Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm xây dựng thư viện trong trường học...

Tài liệu Kinh nghiệm xây dựng thư viện trong trường học

.DOC
12
96
78

Mô tả:

-1- I/ ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯ VIỆN XUẤT SẮC II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1/ Lý do chọn đề tài: - Sách là kho tàng tri thức “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa Cộng sản” (V.I.Lê nin). - Trong xã hội chúng ta ngày nay đòi hỏi con người cần phải tìm tòi học hỏi, học để nâng cao sự hiểu biết về văn hoá dân tộc, hiểu biết về loài người trong quá trình phát triển, hiểu biết về khoa học xã hội, hiểu biết về sự phát triển của xã hội, con người... Tất cả đều được xã hội, con người, các bật tiền bối, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn học, lịch sử... đúc kết và in ấn thành sách. - Một học sinh muốn hiểu biết nhiều, học giỏi cần phải tiếp nhận những giá trị văn hoá qua từ sách được truyền đến. Đây là quá trình cá nhân được xã hội hoá một cách tự giác, có chủ định tức là học tập, tiếp thu giáo dục của nhà trường, gia đình, các tổ chức xã khác... Người gởi là những thế hệ trước, họ chọn lọc và lưu truyền lại qua sách vở. Đó là những giá trị văn hoá dân tộc, của nhân loại để chuyển lại cho thế hệ sau, lựa chọn phương tiện... Để đối tượng được gởi tiếp thu và thừa nhận những giá trị đó có ý nghĩa đối với bản thân và tiếp thu chúng một cách tích cực. - Một xã hội muốn phát triển bền vững và đi lên thì phải lấy giáo dục làm hàng đầu, mà muốn có nền giáo dục phát triển, đào tạo con người toàn diện, có khả năng suy luận cao, hiểu biết nhiều lĩnh vực, chúng ta phải xây dựng thư viện đạt chuẩn và trên chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo, vì thư viện là một kho tàng tri thức. - Nhiệm vụ của cán bộ thư viện là có kế hoạch vận động mọi nguồn vốn để xây dựng một thư viện trường học đạt chuẩn và trên chuẩn, nhằm để tuyên truyền, giới thiệu, phục vụ cho giáo viên, học sinh tìm hiểu về sách, đọc và nghiên cứu càng nhiều về sách là điều quan tâm và trách nhiệm. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài nầy. 2/ Phạm vi và thời gian thực hiện: a/ Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại thư viên trường tiểu học Phan Thanh, xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. b/ Thơi gian: Từ ngày 5/9/2010 đến ngày31/5/2011 III/CƠ SỞ LÝ LUẬN - Trường tiểu học Phan Thanh luôn chú trọng và quan tâm đặc biệt đến trung tâm văn hoá của nhà trường, vạch ra kế hoạch vận động nguồn vốn bổ sung tài liệu sách báo dồi dào, tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh hiểu được giá trị của sách trong vấn đề học tập. - Qua nhiều năm làm công tác thư viện tôi đã đúc kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn, trên chuẩn và công tác phục vụ bạn đọc, làm thế nào để có một thư viện quy mô, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, sách, báo đa dạng phong phú, để lôi cuốn giáo viên và học sinh trường luôn luôn đến thư viện tìm hiểu sách và đọc được nhiều, giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao kiến thức trong giảng dạy và học tập. -2- IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Trường tiểu học Phan Thanh nằm trên địa bàn xã Tam Thăng, là xã vùng đất cát, đời sống nhân dân thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên đa số ở xa đến, đội ngũ học sinh đều là con của nông dân, đời sống tinh thần còn nhiều hạn chế. Với điều kiện của trường như vậy, năm học 2004 – 2005 lãnh đạo nhà trường tập trung đầu tư xây dựng thư viện Tiên Tiến và đã được cấp trên công nhận. Để phát triển thư viện lên một bước nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Năm học 2010 – 2011 cán bộ thư viện tham mưu với lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch đăng ký xây dựng thư viên xuất sắc. V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1/ Thực trạng - Năm học 2004 - 2005 trường được cấp trên công nhận thư viện Tiên tiến, nguồn sách báo được bổ sung đạt tiêu chuẩn. Tuy vậy, nhưng nguồn sách báo cũng chưa đảm bảo phục vụ dạy và học. cơ sở vật chất còn đơn sơ, phòng ốc còn chật hẹp. Từ thực tế của nhà trường, với ý thức trách nhiệm của người cán bộ thư viện, vào đầu năm 2010 – 2011 tôi lập kế hoạch xây dựng tư viện xuất sắc cụ thể trình lãnh đạo nhà trường, nhằm nâng thư viện lên một bước nữa để đáp ứng với nhu cầu phát triển giáo dục của xã hội ngày nay. 2/ Các biện pháp thực hiện: Một là: - Qua thực trạng của thư viện hiện nay, cán bộ thư viện có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo nhà trường, lập kế hoạch xây dựng thư viện xuất sắc cụ thể. Trong tháng 9/2010 triển khai kế hoạch và tiêu chí thư viện xuất sắc trong hội đồng sư phạm, từ đó đề ra chương trình hành động, hội đồng sư phạm thảo luận sôi nổi, đi đến thống nhất kế hoạch và phương án xây dựng thư viện xuất sắc. - Cán bộ thư viện lập thủ tục trình lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, đề ra kế hoạch huy động vốn bằng nhiều biện pháp cụ thể như: Hội cha mẹ học sinh 15.000.000đ (mười lăm triệu), tinh thần hiến sách của giáo viên 20.000đ / người, học sinh mỗi em 3.000đ (ba ngàn), ngân sách nhà nước 35.000.000đ (ba lăm triệu). - Thành lập tủ sách giáo khoa dùng chung đảm bảo cho 100% học sinh và giáo viên có sách giảng dạy và học tập, dự trù bổ sung 1600 bản. Kế hoạch cụ thể: Tham mưu với UBND xã cùng Hội Khuyến học xã quyên góp khoản 800 bản; Kết nghĩa với trường tiểu học Nguyễn Bĩnh Khiêm TP. Hồ Chí Minh xin 300 bản; Tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục TP. Tam Kỳ xin hổ trợ 200 bản; Liên hệ với Hội bảo trợ trẻ em tỉnh Quang Nam xin hổ trợ 300 bản. - Tủ sách Nghiệp vụ đạt 1 bộ /1 giáo viên và lưu tại kho mỗi đầu sách 3 bản. - Tủ sách Tham khảo đọc thêm cần bổ sung 2000 bản (kể cả sách Kim Đồng) phải đạt 6 bản/ 1 học sinh - Báo, tạp chí phải đầy đủ báo Ngành, báo Đảng, Báo Địa phương, báo Phụ nữ, báo Thiếu niên, báo Nhi Đồng, Toán học tuổi trẻ, tạp chí Giáo dục. - Thiết bị dạy học bổ sung đảm bảo 1 bộ/ 1 lớp. -3- Hai là: - Tăng cường công tác đầu tư cơ sở vật chất, đóng mới 2 tủ trưng bày và giới thiệu sách, bổ sung 20 ghế INOS, lắp 2 máy vi tính và nối mạng, trang bị bộ nghe nhìn ở phòng đọc học sinh Ba là : - Tất cả tài liệu nhập về phải được xử lý nghiệp vụ cập nhật và quản lý trên máy vi tính, hồ sơ sổ sách đầy đủ, làm thêm 1 bản nội quy phòng đọc học sinh, làm 2 biểu đồ phát triển kho sách và phát triển bạn đọc, có tủ mục lục và hướng dẫn sử dụng mục lục, biên soạn 4 thư mục, có lịch phục vụ bạn đọc, có kế hoạch tuần tháng cụ thể. - Trong quá trình thực hiện xuyên suốt, cán bộ thư viện nắm băt tình hình thực tế của thư viện, phân công cụ thể từng thành viên trong tổ tham gia xử lý nghiệp vụ. Cụ thể: Nhân viên y tế, tổng phụ trách, giáo viên chuyên, các thành viên trong tổ cộng tác viên... - Trong thời gian xây dựng thư viện xuất sắc, cán bộ thư viện thường xuyên đến các trường trọng điểm trong thành phố đã đạt trên chuẩn để học hỏi và rút kinh về xây dựng thư viện của trường, nhờ đó mà mức độ xử lý nhanh, đạt hiệu quả cao... Bốn là: - Cán bộ thư viện lập tờ trinh, trinh lãnh đạo ký quyết định thành lập tổ công tác viện thư viện gồm có 34 người (giáo viên và học sinh), thầy Phó hiệu trưởng làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác thư viện. - Phục vụ bạn đọc 8 buổi/ tuần - Lập kế hoạch giới thiệu sách đến UBND xã, các ban ngành xung quanh xã mở rộng đối tượng phục vụ bạn đọc ra ngoài nhà trường - Tuyên truyền giới thiệu sách chào mừng các ngày lễ lớn, giói thiệu sách qua mạng, chào cờ đầu tuần, giới thiệu trực quan, - Tổ chức hội thi kể chuyện theo sách, kể chuyện Đạo đức Bác Hồ Năm là: - Tất cả tài liệu nhập vào kho phải xử lý nghiệp vụ theo đúng quy định, thiết lập hồ sơ sổ sách đầy đủ, tài sản được quản lý bằng máy vi tính, kiểm kê thanh lý kịp thời, thường xuyên tu bổ, hạn chế hư hỏng, thất lạc. VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1/ sách, báo, tạp chí: *Thành lập tủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh - Tham mưu với lãnh đạo UBND xã Tam Thăng, kết hợp với hội Khuyến học xã quyên góp được: 754 bản trị giá 4.837.100đ; - Kết nghĩa với trường tiểu học Nguyễn Bĩnh Khiêm thành phố Hồ Chí Minh, được trường tặng 241 bản trị giá 1.952.800đ; - Được sự quan tâm của Hội bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam hổ trợ 1225 bản trị gái 11.651.900đồng (trong đó có 300 bản sách giáo khoa); - Tham mưu với Phòng giáo dục thành phổ Tam Kỳ xin được 228 bản trị giá 2.185.400 đồng; - Đầu năm học 2010 -2011 mua được 124 bản trị giá 967.000 đồng (kinh phí ngân sách Nhà nước). -4- - Tủ sách giáo khoa hiện nay có 2070 bản, đảm bảo cho 100% giáo viên và học sinh có sách giảng dạy và học tập. *Tủ sách Nghiệp vụ: - Tủ sách Nghiệp vụ có 694 bản (Đầu năm học nhà trường bổ sung 178 bản trị giá 1.680.900 đồng) *Tủ sách tham khảo đọc thêm: - Sách tham khảo đọc thêm tăng cường tham mưu với lãnh đạo nhà trường, vận động học sinh hiến sách 3.000đông /1 học sinh được 1.250.000đồng, Hội bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam hổ trợ cùng với kinh phí nhà trường bổ sung được 1969 bản trị giá 31.000.000 đồng. - Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo đăng ký mua đầy đủ các loại báo, tạp chí như báo Giáo dục&thời đại, báo Thiếu niên Tiền phong, báo Nhi đồng, tạp chí giáo dục... trị giá 600.000đồng / quý (riêng báo Nhân dân và báo Quảng Nam được UBND xã hổ trợ thường xuyên) - Bổ sung thiết bị dạy học: Mỗi khối 2 bộ trị giá 20.000.000đồng 2/ cơ sở vật chất: - Tăng cường công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phòng ốc khang trang, bổ sung tủ trưng bày sách 2 chiếc trị giá 3.400.000đồng gồm: Tủ trưng bày sách Đạo Đức Hồ Chí Minh; Tủ sách Pháp luật; - Bàn đọc giáo viên bổ sung 20 ghế INOS trị giá 4.000.000đồng; - Phòng đọc giáo viên được trang bị 2 máy vi tính nối mạng dùng cho giáo viên tra cứu và học sinh giải toán trên mạng trị giá 12.000.000đồng - Phòng đọc học sinh được trang bị bộ phương tiện nghe nhìn đầy đủ phục vụ cho học sinh trong các giờ ngoại khoá trị giá 5.000.000đồng 3/ công tác nghiệp vụ: - Tất cả tài liệu nhập vào thư viện được mô tả, xử lý nghiệp vụ cập nhật, quản lý bằng máy vi tính, Hồ sơ sổ sách đầy đủ theo quy định. Trang bị đầy đủ bảng hướng dẫn, nội quy thư viện, biểu đồ phát triển kho sách và biểu đồ phát triển bạn đọc trị gia 360.000 đồng, biên soạn 4 thư mục phục vụ cho học tập và giảng dạy, có lịch phục vụ bạn đọc, có kế hoạch tuần, tháng cụ thể. 4/ Tổ chức hoạt động: - Là một thư viện trường học, thư viện được mở của phục vụ giáo viên - học sinh 8 buổi / tuần, đây là trung tâm văn hoá của nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên. Công tác phục vụ bạn đọc được coi là công tác quan trọng nhất của thư viện, bởi vì thông qua công tác này vốn tài liệu và nguồn lực thông tin quý giá của thư viện mới được sử dụng có hiệu quả, phát huy được tác dụng trong sự nghiệp phát triển giáo dục. * Mở rộng đối tượng bạn đọc: Hội khuyến nông, khuyến lâm, những người làm công tác thông tin văn hoá xã... nhằm giới thiệu đến họ những tài liệu của thư viện và phực vụ mở rộng đến mọi người. Kết quả ban kinh tế và Bí thư chi đoàn xã tam Thăng thường xuyên đên mượn. số sách mượn: 25 bản sách / tháng -5- * Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc: Mở rộng phòng đọc giáo viên - học sinh đọc tại chỗ, mượn về nhà theo lớp. Hướng dẫn cho bạn đọc cách chọn tài liệu, tìm tài liệu tại thư viện, nhằm giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu dễ dàng và chính xác. Giới thiệu về nội quy thư viện, cách sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên thông qua bảng phân loại. * Sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu tài liệu: Giới thiệu trực quan bằng tủ giới thiệu sách cho một số đề tài như “Đạo Đức Hồ Chí Minh”, “sách tra cứu”, “sách pháp luật” bạn đọc có thể rút ra xem tại chỗ; hoặc in pa nô những tên sách hấp dẫn nhằm tác động đến thị giác bạn đọc. Ngoài công tác mở cửa phục vụ bạn đọc hằng ngày tại phong đọc, thư viện còn tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu, triển lãm sách nhân các ngày lễ lớn qua nhiều tác phẩm như “Phan Thanh anh là ai?” nhân ngày 20 tháng 11 năm 2010 được 469 người nghe; Kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Tác phẩm “Cuộc chiến quyết tử”; Kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước tác phẩm “Anh hùng Nguyễn Quang Vinh và con đường huyền thoại trên biển”... Ngoài ra còn tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt ngoại khoá, chào cờ đầu tuần... * Tác dụng của công tác tuyên truyền: - Song song với công tác giảng dạy của giáo viên trong các buổi lên lớp, cán bộ thư viện cố gắng nổ lực tìm mọi biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo đến từng lớp, từng học sinh như mang sách đến lớp cho lớp trưởng mượn phân phát cho học sinh lớp mình, giới thiệu sách hay sách mới trên bảng... Do đó sự phát triển bạn đọc, mức độ đọc và số lượng bạn đọc của thư viện ngày càng tăng nhanh. -6- Theo thông kê từ đầu năm học 2010-2011 đến nay số lượng bạn đọc tham gia đọc sách đạt 100%, học sinh đạt 100%. Hiện nay trung bình mỗi tháng có khoảng 434 học sinh đến thư viện đọc sách và mượn về lớp. Học sinh đọc sách tại phòng đọc Cán bộ thư viện hướng dẫn bạn đọc tại phòng đọc -7- - Điều này cần nhấn mạnh là mỗi năm thư viện mở cửa 240 ngày để phục vụ bạn đọc. Đây là biểu hiện cụ thể và sinh động với tinh thần “ Tất cả vì bạn đọc” - Với điều kiện khó khăn ở vùng nông thôn, tư liệu sách báo có hạn, tinh thần học tập tìm tòi của học sinh còn nhiều hạn chế. để klhắc phục khó khăn đó, thực hiện tốt phương châm “ Sách đi tìm người” thư viện đi đến từng lớp học tuyên truyền tác dụng của sách báo, giới thiệu cho các em hiểu về tác dụng của sách, như đưa ra các câu khẩu hiệu của các bậc tiền bối nhắc nhở chúng ta: “Siêng xem sách và xem được nhiều sách là một điều rất quý” của Hồ Chí Minh; hoặc “ Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ” của (M. Xê-Clê-Ca) ...động viên học sinh đến với thư viện. Từ đó tôi chọn tất cả những quyển sách hay phù hợp với từng khối lớp để giới thiệu với các em tím đọc. - Tuyên truyền giới thiệu sách dưới cờ mỗi tháng một lần Giới thiệu sách trực quan: Đây là hình thức trưng bày trực tiếp tập trung và tác động vào thị giác bạn đọc gây hứng thú đọc sách theo một hương nhất định. - đọc to nghe chung trong các buổi phát thanh măng non do Đội tổ chức, ở phòng đọc trong giờ giải lao, nhằm tuyên truyền các tác phẩm văn học, truyện cổ tích, những mẫu chuyện hay mang tính giáo dục, giúp học sinh lưu ý đến cách đọc tốt hơn. - Tổ chức thi kể chuyện theo sách, kể chuyện Bác Hồ, nhằm tuyên truyền giới thiệu sách, gây thói quen đọc sách ở học sinh. Kết quả 1 học sinh đạt giả ba cấp thành phố năm học 2010 -2011. Hội thi kể chuyện theo sách 2010 -2011 -8- - Trên cơ sở tài liệu sẵn có, tôi lên lịch phục vụ hằng ngày trình lãnh đạo duyệt và thông qua giáo viên chủ nhiệm. Từ đó tôi bắt tay vào công tác phục vụ bạn đọc. - Đối với học sinh khối 1, 2, 3 tôi trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm ký mượn theo số lượng học sinh lớp mình, mỗi em một quyển, hướng dẫn cho các em đọc sách và đọc xong đổi cho các bạn trong lớp, đổi theo vòng tròn của danh sách lớp và đọc xong đổi cho các bạn trong lớp, đổi theo vòng tròn của danh sách lớp, cứ em số 1 đọc xong trao cho em số 2... cứ như thế tiếp tục trao cho đén em cuối cùng. Cứ như thế mà vòng quay của quyển sách luân chuyển theo từng ngày. * Đối với lớp 4, 5 em lớp trưởng trực tiếp đến thư viện mượn về phát cho học sinh lớp mình thông qua giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng lập danh sách lớp, quản lý sổ sách học sinh đã mượn và tiếp tục trao cho nhau theo vòng tròn của danh sách lớp mình. - Qua quá trình nghiên cứu đã đúc kết và áp dụng các kinh nghiệm trong công tác xây dựng thư viện và phục vụ bạn đọc của thư viện trường tiểu học Phan Thanh, cộng với sự nổ lực của cán bộ phụ trách thư viện, cùng với sự quan tâm chiếu cố của lãnh đạo nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm 18 lớp, với lòng ham mê đọc sách cảu 434 học sinh toàn trường đã đem lại cho trường một thành tích khả quan, qua nhiều lần kiểm tra từng lớp bước đầu học sinh lớp 1 chỉ biết xem tranh và đánh vần ê, a, đến nay các em đã đọc được một cách đơn thuần, mà các em còn kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe... - Trong công tác phục vụ bạn đọc, không những các em đọc được nhiều sách mà còn giúp cho các em hiểu nhiều về các sự việc thường xảy ra hằng ngày trên trái đất để phòng ngừa như “Thảm hoạ” do trời gây ra và cách phong ngừa. Ngoài ra đọc sách còn giúp cho học sinh biết nhiều về các câu chuyện hay, rèn luyện được cách đọc để thi kể chuyện hằng năm do cấp trên tổ chức. Trong suốt năm học 2010-2011 trường tiểu học Phan Thanh liên tục mở cửa phục vụ hàng chục ngàn lượt học sinh và giáo viên đến mượn sách và đọc sách. Đây là món ăn tinh thần vô cùng quý giá, cung cấp cho học sinh trường một phần kiến thức nhằm giúp các em nâng cao sự hiểu biết trong học tập và lao động. - Tổng hợp bạn đọc: Giáo viên mượn về nhà: TT loại sách Số sách mượn Tỷ lệ 1 Tham khảo 648 bản 100% 2 Nghiệp vụ + giáo khoa 708 bản 100% Học sinh mượn về nhà: TT Khối lớp 1 Khối I 2 Khối II 3 Khối III 4 Khối IV 5 Khối V Sĩ số HS 80 89 89 90 86 Số sách mượn 331 bản 359 bản 426 bản 535 bản 315 bản Tỷ lệ 100% 100% 100% 100% 100% -9- Học sinh mượn sách giáo khoa: TT Khối lớp Số HS mượn 1 Khôi I 30 2 Khhói II 45 3 Khối III 37 4 Khối IV 41 5 Khối V 25 Số sách mượn 180 bản 270 bản 222 bản 369 bản 225 bản Tỷ lệ 37,5% 50.5% 41.5% 45.5% 52.3% - Ngoài những kinh nghiệm của bản thân tôi còn đến các trường trọng điểm ở thành phố để học hỏi như: Trường Nguyễn Du, trường Trần Quốc Toản TP.Tam Kỳ, 5/ Quản lý thư viện: - Thiết lập đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, tất cả tài sản được quản lý bằng máy vi tính, hằng năm có tổ chức kiểm kê thanh lý kịp thời, thường xuyên tu bổ đóng gáy những sách hư, bảo quản tốt. VII/ KẾT LUẬN: Đánh giá thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng thư viện xuất sắc theo QĐ01/2003/QĐ-BGD&ĐT: 1/ Tiêu chuẩn: + Sách giáo khoa: 100% Học sinh và giáo viên có sách giáo khoa học tập và giảng dạy, riêng học sinh nghèo mượn 1266 bản. + Sách tham khảo đọc thêm: có 5043 bản đạt 10,6 bản/ 1 học sinh, (Trong đó: sách Kim Đồng có 2484 bản, sách nâng cao 340 bản, sách từ điển tra cứu đạt 3 bản/1 đầu sách...) + Sách Nghiệp vụ: có 694 bản (558 bản sách HDGD và văn bản chỉ đạo mỗi bộ 3 bản) + Báo, tạp chí có 8 loại. * Đánh giá tiêu chuẩn 1: Đạt 2/ Tiêu chuẩn 2: Có cơ sở vật chất đầy đủ, đúng quy cách, * Đánh giá tiêu chuẩn 2: Đạt 3/ Tiêu chuẩn 3: Nghiệp vụ thư viện Tất cả sách báo nhập vào kho được đăng ký, mô tả, phân loại, cập nhật và quản lý bằng máy vi tính. Sắp xếp đúng theo nghiệp vụ thư viện, có đầy đủ nội quy, bảng hướng dẫn sử dụng thư viện,... Biên soạn được 4 thư mục phục vụ chủ đề: Pháp luật, Học tập Đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao Tiếng Việt, nâng cao Toán phục vụ giảng dạy và học tập * Đánh giá tiêu chuẩn 3: Đạt 4/ Tiêu chẩn 4: Tổ chức và hoạt động Cán bộ thư viện nhiệt tình, năng nổ. Xây dựng kế hoạch cụ thể. Có tổ cộng tác viên nhiệt tình. Phong trào đọc sách đều khắp trong giáo viên và học sinh. Mở rộng đối tượng bạn đọc ngoài nhà trường. Thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu sách qua mạng, dưới cờ, trực quan... * Tiêu chuẩn 4 đạt - 10 - 5/ Tiêu chuẩn 5: Quản lý thư viện Có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, hằng năm có kiểm kê thanh lý kịp thời. Thường xuyên tu bổ và bảo quản tài sản thư viện tốt. * Tiêu chuẩn 5 đạt. Đây là một kinh nghiệm thực tiển của công tác thư viện, áp dụng cho trường tiểu học Phan Thanh qua một năm nghiên cứu xây dựng và phục vụ, đến nay thư viện đã xây dựng đầy đủ tài liệu sách báo, cơ sở vật chất đầy đủ, có nhiều hình thức hoạt động phong phú, được phòng giáo dục và đào tạo thành phố Tam Kỳ kiểm tra và công nhận thư viện xuất sắc ngày 5 tháng 4 năm 2011. Qua một năm chắc lọc và thực hiện tôi đúc kết được kinh nghiệm trên đây, kính mong hội đồng kiểm đóng góp ý kiến để kinh nghiệm hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn - 11 - - 12 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất