Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Kinh te hoc quan ly ngay 3 11 2014...

Tài liệu Kinh te hoc quan ly ngay 3 11 2014

.DOC
197
220
105

Mô tả:

Giáo trình Kinh tế học quản lý
LỜI NÓI ĐẦU Nhằm góp phần bảo đảm chất lượng đào tạo sau đại học và phục vụ rộng rãi các hệ đào tạo trong toàn trường, được sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư - Hiệu trưởng Trần Phương - Viện Đào tạo Sau đại học phối hợp với các giáo viên giảng môn học thuộc các chuyên ngành và Trung tâm Tư vấn và dịch vụ sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức sưu tầm, tuyển chọn và phát hành Bộ Tài liệu học tập các môn học theo trình độ đào tạo cao học đã được phê duyệt. Mỗi môn học có một (hoặc một số) tập tài liệu giới thiệu: Danh mục Giáo trình; Tài liệu tham khảo bắt buộc (tất đọc) có lược trích những nội dung cơ bản và chủ yếu về kiến thức môn học từ nhiều nguồn tài liệu cần đọc các tình huống, bài tập, đề sêmina... và danh mục tài liệu khuyên đọc để học viên tự tìm đọc. Theo chỉ đạo của Giáo sư - Hiệu trưởng Trần Phương, môn Kinh tế học Quản lý được giảng cho học viên cao học 4 tín chỉ, chia làm 2 nội dung: Một là: Giới thiệu lý thuyết kinh tế thị trường, vận dụng cho việc ra quyết định quản lý, sản xuất kinh doanh (tập 1) Hai là: Vận dụng những tư tưởng kinh tế của C.Mac để quản lý nền kinh tế một cách hiệu quả (tập 2) Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học GS.TSKH. Vũ Huy Từ 1 MỤC LỤC A. Danh mục các tài liệu tham khảo của môn Kinh tế học quản lý B. Lược trích, hướng dẫn học tập Kinh tế học quản lý LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1 MỤC LỤC........................................................................................................2 NHẬP MÔN TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ.....................4 1. Các loại tổ chức........................................................................................5 1.1 Tổ chức là gì?......................................................................................5 1.2 Tại sao cần có tổ chức.........................................................................6 1.3 Phân loại các tổ chức...........................................................................6 Phần 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG.........................20 1.1 CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.......................................................................21 1.1.1 Cân bằng thị trường........................................................................21 1.1.2 Sự thay đổi của trạng thái cân bằng cung - cầu..............................22 1.1 3. Co giãn của cầu.............................................................................24 1.2 ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU......................................................27 1.2.1 Ước lượng.......................................................................................27 1.2.2 Dự đoán cầu....................................................................................31 1.3 SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ.....................................................................35 1.3.1 Sản xuất..........................................................................................35 1.3.2. Đường đẳng (đồng) lượng.............................................................35 1.3.3 Chi phí............................................................................................53 1.3.4 Ước lượng và dự báo chi phí..........................................................78 Phần 2. QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG...............87 2.1 CÁC CẤU TRUC THỊ TRƯỜNG LÝ THUYẾT.................................87 2.1.1Cạnh tranh hoàn hảo........................................................................87 2.1.2 Độc quyền......................................................................................92 2 2.1.3 Cạnh tranh độc quyền.....................................................................94 2.1.4 Độc quyền tập đoàn........................................................................96 2.2 MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG.........................................................112 2.2.1 Nội dung cơ bản của mô hình năm lực lượng..............................112 2.2.2 Mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh giữa các đối thủ...............114 2.2.3. Mối đe doạ của những người gia nhập mới.................................116 2.2.4. Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế........................................118 2.2.5. Sức mạnh của người mua............................................................119 2.2.6. Sức mạnh của người cung ứng....................................................120 2.2.7 Kết luận rút ra từ phương pháp năm lực lượng............................121 2.3 CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẶT GIÁ TRONG THỰC TẾ.........................121 2.3.1 Giá trong mô hình đơn giản.........................................................121 2.3.2 Các quyết định đặt giá trong thực tế.............................................126 Phần 3. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP..............................................................................148 3.1 PHÂN TÍCH RỦI RO.........................................................................149 3.1.1 Các kỹ thuật ra quyết định trong điều kiện rủi ro.........................149 3.1.2 Ra quyết định trong điều kiện rui ro............................................151 3.2 GIẢM RỦI RO....................................................................................159 3.3 CƠ CẤU VỐN VÀ CHI PHÍ VỐN CỦA CÔNG TY.......................168 3.3.1 Các loại vốn cho công ty..............................................................169 3.3.2 Chi phí của vốn............................................................................169 BÀI TẬP.......................................................................................................182 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................198 3 NHẬP MÔN TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ Kinh tế học quản lý là môn học nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết kinh tế học và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định để xem xét cách mà một tổ chức có thể đưa ra những quyết định tối ưu trong điều kiện bị ràng buộc. Môn học này gắn kết các lý thuyết kinh tế (kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô) và các lĩnh vực chức năng của kinh doanh (kế toán, tài chính, marketing, quản trị nhận sự hay quản trị nguồn nhân lực, sản xuất). Các môn khoa học chức năng của quản trị kinh doanh cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định quản lý vì chúng nghiên cứu môi trường kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoạt động, lý thuyết kinh tế cung cấp khung khổ phân tích cho việc ra các quyết định quản lý tối ưu, khoa học ra quyết định cung cấp công cụ cho việc tối ưu hóa và ước lượng các mối quan hệ kinh tế. Lý thuyết kinh tế tìm cách giải thích và dự đoán hành vi kinh tế. Các môn khoa học ra quyết định cung cấp công cụ để biểu diễn các mối quan hệ kinh tế dưới dạng phương trình, giúp cho việc ra quyết định dễ dàng hơn. Các môn khoa học chức năng của quản trị kinh doanh như kế toán, tài chính, marketing, thống kê, chiến lược cạnh tranh, quản trị nhân lực, tổ chức sản xuất cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý. Có thể biểu thị mối quan hệ giữa kinh tế học quản lý với các môn khoa học khác trong sơ đồ 1.1. 4 Kin h tếế v im ô Kế t rị n c ả Qu ấn lự nh Kinh tếế học Quản lý ếng Thô ế k Tài c hính hức Tổ c ấết xu sản n toá Chiếến lược cạnh tranh ng keti r a M Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế học quản lý và các môn khoa học khác 1. Các loại tổ chức 1.1 Tổ chức là gì? Nói chung, không có một định nghĩa duy nhất về tổ chức. Thuật ngữ “tổ chức” có thể hiểu theo hai cách sau:  Tổ chức là nhóm người được sắp xếp để làm việc hiệu quả.  Tổ chức là một quá trình cơ cấu và sắp xếp các hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức để đạt được các mục tiêu đã nêu. Có nhiều loại tổ chức được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau và thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau như các công ty, câu lạc bộ, trường học, bệnh viện, các tổ chức từ thiện, các đảng phái chính trị, chính quyền và các lực lượng vũ trang. 5 1.2 Tại sao cần có tổ chức Tổ chức giúp mọi người:  Chia sẻ kỹ năng và kiến thức  Chuyên môn hóa  Chung tài nguyên Nhờ đó các tổ chức đạt được nhiều hơn so với các cá nhân tự làm Khi tổ chức phát triển nó sẽ đạt đến một quy mô nhất định thì các mục tiêu, cơ cấu và quy trình kiểm soát cần phải được chính thức hóa (hay chuẩn hóa) để đảm bảo đạt được các mục tiêu. 1.3 Phân loại các tổ chức Các tổ chức có thể được xếp loại theo nhiều cách. 1.3.1 Phân loại các tổ chức theo định hướng lợi nhuận Các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận Một số tổ chức như các công ty (doanh nghiệp hợp vốn) và các doanh nghiệp hợp nhân (các cá nhân kết hợp với nhau), coi mục tiêu chính là tối đa hóa của cải của chủ sở hữu. Các tổ chức như thế thường được gọi là “tìm kiếm lợi nhuận” Mục tiêu tối đa hóa của cải:  Để tiếp tục tồn tại  Để duy trì tăng trưởng và phát triển  Để tạo lợi nhuận Mục tiêu cơ bản của một doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, nhưng để đạt được mục tiêu đó thì trong điều kiện kinh doanh ngày nay, khi mà lợi thế về độc quyền đã qua rồi thì các doanh nghiệp đạt cho được các mục tiêu khác, như: - Thị phần - Tăng doanh số - Tăng thu nhập từ đầu tư - Tăng sự hài lòng của khách hàng 6 - Tăng giá trị cho các cổ đông (tối đa giá của cổ phiếu trên thị trường) - Cung cấp hàng hoá có chất lượng - Tạo ra việc làm - Doanh nghiệp phải là một pháp nhân tốt trong xã hội (bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sống, làm từ thiện...) 2. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện việc tối đa lợi nhuận như thế nào? Trong điều kiện ngày nay, để tối đa được lợi nhuận, các doanh nghiệp phải đạt được sự "hài lòng" tức là phải cân nhắc 2 vấn đề: - Vị thế và sức ảnh hưởng của những nhân tố có tác động đối với doanh nghiệp (hội đồng quản trị, các cơ quan quản lý, người cho vay, nhà cung cấp, người tiêu dùng...) - Vị thế và năng lực quản lý doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Vấn đề là ở chỗ: những năm trước đây các doanh nghiệp đa phần là có quy mô nhỏ, chủ sở hữu cũng là người quản lý, thông tin quản lý đơn giản, ngày nay thì điều kiện đã thay đổi, đó là quy mô doanh nghiệp lớn, đa sở hữu, thông tin nhiều chiều và đa dạng, đồng thời người sở hữu đã tách khỏi người quản lý. 3. Việc tối đa hoá lợi nhuận phải được xem xét trên quan điểm dài hạn, không vì lợi trước mắt mà bỏ qua cơ hội lâu dài. 4. Tối đa lợi ích cho những người liên quan (những người có ảnh hưởng đối với doanh nghiệp). Trong môi trường hiện nay gọi là môi trường kinh tế mới có nhiều điểm khác biệt so với môi trường kinh tế cũ. Những khác biệt đó được thể hiện trong bảng sau: 7 Môi trường kinh doanh cũ 1 - Tổ chức theo sản phẩm 2- Chú trọng vào lợi nhuận cao 3- Xem xét trước hết về mặt tài chính Môi trường kinh doanh mới 1- Tổ chức theo phân đoạn khách hàng 2- Chú trọng vào việc giữ khách hàng 3- Xem xét cả về tài chính cả về 4- Chỉ chú ý đến cổ đông marketing 4- Chú ý đến tất cả những người liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, cổ đông) 5- Nhân viên chuyên về marketing làm 5- Mọi người trong doanh nghiệp làm marketing marketing 6- Xây dựng thương hiệu thông qua 6- Xây dựng thương hiệu thông qua quảng cáo việc thực hiện 7- Nhấn mạnh việc thu hút khách hàng 7- Nhấn mạnh việc giữ khách hàng 8- Không đo lường sự hài lòng của 8- Đo lường sự hài lòng của khách khách hàng 9- Hứa nhiều, thực hiện ít  hàng và mức giữ khách hàng 9- Hứa ít, thực hiện nhiều Thách thức trong môi trường kinh tế mới: Khách hàng có thể thoả mãn nhu cầu bằng nhiều cách nhờ có Internet Hàng hoá và dịch vụ đa dạng Khách hàng có dễ dàng so sánh chất lượng hàng và dịch vụ. Nguồn thông tin đa dạng. Khách hàng có thể đặt hàng mọi nơi mọi lúc Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chiến lược trong môi trường kinh doanh hiện nay Ngày nay, các doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức cam go, mà cũng chính là những thách thức mà hầu hết các tổ chức công, các tổ chức phi lợi nhuận đang phải đương đầu, đó là: 1) Nhu cầu đối với các chương trình, đối với các sản phẩm và dịch vụ của họ khi thì tăng giảm thất thường. 2) Khách hàng nhanh nhạy h ơn và "kêu ca" nhiều hơn, 3) Tương lai kém chắc chắn hơn, 8 4) Sức ép buộc phải "tái đầu tư", "tái cơ cấu" chính doanh nghiệp họ để đạt được sự quản lý chất lượng toàn diện và để hợp tác hay cạnh tranh cóp hiệu quả hơn, nhằm phục vụ khách hàng hay các thành viên được tốt hơn. 5) Sự cần thiết phải nhất thể hoá các kế hoạch - chiến lược, kinh doanh, ngân sách, khoa học công nghệ thông tin, nguồn nhân lực quản lý, kế hoạch tài chính cũng như các kế hoạch ngắn hạn, 6) Quá khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn lực mà các doanh nghiệp đó cần để hoàn thành sứ mệnh của mình. Do vậy, những người lãnh đạo và các nhà quản lý các doanh nghiệp phải suy nghĩ và hành động một cách chiến lược, bây giờ cũng như trong tương lai, nếu họ muốn làm tròn các nghĩa vụ theo luật pháp, đạo lý và nghề nghiệp. Lập kế hoạch chiến lược là việc phải làm, nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh, tồn tại và ăn nên làm ra, nếu muốn gìn giữ "của nả" của các thành viên. Lập kế hoạch chiến lược là một biện pháp nhờ đó mà doanh nghiệp có thể đạt được mục đích của mình, một phương tiện đưa doanh nghiệp đến đích đã chọn. Đó là một phương pháp, nhờ đó doanh nghiệp có thể nghĩ thấu đáo con đường đi đến tương lại mà doanh nghiệp mong muốn, bằng việc tập trung các nhân tố chủ yếu bên trong và bên ngoài đang tác động đến sự sống còn của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược giải quyết vấn đề cơ bản nhất tác động đến doanh nghiệp: đi đến đâu và làm thế nào để tới đó? Tuy vậy, để các chiến lược thành công, ngay từ đầu phải có định hướng và phải thực hiện đến cùng. Định hướng tương lai của doanh nghiệp cần phải được xác lập trước khi định ra các chiến lược. Và, nếu doanh nghiệp không thể thực hiện thành công kế hoạch của mình, thì việc đưa ra định hướng và xây dựng chiến lược cũng không có nghĩa lý gì. Lập kế hoạch chiến lược đặt ra các khuôn khổ để quản lý sự thay đổi trong sự kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp và cũng là một quá trình. Khuôn khổ đó giải quyết bốn câu hỏi cơ bản mà bộ máy quản lý và những người lãnh đạo doanh nghiệp phải trả lời: 9 1) Làm thế nào mà doanh nghiệp có được vị thế hiện nay? 2) Doanh nghiệp muốn đi đến đâu? 3) Làm thế nào để đi tới đó? 4) Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động được? Quá trình đặt ra các câu hỏi đồng thời tìm ra các câu trả lời phù hợp cho từng doanh nghiệp. Quá trình lập kế hoạch chiến lược lưu ý đến việc định ra các mục đích của tổ chức, xác định các chiến lược và chính sách để đạt được các mục đích ấy, đồng thời phát triển các kế hoạch chi tiết để bảo đảm chắc chắn các chiến lược được thực hiện để đạt được các mục đích đã định. Ba lý do chính làm cho việc lập kế hoạch chiến lược ngày nay trở nên quan trọng hơn, đó là: - Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mọi nơi, mọi lúc. - Cuộc cm khoa học - công nghệ diễn ra trên mọ lĩnh vực. - Môi trường thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi những người quản lý, những người lãnh đạo phải năng động, nhanh nhạy trong hoạt động. Vấn đề cạnh tranh Các công cụ cạnh tranh và 6 bước cạnh tranh: - Xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, - Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là gì. Họ muốn gì và hành xử trên thị trường như thế nào? - Tìm hiểu chiến lược của đối thủ cạnh tranh, - Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. - Đánh giá xu hướng phản ứng của đối thủ cạnh tranh - Chọn hành động của mình: Tấn công vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh? Tìm cách né tránh? Hay bổ khuyết những mảng thị trường hoặc khách hàng mà các đối thủ còn bỏ trống? Các chiến lược tấn công đối thủ cạnh tranh 1- Tấn công trực diện 10 2- Tấn công cạnh sườn 3- Tấn công bao vây 4- Tấn công chia cắt 5- Tấn công du kích 6- Lựa chọn những chiến lược tấn công riêng  Tạo uy tín cho hàng hoá  Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ  Cải tiến sản phẩm, dịch vụ, cải tiến việc phân phối  Giảm chi phí sản xuất  Tăng cường quảng bá. Khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ - Điều quan trọng không chỉ là sản phẩm, dịch vụ phải tốt mà còn phải khác biệt. - Khác biệt về mọi cách: chất lượng của sản phẩm, dịch vụ; giả cả; hình ảnh; đóng gói; cách phân phối; phục vụ... - Làm sao để đối thủ cạnh tranh không bắt chước được. - Kích thích khách hàng trả tiền cho sự khác biệt đó. - Tạo ra lợi nhuận từ sự khác biệt. Mười lời khuyên đối với doanh nhân 1- Đừng bao giờ bỏ cuộc 2- Mở rộng kiến thức không ngừng: Học nhiều hơn, đọc, hỏi và nghề nghiệp 3- Linh hoạt: Môi trường ngày nay thay đổi rất nhanh, bạn phải sẵn sàng thích nghi với cái mới 4- Quy của và kiểm tra tốt: Chú ý sổ sách kế toán và chứng khoán 5- Có định hướng trong việc bán hàng 6- Chú ý chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng phải ở mức cao có thể, khách hàng sẽ trả tiền cho chiến lược đó 11 7- Có tầm nhìn về phía trước: Khi bạn thoả mãn với những gì đã đạt được, đối thủ của bạn sẽ vượt lên. Đừng bao giờ ngừng việc phát triển kinh doanh. 8- Hãy luôn quan tâm đến khách hàng: Hãy hiểu nhu cầu của họ, có được khách hàng rồi thì phải giữ họ lại. Hãy nhớ rằng thu hút được một khách hàng mới là khá tốn kém trong kinh doanh. 9- Bán hàng và bán hàng, đừng ngồi chờ khách hàng đến mà hãy tìm họ. Các tổ chức phi lợi nhuận (không tìm kiếm lợi nhuận) Các tổ chức này không coi lợi nhuận là mục đích chính. Các tổ chức phi lợi nhuận không coi mục đích tài chính là cơ bản. Thay vào đó chúng tìm cách thỏa mãn các nhu cầu cụ thể cho các thành viên hay các khu vực của xã hội mà chúng được lập ra vì lợi ích của họ. Các tổ chức phi lợi nhuận bao gồm  Các tổ chức chính phủ  Trường học  Bệnh viện  Các tổ chức từ thiện  Các câu lạc bộ Mục đích của các tổ chức phi lợi nhuận rất khác nhau  Bệnh viện tồn tại để điều trị bệnh nhân  Các hội đồng nhân dân có “sứ mệnh” là chăm lo cho cộng đồng  Tổ chức từ thiện có mục đích chính là “giảm nhẹ đau khổ cho những người bị hại từ thảm họa và giúp mọi người ngăn ngừa thảm họa, và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp.  Các tổ chức chính phủ thường tồn tại để thực hiện chính sách của chính phủ Một loại đặt biệt tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức tương hỗ. Các tổ chức tương hỗ là các tổ chức phi lợi nhuận tự nguyên được thành lập vì mục tiêu 12 gọi vốn từ sự đóng góp của các thành viên mà chủ yếu để phục vụ cho các thành viên đó. Các tổ chức tương hỗ bao gồm  Hội xây dựng  Nghiệp đoàn  Câu lạc bộ của người lao động Nhiều các tổ chức phi lợi nhuận coi các vấn đề tài chính là các ràng buộc đối với hoạt độngcủa mình chứ không phải là mục đích. Ví dụ Bệnh viện tìm cách cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân với ràng buộc ngân sách. Hội đồng nhân dân tổ chức các dịch vụ như tránh thu tiền trong khi cố gắng đem lại giá trị cao nhất từ số tiền mà hội đồng đã đánh thuế cư dân. Các tổ chức từ thiện có thể cố gắng giảm nhẹ đau khổ trong khuôn khổ quỹ huy động được. Phân loại các tổ chức theo sở hữu/kiểm soát Các tổ chức khu vực công cộng Khu vực công cộng là một phần của nền kinh tế liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ chính phủ cơ bản và vì thế được kiểm soát bởi các tổ chức chính phủ. Ở hầu hết các nước, khu vực công cộng bao gồm: công an, quan đội, đường công cộng, giao thông công cộng, giáo dục tiểu học và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Các tổ chức khu vực tư nhân Khu vực tư nhân, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, là một phần của nền kinh tế quốc gia không bị chính phủ kiểm soát. Các tổ chức phi lợi nuận và tìm kiếm lợi nhuận nằm trong nhóm này: doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, câu lạc bộ 13 Hợp tác xã là hiệp hội tự chủ của những người tự nguyện liên kết để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội và văn hóa của mình thông qua việc sở hữu doanh nghiệp được kiểm soát một cách dân chủ. Hợp tác xã là các doanh nghiệp với các đặc điểm sau  Được kiểm soát một cách dân chủ bởi các thành viên – những người mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của chúng. Chúng không bị sở hữu bởi những người đầu tư.  Hợp tác xã được tổ chức chỉ để đáp ứng nhu cầu của các thành viên – chủ sở hữu, chứ không phải để tích lũy tư bản cho nhà đầu tư. Hợp tác xã tương tự như các tổ chức tương hỗ ở chỗ chúng đều thuộc sở hữu của các thành viên/khách hàng mà vì họ chúng được lập ra. Tuy nhiên, chúng có xu hướng xử lý các hàng hóa và dịch vụ hữu hình như sản phẩm nông nghiệp hay điện nước chứ không phải các sản phẩm vô hình như dịch vụ tài chính. Kinh tế học quản lý nghiên cứu hành vi của tổ chức nói chung. Doanh nghiệp là một loại tổ chức trong nền kinh tế và có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Hành vi của doanh nghiệp được xem xét trong kinh tế học quản lý là doanh nghiệp nói chung bất kể loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên loại hình doanh nghiệp lại có ảnh hưởng trở lại hành vi của doanh nghiệp. Vì vậy sẽ có ích khi ta điểm qua các loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức thực hiện việc kết hợp các tài nguyên để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ để bán. Mỗi cá nhân cũng có thể thực hiện việc sản xuất và bán hàng hóa, nhưng doanh nghiệp làm điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí giao dịch. Các quyết định của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi sự sẵn có của các đầu vào cơ bản: lao động, máy móc nhà xưởng, nguyên liệu, và nhiều ràng buộc về mặt luật pháp. Có các loại hình doanh nghiệp sau: 14 Doanh nghiệp một chủ sở hữu (proprietorship): Chủ sở hữu tự cấp vốn, tự ra quyết định và thực hiện các quyết định kinh doanh, chịu trách nhiệm vô hạn. Loại hình doanh nghiệp này rất linh hoạt nhưng vốn nhỏ. Doanh nghiệp đồng sở hữu (partnership): Có hai hoặc nhiều chủ sở hữu, cùng góp vốn, cùng tham gia vào việc ra quyết định kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của laoij hình doanh nghiệp này là trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm liên đới. Loại hình doanh nghiệp này cũng rất linh hoạt. Công ty: Có tư cách pháp nhân, trách nhiệm hữu hạn, có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Có sự tách rời giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Xem xét doanh nghiệp không thể không xem xét các bên liên quan vì họ có ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Các bên liên quan (stakholders) Các bên liên quan là “những người hay những tổ chức có lợi ích từ chiến lược của một tổ chức”. Các bên liên quan bao gồm cổ đông, khách hàng, biên chế của tổ chức và cộng đồng địa phương. Điều quan trọng là tổ chức phải hiểu nhu cầu của các bên liên quan vì họ có lợi ích từ tổ chức nên đều muốn gây ảnh hưởng đến mục đích và chiến lược của tổ chức. Mức độ lợi ích và ảnh hưởng của các nhóm các bên liên quan rất khác nhau:  Lực lượng lao động tổ chức tốt với nghiệp đoàn mạnh sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đối với các kế hoạch của ban giám đốc và sẽ đặc biệt quan tâm đến các kế hoạch liên quan đến công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi của biên chế.  Cư dân của một làng nhỏ có thể có ảnh hưởng lớn đến các kế hoạch của một chuỗi siêu thị lớn ở gần một cửa hàng ở địa phương nhưng sẽ có ít ảnh hưởng đến quyết định. Các bên liên quan có thể chia thành ba nhóm: bên trong (công nhân), gắn kết (cổ đông) và bên ngoài (chẳng hạn như chính quyền) 15 Các bên liên quan bên trong Các bên liên quan bên trong gắn kết mật thiết với tổ chức, và mục đích của họ có ảnh hưởng lớn đến cách hoạt động của tổ chức. Các bên liên quan bên trong bao gồm: công nhân/nhân viên và người quản lý/giám đốc. Công nhân/nhân viên mong muốn lương cao, điều kiện làm việc tốt và sự an toàn nghề nghiệp, nên họ muốn được trao trách nhiệm lớn hơn. Người quản lý/giám đốc mong muốn địa vị quan trọng, lương và thưởng cao, sự an toàn nghề nghiệp nên họ muốn có tang trưởng để đạt được những mong muốn nếu trên. Các bên liên quan gắn kết Các bên liên quan gắn kết có thể coi là có mối quan hệ hợp đồng với tổ chức. Mục đích thỏa mãn các cổ đông được coi là mục đích chính mà ban quản lý tổ chức phải thực hiện, tuy nhiên công ty muốn thành công thì cũng phải thỏa mãn cả các mục đích của khách hàng, nhà cung ứng và các nhà tài trợ. Các bên liên quan gắn kết là các cổ đông, khách hàng, nhà cung ứng và nhà tài trợ. Các cổ đông muốn dòng thu nhập ổn định, tăng trưởng vốn và kinh doanh liên tục. Khách hàng muốn thỏa mãn nhu cầu bằng các sản phẩm và dịch vụ đáng giá đồng tiền họ bỏ ra. Nhà cung ứng muốn thanh toán kịp thời. Nhà tài trợ muốn sự an toàn đầu tư để được hoàn trả các gốc và lãi. Các bên liên quan bên ngoài Các bên liên quan bên ngoài bao gồm chính quyền, các nhà chức trách địa phương… Nhóm này có thể có mục đích rất khác nhau và có khả năng khác nhau để đảm bảo rằng tổ chức đáp ứng mục tiêu của họ. Cộng đồng nói chung có thể là bên liên quan, đặc biệt nếu cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của tổ chức. 16 Các nhóm gây áp lực về môi trường mong muốn môi trường không bị ảnh hưởng. Chính quyền là bên liên quan bên ngoài. Các hoạt động của công ty là tập trung vào sự thành công của nền kinh tế (tạo công ăn việc làm và đóng thuế). Công ty phải thực hiện đúng luật (chẳng hạn về sức khỏe, an toàn). Các hoạt động của các công ty có thể phá vỡ luật hoặc làm hại môi trường và vì thế chính quyền kiểm soát cái mà các tổ chức làm. Nghiệp đoàn thực hiện vai trò tích cực trong quá trình ra quyết định. Nếu bộ phận sẽ đóng cửa thì nghiệp đoàn sẽ muốn được tham vấn và phải có kế hoạch để giúp công nhân tìm phương án. Mâu thuẫn các bên Mong muốn của các bên có thể mâu thuẫn nhau. Một số mâu thuẫn điển hình là: Mâu thuẫn giữa người quản lý và công nhân. Mong muốn về việc làm/tiền lương, thưởng của công nhân mâu thuẫn với hiệu quả chi phí mà những người quản lý mong muốn. Khách hàng và cổ đông có mâu thuẫn giữa chất lượng sản phẩm hay mức độ dịch vụ và lợi nhuận hay cổ tức. Cộng đồng nói chung và cổ đông mâu thuẫn về ảnh hưởng môi trường với lợi nhuận hay cổ tức Người quản lý và cổ đông mâu thuẫn về sự tăng trưởng và sự độc lập Giải quyết các mâu thuẫn này thường phải kết hợp sự thỏa hiệp và sự ưu tiên. Để hỗ trợ quá trình ra quyết định này nhiều doanh nghiệp đánh giá cả mức độ lợi ích của các bên liên quan và sức mạnh hayảnh hưởng của họ đến doanh nghiệp. Ví du, chính phủ có thể có sức mạnh lớn nhưng lại ít quan tâm đến công việc của một công ty cụ thể. Mặt khác, khách hàng chính của công ty có thể có cả lợi ích và ảnh hưởng và có thể tham gia như “người chơi then chốt” trong các quyết định quan trọng. 17 Với các công ty mục đích chính là tối đa hóa giá trị cho các cổ đông phải tính đến sở thích và ra quyết định sao cho đơn giản ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ qua các bên liên quan khác. Ví dụ nếu không trả lương công bằng cho công nhân thì chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng và cuối cùng là lợi nhuận và của cải của cổ đông giảm Một số công ty xử lý vấn đề này bằng việc coi việc tạo ra của cải cho cổ đông là mục đích chính và nhu cầu của các bên liên quan khác là các ràng buộc đối với hoạt động: Cố gắng tăng lợi nhuận với ràng buộc là đảm bảo các điều kiện làm việc cho công nhân, không gây ô nhiễm môi trường… Các mục tiêu quản lý Mâu thuẫn cực kỳ quan trọng giữa các bên liên quan là mâu thuẫn giữa cổ đông và ban quản lý. Vấn đề người chủ người đại diện Trong một số công ty, thường là công ty nhỏ, thì người quản lý là chủ sở hữu. Tuy nhiên các công ty lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán thì cần đầu tư lớn từ vốn cổ phần nên thường có số cổ đông rất lớn. Các cổ đông này ủy quyền kiểm soát cho các nhà quản lý chuyên nghiệp – ban giám đốc – điều hành công ty trên danh nghĩa của cổ đông. Vì thế các cổ đông thường đóng vai trò thụ động trong việc quản lý hàng ngày của công ty. Sự tách rời quyền quản lý và quyền sở hữu này dẫn đến mâu tuẫn tiềm tàng về lợi ích giữa những người quản lý và cổ đông. Người chủ (cổ đông) đã tìm ra cách để đảm bảo rằng những người đại diện (người quản lý) hành động vì lợi ích của người chủ. Các lĩnh vực có thể mâu thuẫn Các lĩnh vực mà những người quản lý có thể không hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông là: lương và lợi ích cao cho người quản lý, sáp nhập và mua lại công ty. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn những việc mua lại 18 công ty đều làm sói mòn chứ không phải là làm tăng giá trị của các cổ đông. Một số việc mua lại là để tăng tầm ảnh hưởng của người quản lý chứ không phải là tập trung vào giá trị của cổ đông. Lĩnh vực khác có mâu thuẫn là quản lý kinh doanh yếu kém. Người quản lý có tầm nhìn thiển cận. Họ có thể đưa ra những quyết định để tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn để đạt chỉ tiêu và có thưởng chứ không nhìn vào dài hạn. Những cố gắng để giải quyết vấn đề này có thể có nhiều dạng: việc quản trị công ty cố gắng hoàn thiện cách điều hành công ty thông qua kết hợp các nguyên lý và điều tiết, xem xét lại các chương trình thù lao và thưởng cho giám đốc. Mục đích của việc quản trị của công ty Quản trị công ty được định nghĩa là “các hệ thống nhờ đó các công ty và các tổ chức khác được điều hành và kiểm soát”. Quản trị công ty muốn hoàn thiện cách quản trị và điều hành công ty. Cụ thể nó tìm cách xử lý vấn đề người chủ người đại diện đã nêu trên. Các mục đích chính là:  Kiểm soát người quản lý (các giám đốc) bằng việc tăng lượng báo cáo giải trình,  Tăng mức độ tin cậy và tính minh bạch trong các hoạt động của công ty đối với tất cả các nhà đầu tư (hiện tại và tiềm tàng) và do đó thúc đẩy tăng trưởng của công ty,  Tăng sự minh bạch đối với tất cả các cổ đông  Đảm bảo rằng công ty đang được điều hành theo cách hợp pháp và hợp đạo đức  Xây dựng và kiểm soát từ trên xuống dưới Quản trị công ty phải được coi là hệ thống được sử dụng để điều khiển, quản lý và giám sát một tổ chức và làm cho nó gắn với môi trường bên ngoài. 19 Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG Có thể chia các đơn vị kinh tế riêng rẽ thành hai nhóm lớn theo chức năng - người mua và người bán. Người mua bao gồm người tiêu dùng - mua hàng hoá và dịch vụ, và các doanh nghiệp(doanh nghiệp, tập đoàn...) - mua lao động, vốn và nguyên vật liệu mà họ sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Người bán gồm các doanh nghiệp- bán hàng hoá và dịch vụ của họ. Công nhân - những người bán sức lao động của họ và những người chủ sở hữu tài nguyên - những người cho thuê đất đai hoặc bán tài nguyên đất đai cho các doanh nghiệp. Như vậy, hầu hết mọi người và hầu hết các doanh nghiệpvừa là người mua, vừa là người bán. Những người mua và người bán tác động qua lại để tạo thành thị trường. Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Dựa vào hành vi của người bán và người mua trên thị trường, các nhà kinh tế học phân biệt thị trường cạnh tranh và thị trường phi cạnh tranh. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (còn gọi tắt là thị trường cạnh tranh) là thị trường có nhiều người mua và người bán, không một cá nhân người mua hoặc người bán nào có ảnh hưởng đáng kể tới giá cả. Thị trường phi cạnh tranh là thị trường trong đó các doanh nghiệpđơn lẻ có thể tác động tới giá cả sản phẩm. Một số thị trường có rất nhiều nhà sản xuất nhưng lại là thị trường phi cạnh tranh. Các quyết định quản lý được đưa ra phụ thuộc vào thị trường trong đó doanh nghiệphoạt động. Để đưa ra được những quyết định quản lý tối ưu cần hiểu rõ các lực lượng cung và cầu trên thị trường. Vì thế trong chương này chúng ta sẽ xem xét cầu, các phương pháp ước lượng và dự báo cầu, đồng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146