Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp về thu cá khoản và sinh hoạt cuối tuần_...

Tài liệu Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp về thu cá khoản và sinh hoạt cuối tuần_trần thị cảnh

.DOC
5
141
62

Mô tả:

KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VỀ “THU CÁC KHOẢN VÀ SINH HOẠT CUỐI TUẦN” I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020,Việt Nam từ một nước nông nghiệp tư bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng Quốc tế.Nhân tố quyết định thắng lợi là con người, l;à nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết là phải bắt đàu từ việc xác định mục tiêu đào tạo: Đó là đào tạo con người có đủ tài-đủ đức,năng lực-phẩm chất được hình thành trên một nền tảng kiến thức, đủ năng lực và chắc chắn. - Đổi mới dạy học – dạy chữ đi đôi với dạy làm người, dạy văn đi đôi với dạy lễ. Vì vậy một trong những vấn đề không thể thiếu và góp phần quyết định đến thành công mục tiêu chung của giáo dục và đó cũng là vấn đề nan giải bức xúc gây sự chú ý cho phụ huynh và thầy cô cần được quan tâm nhất hiện nay chính là việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Như chúng ta đã biết Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Điều đó càng cho thấy tầm quan trọng của “ đức”. Có nhiều biện pháp, hình thức để giáo dục ở gia đình-nhà trường-xã hội. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong nhà trường chính là công tác chủ nhiệm lớp. 2.Mục tiêu,nhiệm vụ. Đề tài về công tác chủ nhiệm lớp rất hay và thú vị. Bởi vì ở đây có sự tập trung của những mối quan hệ, những nội dung giáo dục cần được quan tâm.Có thể nói rằng nếu thực hiện tốt công tác chủ nhiệm thì đó là một thành công lớn góp phần vào thành công chung của nhà trường và xã hội.Tuy nhiên để thực hiện thành công công tác này không phải một hai ngày mà đòi hỏi một quá trình hình thành,tích lũy lâu dài,phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi.Qua hơn 3 năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân đã có 1 số kinh nghiệm trong việc thu các khoản và hướng dẫn học sinh tự tổ chức 1 tiết sinh hoạt cuối tuần.Vì vậy mạnh dạn viết đề tài này để có thể nhân rộng kinh nghiệm cho các đồng nghiệp nếu đạt và được công nhận. 3. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 7,9 qua 3 năm chủ nhiệm. 4.Giới hạn phạm vi. Năm học 2010 đến nay. Trong công tác chủ nhiệm lớp thì bao gồm vô số là nhiệm vụ phải làm. Chính từ thực tế đó và cũng sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tại mái trường vùng nông thôn bản thân chỉ muốn chia sẻ cũng như mạnh dạn viết lên hai nhiệm vụ trong vô số nhiệm vụ về chủ nhiệm lớp đó là : Thu các khoản và sinh hoạt cuối tuần” của 3 năm trở lại đây. II/ NỘI DUNG: 1.Cơ sở lý luận: Lớp chủ nhiệm là một mô hình giáo dục “ thu nhỏ”, trong đó có đầy đủ sự kết hợp giữa 3 yếu tố quan trọng : gia đình-nhà trường-xã hội . - Gia đình: Ở đó thầy cô giáo chủ nhiệm chính là ba mẹ thứ hai, dìu dắt, giúp đỡ các em, quan tâm,động viên nhưng đôi lúc cũng khiển trách phê phán nếu các em vi phạm. - Nhà trường: Các thầy,cô giáo bộ môn thường ngày vẫn đều đặn vừa dạy chữ vừa dạy người, dạy các em học điều hay làm điều tốt. - Xã hội: Chính là tất cả bạn bè trong lớp mới đầy đủ thành phần. Tầng lớp “lãnh đạo”các em học giỏi, nhiệt tình,năng nổ và đi đầu trong mọi phong trào, “nhân dân” –các em học khá,trung bình nhưng đôi lúc có nhiều sáng kiến và luôn có sự phấn đấu vươn lên nhất định. “ tội phạm’- học sinh có học lực yếu, học sinh cá biệt vẫn đang và sẽ cần đến sự giáo dục của chúng ta. 2.Thực trạng:  Về thu các khoản . .Thuận lợi- khó khăn. - Là giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, bản thân lại sinh sống với người dân ở nông thôn khá lâu. Do đó tương đối hiểu rõ cuộc sống và sinh hoạt cũng như các vụ mùa thu hoạch của bà con nơi đây. - Đây là nhiệm vụ tương đối khó khăn và rất ngại của giáo viên chủ nhiệm lớp. Cuộc sống của gia đình các em người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nghề nông trồng cây lúa nước, nói là 2 vụ/ năm nhưng chỉ có 1 vụ là chắc ăn nhưng cũng phải tùy theo thời tiết. Còn một vụ hè thu thì bấp bênh thường bị ngập lụt, đây là vụ đúng lúc vào năm học mới của con em . Do đó việc nộp các khoản đầu năm học cho con em quả thật vô cùng khó khăn đối với phụ huynh nơi đây.Vì vậy để thực hiện nhiệm vụ thu các khoản của GVCN lớp thật không đơn giản nếu như giáo viên không tìm ra những giải pháp phù hợp. 3.Giải pháp- biện pháp. Vì hiểu rõ được tình hình trên nên tôi đã áp dụng cách thu các khoản đầu năm của học sinh trong thời gian ngắn như sau: 1. Thông báo cho học sinh biết những quy định về nộp các khoản. Đồng thời yêu cầu học sinh về nhắc nhở laị cho phụ huynh biết những quy định đó. 2. Thăm hỏi gia đình phụ huynh học sinh đàu năm: - Hỏi thăm sức khỏe và việc thu hoạch của gia đình. - Xin phép gia đình kiểm tra góc học tập của học sinh. Sau đó góp ý hoặc khen ngợi. (nếu sự chuẩn bị góc học tập cho học sinh của gia đình đạt yêu cầu) - Trao đổi và nhắc nhở phụ huynh cố gắng nộp các khoản sớm cho học sinh. 3. Giáo viên thông báo và khen ngợi trước lớp những học sinh đã nộp các khoản vào cuối tuần. 4. Quy định nộp các khoản vào ngày cuối tuần. Sau 1 tháng đưa vào xếp loại thi đua cho từng học sinh trong đó có nhiệm vụ nộp các khoản. 5. Qua 1 tháng kể từ khi tiến hành thu các khoản. GVCN tiếp tục thăm hỏi những gia đình phụ huynh học sinh chưa nộp các khoản nhằm nhắc nhở 1 lần nữa . Hoặc gọi điện thông báo nhắc nhở ( năm học 2013-2014. Đồng thời GVCN yêu cầu gia đình phụ huynh hẹn thời gian 1 hoac 2 tuần để nộp là tối đa. 6. Sau 45 ngày là hạn cuối nếu học sinh nào chưa nộp thì GVCN quyết định đưa vào xếp loại hạnh kiểm, đồng thời thông báo trước lớp. Kết quả: Áp dụng các giải pháp trên nên tôi đã đạt được kết quả cụ thể về thu các khoản của 3 năm học gần đây mà không phải áp dụng giải pháp thứ 6.Có thể liệt kê bảng sau : LỚP 9C 9b 7b 7b 20132014 NĂM HỌC 2010-2011 2011-2012 2012-2013 34 TSHS 39 37 34 01 DAN TỘC 05 03 33 KẾT QUẢ THU 34 34 18 (4 tuần vì bị bệnh ) 97 % TI LỆ % 100% 100% 52,9 % Giải pháp-biện pháp: * Về tiết sinh hoạt cuối tuần: - Chính là thời điểm để GVCN có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả những việc làm được và rút kinh nghiệm khắc phục những việc chưa thực hiện sau 6 ngày và tiếp tục đề ra những công việc cho tuần tới. Qua tìm hiểu, điều tra đối với học sinh ở một số lớp có phong trào thi đua chưa cao, tập thể chưa mạnh và đặc biệt có nhiều học sinh cá biệt. Có thể thấy rằng cách tổ chức tiết sinh hoạt lớp còn nhiều cũ kĩ, máy móc chưa có sự đổi mới đúng lúc. Vì trách nhiệm nặng nề trước mục tiêu thi đua của lớp mình, vì quá lo lắng trước sự tiến bộ chậm chạp của học sinh, thành tích thi đua kém của lớp, không ít GVCN đã không kìm chế được đã quát nạt, mắng nhiếc,xỉ vả thậm chí còn đánh đập học sinh trước lớp gây bầu không khí căng thẳng, nặng nề dẫn đến tâm trạng lo sợ ở học sinh mà điều này đã đi ngược lại với phương pháp giáo dục hiện nay. Vì vậy “ Phương pháp là linh hồn của một nội dung đang vận động’’ “ Học phương pháp chứ không học dữ liệu’’. Qua thực tế cũng như đã vận dụng bản than đã có một số giải pháp để thực hiện cho tiết sinh hoạt cuối tuần như sau. Phần 1: Học sinh các tổ tự tổng kết, đánh giá (tổ trưởng,tổ phó) 10 phút. Lần lượt các tổ trưởng hoặc tổ phó báo cáo kết quả được phân công theo dõi và chấm thi đua cụ thể của các thành viên trong tổ tuần qua. Thư ký có trách nhiệm ghi điểm của các tổ, thang điểm tối đa là 100 điểm, trong tổ thành viên nào vi phạm 1 lỗi thì trừ 5 điểm. Sau đó thư ký tổng hợp điểm của các tổ đạt được. Phần 2 : Dựa vào tổng điểm của các tổ mà thư ký công bố GVCN nhận xét, đánh giá (15 phút). GVCN dựa vào kết quả thi đua của các tổ tự đánh giá, kết quả theo dõi của mình và nhận xét của học sinh. Từ đó tuyên dương,khen ngợi kịp thời với những tổ,thành viên có thành tích tôt,có sự tiến bộ.Đồng thời khiển trách, phê bình những học sinh vi phạm,chậm tiến bộ. Từ đó GVCN phải quan tâm đến mọi đối tượng,đặc biệt là đối tượng học yếu, mắc nhiều lỗi, không mạnh dạn để có biện pháp giáo dục thích hợp. Phần 3: Phổ biến công việc tuần tới 5 phút. Đây là phần giúp các em định hướng, hình dung trước và có kế hoạch thực hiện công việc của mình. GVCN nêu rõ các công việc cần thực hiện trong tuần của trường, của lớp để học sinh khỏi bị động trong quá trình thực hiện. yêu cầu học sinh ghi chép và thực hiện nghiêm túc ( GVCN sẽ kiểm tra vào 15 phút đầu giờ của các ngày ở tuần sau). Phần 4: GVCN lắng nghe, giải đáp các ý kiến thắc mắc của học sinh ( 15 phút). GVCN lắng nghe và khuyến khích học sinh nói thật lòng mình, khích lệ các em nói hết những mong muốn,băn khoăn . Tạo bầu không khí thoải mái,tin tưởng ở học sinh và giải quyết kịp thời, công bằng,chính xác những nguyện vọng mong muốn của các em để học sinh có niềm tin vững chắc vào lời dạy bảo của thầy cô. Kết quả: Qua hơn 3 năm học làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tự rút ra 1 số kinh nghiệm quý báu và làm cơ sở để bổ sung cho những năm học sau.Đến nay bước đầu đã hoàn chỉnh về đề tài này và áp dụng thực tế rất hiệu quả, có thể lập bảng thống kê kết quả đạt được cụ thể như sau: Lớp 9C 9b 7b Năm Học 2010-2011 2011-2012 2013-2014 VỊ TRÍ THI ĐUA KHEN THƯỞNG 1/10 1/11 2/11 Ghi chú Tỉ lệ đạt TN 100% Tỉ lệ đạt TN 100% Tỉ lệ K-G = 64,7% (ki I) Việc áp dụng phương pháp trên kết quả các khoản thu như: xây dựng,hội,đội, giấy thi..các loại bảo hiểm lớp đều hoàn thành sớm hơn thời gian quy định và đạt tỉ lệ cao nhất trường .Không những đạt được về tha các khoản mà chất lượng học tập và rèn luyện của các lớp cũng đạt kết quả cao như đã thống kê trên. - Lớp là 1 tập thể đoàn kết,gắn bó có sự giúp đỡ tận tình giữa học sinh giỏi và học sinh yếu,kém,không có học sinh vi phạm nội quy của trường,vi phạm pháp luật. - Nhiều năm liền lớp được công nhận là lớp có phong trào mạnh tỷ lệ học sinh khá,giỏi ngày càng tăng lên,nhiều em được tuyển chọn và dự thi cấp huyện như em: Võ Thị phương Uyên (2010-2011), Phạm Thanh Phương, Trần Anh Duy (2011-2012 ) các em không những học giỏi mà còn là chỉ huy liên đội giỏi như Phương Uyên,Phương Quỳnh Nguyễn Huyền(2012-2013).Đặc biệt em Nguyễn Ngọc Minh giải nhất cờ vua( 20132014). - Về các hoạt động khác như: vòng tay bề bạn,giúp đỡ bạn nghèo, mua quà tết tặng bạn nghèo... bằng việc tiết kiệm nuôi heo đất. Qua các năm lớp đều tham gia với số lượng đảm bảo và hiệu quả cao. III/KẾT LUẬN: Trong quá trình đã thực hiện và đang từng bước hoàn thành đề tài này bản thân rút ra được những kết luận những bài học kinh nghiệm như sau: - Xây dựng nề nếp lớp, nội quy chặt chẽ ngay từ đầu khi nhận công tác chủ nhiệm lớp. Tìm hiểu kỹ khả năng,sở thích,điểm mạnh,điểm yếu của từng em trong lớp để phân công đúng người,dúng việc.làm sao cho các em thấy được cái mạnh,cái ưu thế và tồn tại của mình để các em có được hành vi điều chỉnh. - Cần phải cứng rắn về nguyên tắc,quan điểm.Nhưng mềm dẻo,linh hoạt về đường lối,công tác tổ chức thực hiện,khéo léo dẫn dắt trong ngôn ngữ,nói sao cho học sinh nói lên được những nhu cầu mong muốn trăn trở của các em. - Đối xử công bằng,khách quan,tôn trọng nhân cách học sinh,không phân biệt,đối xử hay thành kiến với các em học sinh yếu,học sinh cá biệt,không nên gây căng thẳng trong tâm lý học sinh,hãy cố gắng khuyến khích để các em nói hết 1 cách tự nhiên, không nên ngắt lời giữa chừng hay tỏ thái độ không nghe,không tập trung.Sau mỗi lần tiếp xúc nên tạo cho các em có niềm vui mới khi tiếp xúc với thầy cô giáo. - Xử lý học sinh vi phạm cần có sự kết hợp chặt chẽ,thống nhất giữa gia đình-nhà trươngxã hội.Nghiêm khắc, trách phạt đúng mức và cần thiết đối với học sinh nhiều lần phạm lỗi,nhưng bằng mọi cách làm cho các em hiểu rằng thầy cô thương yêu mình nên mới làm như vậy. - Một khi đã trót lầm lỡ với học sinh hãy vui lòng nhận lỗi trước mặt các em, đặc biệt đối với những học sinh yếu,cá biệt. - GVCN luôn tạo ra cho học sinh một cảm giác an toàn,dễ chịu trong quá trình học tập và hoạt động. Tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự phát huy tối đa khả năng, sở trường và phẩm chấ của mình. - Xây dựng được một tập thể vững mạnh với tinh thần thi đua để học tập,học tập để thi đua. Kiến nghị: Mong được nhân rộng và áp dụng các giải pháp về thu các khoản như đã trình bày trên. Đặc biệt là vùng nông thôn. Vì bản thân đã thực hiện và đạt được kết quả cao. Tài liệu tham khảo - Kinh nghiệm tích lũy qua 3 năm chủ nhiệm lớp trở lại đây. - Một số vấn đề về tâm lý về giao tiếp sư phạm- Tác giả: Vũ Văn Dụ nhà xuất bản giáo dục. - Tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học- tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, nhà xuất bản giáo dục. - Hướng dẫn thục hiện hoạt động GDNGLL 6,7,8,9 tác giả Nguyễn Dục Quang. Buôn triết, ngày 09 tháng 03 năm 2014. Người viết Trần Thị Cảnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất