Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế bùng nổ giáo dục lột xác phải hay không...

Tài liệu Kinh tế bùng nổ giáo dục lột xác phải hay không

.DOCX
34
132
58

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN ---oo0oo--- TIỂU LUẬN: KINH TẾ BÙNG NỔ- GIÁO DỤC LỘT XÁC PHẢI HAY KHÔNG? GV: Th.S: Nguyễn Thanh Minh MỤC LỤC Lời mở đầu...................................................................................1 CHƯƠNG I.Thực trạng của nền giáo dục và nền kinh tế của Việt Nam hiện nay............2 1. Thực trạng của nền giáo dục.................................................................................2 2. Thực trạng của nên kinh tế....................................................................................2 2.1. Lợi thế............................................................................................................2 2.2. Hạn chế..........................................................................................................6 CHƯƠNG II.Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế ở Việt Nam..........................................8 1. Đặc điểm về mối tương quan giữa giáo dục và kinh tế:........................................8 1.1 . Tính tất yếu về mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế..................................8 1.2 . Tính tiếp nối liên tục và phân đoạn..............................................................8 1.3 . Tính đa dạng và tương quan kinh tế giáo dục...............................................8 1.4. Tính kinh tế sản xuất trong tương quan kinh tế giáo dục................................9 1.5. Mối quan hệ cung -cầu và lợi ích –chi phí trong giáo dục..............................9 2. Vai trò của giáo dục đới với tăng trưởng và phát triển kinh tế:...........................11 2.1. Giáo dục và tăng năng suất lao động ,tăng trưởng kinh tế............................11 2.2. Giáo dục và việc làm.......................................................................................13 2.3. Giáo dục với thị trường sức lao động.............................................................15 2.4. Giáo dục xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội.........................................16 3. Ảnh hưởng của nền Kinh tế đối với giáo dục:.....................................................17 3.1. Tăng trưởng kinh tế:........................................................................................18 3.2. Sự suy thoái kinh tế.........................................................................................19 CHƯƠNG III. Thành quả, hạn chế, giải pháp của giáo dục đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam ...................................................................................................................................19 1. Thành quả của giáo dục trong phát triển kinh tế của Việt Nam..........................19 2. Hạn chế của giáo dục Việt Nam..........................................................................21 2.1. Nội dung và chương trình đào tạo................................................................21 2.2. Chất lượng....................................................................................................21 2.3. Quản lí..........................................................................................................21 2.4. Đầu tư giáo dục............................................................................................23 2.5. Quản lí đổi mới............................................................................................24 3. Một số giải pháp để phát triển kinh tế Việt Nam................................................25 Lời kết......................................................................................27 Bảng phân công công việc Chương I Chương II Nhiệm vụ 1. Thực trạng của nền giáo dục 2. Thực trạng của nên kinh tế 1. Đặc điểm về mối tương quan giữa giáo dục và kinh tế: 2. Vai trò của giáo dục đới với tăng trưởng và phát triển kinh tế: 3. Ảnh hưởng của nền Kinh tế đối với GD Chương III 1. Thành quả của giáo dục trong phát triển kinh tế của Việt Nam 2. Hạn chế của giáo dục Việt Nam 3. Một số giải pháp để phát triển kinh tế VN Tổng hợp Powerpoint Thuyết trình Họ và tên Nguyễn Thùy Bảo Sang Đặng Phương Khánh Đỗ Thị Ngọc Huyên Đỗ Thị Kim Huyền Trần Tuyết Diệu Nguyễn Thiên Trang Trần Thị Huỳnh Như Nguyễn Thị Thúy Vân Đỗ Thị Ngọc Huyên Mai Thị Mỹ Duyên Nguyễn Thùy Bảo Sang Đặng Phương Khánh Danh mục bảng và đồ thị Hình 1: ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017. Hình 2: Đánh giá của doanh nghiệp về những giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ được thực hiện trong thời gian qua. Hình 3: Chi cho giáo dục, đào tạo tổng chi tiêu công của Việt Nam với một số nước, khu vực (%) Hình 4: Biểu đồ thể hiện nhu cầu tuyển dụng lao động Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức lương trung bình phổ biến theo cấp bậc, vị trí trong văn phòng Bảng 1: Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2017 của Trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh. Bảng 2: Lương khởi điểm của giáo viên Bảng 3: Lương giáo viên công tác 15-25 năm 1. Mục đích đề tài: Tìm hiểu về các khía cạnh của giáo dục và nền kinh tế như: thực trạng, mối quan hệ, những kết quả hạn chế của giáo dục và nền kinh tế Việt Nam. Từ đó nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để khắc phục tình hình kinh tế hiện tại cũng như đề ra các biện pháp để cải cách giáo dục. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của giáo dục Việt Nam, cũng như tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu : Về mặt lý thuyết, nghiên cứu về thực trạng của nền giáo dục và nền kinh tế cả nước ta hiện nay. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu số liệu liên quan đến các chỉ số giáo dục và kinh tế. Trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp, cơ chế thích hợp để điều chỉnh và phát triển kinh tế và giáo dục ở Việt Nam 3. Phương pháp nghiên cứu: Từ những tài liệu đã được học và thông qua tìm hiểu, tham khảo sách báo và internet về những vấn đề liên quan đến giáo dục cũng như về kinh tế của nước ta, kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá tổng hợp đã giúp chúng em hoàn thành đề tài tiểu luận này. Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không Lời mở đầu Hội nhập kinh tế đang là xu thế để phát triển của thế giới và dần dần tiến tới toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập của các nước diễn ra nhanh chóng từ những công cuộc đổi mới. Ngày nay nền kinh tế thế giới đang biến đổi nhanh chóng trên cơ sở sự phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ. Giáo dục không những cung cấp nguồn nhân sự cho sự phát triển kinh tế mà còn là nhân tố nòng cốt trong phát triển khoa học công nghệ. Vì thế có thể khẳng định là đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo nên sự phát triển liên tục và bền vững cho nên kinh tế. Để hội nhập vào sự nghiệp CNH-HĐH bên cạnh số lượng thì chất lượng nhân sự hiện đang là một bài toán đối với nên kinh tế Việt Nam. Giáo dục với mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, hình thức nhân cách. Giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành và gia tăng các thành tố tri thức, thái độ, hành vi, kỹ năng của nguồn lực nhân sự. Nguồn lực này sẽ tác động vào nên kinh tế - xã hội tạo nên sự phát triển liên tục và bền vững. Sự phát triển kinh tế- xã hội tạo nên sự phát triển giáo dục cũng góp phần quan trọng vào vệc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Giáo dục và kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, chất lượng giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và ngược lại. Vì vậy để tìm hiểu về các khía cạnh khác nhau của giáo dục và nền kinh tế như: thực trạng, mối quan hệ, những kết quả, hạn chế… của giáo dục và nền kinh tế Việt Nam, nhóm 7 chúng tôi đã nghiên cứu, thảo luận và hoàn thành bài tiểu luận với đề tài “KINH TẾ BÙNG NỔ- GIÁO DỤC LỘT XÁC PHẢI HAY KHÔNG?”. Mặc dù đã cố gắng,tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và thảo luận nhóm không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, nhóm 7 mong muốn được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và cả lớp để đề tài hoàn thiện hơn. 1 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không CHƯƠNG I. Thực trạng của nền giáo dục và nền kinh tế của Việt Nam hiện nay 1. Thực trạng của nền giáo dục Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây ? Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng. Vì vậy mà trong suốt những năm qua Đảng và nhà nước đã luôn quan tâm và tập trung đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam. Hiện trên cả nước có khỏang gần 90 cơ sở đào tạo đại học bao gồm các trường đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học công lập, bán công, dân lập và các học viện. Tới đây sẽ có thêm một số trường đại học tư thục ra đời. Lực lượng giảng viên không ngừng nâng cao về chất lượng và quy mô, số lượng sinh viên tăng đáng kể (tăng khoảng 15 lần so với 20 năm trước) và do đó làm cho trình độ dân trí tăng lên rõ rệt. Thành tích trên là đáng trân trọng và tôn vinh. Mặc dù như vậy, nhưng chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn chưa cao, nói một cách nom na là số lượng thì tăng rất nhanh nhưng chất lượng vẫn không tăng thậm chí là còn tuột dốc, chưa theo kịp với sự đổi mới của thế giới. Như vậy những quan tâm và đầu tư của nhà nước đã thật sự đúng cách và đúng chỗ ? Và nó có ảnh hưởng gì nến sự phát triển của nền kinh tế ? 2. Thực trạng của nên kinh tế 2.1. Lợi thế Tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định kinh tế được cải thiện. 2 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không Thứ nhất, về tỉ lệ lạm phát. Trong những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2017 là dưới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 20112017 là 6,5%). Thứ hai, về tỉ lệ nợ công/GDP. Từ 63,6% năm 2016, tỉ lệ nợ công/GDP năm nay đã giảm xuống còn 62%. Tốc độ tăng nợ công cũng đang có xu hướng giảm dần; giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng nợ công trung bình đạt 18,4%, năm 2016 tăng 15% và năm 2017 là 9%. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm, tỉ lệ chi thường xuyên trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm nay và dự kiến là 64% vào năm 2018. Thứ ba, cán cân thương mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD), năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD và khả năng năm 2017 đạt thặng dư cán cân thương mại. Như vậy, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ, tăng trưởng kinh tế còn thấp hơn so với những năm trước 2008, tỷ lệ nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn cho dù xu hướng đang dần cải thiện. Điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng nhưng tốc độ thẩm thấu các chính sách tốt vào cuộc sống còn chậm. Riêng với sự phát triển của các ngành, dịch vụ đang chiếm vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành dịch vụ ở mức cao, cao hơn so với tăng trưởng sản lượng ngành công nghiệp và xây dựng và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Ngoài ra, đóng góp cho tăng trưởng của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng cũng đạt mức cao nhất. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho năm 2018. Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế như bội chi ngân sách, nợ công, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát... nền kinh tế đã có những cải thiện trong hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh. Hệ số ICOR năm 2017 đạt 4,93, thấp hơn so với năm 2016 là 5,15. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường xu hướng ICOR giảm xuống. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tư của nền kinh tế đang dần được cải thiện. 3 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không Hình 1: ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017. Nguồn: Tổng cục Thống kê Ngoài ra, theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây. Kinh tế nước ta tuy vẫn tiếp tục dựa vào khai thác tài nguyên khoáng sản nhưng về mặt xu hướng, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực – ít dựa vào khai thác tài nguyên và dựa nhiều hơn vào công nghệ, năng suất – sẽ đòi hỏi thời gian. Kỷ nguyên công nghệ – cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với nhịp độ nhanh có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Nếu năm 2006, nhiều người biết đến Microsoft như một tập đoàn thuộc lĩnh vực công nghệ hiếm hoi nằm trong top đầu những công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới, thì nay Apple, Alphabet, Amazon hay Facebook đều đã xây dựng được tiếng tăm và chiếm giữ những vị trí đầu bảng. Tại Việt Nam, một mặt, cuộc cách mạng này sẽ đem đến cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp và ngành nghề có sự chuẩn bị năng lực tốt để tận dụng cơ hội. Mặt khác, đó là thách thức cho nền kinh tế nói chung, một số ngành nghề không phù hợp và các doanh nghiệp thích nghi chậm với bối cảnh mới. Chẳng hạn, trong khi đem lại nhiều công nghệ mới và do đó là cơ hội mới cho các doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp như Hachi – 4 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không doanh nghiệp xây dựng trang trại thủy canh trồng rau sạch bằng việc áp dụng công nghệ cao, điều khiển trồng rau từ xa, nó cũng gây ra nhiều khó khăn trong cạnh tranh cho các ngành nghề như taxi truyền thống... Đặc biệt, thời gian qua, Chính phủ đã cảm nhận và nhận thức rõ ràng hơn về diễn biến của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, tận dụng cơ hội hay giảm thiểu thách thức đòi hỏi sự nhận thức của các Bộ, Ban, ngành, địa phương; sau đó là sự tích hợp bối cảnh mới vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương; và đưa ra các giải pháp cụ thể, kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm làm cho cuộc cách mạng 4.0 trở thành cơ hội của nền kinh tế, đem lại lợi ích cho các ngành và doanh nghiệp thay vì thách thức và các phí tổn cho ngành và doanh nghiệp. Theo khảo sát mới đây của Vietnam Report, nhiều doanh nghiệp lớn đánh giá tốt về hiệu quả của những chính sách giúp doanh nghiệp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thủ tục hành chính hay nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực... từ phía Chính phủ trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập. 5 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không Hình 2: Đánh giá của doanh nghiệp về những giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ được thực hiện trong thời gian qua. Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp lớn Việt Nam(VNR500) – Vietnam Report, tháng 11/2017. Nhìn chung, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn là rất tích cực, tuy nhiên về trung và dài hạn, nó sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các chính sách của Chính phủ và tốc độ thẩm thấu của các chính sách tốt vào nền kinh tế. Chính sách của Chính phủ có thể được thiết kế tốt nhưng việc gỡ bỏ các rào cản, cản trở và sức ỳ thể chế để chính sách tốt có tác động hiệu quả tích cực lên nền kinh tế, lên hoạt động của các doanh nghiệp mà đón đầu là những doanh nghiệp lớn sẽ là thước đo quan trọng phản ánh năng lực thực sự của một “Chính phủ kiến tạo và hành động để phục vụ người dân và doanh nghiệp”. 2.2. Hạn chế Nhận xét: Mặc dù có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhờ sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, nhưng thực trạng kinh tế - xã hội trong chín tháng qua cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần tiếp tục quan tâm giải quyết. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao. Tiến đô ̣ tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiê ̣p nhà nước, thoái vốn trong những ngành Nhà nước không cần nắm giữ chưa đạt yêu cầu đề ra. Một số vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đặt ra vấn đề về tiêu chí xác định lựa chọn cổ đông chiến lược và định giá giá trị doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất… Viê ̣c các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển dòng vốn và mở rô ̣ng quy mô sản xuất tại Viê ̣t Nam là tín hiê ̣u tích cực nhưng nếu không được thẩm định, kiểm soát kỹ cũng kéo theo sự chuyển dịch công nghệ lạc hậu, kém thân thiện môi trường vào nước ta, đồng thời đặt ra những khó khăn, thách thức đối với các thành phần kinh tế khác về năng lực cạnh tranh, kể cả tác động chèn lấn sự phát triển mà chưa tạo ra tác động lan tỏa, thúc đẩy liên kết để cùng phát triển. Các dự án BOT giao thông bên cạnh các đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nhưng dư luận xã hội cũng bày tỏ sự không hài lòng về một số khâu trong quá trình triển khai dự 6 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không án như chỉ định thầu, các nhà đầu tư chưa bảo đảm năng lực, chất lượng một số công trình kém, mức giá dịch vụ, thời gian thu phí và viê ̣c đặt các trạm thu phí BOT chưa hợp lý tại các tuyến quốc lộ. Tình hình vi phạm pháp luâ ̣t trong hoạt động khai thác khoáng sản tại các địa phương diễn ra hết sức phức tạp nhưng chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Viê ̣c khai thác trái phép các loại tài nguyên như vàng, cát, sỏi... làm thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh trật tự xã hội. Tình trạng cháy rừng, phá rừng nghiêm trọng, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, mất trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i còn diễn biến phức tạp gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Tình trạng di cư, nhất là di cư tự do tại mô ̣t số khu vực như ở Tây Nguyên vẫn có chiều hướng phức tạp làm thay đổi cơ cấu, phân bố dân cư, lao đô ̣ng và gây nhiều hạn chế trong viê ̣c tiếp câ ̣n các dịch vụ xã hô ̣i về nhà ở, nước sạch, giáo dục, y tế, viê ̣c làm và trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i do thiếu nguồn lực để giải quyết. Chất lượng khám chữa bê ̣nh tuyến y tế cơ sở chưa cao, còn tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các quy định về đấu thầu thuốc, y tế dự phòng (dịch sốt xuất huyết), bảo hiểm y tế bị lạm dụng, trục lợi ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh. Chất lượng và an toàn thực phẩm, hàng hóa vẫn diễn biến phức tạp gây bức xúc trong dư luâ ̣n xã hô ̣i. Đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn khó khăn. Tình hình vi phạm pháp luâ ̣t và tô ̣i phạm còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn với sự xuất hiê ̣n của mô ̣t số phương thức, thủ đoạn mới của tô ̣i phạm tham nhũng, buôn lâ ̣u, ma túy, tô ̣i phạm sử dụng công nghê ̣ cao gây bức xúc, lo lắng trong xã hô ̣i. Một số vụ việc, vụ án dư luận xã hội quan tâm chậm được xử lý. An toàn thông tin, an ninh mạng còn nhiều bất cập, còn tình trạng lợi dụng mạng xã hội đưa tin xấu, bôi nhọ, gây mất niềm tin trong nhân dân. Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài nguyên ở nhiều địa phương còn sơ hở, thiếu sót. Sai phạm, vi phạm kỷ luâ ̣t của cán bô ̣, đảng viên trong tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiê ̣m cán bô ̣ tại nhiều cơ quan, ban ngành, địa phương thiếu khách quan, minh bạch; tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số nơi. An ninh trật tự tại một số địa bàn còn diễn biến phức tạp, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều khó khăn. Tình hình khiếu nại, tố cáo tuy có giảm về số lượt, số đơn, số vụ việc nhưng tính chất và mức độ phức tạp lại tăng lên… 7 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không CHƯƠNG II. Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế ở Việt Nam 1. Đặc điểm về mối tương quan giữa giáo dục và kinh tế: 1.1 . Tính tất yếu về mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế Mác chỉ rõ :giáo dục phụ thuộc vào điều kiện sống có nghĩa là :giáo dục phụ thuộc vào trình độ sản xuất của sức sản suất ,của tình trạng phân công lao động xã hội,của mối quan hệ giữa giai cấp và những vấn đề khác của chính trị pháp quyền .Tuy nhiên cũng cần nhìn thấy sự tác động trở lại của giáo dục đối với kinh tế. Một nền kinh tế chỉ trở nên vững mạnh và tăng trưởng liên tục nếu nó chứa một hệ thống giáo dục có đường lối chính sách cơ chế tiến bộ ,Phát triển cân đối về số lượng và chất lượng.Ngược lại ,giáo dục muốn phát triển theo xu hướng tiến bộ lại cần có chỗ dựa và được sự hỗ trợ của một nền kinh tế vững mạnh ,có nền sản xuất hiện đại tiên tiến. 1.2 . Tính tiếp nối liên tục và phân đoạn Hoạt động của kinh tế và giáo dục diễn ra liên tục xen kẽ vào nhau.Mỗi kế hoạch phát triển kinh tế và kế hoạch phát triển giáo dục đều phải tính tới các thành quả trước đó và dự định cho thời gian theo những khoảng thời gian dài. Khi lập kế hoạch giáo dục vừa phải phù hợp với khả năng hiện tại của nền kinh tế vừa phải tính tới nhu cầu phát triển kinh tế (đặc biệt là phân công lao động) của tương lai. Về phía kinh tế bỏ vốn đầu tư cho giáo dục cần xét dưới góc độ phục vụ cho sự phát triển giáo dục của hiện tại (và đó cũng chính là phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho xã hội),đồng thời đó cũng chính là đầu tư cho chính sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. 1.3 . Tính đa dạng và tương quan kinh tế giáo dục Tương quan kinh tế giáo dục là một trong những mối tương quan của giáo dục đối với toàn bộ đời sống xã hội;ngược lại kinh tế bên cạnh mục tiêu phục vụ đời sống tinh thần còn phải phục vụ các nhu cầu đời sống vật chất và các nhu cầu đa dạng khác của xã hội .Tuy nhiên ,trong bước quá độ lên CNXH thì chức năng của giáo dục cần được coi là chức năng then chốt . Xác định chức năng kinh tế của giáo dục có tính then chốt trong cách mạng XHCN ,song không thể lạm dụng vào hoạt động giáo dục những mục tiêu kinh tế đơn thuần .Mỗi 8 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không hoạt động giáo dục có chứa đựng nội dung kinh tế nhất định ,nhưng trường học là nơi đào tạo chứ không phải là cơ sở kinh doanh sản xuất. 1.4. Tính kinh tế sản xuất trong tương quan kinh tế giáo dục  Tương quan kinh tế giáo dục cần xét tới những đặc thù kinh tế sản xuất của ngành giáo dục .Nó là một ngành sản xuất đặc biệt của kinh tế giáo dục ,thành phẩm của giáo dục tuy không phải là vật phẩm hàng hóa mang ra trao đổi ,nhưng nó sẽ có mặt và tham gia vào mọi quá trình sản xuất .  Hoạt động đào tạo ở các cơ sở giáo dục phải đảm bảo về kinh tế kĩ thuật theo tính chát của một quá trình sản xuất –tương ứng vưới nó là các yếu tố đảm bảo quy trình đào tạo :Người dạy ,người học ,nội dung ,chương trình ,cơ sở vật chất ,tổ chức quản lí ,kiểm tra giám sát …..  Đội ngũ cán bộ giáo dục ,giáo viên ,học sinh thuộc hệ thống giáo dục chiếm một khối lượng bằng 1/3 tổng dân số cả nước ,nó có mối liên hệ với cơ cấu lao động ,cơ cấu dân số của đất nước,với ngay cả sự phân phối tiêu dùng hàng hóa do kinh tế mang lại.  Cơ sở vật chất thuộc ngành giáo dục là một bộ phận cấu thành tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân.  Nội dung chương trình đào tạo có những mối liên hệ với yêu cầu tạo sức lao động và đổi mới công nghệ ,kĩ thuật của các ngành sản xuất.  Từ phía kinh tế thì sự hình thành và phương thức phân phối tổng sản phẩm xã hội phải quán triệt các yêu cầu của hoạt dộng đào tạo (quỹ bù đắp ,quỹ tích lũy xã hội được huy động vào việc tái trả lương cho đội ngũ cán bộ giáo dục ,giáo viên,một phần trợ cấp cho học sinh ,quỹ quốc phòng cũng cần một phần tham gia vào chi phí cho giáo dục) 1.5. Mối quan hệ cung -cầu và lợi ích –chi phí trong giáo dục Theo phân tích kinh tế về giáo dục thì cung cầu trong giáo dục thực chất là mối quan hệ giữa cơ hội có việc làm (kì vọng thu nhập trong tương lai) và các yêu cầu về giáo dục.Ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa ,cầu về giáo dục được quyết định bởi kì vọng thu nhập trong tương lai và những chi phí trực tiếp và gián tiếp cho việc đi học của các nhân và gia đình ,đông thời ,cung về các cơ hội cuả giáo dục phổ thông (đầu tư phát 9 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không triển giáo dục phổ thông ,số lượng chỗ học ,trang thiết bị…)lại được quy định bởi chính sách phát triển giáo dục . Nhu cầu về giáo dục của một cá nhân :  Có mối quan hệ với mức chênh lệch về thu nhập giữa những việc làm trong khu vực “hiện đại “ và “truyền thống”  Cầu về giáo dục sẽ tỉ lệ ngịch với những chi phí trực tiếp của cá nhân và gia đình cho việc đi học  Tỉ lệ nghịch với chi phí gián tiếp hoặc “ thu nhập phải từ bỏ “ do việc đi học. Bên cạnh các nhân tố kinh tế nêu trên ,một số nhân tố phi kinh tế cũng ảnh hưởng tới cầu về giáo dục (truyền thống văn hóa,học vấn của cha mẹ, quy mô gia đình …).ở các nước đang phát triển khoảng cách chênh lệch giữa chi phí xã hội và chí phí cá nhân ngày càng lớn sẽ lại kích thích cầu về giáo dục cấp cao lớn hơn so với cầu về giáo dục ở các cấp học thấp. Tuy nhiên khả năng tạo việc làm mới không theo kịp với tốc đọ mở rộng giáo dục ,thậm chí sẽ giảm đi vì thiếu nguồn tài chính.Sự chênh lệch giữu lợi ích và chí phí cảu xã hội so với cá nhân sẽ dẫn đến sử dụng sai các nguồn lực đầu tư cho phát triển.Việc sử dụng sai các nguồn lực sẽ tiếp tục tăng thêm nếu như nhà nước không có sự điều chỉnh chính sách thích hợp về tiền lương ,việc làm và chính sách giáo dục . Việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có thể bị sử dụng sai và do ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế trong hai trường hợp sau:  Nguồn lao động được đào tạo vượt quá khả năng thu hút của việc làm trong nền kinh tế .Những người có học vấn cao thường làm những công việc không cần tới mức học vấn đó và do đó những người có mức học vấn phù hợp với việc làm thì lại bị thất nghiệp khiến cho họ phải tiếp tục học ở bậc học cao hơn để có cơ hội việc làm.  Những người có mức học vấn cao thường nhận việc làm ở khu vực “hiện đại” với thu nhập cao.Trong khi đó những người có mức học vấn vừa phải ngày càng đông sẽ làm tăng nhanh đội ngũ những người thất nghiệp hoặc phải làm những việc ở khu vực “truyền thống “ với mức thu nhập thấp và không tương xứng với mức độ học vấn mà họ nhận được.sự phân cực và bất bình đẳng về thu nhập này phản ánh việc sử dụng sai nguồi nhân lực có học vấn –nguồn lực được coi là có giá trị nhất trong sự phát triển. 10 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không Những dịch chuyển về cung cầu trong giáo dục do đổi mới kinh tế: Dịch chuyển về cung :  Chất lượng giáo dục được cải thiện  Vai trò của khu vực tư nhân tăng lên Dịch chuyển về cầu :  Chi phí đi học cao hơn  Mức thu nhập của hộ gia đình được nâng cao  Cơ hội việc làm và tiền công cao hơn 2. Vai trò của giáo dục đới với tăng trưởng và phát triển kinh tế: 2.1. Giáo dục và tăng năng suất lao động ,tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới về mức tích lũy vốn nhân lực nhằm tạo ra tăng trưởng đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng năng suất lao động .Trên thực tế xuất phát từ mô hình tăng trưởng sủ dụng hiệu quả nguồn nhân lực kết hợp với đầu tư bổ sung nguồn vốn vật chất ,các nước Đông Á tăng trưởng nhanh đã đầu tư rất nhiều vào phát triển giáo dục .Việc tăng trưởng đầu tư cho giáo dục ,đặc biệt là giáo dục ở châu á trong những năm 1970 đã làm tăng năng suất lao động tăng từ 10.5% đến 23.2% Theo tính toán của ngân hàng thế giới bằng phương pháp hàm thu nhập ,tỷ suất lợi nhuận của đầu tư giáo dục rất cao ở những nước có thu nhập vừa và thấp. Hầu hết ở các nước chưa phổ cập giáo dục thì tỷ suất lợi nhuận của đầu tư giáo dục tiểu học là cao nhất sau đó là giáo dục trung học và đại học.Đối với các nước đã phổ cập giáo dục tiểu học thì tỷ suấy lợi nhậu của đầu tư giáo dục trung học cao hơn tiểu học. 11 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không Bảng tỷ suất đầu tư cho giáo dục của VIỆT NAM so với các nước khác: Hình 3: Chi cho giáo dục, đào tạo tổng chi tiêu công của Việt Nam với một số nước, khu vực (%) Theo phân tích trong báo tài chính cho thấy: Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều . Năm 2015, tổng nguồn NSNN dành cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN. Chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 là 184.070 tỷ đồng. Theo đó, dự toán chi từ ngân sách địa phương (NSĐP) là 152.000 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương; chi từ ngân sách trung ương (NSTW) là 32.070 tỷ đồng. Trong tổng chi từ NSTW 32.017 tỷ đồng, cũng bố trí 10.398 tỷ đồng hỗ trợ hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc các bộ, cơ quan trung ương. Chi đầu 12 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không tư phát triển giáo dục, đào tạo năm 2015 là 33.756 tỷ đồng; trong đó, chi của NSTW là 14.096 tỷ đồng; chi NSĐP là 19.660 tỷ đồng. So với các nước, trong khu vực, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên GDP của Việt Nam cao hơn hẳn nhiều nước, thậm chí so với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, chẳng hạn như Singapore (3,2% năm 2010), Malaysia (5,1%), Thái Lan (3,8%), Hàn Quốc (5,2% năm 2011), Hồng Kông (3,5%). Cũng theo những kết quả nghiên cứu đánh giá của ngân hàng thế giới đối với các nước về mối quan hệ giữa phát triển giáo dục phổ thông với tăng mức thu nhập bình quân đầu người trên thực tế và mức tăng trưởng kinh tế thì giáo dục phổ thông có vai rò quan trọng nhất đối với mức tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế .Các nước Đông Á tăng trưởng nhanh hơn các nước Mỹ la tinh có tới 34% do đóng góp của mức đầu tư vốn vật chất và 38% là do số lượng học sinh ở bậc tiểu học cao hơn. 2.2. Giáo dục và việc làm Sản xuất phát triển dẫn tới kết cấu sản xuất và kết cấu thị trường lao động thay đổi theo hướng lao động trí tuệ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường lao động .Do đó ,nhu cầu phát triển kinh tế nảy sinh 2 yêu cầu đối với giáo dục là:  Cung cấp nguồn nhân lực có khả năng làm quen và thích ứng các kĩ năng mới chứ không phải là cung cấp một tổng thể cấc kĩ năng kĩ thuật họ sẽ sử dụng trong suốt quá trình lao động  Tạo ra khả năng liên thông trong mở rộng ,phát triển vốn kiến thức. Do yêu cầu về trình độ và kĩ năng đối với phần lớn người lao động ngày càng cao dẫn đến việc đòi hỏi những thay đổi tương ứng trong quá trình đào tạo ở các trường THPT .Một trong những vấn đề cơ bản nhất của giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu này là phải tập trung vào các nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động.Điều này có nghĩa là kiến thức khoa học được truyền đạt trong nhà trường phải được gắn bó chặt chẽ với kiến thức khoa học được sử dụng tại nơi làm việc. Những thay đổi lớn về kết cấu kinh tế ,các ngành công nghiệp và thị trường lao động quốc tế dẫn đến yêu cầu phát triển kiến thức nhanh chóng cũng như sự linh hoạt và di chuyển nghề nghiệp đối với từng cá nhân.sSự tích lũy kiến thức và tiến trình phát triển 13 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không công nghệ làm cho cá nhân người lao động linh hoạt hơn trong việc thích ứng với nghề nghiệp mới.Do đó năng lực và kĩ năng lao động tổng hợp là một trong những điều kiện cần thiết để người lao động thành công ở nơi làm việc hiện nay. Hình 4: Biểu đồ thể hiện nhu cầu tuyển dụng lao động Lao động chưa qua đào tạo chiếm (27,23%): Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành nghề như: Dịch vụ phục vụ, Kinh doanh – Bán hàng, Dệt may – Giày da, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, …ở các vị trí lao động mang tính chất thời vụ - bán thời gian: nhân viên phục vụ nhà hàng – phụ bếp, giao hàng nhanh, nhân viên đóng gói sản phẩm, giữ kho, bán hàng… + Sơ cấp nghề - CNKT: chiếm 19,72% nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như Cơ khí – Tự động hóa, Dệt may – Giày da, Dịch vụ phục vụ, Kinh doanh – Bán hàng, … + Trung cấp (CN-TCN): chiếm 25,29% nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như Kinh doanh – Bán hàng, Kinh doanh tài sản - Bất động sản, Cơ khí tự động hóa, Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng, Công nghệ thông tin, … + Cao đẳng – Đại học – Trên Đại học chiếm 27,76% tuyển dụng nhiều ở các nhóm ngành như: Kế toán – Kiểm toán, Kinh doanh - Bán hàng, Công nghệ Thông tin, Cơ khí – Tự động hóa, Quản lý điều hành, Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng, Hành chính văn phòng, … 14 Kinh tế bùng nổ - giáo dục lột xác phải hay không (Theo phân tích thị trường lao động và dự báo nhu cầu nhân lực 2017 tại HCM) Sau số liệu trên cho thấy nhu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng tập trung vào lực lượng lao động được đào tạo rất cao so với lực lượng lao động chưa qua đào tạo .Nên ta có thể kết luận giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến tìm kiếm việc làm của mỗi người ,không có giáo dục và đào tạo tay nghề thì sẽ không tìm kiếm được việc làm . 2.3. Giáo dục với thị trường sức lao động Những cải cách kinh tế ,hợp nhất của nền kinh tế thế giới,sự phát triển của công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) đã tác động mạnh mẽ đến thị trường lao dộng và giáo dục.Mức tích lũy kiến thức mới và tiến hành công nghệ đã làm tăng khả năng thay đỏi nghề nghiệp ở mỗi cá nhân.công việc ngày càng tách dần khỏi quy trình sản xuất vật chất cụ thể,lao động ngày càng trở nên trừu tượng hơn và lao động tay chân ít sử dụng hơn.Điều này đã tác động mạnh mẽ đến thị trường dức lao động và công tác giáo dục về hai phương diện:  Thứ nhất : giáo dục phải được thiết kế sao cho người lao động có điều kiện làm quen và thích ứng được với những kĩ năng mới,sáng tạo chứ không phải với một tổng thể các kĩ năng kĩ thuật mà họ sử dụng trong suốt thời gian làm việc của mình.Muốn thực hiện điều này,đòi hỏi phải nâng cao tầm quan trọng của các kiến thức cơ bản mà họ học được ở trường phổ thông.  Thứ hai:các hệ thống nhất là giáo dục đại học và sau đại học phải được hỗ trợ cho người lao động tiếp tục mở rộng kiến thức bằng việc học thường xuyên ,học suốt đời. Như vậy ,với sự thay đổi của sản xuất và thị trường lao động ,sự khác biệt về vai trò của các cấp giáo dục trở nên rõ rệt hơn.Giáo dục tiểu học và trung học tập trung vào các kĩ năng cơ bản chung như :Ngôn ngữ ,các môn xa hội,toán và đần dần thêm các môn kỹ năng giao tiếp cũng như phát triển những nhận thức cần biết khi đi làm.Những kỹ năng này sẽ tạo nền tảng cho giáo dục và đào tạo tiếp theo ;giáo dục trung học và dạy nghề ngày nay trở nên phổ thông hơn.Giao dục và đào tiếp theo sẽ cho học sinh làm quen với kĩ năng học thuật và kĩ thuật ở các trường đại học và trường dạy nghề. Do sự phát triển của khoa học và công nghệ ,nhu cầu của xã hội đối với lao động có trình độ cao đang tang theo thời gian đã làm cho mức lương tương đối tăng nghiêng về 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng