Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010...

Tài liệu Kinh tế nông nghiệp tỉnh thái nguyên thời kì 1997-2010

.PDF
137
176
89

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  ĐẶNG THỊ HUYỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KÌ 1997 – 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  ĐẶNG THỊ HUYỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KÌ 1997 – 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu đƣợc nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết quả và thông tin trong luận văn là do tác giả thu thập từ các tài liệu thứ cấp và điều tra thực tế. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đặng Thị Huyền Xác nhận của BCN khoa Lịch sử Xác nhận của GV hƣớng dẫn ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Xuân Minh - ngƣời thầy đã nêu ý tƣởng và tận tâm hƣớng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này. Cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Sau Đại học, khoa Lịch sử trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên....đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013 Tác giả Đặng Thị Huyền iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................................ vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................... 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .................................................. 7 5. Đóng góp của Luận văn ............................................................................... 8 6. Bố cục của Luận văn .................................................................................... 8 NỘI DUNG..............................................................................................................................9 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1997 .............................................................................................9 1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 9 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên........................................................ 9 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................... 14 1.2. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên qua các thời kì trƣớc năm 1997...... 21 1.2.1. Trong thời kì 1954 – 1965 ................................................................ 21 1.2.2. Trong thời kì 1965 – 1975 ................................................................ 31 1.2.3. Trong 10 năm đầu cả nƣớc cùng đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986) ........................................................................................................................ 38 1.2.4. Trong 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc 1986 – 1996 ................................................................................................................ 44 iv Chƣơng 2:KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ 1997 – 2010......................................................................................................... 51 2.1. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu thực hiện đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 1997 – 2000 ................... 51 2.2. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc (2001 – 2005) .......................................... 59 2.3. Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì tiếp tục đẩy mạnh CNH – HĐH (2006 – 2010) ........................................................................... 74 Chƣơng 3: VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................................ 94 3.1. Vị trí của kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên........................................... 94 3.2. Vai trò của kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên ...................................... 100 3.2.1. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho xã hội . 100 3.2.2. Nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp ........................ 102 3.2.3. Ngành Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân trong tỉnh ............................................. 105 3.2.4. Nông nghiệp cung cấp nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế ............ 108 3.2.5. Nông nghiệp có vai trò giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng ........................................................................................................... 109 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 117 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 127 v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Đọc Là: Viết Là: CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội DN Doanh nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân VAC Vƣờn ao chuồng ViêtGAP Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi của Việt Nam vi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 1.1: Tỉ lệ các thành phần dân tộc ở Thái Nguyên năm 2010.................................. 17 Bảng 1.2: Năng suất lúa của một số huyện, thành trên địa bàn Thái Nguyên năm 1970 so với các năm 1968, 1969....................................................................... 35 Bảng 1.3: Diện tích và sản lƣợng các loại cây lƣơng thực của các huyện, thành phố trên địa bàn Thái Nguyên năm 1984 ................................................................ 43 Bảng 1.4: Sự tăng trƣởng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm 1987 – 1990......................................................................................................... 47 Bảng 1.5: Sản lƣợng nông nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trong các năm 1994 – 1996 ....................................................................................................... 48 Bảng 1.6: Sự tăng trƣởng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm 1992 – 1996......................................................................................................... 49 Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Thái Nguyên từ 2002 – 2005 .................................................................................................... 62 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2002 – 2005 ....................................................................................................... 64 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cây lâu năm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2005: . 65 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Theo giá so sánh năm 1994) tỉnh Thái Nguyên từ 2002 – 2005...................................................................................... 66 Bảng 2.5: Diện tích và sản lƣợng thủy sản chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2002 – 2005......................................................................................................... 67 Bảng 2.6: Cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên tƣ 2002 – 2005 ..................................................................... 68 Bảng 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp giai đoạn 2002 – 2005 ........ 69 vii Bảng 2.8: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010............................................................................................ 76 Bảng 2.9 : Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006– 2010 ........................................................................................................ 77 Bảng 2.10. Diện tích, sản lƣợng trồng cây lâu năm tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 – 2010 ....................................................................................................... 78 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 – 2010 (Theo giá so sánh năm 1994) ............................................................................ 79 Bảng 2.12 : Sản lƣợng chè búp tƣơi phân theo Huyện, Thành phố, Thị xã tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1998 – 2010 ......................................................................... 82 Bảng 2.13 : Sản lƣợng gia súc, gia cầm tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010........... 84 Bảng 2.14 : Diện tích và sản lƣợng thủy sản chủ yếu tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 – 2010 .............................................................................................. 87 Bảng 2.15: Cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010 ............................................................ 87 Bảng 2.16 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2010......................................................................................................... 88 Bảng 2.17: Số tổ hợp tác toàn tỉnh tính từ năm 2007 – 2010 ........................................... 89 Bảng 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2005 ............. 97 Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 ............. 99 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài C. Mác là ngƣời đầu tiên đƣa ra định nghĩa khoa học về vị trí của kinh tế trong sự phát triển của xã hội. Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, thành cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lí và chính trị và thích ứng với kiến trúc thượng tầng ấy là những hình thức nhất định của ý thức xã hội” [28;tr.6-7]. Kinh tế là cơ sở của mọi quan hệ xã hội và giữ vai trò quyết định trong sự phát triển xã hội. Bằng chính sách kinh tế, Nhà nƣớc sẽ điều tiết nền sản xuất vật chất – cơ sở phát triển xã hội. Qua đó xác định triển vọng và nhịp độ phát triển của xã hội. Ở mọi thời kì lịch sử, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề đƣợc quan tâm, chú trọng vì nó không chỉ liên quan mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục... của một quốc gia. Kinh tế là vấn đề quyết định hàng đầu sự sinh tồn và phát triển của mỗi quốc gia. Xác định đúng đắn tình hình kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu để mỗi quốc gia lựa chọn con đƣờng phát triển của đất nƣớc cho phù hợp. Lênin đã từng nói: “Những cỗi rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Nhà nước chúng ta đều do những lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của các giai cấp thống trị ở nước ta quyết định” [75;tr.403-404]. Tình hình kinh tế là sự phản ánh rõ nét quá trình phát triển của mỗi thời kì lịch sử. Nói cách khác, sự tiến bộ của đất nƣớc trong một giai đoạn nào đó thƣờng đƣợc đánh giá trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Trong đó, kinh tế địa phƣơng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của kinh tế quốc gia. Chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng, nên việc đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng đƣợc Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và tất yếu trên con đƣờng xây dựng phát triển đất nƣớc. Kinh tế trung ƣơng và kinh tế địa phƣơng hợp thành cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh của nền kinh tế XHCN. Kinh tế địa phƣơng bao gồm: kinh tế nông nghiệp, công 2 nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thƣơng mại, lƣu thông phân phối ở các địa phƣơng và là một bộ phận không thể tách rời của cơ cấu kinh tế cả nƣớc. Vì vậy, việc đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng rất quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn là chiến lƣợc lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phƣơng; đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của đất nƣớc. Đƣợc xác định là ngành kinh tế trọng điểm của Thái Nguyên với 75% dân số sống bằng nông nghiệp, trong những năm qua, ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cƣờng áp dụng các biện pháp khoa học – kĩ thuật vào sản xuất kết hợp với phát huy tối đa thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của tỉnh. Nhờ đó, ngành Nông nghiệp Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của phần lớn hộ nông dân trên địa bàn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đƣờng lối đổi mới, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trên con đƣờng đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nƣớc ta; đặc biệt là sự đổi mới về quan điểm kinh tế. Tƣ duy mới về kinh tế mà Đại hội VI đƣa ra chính là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, phù hợp với quy luật và trình độ phát triển của nền kinh tế ở mỗi thời kì. Những năm tiếp theo, trƣớc những thành tựu và khó khăn về kinh tế xã hội của đất nƣớc, Đảng ta lại tiếp tục đƣa ra các chiến lƣợc, mục tiêu phát triển phù hợp. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong nghị quyết các kì Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X. Để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh, mới đây Phó Thủ tƣớng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã có văn bản số 217/TBVPCP chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới 3 đồng bộ các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó chú ý đến đặc thù vùng, miền, loại hình sản xuất để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, đảm bảo khả thi và hiệu quả. Cùng với đó, xác định lĩnh vực, ngành, nghề ƣu tiên, khâu đột phá để tập trung đầu tƣ giải quyết, nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của ngành Nông nghiệp cả nƣớc; xây dựng mô hình cung cấp đầu vào cho ngành Nông nghiệp đảm bảo chất lƣợng hàng hóa, giá cả phù hợp, kịp thời vụ để giúp nông dân yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất. Hòa chung sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng các Nghị quyết Trung ƣơng Đảng nhƣ thế nào? Kinh tế nông nghiệp phát triển ra sao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhƣ thế nào? Tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu gì? Những hạn chế, yếu kém nào cần đƣợc khắc phục. Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997 – 2010 không những nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về sự phát triển nông nghiệp, mà còn làm rõ tính đúng đắn của đƣờng lối đổi mới do Đảng đề ra; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong sự vận dụng và thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng bộ địa phƣơng. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa là việc làm cần thiết không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn có giá trị thực tiễn. Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 – 2010 còn góp phần bổ sung, cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn Lịch sử địa phƣơng. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kinh tế Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1997- 2010” làm Luận văn Thạc sĩ Sử học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tình hình kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp cả nƣớc nói chung, ở các địa phƣơng nói riêng, là một vấn đề đƣợc các nhà lãnh đạo cũng nhƣ giới 4 nghiên cứu ở Trung ƣơng và địa phƣơng quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều hình thức và góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với tƣ duy mới, chúng ta đã thấy rõ hơn vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển chung của kinh tế cả nƣớc. Điều này thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng, từ văn kiện các Đại hội lần thứ III, IV, V, nhất là các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và IX. Đáng chú ý, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên 2 nội dung rất quan trọng mang tính chất định hƣớng cho sự phát triển là: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005”. * Các bài viết, phát biểu của lãnh đạo có: Lê Duẩn trong tác phẩm “Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh” – Nxb sự thật, Hà Nội 1968 đã đề cập đến vị trí vai trò của kinh tế địa phƣơng trong sự phát triển của kinh tế đất nƣớc. Trƣờng Chinh trong tác phẩm “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại” – Nxb Sự thật, Hà Nội 1987, khi phân tích chủ trƣơng của Đảng đề ra tại các Đại hội IV, V, trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt đƣợc đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, nguyên nhân của nó, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải đổi mới, nhất là đổi mới tƣ duy kinh tế. Nguyễn Văn Linh trong tác phẩm “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động” – Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987; Nguyễn Trí Dĩnh, trong sách “Lịch sử kinh tế quốc dân”, Tập II – Nxb Giáo dục 1994, đã đề cập đến vấn đề kinh tế, chủ trƣơng đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kì đổi mới. * Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: Đoàn Trọng Truyến với bài viết “Những vấn đề kinh tế của Việt Nam bước vào kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)” trong cuốn “Những vấn đề kinh tế 5 cơ bản của thời kì quá độ” – Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1987, đã đề cập đến những thành tựu cơ bản, trong đó có những thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng thời đƣa ra phƣơng hƣớng có tính chiến lƣợc trong phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong những năm đầu đổi mới. Phạm Xuân Nam: Đổi mới kinh tế - xã hội, thành tựu, vấn đề giải pháp, Nxb Khoa học xã hội, 1991, đã nêu lên những thành tựu mà nƣớc ta đã đạt đƣợc, trong đó có kinh tế nông nghiệp vào những năm đầu thực hiện đổi mới. Từ đó, tác giả đƣa ra những biện pháp phát triển những năm tiếp theo. Nguyễn Trọng Phúc: “Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới” – Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, đã tổng kết một số chủ trƣơng đổi mới của Đảng và những thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt đƣợc, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng... Tất cả các công trình trên đều nói đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt, khi nói đến kinh tế các tác giả cũng đã đề cập đến kinh tế nông nghiệp của nƣớc ta trong các thời kì và chủ yếu là trong thời kì đổi mới. Từ đó, nêu lên vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, đối với tỉnh Thái Nguyên, vấn đề kinh tế xã hội đã đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu của các cá nhân, cơ quan, các báo, đài, báo cáo của các cơ quan Đảng và chính quyền địa phƣơng, trong đó đáng chú ý là: Cuốn “Lịch sử ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2010)”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, 2011.Tác phẩm đã trình bày tƣơng đối đầy đủ quá trình hình thành, phát triển của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, ghi lại công lao và đóng góp của các thế hệ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức trong Ngành với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh 6 Thái Nguyên từ 1945 đến 2010. Các tác giả trình bày có hệ thống quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên qua các thời kì. Luận văn Thạc sĩ “Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên từ 1986 đến 2002”, tác giả Nguyễn Thu Huyền đã nêu lên chuyển biến về kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên, những thành tựu và những hạn chế mà thành phố đã đạt đƣợc trong đó có lĩnh vực nông nghiệp trong thời kì đổi mới đến 2002. Luận văn Thạc sĩ “Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990”, Lê Việt Hà, 2009, đã trình bày hệ thống quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ đó thấy đƣợc vai trò của phong trào hợp tác hóa ở địa phƣơng, nhất là những đóng góp to lớn của phong trào đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nƣớc cũng nhƣ đóng góp cho việc khôi phục và phát triển kinh tế ở Thái Nguyên đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Luận văn cũng đã đƣa ra những mặt hạn chế của phong trào từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nền nông nghiệp của tỉnh giai đoạn tiếp theo. Luận văn Thạc sĩ “Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2010)”, Đinh Thị Thu Hƣơng, 2011, đã trình bày tình hình phát triển nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên, đồng thời nêu lên vai trò quan trọng của cây chè đối với nghề sản xuất và chế biến chè nói riêng, kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến chủ trƣơng đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội Thái Nguyên ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ 1997 – 2010. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý giúp cho tác giả nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. 7 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. + Về không gian: Luận văn nghiên cứu kinh tế Nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên gồm 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Đại Từ, Định Hóa. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1997 đến 2010. Tuy nhiên, để làm rõ bƣớc phát triển mới của nông nghiệp Thái Nguyên trong thời kì 1997 – 2010, Luận văn đề cập khái quát kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên trƣớc ngày tái lập tỉnh. 3.3 . Nhiệm vụ của đề tài. + Khái quát về kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1997. + Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về tình hình kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2010. + Trên cơ sở đó, đánh giá vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp luận sử học Mác – xít, phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lô gic là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh. 4.2. Nguồn tài liệu. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các nguồn tƣ liệu sau: + Tƣ liệu thành văn: Các tác phẩm kinh điển của Mác – Ăngghen, Lênin bàn về vấn đề kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX và các nghị quyết, báo 8 cáo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên. Các sổ sách, bảng, biểu thống kê của các sở, ban, ngành liên quan, nhƣ Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê tỉnh. Những nguồn tƣ liệu trên đƣợc khai thác chủ yếu ở Kho lƣu trữ Văn phòng Tỉnh ủy; Chi cục Văn thƣ Lƣu trữ thuộc Sở Nội vụ; Thƣ viện tỉnh; Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Cục Thống kê tỉnh, Phòng Thống kê Thành phố; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên. + Nguồn tài liệu khảo sát điền dã: Chúng tôi khai thác tƣ liệu từ nhân chứng, từ điều tra thực địa để đảm báo tính chính xác và phong phú hơn cho nội dung của đề tài nghiên cứu. 5. Đóng góp của Luận văn - Trên cơ sở nguồn tài liệu sƣu tầm đƣợc, Luận văn trình bày một cách hệ thống, tƣơng đối đầy đủ và chân xác về tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. - Trên cơ sở đó, làm rõ sự chuyển biến và nêu lên đặc điểm, thành tựu nổi bật và phân tích, làm rõ những nguyên nhân của những thành tựu, hạn ché của kinh tế Nông nghiệp Thái Nguyên, từ đó thấy đƣợc vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tinh. - Luận văn cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Thái Nguyên trong thời kì đổi mới, làm tài liệu phục vụ giáo dục truyền thống và giảng dạy, học tập lịch sử địa phƣơng. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc xây dựng thành 3 chƣơng nội dung: Chƣơng 1: Khái quát nền kinh tê nông nghiệp Thái Nguyên trƣớc năm 1997 Chƣơng 2: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong thời kì 1997 – 2010. Chƣơng 3: Vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1997 1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Trải qua những biến thiên của lịch sử, sau nhiều lần thay đổi tên gọi và điều chỉnh địa giới hành chính, ngày nay Thái Nguyên nằm ở giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng núi rừng Việt Bắc, từ 21019’ đến 22003’ vĩ Bắc; 105029’ đến 106015’ kinh Đông; Phía bắc giáp Bắc Kạn; phía nam giáp thủ đô Hà Nội; phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang; Phía tây nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía đông giáp Lạng Sơn, phía đông nam giáp Bắc Giang. Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên 3.562,8 km2, chiếm 1,13% diện tích cả nƣớc; Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lƣơng, Võ Nhai, gồm 180 xã, phƣờng, thị trấn. Về địa hình, tỉnh Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng bắc – nam, thấp dần xuống phía Nam và chấm dứt ở Đèo Khế (Đại Từ - Thái Nguyên). Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh (castơ) tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất là 1590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng tây bắc – đông nam. Ngoài 2 dãy núi kể trên, còn có dãy Ngân Sơn (bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng đông bắc – tây nam đến huyện Võ Nhai) và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng tây bắc – đông nam. Là tỉnh trung du, miền núi nhƣng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm nếu so với các tỉnh trung du, miền núi khác trong vùng. Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. 10 Về khí hậu, Thái Nguyên chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Do địa hình thấp từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp, trung du, đồng bằng theo hƣớng bắc – nam nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: + Vùng núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh gồm các huyện Đại Từ, Định Hóa, các xã phía Tây huyện Phú Lƣơng, Tây Bắc huyện Đồng Hỷ chịu ảnh hƣởng mạnh cả gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên lƣợng mƣa nhiều, bình quân trên 1.800 mm/năm. Khu vực ven sƣờn dãy Tam Đảo lƣợng mƣa trung bình lên trên 2.000mm/năm. Đồi núi tƣơng đối cao, giao thông tƣơng đối tốt, lƣợng mƣa lớn là điều kiện phát triển nông, lâm nghiệp. + Vùng núi phía Đông gồm các xã phía Đông Bắc huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai độ cao trung bình từ 500m đến 600m. Đây là vùng lạnh và ít mƣa nhất trong tỉnh, lƣợng mƣa trung bình 1.600mm/năm, lại có nhiều núi cao, giao thông khó khăn nên không thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. + Vùng trung du (địa hình thấp dƣới 100m so với mặt nƣớc biển) gồm các xã Phía Nam huyện Phú Lƣơng và Tây Nam huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, các huyện Phổ Yên, Phú Bình. Địa hình ở đây gồm những dải đồi thấp hình bát úp, xen kẽ giữa những cánh đồng tƣơng đối rộng. Đây là vùng khí hậu trung gian có tính chất chuyển tiếp giữa vùng phía đông và vùng phía Tây, nhiệt độ trung bình năm trên 230C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1:12,50C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động khoảng 1300 – 1750 giờ, phân phối tƣơng đối đều cho các tháng. Tổng lƣợng mƣa khá lớn, khoảng 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Trong đó, theo không gian, lƣợng mƣa tập trung nhiều hơn ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó các huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng lƣợng mƣa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lƣợng mƣa tập trung khoảng 70% vào mùa mƣa. Trong đó, riêng tháng 8 lƣợng mƣa chiếm gần 30% tổng lƣợng 11 mƣa cả năm, vì vậy thƣờng gây ra những trận lũ lớn. Vào mùa khô (đặc biệt là tháng 12), lƣợng mƣa trong tháng chỉ bẳng 0,5% lƣợng mƣa cả năm. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều sông, suối, trong đó có 2 sông chính là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lƣu vực 3.480km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), chảy theo hƣớng bắc – đông nam. Hệ thống thủy nông sông Cầu (trong đó có đập dâng thác Huống) đảm bảo nƣớc tƣới cho 24 nghìn ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang). Sông Công có lƣu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hóa), chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mƣa lớn nhất của tỉnh. Dòng sông đã đƣợc ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc, có mặt nƣớc rộng khoảng 25km2, dung lƣợng 175 triệu m3 nƣớc, có tác dụng điều hòa dòng chảy và chủ động tƣới tiêu nƣớc cho hơn 10 nghìn ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công [9]. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có hệ thống sông Máng (còn gọi là sông Đào) bắt nguồn từ đập thác Huống thuộc phƣờng Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên. Đập Thác Huống và hệ thống sông Máng đƣợc khởi công xây dựng từ năm 1922, khánh thành ngày 15/6/1929, tƣới nƣớc cho hàng trăm ha ruộng đất của huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang. Ngoài ba con sông lớn kể trên, Thái Nguyên còn có nhiều sông nhỏ. Đó là sông chợ Chu, sông Đu, sông Nghinh Tƣờng, sông Rong, sông Khe Mo, sông Huống Thƣợng...cùng nhiều suối nhỏ khác đều là phụ lƣu của sông Cầu. Hệ thống sông, suối ở Thái Nguyên đƣợc phân bố tƣơng đối đều khắp. Vùng núi phía Tây, phía Bắc tỉnh có diện tích rừng khá lớn bao phủ tạo ra khả năng giữ nƣớc bề mặt và tạo nguồn nƣớc ngầm lớn. Dãy Tam Đảo nhƣ bức tƣờng thành ở phía Tây, chắn gió mùa đông bắc làm cho khu vực phía Tây của tỉnh có lƣợng mƣa lớn, tạo ra nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào, thuận lợi cho Thái Nguyên phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp. Theo đánh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan