoảng 13 - 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; ổn định tỷ giá (mức điều chỉnh không quá 2%), thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, NHNN sẽ tập trung thực hiện các biện pháp lớn. Thứ nhất, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra, trong đó điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD và mục tiêu của chính sách tiền tệ; tiếp tục thực hiện cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ giải quyết nợ xấu; điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và ổn định thị trường tiền tệ; điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, hợp lý, có tác động dẫn dắt thị trường, đảm bảo giá trị đồng Việt Nam và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thứ hai, điều hành tín dụng linh hoạt theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng; định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2015 khoảng từ 13 - 15%, gắn với việc thực hiện chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để đáp ứng vốn cho nền kinh tế, phù hợp với khả năng huy động vốn của TCTD, kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả; tác động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao. Về chính sách cho vay ngoại tệ, NHNN thực hiện chính sách cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, hỗ trợ cho các DN xuất khẩu, DN có nguồn thu ngoại tệ thực hiện đến hết năm 2015. Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực như hỗ trợ vốn kịp thời cho Đề án tái cơ cấu ngành nông Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015 nghiệp; chương trình cho vay đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách tín dụng phục vụ đánh bắt xa bờ; cho vay đối với chăn nuôi và thủy sản; tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra; tín dụng phục vụ kinh doanh, xuất khẩu, tạm trữ lúa gạo; giảm tổn thất sau thu hoạch đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chính sách tái canh cây cà phê; đẩy mạnh triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ; chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN; khuyến khích DN tham gia vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn... Thứ ba, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả cao thị trường ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ngày càng thu hẹp mức độ đô la hóa trong nền kinh tế, nâng cao vị thế của VND trong tương quan, lợi thế với các loại ngoại tệ khác. Thứ tư, phát huy những kết quả đã đạt được trong quản lý và ổn định thị trường vàng, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh việc triển khai đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ. Thứ năm, nâng cao chất lượng thống kê, dự báo phục vụ cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ; trong đó phối hợp có hiệu quả với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương trong nghiên cứu, đề xuất, triển khai, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách kinh tế vĩ mô theo Quy chế số 9087/BKHĐT-NHNN-BTC-BCT ngày 02/12/2014 về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các TCTD. Thứ bảy, làm tốt công tác truyền thông, đưa thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm định hướng thị trường, tạo sự đồng thuận của xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành và tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các giải pháp ổn định thị trường của NHNN. Giảng Viên: ThS. Trần Tuấn Vinh 2015
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan