Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc nhằm gây hứng thú cho học sinh k...

Tài liệu Kinh nghiệm vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học phần khí hậu việt nam địa lí lớp 8

.DOC
15
161
144

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀ ÂM NHẠC NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC PHẦN KHÍ HẬU VIỆT NAM - ĐỊA LÝ LỚP 8 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhài Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Thọ Phú SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý 1 MỤC LỤC Mục 1 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 2 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 3. 3.1. 3.2. Nội dung Mở đầu Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung sáng kiến Cơ sở lí luận của sáng kiến Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Các giải pháp đã giải quyết vấn đề Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Kết luận, kiến nghị Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Trang 1 1 1 3 3 3 3 3 5 11 12 12 12 2 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Nói về phương pháp giáo dục nói chung và dạy học nói riêng đã có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học, nhưng Anh XTanh cho rằng “ Điều tồi tệ nhất đối với tôi là môi trường làm việc với phương pháp cưỡng bức, dọa nạt, quyền uy, giả tạo. Cách cư xử đó làm hỏng đi tình cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh”. [4] Vì thế trong dạy học làm sao việc truyền thụ để học sinh tiếp nhận kiến kiến thức như một “món quà” có giá trị. Vấn đề đặt ra phải có không khí học tập sôi nổi hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Cho nên việc lựa chọn các phương pháp dạy, việc lồng ghép nội dung kiến thức và vận dụng những hình ảnh , ngôn từ mang sắc thái biểu cảm khác nhau để kiến thức được khắc sâu dễ nhớ, dễ hiểu là hết sức quan trọng. Luật giáo dục 2005, điều 28.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đẹp đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. [6]. Trong xu thế đổi mới của đất nước hiện nay, đổi mới giáo dục bắt đầu đổi mới từ cách dạy của thầy và cách học của trò, các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tiếp cận năng lực giúp cả người dạy và học phải tích cực chủ động tìm tòi nghiên cứu khám phá trải nghiệm thực tế mới mang lại hiệu quả cao. Vì thế, bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống, có thể sử dụng nhiều phương pháp, cách thức và tư liệu khác nhau để dạy học. Sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc để sinh động hóa các nội dung kiến thức, làm cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ nhớ, dễ hiểu và thêm yêu thích môn học, tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học phần khí hậu Việt Nam (Địa lý lớp 8) ở trường TH&THCS Thọ Phú”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Ở các môn học đổi mới cần phải khai thác phát triển năng lực bộ môn, trong đó có Địa lý. Đối với học sinh trường trung học cơ sở Thọ Phú, việc tiếp cận phương tiện thông tin,vận dụng tư liệu (đài, báo, ti vi, máy chiếu…) còn nhiều hạn chế và bên cạnh các phương pháp, phương tiện dạy học cơ bản như bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật thì việc vận dụng ca dao tục ngữ vào bài giảng Địa lý là một cách làm đa dạng các phương pháp dạy học, tránh được hiện tượng học sinh bị nhàm chán với cách tổ chức lớp học; góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin, làm bài học trở nên gần gũi với cuộc sống; nội dung kiến thức cũng được học sinh nắm bắt nhanh, hiểu sâu và dễ thuộc bài hơn. Việc tìm ra phương pháp, phương tiện và các tư liệu cho phù hợp với quá trình đổi mới môn học, với đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh và khả năng học tập của học sinh để tạo đam mê, hứng thú, khơi gợi tiềm năng còn ẩn chứa trong các học sinh nâng cao chất học được nâng lên.Thông qua việc vận dụng ca dao tục ngữ và âm nhạc vào, học sinh bị lôi cuốn vào tìm hiểu nghiên cứu các tư liệu 3 vận dụng trực tiếp vào bài học nâng cao kiến thức và có thêm nhiều kĩ năng gắn với thực tiễn từ đó tinh thần hứng thú khi tham gia học và chuẩn bị bài tích cực hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu việc vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc đối với 31 học sinh lớp 8 trường TH&THCS Thọ Phú 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh về sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc. Phương pháp thu thập thông tin về sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc của học sinh. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và đánh giá kết quả vận dụng ca dao tục ngữ và âm nhạc. 1.5. Điểm mới của đề tài. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm lần này bên cạnh các phương pháp dạy học tích cực việc sử dụng tư liệu dạy nhằm giúp cho đồng nghiệp vận dụng có hiệu quả vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc tạo hứng thú học cho học sinh ở Trường THCS Thọ Phú. Bản thân tôi muốn vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như giúp cho việc sử dụng các nguồn tư liệu để hình thành khái niệm, biểu tượng gây hứng thú học và nâng cao chất lượng dạy và học tại địa phương cũng như vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh ngày càng tốt hơn. 2. Nội dung sáng kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận sáng kinh nghiệm. Đổi mới giáo dục nước ta hiện nay đổi mới từ chương trình, nội dung, phương pháp dạy học của các cấp học, ngành học chú trọng định hướng hình thành phát triển năng lực cho người học. Để giáo dục học sinh một cách toàn diện kết hợp học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế, gia đình-nhà trường -xã hội ... Trong những đổi mới đó thì đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục mà còn giúp đào tạo một thế hệ học sinh mới có khả năng tư duy sáng tạo, chủ động tích cực trong lĩnh hội tri thức, có năng lực tự giải quyết vấn đề. Mỗi môn học đều có những đặc điểm riêng về nội dung và các nguồn tri thức cũng như về phương pháp dạy và học. Địa lí là môn học có nội dung kiến thức sâu rộng và về tự nhiên và kinh tế xã hội có thể kết hợp với các môn học để làm sinh động hấp dẫn nội dung bài học để làm cụ thể hóa các con số, các khái niệm, biểu tượng thông qua sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc. Ca dao, tục ngữ và âm nhạc gắn bó với mỗi con người Việt nam, từ buổi lọt lòng lớn lên qua lời kể của bà, lời ru của mẹ. Ca dao, tục ngữ là người thầy răn dạy con người đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, yêu lao đông sản xuất, tác động tới tâm lí, tình cảm. Hiểu được ý nghĩa đó, các em hứng thú học, giờ học trở nên sinh động hơn. 4 Ca dao, tục ngữ được ví như “ máu mủ của Tổ quốc”. Ca dao là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian; ca dao như dòng sữa ngọt ngào, trong lành nuôi dưỡng con người từ bao đời nay ca dao luôn gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên khắp đất nước. [1]. Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa có vần điệu lưu hành truyền miệng từ đời này sang đời khác” [1].Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm dân gian mọi mặt tự nhiên, lao động sinh hoạt sản xuất, giải thích của nhân dân có liên quan đến thời tiết, khí hậu. STT Âm nhạc ngôn ngữ sống động mang âm hưởng về mặt tinh thần dễ đi vào lòng người.Vận dụng âm nhạc trong dạy học Địa Lý cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong phương pháp dạy học tích cực. 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kinh nghiệm. 2.2.1. Khái quát về đơn vị. Thọ Phú là xã nằm về phía tây bắc của huyện Triệu Sơn vốn có truyền thống và bề dày lịch sử hiếu học nhưng vốn là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế nhiều gia đình còn khó khăn, nhiều gia đình đi làm ăn xa cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập và rèn luyện của các em. Trường TH&THCS Thọ Phú với bề dày truyền thống dạy và học, có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ở các môn văn hóa : Địa lí, Văn học, Toán… Hệ thống tổ chức đoàn thể nhà trường hoạt động tương đối có hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ và có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức ý thức cho học sinh thông qua các hoạt động học và ngoại khóa về sử dụng thơ, ca và âm nhạc thông qua giờ học Địa lý. 2.2.2. Thực trạng dạy học Địa lý ở trường TH&THCS Thọ Phú. Trước khi tiến hành áp dụng đề tài tôi đã sử dụng phiếu học tập khảo sát thực tế 31 học sinh lớp 8 ở trường về hứng thú khi được tiếp cận ca dao tục ngữ và âm nhạc trọng dạy và học Địa lý như sau. Phiếu thăm dò học tập1 Em hãy lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất bằng cách đánh dấu nhân vào ô trống. Kết quả khảo sát Câu hỏi khảo sát Thỉnh Chưa Thường thoảng từng xuyên 1 Em đã bao giờ được hướng dẫn sử dụng ca dao, tục ngữ vào học Địa lý chưa STT Phiếu thăm dò học tập 2 1 Câu hỏi khảo sát Kết quả khảo sát Rất thích Thích Bình thú thường Khi sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc vào học Địa lý em thấy như thế 5 nào Kết quả phiếu khảo sát 1: Khi được hỏi em đã bao giờ được hướng dẫn sử dụng ca dao, tục ngữ vào học Địa lý chưa có 26/31 em trả lời thỉnh thoảng (83,9%); 5/31 em trả lời chưa từng (16,1%); không có em nào trả lời thường xuyên . Kết quả phiếu khảo sát 2: Khi sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc vào học Địa lý em thấy như thế nào có 1/31 em trả lời rất thích (3,2%); 4/31 em trả lời thích thú (12,9%); 26/31 em trả lời cảm thấy bình thường (83,9%). Qua thực trạng khảo sát dạy và học môn Địa lý ở trường bản thân tôi nhận thấy: Đối với giáo viên: Luôn tìm tòi, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhưng trong khuôn khổ một tiết học, việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc để gây hứng thú cho học sinh trong học Địa lý còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân: phương pháp dạy học chưa phù hợp; kinh nghiệm sống ít, chất lượng cuộc sống của người giáo viên dạy bộ môn ít giờ, mặt khác môn Địa lý không thi vào lớp 10 và nhiều lí do khác dẫn đến khả năng lôi cuốn sự đầu tư của người dạy và học một cách tích cực gặp nhiều khó khăn. Đối với học sinh: Phần lớn học sinh đều yêu thích môn học, có khả năng tư duy, một số học sinh đã có ý thức tìm hiểu vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc trong quá trình học tập nhưng chưa được đồng đều và tích cực. Nguyên nhân: ý thức học của một số học sinh còn hạn chế; các phương tiện và thiết bị dạy học chưa đủ, học sinh chưa chủ động tự giác, tham gia học tập; những học sinh chăm học và chịu khó hơn một chút lại đầu tư vào các môn tự nhiên, các môn thi vào lớp 10; hoàn và đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên ngoài giờ học học sinh còn phụ giúp gia đình làm nhiều việc để lo toan cuộc sống điều đó cũng làm ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị bài và học bài ở nhà của các em. Các em chưa giành thời gian tìm hiểu, chưa thấy và chưa hiểu được thực tiễn cuộc sống hàng ngày và các mối liên hệ giữa tự nhiên, qui luật của thới tiết và khí hậu, giữa lao động sản xuất… lại được lí giải từ sự đúc rút kinh nghiệm từ cuộc sống hàng ngày. Chính vì lẽ đó, bản thân là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý nhiều năm tôi nhận thấy việc truyền thụ kiến thức để học sinh tiếp nhận một cách tự nhiên phải tạo được hứng thú trong mỗi giờ học, phải thực sự lôi cuốn và tạo niềm đam mê để học sinh tích cực, tự giác chủ động từ chỗ ít để ý đến môn Địa lý đến chủ động lĩnh hội tiếp thu kiến thức môn Địa lý thêm yêu thích môn học, tích cực chuẩn bị bài học bài làm cho giờ học trở nên sôi nổi hấp dẫn. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Một số định hướng sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học Địa lý. * Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc trong môn Địa lý. 6 Trước hết, giáo viên vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc làm lời giới thiệu ngay khi mở tạo nên sự lôi cuốn ngay từ ban đầu; sau đó sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc để khắc sâu kiến thức lôi cuốn sự khám phá tìm tòi nội dung kiến thức để học sinh hiểu, nhớ bài học; tiếp đó sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc để kiểm tra đánh giá học sinh qua nội dung kiến thức bài học để củng cố khắc sâu kiến thức từ đó học sinh có thể thuộc bài, nhớ lâu và khắc sâu kiến thức ngay trên lớp. Sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc không chỉ là phương pháp, là ví dụ mà trong quá tình tư duy sẽ gắn kết kiến thức với ngôn ngữ ca dao, tục ngữ và âm nhạc làm tăng hiệu quả của cả người dạy và học, cho bài học trở nên sinh động * Hình thành thói quen biết nghiên cứu tìm hiểu thực tế từ đó xây dựng kĩ năng liên hệ với thực tiễn xung quanh và biết vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc vào cuộc sống. Khả năng liên hệ thực tế cuộc sống vào bài học của các em chưa tốt, trong kho tàng ca dao tục ngữ các em được nghe qua lời kể của bà, lời ru của mẹ mang đậm tình yêu quê hương đất nước rất dễ đi vào lòng người phản ánh trong lao động sản suất, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực hơi dậy khả năng tìm hiểu và vận dụng vào thực tế bài học cụ thể sẽ kích thích trí tò mò, khám phá. Điều đó làm thay đổi thói quen từ thụ động nắm kiến thức sang chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh hình thành tính tự giác tích cực tự khám phá biết liên hệ vận dụng kiến thức có liên quan đến bài học thêm yêu thích môn học và dành thời gian chuẩn bị và học bài tốt hơn. * Nâng cao trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu vận dụng kiến thức ca dao, tục ngữ và âm nhạc của học sinh một cách đồng đều bằng cách taọ hứng thú trong giờ học Địa lí. Do mức độ tư duy tiếp thu kiến thức của học sinh không đều nên việc giáo viên phải vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc một cách linh hoạt coi đó là phương pháp dạy học cụ thể chứ không chỉ là ví dụ minh họa bài học, lựa chọn tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu sưu tầm, vận dụng và việc sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc vào bài học phải phát huy tính hiệu quả cao nhất không sa đà làm mất tính đặc thù bộ môn. Phải sử dụng triệt để các đồ dùng, kết hợp văn học với đồ dùng trực quan để hình thành khái niện mang tính trực quan cao. Từ đó lôi cuốn học sinh tham gia xây dựng bài, tăng cường tự nghiên cứu, tự khám phá môn học chịu khó sưu tầm ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam. Để tiến hành các giải pháp có hiệu quả. Đối với giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: - Lập kế hoạch dạy học cụ thể cho bài học. - Thiết kế bài học sử dụng ca dao tục ngữ và âm nhạc một cách hợp lí. - Sử dụng phương tiện thiết bị và phương pháp dạy học phù hợp. - Đảm bảo tính hệ thống và thực tiễn. - Tình huống sử dụng ca dao, tục ngữ…phải phù hợp với học sinh. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề… Đối với học sinh: - Phải có đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. 7 - Biết sưu tầm ca dao tục ngữ… theo chủ đề. - Sưu tầm qua báo chí, phương tiện thông tin và người thân… 2.3.2 Một số ví dụ cụ thể có sử dụng ca dao tục ngữ và âm nhạc trong dạy học Địa lý nhằm gây hứng thú cho học sinh. Ví dụ1: Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam Tên bài Địa chỉ tích hợp nôi Nội dung sử dụng ca dao, Mức độ dung sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc để tích hợp tục ngữ và âm nhạc. gây hứng thú cho học sinh. Đặc điểm khí 2.Tính chất đa dạng Sự phân hóa đa dạng của Liên hệ hậu Việt Nam và thất thường khí hậu bằng bài hát “Sợi nhớ, sợi thương”, “Gửi nắng cho em" . Khi dạy về khí hậu Việt Nam Để nói đến sự khác biệt của thời tiết và khí hậu nước ta giáo viên hướng dẫn học sinh xem đoạn clip bài hát “Gửi nắng cho em" phổ nhạc, nhạc sĩ Phạm Tuyên. “Sợi nhớ, sợi thương”, của nhạc sĩ Phạm tiến Duật. [2]. “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông…muốn gửi cho em một chút nắng vàng…..” “Hải Vân đèo lớn vượt qua, mưa xuân nay đã đổi ra nắng hè”. Giữa miền Nam và miền Bắc thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào? “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Bên nắng đốt, bên mưa quây…”[2]. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt về khí hậu miền bắc và nam Ví dụ 2: Bài 23. Vị trí , hình dạng, kích thước lãnh thổ Việt Nam Tên bài Địa chỉ tích hợp nôi Nội dung sử dụng ca dao, Mức độ dung sử dụng ca dao, tục ngữ để gây hứng thú tích hợp tục ngữ cho học sinh Vị trí hình I.Vị trí và giới hạn Em hãy xác định điểm Liên hệ dạng, kích lãnh thổ cực Bắc, Nam của nước thước lãnh ta qua hai câu thơ. thổ Việt Nam Khi dạy mục I vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam giáo viên nêu ai câu thơ: “ Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau mũi đất mỡ màng phù xa” [1]. ? Em hãy xác định điểm cực Bắc, Nam của nước ta qua hai câu thơ trên. Ví dụ 3 : Bài Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Bài Gửi em ở cuối sông Hồng “ Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt…[2]. Bài hát: Anh ở đầu sông, em cuối sông “Anh ở đầu sông, em cuối sông uống chung dòng nước Vàm cỏ Đông thương nhau đã chín bao mùa lúa, chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông…Nước quê ta dập dềnh tôm cá”…[2]. ? Các sông được nhắc đến trong bài hát trên, giá trị kinh tế của sông. 8 Kế hoạch này có thể thực hiện ở phần củng cố bài học, hoặc xen lẫn trong phần kiểm tra đánh giá học sinh. Ví dụ 4. Bài: Vùng biển Việt Nam. Giáo viên sử dụng ca dao tục ngữ để khắc sâu kiến thức. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1: Đọc mục 1 cho biết ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta? Câu ca dao nói đến ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta như thế nào?. “ Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút” [1]. Nhóm 2: Quan sát bản đồ và dựa vào hiểu biết cho biết đoạn thơ sau nói đến tiềm năng nào của biển Đông đến nước ta “ Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Móng Cái- Cà Mau hình lưỡi câu Những túi vàng đen, mỏ dầu trong lòng đất” [7]. ( Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển- Nguyễn Trọng Phú). Giáo án cụ thể minh họa giáo dục sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhac Bài 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu VN (2 đặc điểm chính của khí hậu VN) 2.Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lý để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền - Phân tích về nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm. Rèn luyện cho Hs một số kỹ năng sống như: giải quyết vấn đề,tự nhận thức, quản lý thời gan, Làm chủ bản thân... 3.Thái độ: Bảo vệ môi trường khí hậu 4.ĐHPTNL - NLC: giao tiếp,hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - NLR Sử dụng bản đồ khí hậu (mức 1,2), phân tích bảng số liệu thống kê. II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bản đồ khí hậu VN (Phụ lục 1) Ảnh một số dạng thời tiết(Phụ lục 4 và 5) Bảng số liệu H31.1 (Phụ lục 2) 2. Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ và các bài hát nói về thời tiết khí hậu III.Tổ chức các hoạt động 1.Ổn định và kiểm tra bài cũ(5 phút) 3.Bài mới: (35 phút) Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt HĐ1 . (20 phút) Cá nhân/ cả lớp. B1: Giao việc cho Hs I. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: 9 ? Nhắc lại vị trí nước ta. Với vị trí đó nước ta nằm trong đới khí hậu nào? (Thuộc đới khí hậu nhiệt đới của BBC) Dựa vào bảng số liệu 31.1 (phụ lục 2), Bản đồ khí hậu (phụ lục 1)rút ra nhận xét : Cho biết nhiệt độ trung bình năm ở nước ta? Nhiệt độ có sự thay đổi như thế nào từ Bắc vào Nam? KG.Vì sao nhiệt độ trung bình năm lại cao như vậy? Những tháng nào, nhiệt độ giảm dần từ Nam - Bắc? B2: Hs tìm hiểu trình bày nội dung. B3: HS nhận xét câu trả lời của bạn. B4: GVKL và chuẩn xác kiến thức. Nội dung tích hợp ca dao, tục ngữ ( bộ phận) B1: Giao việc cho Hs. - Giáo viên cho học sinh xem đoạn bài hát “ Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc, em thương anh nơi chiến hào gặp rét, mà em thương anh chiều nay đứng gác canh giữ đất trời áo ấm có lạnh không… người chiến sĩ biên thùy… [2]. ( Gửi em ở cuối sông Hồng) Em hãy cho biết: ? Gió mùa Đông bắc thổi vào thời gian nào, thổi từ đâu tới, tính chất và những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp. ? Vùng nào không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc. Vì sao? (người con gái đang ở miền nào của đất nước trong bài hát trên). ? Loại gió thổi trong mùa hè, đặc điểm thời tiết. ? Vì sao hai loại gió trên có đặc tính trái ngược nhau. ? Nhận xét lượng mưa, ẩm độ? B2: Hs tìm hiểu trình bày. B3: HS nhận xét. B4: GV sử dụng bản đồ khí hậu để kết luận. KG. - Tại sao miền Bắc nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới lại có mùa đông giá rét, khác với nhiều lãnh thổ khác? - Vì sao các địa điểm: Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba. thường có mưa nhiều. Học sinh quan sát lược đồ). (Phụ lục 3) - Xác định vị trí của Việt Nam - So các nước khác cùng vĩ độ như Bắc Phi, Tây Nam á thì VN có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều và a) Tính chất nhiệt đới - Quanh năm nhận được lượng nhiệt dồi dào. + Số giờ nắng cao + Số Kcalo/m2 trên 1 triệu + Nhiệt độ trung bình năm cao > 210C b) Tính chất gió mùa - Gió mùa Đông bắc thổi vào mùa đông và gió mùa tây nam thổi vào mùa hạ. - Gió mùa Đông bắc: thời tiết lạnh khô - Gió mùa Tây nam: nóng ẩm c) Tính chất ẩm: Gió mùa mang lại lượng mưa lớn và ẩm cao - Lượng mưa trung bình: 1.500 – 2.000mm/năm (có nơi địa hình chắn gió, mưa mưa nhiều trên 3000mm). - Độ ẩm cao, lớn hơn 80% 10 không bị sa mạc hóa (gió mùa). Học sinh trình bày và nhận xét. Giáo viên kết luận và chuẩn kiến thức. HĐ2 (13 phút) nhóm đồng việc. Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm. Bước 1: Giáo viên giao việc cho học sinh các nhóm. ( đọc mục 2 SGK) Bước 2: học sinh hoàn thành theo bảng kiến thức ( phiếu học tập số 1) Bước 3: HS nhận xét theo bảng (phiếu học tập số 1) Bước 4: Giáo viên kết luận và chuẩn kiến thức theo bảng kiến thức ( Phiếu học tập số 2). Phiếu học tập số 1. Miền khí hậu Vị trí Tính chất Phía Bắc Khu vực Đông Trường Sơn Phía Nam Khu vưc Biển Đông Giáo viên cho học sinh xem đoạn bài hát: “Sợi nhớ, sợi thương - Phạm Tiến Duật” để củng cố kiến thức. “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa quây…” ? Tại sao lại có sự khác biệt khí hậu và thời tiết ở hai sườn Đông và Tây của dãy Trường Sơn. “Hải Vân đèo lớn vượt qua, mưa xuân nay đã đổi ra nắng hè.” “ Anh ở trong này chưa thấy mùa đông.. Muốn gứi ra em một chút nắng vàng…” ( Gửi nắng cho em – Phạm Tuyên). [2]. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt thời tiết miền bắc và nam. Giáo viên cho học sinh xem tranh về thời tiết các mùa.(phụ lục 4)để thấy sự phân hóa khí hậu nước ta. ? Những nhân tố nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? Học sinh đọc nội dung SGK và xem tranh về thời tiết (Phụ lục 5) ? Nêu biểu hiện của thời tiết thất thường. ?Ảnh hưởng của tính đa dạng, tính thất thường đến sản xuất và đời sống của nhân dân ta. Học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên kết luận và chuẩn xác kiến thức. II.Tính chất đa dạng, thất thường 1.Tính đa dạng: Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng theo không gian, thời gian hình thành các vùng, miền khí hậu - Ngoài ra khí hậu miền núi còn phân hoá theo độ cao (vùng núi). 2. Tính thất thường. - Khí hậu nước ta biến động thất thường: có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão... * Kết luận: sgk/112. 11 - Do: vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, ảnh hưởng của gió mùa, của địa hình, của biển… + En Ninô: Gây bão, gió, lũ lụt. + La Nina: Gây hạn hán nhiều nơi IV. Tổng kết và học bài: (7 phút) 1.Tổng kết: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhăc lại phần kiến thức cơ bản. 2. Kiểm tra hướng dẫn học bài. *Phiếu học tập số 2. Em hãy khoanh tròn vào đáp án lựa chọn trong các câu sau: Câu 1: Khí hậu nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Đa dạng B. Tương đối ổn định C. Thất thường. D. Nhiệt đới gió mùa Câu 2:Miền khí hậu phía nam có đặc điểm A. Có mùa đông lạnh; mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. B. Mát mẻ, lượng mưa tương đối đều quanh năm. C. Thường uyên chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng. D. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô rõ rệt. Câu 4: Nước ta nằm cùng vĩ độ như các nước Tây Á, Bắc Phi nhưng không bị sa mạc bao phủ là do: A. Hoạt động của gió mùa. C. Lãnh thổ kéo dài B. Địa hình nước ta hẹp ngang. D. Vị trí địa lý. BT về nhà: Tiếp tuc sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về khí hậu - thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em. Học và làm bài tập. Chuẩn bị bài 32. 2.4. Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực vận dụng ca dao tục ngữ và âm nhạc nhằm gây hứng thú cho học sinh khi hoc Địa lý. Qua thực hiện phương pháp dạy học tích cực vận dụng ca dao tục ngữ và âm nhạc nhằm gây hứng thú cho học sinh khi hoc Địa lý cho học sinh lớp 8 ở trường TH&THCS Thọ Phú cho thấy: Kết quả phiếu kiểm tra nhanh về mức độ nắm kiến thức hiểu bài khi vận dụng ca dao, tục ngữ và thơ trong dạy Địa lý. Câu 1. Phương án lựa chọn A, C, D không có em nào lựa chọn; có 31/31 em chọn phương án đúng là B đạt 100%. Câu 2. Phưng án lựa chọn A,B,C không có em nào lựa chọn; có 31/31 em lựa chọn phương án đúng là D đạt 100%. Câu 3. Phương án đúng B,D không em nào lựa chọn, phương án C có 1 em lựa chọn đạt tỉ lệ 3,2%; phương án A có 30/31 em lựa chọn đúng đạt tỉ lệ 96,8%. Như vậy hiệu quả của việc vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc làm phong phú và sinh động bài học được nâng lên rõ rệt.Học sinh hứng thú học, tích cực tự giác chuẩn bị học và làm bài tập giáo viên tích cực nghiên cứu bài dạy và truyền thụ kiến thức. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt ý thức học và vận dụng ca dao tục ngữ và âm nhạc đã thay đổi so với ban đầu. 12 Kết quả phiếu khảo sát 1: Khi được hỏi em đã bao giờ được hướng dẫn sử dụng ca dao, tục ngữ vào học Địa lý chưa có 1/31 em trả lời thỉnh thoảng (3,2%); không có em trả lời chưa từng và 30/31 em nào trả lời thường xuyên (90,3%) Kết quả phiếu khảo sát 2: Khi sử dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc vào học Địa lý em thấy như thế nào có 27/31 em trả lời rất thích (87,1); 4/31 em trả lời thích thú (12,9%); Không có em trả lời cảm thấy bình thường . 3. Kết luận, kiến nghị. 3.1. Kết luận. Qua một số kinh nghiệm vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc trong dạy học tôi thấy bản thân giáo viên có lòng nhiệt tình tâm huyết, có vốn hiểu biết kiến thức phong phú và biết vận dụng linh hoạt vào bài giảng. Để làm điều đó giáo viên phải thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, phải biết tham khảo từ nhiều nguồn thông tin vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc để làm phong phú bài giảng để giúp học sinh có định hướng về môn học và thêm yêu thích môn học. Kết quả này đã phản ánh rõ sự nỗ lực lớn của cả thầy và trò. Đồng thời cho thấy hiệu quả của việc mạnh dạn vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc vào bài học phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa sự chủ động của học sinh, tạo ra sự hứng thú, đam mê học tập cho học sinh. Trên cơ sở đó những năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện phương pháp dạy học này và tuyên truyền tìm hiểu, vận dụng ca dao, tục ngữ và âm nhạc đến tất cả các giáo viên, các bộ môn trong nhà trường, để dần từng bước, nâng cao chất lượng dạy học toàn diện của trường TH&THCS Thọ Phú. Với mong muốn nâng cao hơn về chất lượng dạy, hứng thú hơn về học. Tôi mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các bạn quan tâm để việc ứng dụng này ngày càng có kết quả cao hơn. 3.2. Kiến nghị. Nhà trường quan tâm và tạo điều kiện hơn về giáo dục toàn diện cho học sinh, thông qua các hoạt động ngoại khóa để tổ chức cho học sinh làm quen có điều kiện sưu tầm thơ ca, tổ chức câu lạc bộ giới thiệu ca dao, tục; tổ chức sinh hoạt chuyên môn ứng dụng thơ ca vào dạy học…vận dụng tốt hơn dạy và học đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên tích cực vận dụng và hướng dẫn học sinh vận dụng âm nhạc, ca dao tục ngữ để làm phong phú nội dung kiến thức bài giảng Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy tại trường TH&THCS Thọ Phú. Trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi thiếu sót (Đề tài mới nghiên cứu, kinh nghiệm còn ít) mong các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng đề tài để có thể ứng dụng vào công tác giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường thiết thực hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2019 XÁC NHẬN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết 13 Nguyễn Thị Nhài Thông tin phản hồi Phiếu học tập số 1. Vị trí Tính chất của khí hậu 0 Phía Bắc Từ Hoành Sơn (18 B) Có mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối trở ra mùa đông ẩm ướt. Mùa hè nóng, mưa nhiều. 0 KV Đông Từ Hoành Sơn (18 B) Có mùa hè nóng, khô. Trường Sơn ->Mũi Dinh (110B) Mùa mưa lệch hẳn về thu đông. Phía Nam Nam Bộ và Tây Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh Nguyên năm cao, với một mùa khô và một mùa mưa tương phản sâu sắc. KV Biển Vùng Biển Đông Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải Đông dương. Phiếu học tập số 2. Câu Đáp án 1 B 2 D 3 A 14 Tài liệu tham khảo [1]..Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. NXB GD [2].Tuyển tập các bài hát về quê hương đất nước Việt Nam. [3].Sách giáo khoa, sách giáo viên. NXB GD [4].Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin: Internet,đài, báo, ti vi.... [5].Tìm hiểu thực tế. [6]. Luật giáo dục Việt Nam. NXB GD [7].Thơ “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển”- Nguyễn Trọng Phú. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan