Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước đông nam á và bài học rút ra cho việ...

Tài liệu Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước đông nam á và bài học rút ra cho việt nam

.DOC
106
45
134

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển. Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo, hiện chiếm tới 40 % thương mại dịch vụ toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, trong năm 2007, số người đi du lịch trên thế giới là 889 triệu khách, đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD cho ngành du lịch và giải quyết công ăn việc làm cho gần 300 triệu người. Tuy nhiên, trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng lên. Dự tính đến năm 2020, số người hàng năm đi du lịch quốc tế trên thế giới sẽ là 1,6 tỷ người, gấp đôi so với năm 2005. Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ khi ngành du lịch ở các nước này đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Tại Thái Lan, xứ sở “đất nước của nụ cười”, ngành du lịch đã đóng góp 6.7% vào tổng GDP cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho 1,8 triệu người vào năm 2007. Ngành du lịch tại “Quốc đảo sư tử” Singapore cũng không kém phần quan trọng khi đóng góp tới hơn 5% tổng GDP cả nước, tạo ra khoảng hơn 150.000 việc làm mỗi năm 1. Tận dụng được những thế mạnh sẵn có về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên 1 Nhật Minh - “Năm chữ A của Du lịch Singapor” - Việt Báo - 17/12/2006 1 tươi đẹp đã mang lại nhiều thành công phát triển du lịch cho các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua. Tuy nhiên, chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, dài lâu cộng với sự đầu tư hợp lý mới là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tại một số nước thành công như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, v.v. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng to lớn và vượt trội về du lịch so với nhiều nước khác trong khu vực. Tuy vậy, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề khó khăn, thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hoá. Do đó, việc xem xét, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch từ ngay những nước láng giềng thành công có đặc điểm địa lý tương tự trong khu vực Đông Nam Á được xem là việc làm cần thiết và cấp bách để tìm ra bài học và xác định hướng đi đúng cho ngành du lịch Việt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nghiên cứ vấn đề này có ý nghĩa trong thực tiến, đồng thời nói lên tính cấp thiết của đề tài nhằm khai thác tiềm năng du lịch, phát triển ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành công tại một số nước điển hìnhtrong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đồng thời đề xuất những giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như kích cầu các tour du lịch nội địa. Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau: - Khái quát chung về vai trò, tác động của ngành du lịch; Các loại hình du lịch hiện tại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đển phát triển du lịch. 2 - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia), từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài trước tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước Đông Nam Á điển hình như Thái Lan, Singapore và Malaysia, sau đó đi vào phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam. Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. b. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch tại ba nước điển hình của khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Singapore, Malaysia xuyên suốt giai đoạn 1995 – 2009. Từ đó có sự so sánh với thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và rút ra bài học phát triển cho du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Trong khóa luận này, du lịch sẽ được xem xét dựa trên góc độ là một ngành kinh tế tổng hợp cùng những tác động của nó đến nền kinh tế đất nước. 4. Điểm mới của đề tài: Đây là Khoá luận nghiên cứu chuyên sâu về mảng thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 3 Đề xuất được những giải pháp mang tính cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn để xúc tiến phát triển du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. 5. Nội dung đề tài: Khoá luận gồm 3 chương: - Chương I: Lý luận chung về du lịch và các nước khu vực Đông Nam Á - Chương II: Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam - Chương III: Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. 4 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á I/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH: 1. Khái niệm chung về du lịch: Mặc dù manh nha xuất hiện từ đầu thời kỳ xã hội nô lệ và gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội lần thứ ba nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa đưa ra một khái niệm thống nhất nào về du lịch. Khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào góc độ xem xét. Từ năm 1941, hai nhà nghiên cứu W.Hunziker và Kraff (Thuỵ sĩ) đã định nghĩa: Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; Hơn nữa, họ không ở đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến. Theo quan điểm của Nhà kinh tế Kalfiotis, Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức và do đó tạo nên các hoạt động kinh tế. Theo quan điểm của các tác giả Robert W. Mc. Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie thì du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung cấp, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch; Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch; Chính quyền sở tại; Cộng đồng dân cư địa phương. 5 Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization - WTO) đã đưa ra định nghĩa: Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ. Luật Du Lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khoá XI năm 2005) đã nêu ra khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tóm lại, dù được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng dựa trên vai trò của du lịch đối với người đi du lịch và đối với nền kinh tế của một đất nước thì du lịch được hiểu trên hai góc độ: Thứ nhất, khi xem xét ở góc độ cầu, góc độ người du lịch: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Thứ hai, khi xem xét ở góc độ một ngành kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt như nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước. Đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; Về măt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. 2. Các loại hình du lịch Việc phân loại du lịch sẽ giúp xác định được những đóng góp về mặt kinh tế cũng như hạn chế của từng loại hình du lịch, giúp các tổ chức du lịch có 6 một cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp với từng loại hình du lịch ở từng địa phương. Đồng thời, phân loại du lịch sẽ làm cơ sở cho các hoạt động Marketing của các nơi đến các tổ chức kinh doanh du lịch và các khách hàng mục tiêu phù hợp. 2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi: Trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, Tháp nhu cầu của Maslow và Thuyết về động cơ du lịch của McIntosh, Goeldner, Ritchier các nhà nghiên cứu đã thống nhất phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi như sau: 2.1.1 Du lịch tham quan: Mục đích của nhóm du lịch này là nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh như hiểu biết về văn hoá, lịch sử, điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế, đời sống xã hội, v.v. Đối tượng tham quan thường là một tài nguyên thiên nhiên như một phong cảnh kỳ thú, một tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất. 2.1.2 Du lịch giải trí: Nhằm tìm kiếm sự thư giãn thoái mái, giải toả tâm lý và áp lực căng thẳng từ công việc hàng ngày thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch, khách du lịch đi theo hình thức này thường chọn những nơi yên bình, thanh tĩnh, không có nhiều người đi lại. Họ có thể có nhu cầu tham quan, tuy nhiên đấy không phải là yếu tố cơ bản. 2.1.3 Du lịch kinh doanh: Hiện chúng ta không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là các thương gia. Mục đích chính này thường là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm đối tác làm ăn,…Đây được xem là đối tượng phục vụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh du lịch , đặc biệt là các cơ sở lưu trú. 2.1.4 Du lịch công vụ: Mục đích chính của các khách du lịch công vụ là tham dự hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường ngoại giao, trao đổi văn hoá. Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu về đi lại, ăn ở, giải trí, thậm chí là 7 hàng loạt các nhu cầu bổ sung như thông tin liên lạc, dịch thuật, tổ chức hội họp, MICE, … Đối tượng khách du lịch này thường có khả năng chi trả lớn. 2.1.5 Du lịch thể thao: Mục tiêu chính của loại hình du lịch này là hướng vào các hoạt động thể thao ngoài trời, giúp con người phục hồi sức khoẻ, nâng cao thể chất, thể hiện mình và đặc biệt là đáp ứng lòng ham mê thể thao của du khách. Tuy nhiên, loại hình này lại có những yêu cầu khắt khe như điểm du lịch phải có các điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở trang thiết bị phù hợp với từng loại hình cụ thể. Đội ngũ nhân viên phải được huấn luyện chuyên nghiệp để có thể hướng dẫn và giúp đỡ khách du lịch chơi đúng cách. Du lịch thể thao còn được phân nhỏ thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là loại hình mà du khách có thể tham gia trực tiếp các môn thể thao, bao gồm cả các môn thể thao mạo hiểm như leo núi, lướt ván, trượt tuyết, săn bắn. Du lịch thể thao bị động là các chuyến đi xem các cuộc thi đấu thể thao mà khách du lịch ưu thích. Khi đó, chính du khách sẽ trở thành cổ động viên của cuộc các cuộc thi đấu thế thao đó. 2.1.6 Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội của du lịch là phục hồi sức khoẻ cộng đồng. Điểm đến của loại hình du lịch này thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp như các bãi biển, vùng sông, suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lý tưởng. Cho đến nay, đây vẫn là loại hình du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam. 2.1.7 Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thể là lễ hội truyền thống, liên hoan phim, âm nhạc hay festival chuyên đề, …Mục đích của du lịch lễ hội là tạo cơ hội cho du khách tham gia vào một lễ hội được tổ chức tại một địa danh nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hoá, bản sắc và tăng cường mở 8 rộng quan hệ giao tiếp. Ngày nay, loại hình du lịch này đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Vì vậy, việc khôi phục lại nét đặc sắc của các lễ hội truyền thống được xem là một hướng đi quan trọng của ngành du lịch. 2.1.8 Du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, loại hình du lịch này đã hình thành từ rất sớm và trở nên khá phổ biến. Đó là các chuyến đi mang mục đích tôn giáo như việc đi truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường. Ngày nay, hình thức này được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch chủ yếu để thoả mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ hoặc tìm hiểu tôn giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch này là các chùa chiến, nhà thờ, thánh địa,… 2.1.9 Du lịch mạo hiểm: Mục đích của du lịch mạo hiểm là khám phá thế giới. Do đó, chẳng có gì là lạ khi những nơi mạo hiểm như các đỉnh núi cao, các hang động bí hiểm, các khu rừng rậm, các đại dương, các bộ tộc sống ở các vùng xa xôi lạ trở thành những địa chỉ lý thú cho những du khách ưa mạo hiểm này. Loại hình du lịch này đòi hỏi phải có những trang thiết bị hộ trợ cần thiết, những chương trình huấn luyện, kiểm tra, chĩ dẫn và đặc biệt là đội ngũ ứng cứu hết sức cơ động. Việt Nam là một nước có lợi thế khá lớn để phát triển loại hình du lịch này bởi được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện địa hình và khí hậu. Việt Nam có tới ¾ diện tích là đồi núi có nhiều vực sâu, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có cơ hội “khoanh vùng” được nhiều điểm du lịch phù hợp cho du khách khám phá. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi không ít về nguồn vốn và việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp so với các loại hình khác nên cũng có ít cơ hội phát triển trong tương lại gần. 2.1.10 Du lịch nghiên cứu, học tập: 9 Xuất phát từ nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành, loại hình du lịch nghiên cứu và học tập đang ngày càng trở nên phổ biến. Trên thực tế, có rất nhiều môn học cần có những hiểu biết thực tế như vật lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học, kinh doanh, du lịch. Nhiều nhà cung ứng dịch vụ đã biết tận dụng thực tế này để thiết kế các lớp học ngoài trời phù hợp với nội dung môn học. Thông thường, các giáo viên phụ trách chuyên môn ở các trường sẽ trở thành chính những nhà điều hành tour, các huớng dẫn viên du lịch. 2.1.11 Du lịch thăm thân: Mục đích chính của du khách trong hình thức này là thăm viếng gia đình, bà con, bạn bè, v.v. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ kết hợp tham quan, tìm hiểu thêm về đặc trưng văn hoá, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sự thay đổi theo thời gian mà họ muốn trải nghiệm. Đối với các nước có nhiều ngoại kiều, loại hình du lịch này rất được coi trọng vì nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi người thân giữa các vùng miền, các nước. Tổng cục Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã thống kê được rằng có khoảng 20 % số khách đến Việt nam với mục đích thăm thân. 2.2 Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác: Trong vài chục năm gần đây, song song với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù theo tính chất của từng hoạt động du lịch. Các loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến, bao gồm: 2.2.1 Du lịch sinh thái (Du lịch thiên nhiên): Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tần lớp trong xã hội, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. 10 Mục đích của du lịch sinh thái là thoả mãn sự khát khao đến với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên của khách du lịch, đồng thời có tác dụng bảo tồn và phát triển thiên nhiên, ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái văn hoá. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái được đưa ra dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã định nghĩa: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (Có kèm các đặc trưng văn hoá – quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ khách du lịch, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương. Hiệp hội Du lịch Sinh thái Thế giới (Ecotourism Society) cũng đã định nghĩa Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được bảo đảm. Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu trên, Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái (Hà Nội, tháng 9/1999) cũng đã đưa ra một định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái như sau: Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Như vậy, các định nghĩa trên đây đều thống nhất một số đặc điểm sau của Du lịch sinh thái: - Đây là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên - Các cơ quan cung ứng dịch vụ du lich, các hãng lữ hành, công ty du lịch, các đơn vị tổ chức, … và khách du lịch tham gia phải có trách 11 nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hoá. - Các chương trình hoạt động đều do hướng dẫn viên địa phương đảm nhiệm. Người này sẽ đóng vai trò trung gian giữa thiên nhiên, cộng đồng của vùng và khách du lịch từ bên ngoài - Các trung tâm thông tin, cơ sở lưu trú, ăn uống sinh thái, sách báo,… là các phương tiện hỗ trợ chính cho các chương trình hoạt động du lịch sinh thái - Thông qua hoạt động này, khách du lịch nâng cao được hiểu biết về thiên nhiên, nhận thức về môi trường và bảo tồn thiên nhiên, tôn trọng văn hoá bản địa - Hoạt động này đem lại lợi ích về kinh tế cho xã hội và cộng đồng, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo. 2.2.2 Du lịch hoài niệm: là loại hình du lịch mà du khách thực hiện các chuyến đi hướng về tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc 2.2.3 Du lịch văn hoá: là loại hình du lịch mà du khách nhằm mục đích tham quan các di tích lịch sử, các thành phố và các di sản văn hóa. 2.2.4 Du lịch di sản: Tham quan các di tích lịch sử, các chiến trường và các công trình cổ xưa như các công trình xây dựng, kênh đào,.. 2.2.5 Du lịch nông nghiệp: là loại hình du lịch đi đến các trang trại để nhằm mục đích hỗ trợ kinh tế nông nghiệp địa phương 2.2.6 Du lịch vườn: là loại hình du lịch nhằm giúp khách thăm các vườn thực vật tại các nơi nổi tiếng. 2.2.7 Du lịch hành hương: là loại hình du lịch hành hương đến các vùng đất thánh cổ xưa như đến nhà thờ Mome (Ý), các đền thờ Phật Giáo tại Ấn Độ, Trung Quốc, các đền thờ đạo Hindu tại Nepal. Ở Việt Nam cũng có hành hương về Kiệu La Vang (Quảng Trị). 12 2.2.8 Du lịch sức khoẻ: Là loại hình mà khách du lịch muốn tìm đến địa điểm du lịch vì mục đích giảm stress hoặc vì mục đích chữa bệnh. 2.2.8 Du lịch vũ trụ: là các cuộc hành trình vào vũ trụ với mục đích tham quan chứ không vì mục đích nghiên cứu khoa học. Loại hình du lịch này mới chỉ bắt đầu phát triển vào năm 2004 khi con tàu vũ trụ tư nhân SpaceShipOne2 được đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu tham quan không gian của du khách. Với sự phát triển của du lịch vũ trụ, NASA và Cơ quan vũ trụ liên bang Nga đã đồng ý việc sự dụng danh từ “Spaceflight participant” (ngưòi tham quan không gian) để phân biệt những người du hành vào không gian với những nhà du hành vũ trụ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, do đòi hỏi nhiều kinh phí cùng với trình độ công nghệ kỹ thuật cao, loại hình du lịch này chỉ mới phát triển tại các cường quốc lớn, điển hình như Mỹ. Tính đến năm 2008, mới chỉ có 470 người từ 34 quốc gia đã bay qua độ cao 100Km và hơn nữa so với mực nước biển, 467 người vượt qua Quỹ đạo thấp (Low Earth Orbit) hoặc xa hơn. 2.2.9 Du lịch thưởng thức rượu vang: là các chuyến du lịch tham quan các vườn trồng nho, các ruộng nho, nơi sản xuất rượu vang, phòng thử rượu vang, tham dự festival rượu. Vùng Bordeaux, Champagne (Pháp), Thung lũng Napa Valley, Sonoma Valley (California, Mỹ), Vùng Tuscany (Ý), thung lũng Valle Central (Chi Lê) từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm vang thượng hạng và là điểm phát triển du lịch thưởng thức rượu vang đặc thù trên thế giới. Đà Lạt của Việt Nam cũng có tiềm năng rất lớn trong phát triển loại hình du lịch này. 3. Vai trò của Ngành du lịch Tàu không gian chuyên chở hành khách đầu tiên trên thế giới, là sản phẩm tư nhân của nhà tỉ phú Richard Brason, Tập đoàn Virgin Galactic. 2 13 Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội, là một ngành kinh tế tổng hợp. Sự phát triển du lịch có vai trò to lớn đến nền kinh tế và đời sống xã hội tại từng quốc gia trên thế giới. Vai trò ấy được thể hiện qua những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường. 3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước - Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hoá các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, các địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, ngân hàng, nông nghiệp, v.v. Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch thì nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách du lịch tại điểm đó sẽ tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn hàng hoá, dịch vụ như vậy sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là công nghiệp, nông nghiệp, chế biến. Hơn thế nữa, các háng hoá, vật tư cung cấp cho khách du lịch thường có yêu cầu cao về chất lượng, đa dạng về kiểu dáng, chủng loại. Điều này có nghĩa là chúng phải được sản xuất bằng công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, các chủ doanh nghiệp buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn các lao động có tay nghề cao. - Du lịch cũng đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới và các quốc gia nhờ nguồn thu không ngừng tăng lên trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2004, thu nhập du lịch chiếm 10,9% GDP của thế giới. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 2,93 triệu người, tăng 20,5 %; khách du lịch nội địa đạt 14,5 triệu lượt người, tăng 11,3 %; Thu nhập từ du lịch đạt 26,500 tỷ đồng, tăng 18,1 % so với năm trước, tương đương gần 2 tỷ USD. Con số 14 này còn lớn hơn cả lượng vốn ODA giải ngân và chỉ kém hơn lượng vốn FDI thực hiện trong năm.. Dự kiến trong năm 2010, thu nhập du lịch sẽ đạt khoảng 4-5 tỷ USD. Bên cạnh đó, du lịch còn đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế trực tiếp là thuế thu nhập của các đơn vị kinh doanh du lịch và thuế thu nhập cá nhân. Thuế gián tiếp và thuế giá trị gia tăng (VAT) do khách du lịch - những người tiêu dùng dịch vụ cuối cùng đóng góp. Theo con số ước tính của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World Travel and Tourism Council - WTTC), năm 1988, du lịch đã đóng góp khoản thuế khoảng 800 tỉ USD. Trong năm 2010, con số này dự kiến là sẽ tăng lên gấp đôi. Du lịch là ngành thu ngoại tệ, ngành xuất khẩu tại chỗ. Năm 2008, doanh thu du lịch quốc tế toàn thế giới đạt 944 tỷ USD. Ở Việt Nam, doanh thu du lịch cũng đạt mức hơn 1 tỷ USD, riêng năm 2008 con số này là khoảng 64 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 3 tỷ USD), đến năm 2009 đã đạt 70 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 4 tỷ USD) 3. Xét trong cơ cấu các ngành kinh tế, du lịch thực sự có nhiều điểm nổi trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng dễ hư hỏng mà lại ít rủi ro như rau quả, thuỷ sản, thực phẩm tươi sống. Thậm chí, do đặc điểm xuất khẩu tại chỗ, các mặt hàng này cũng không cần đóng gói hay bảo quản phức tạp. Nhìn chung, các mặt hàng phục vụ du lịch không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được nhiều lao động, chênh lệnh giá giữa người mua và người bán không quá cao. Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người bán hàng bán được giá cao, điều này đã kích thích sản xuất và tiêu dùng. - Phát triển du lịch còn đóng vai trò đáng kể trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế tại nhiều quốc gia thông qua sự gia tăng thu nhập ngoại 3 Theo báo “Kinh tế đô thị” , bài viết “Năm 2009, doanh thu du lịch tăng 9 %” - Cập nhật 28/12/2009 15 tệ. Tại Thụy Sĩ, thu nhập từ ngành du lịch bù đắp được từ 50-70 % cán cân thâm hụt. - Thu nhập của ngành du lịch là thu nhập kép. Khi một nơi nào đó phát triển du lịch thì tại đó hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi, giải trí sẽ không ngừng xuất hiện. Sự ra đời của các cơ sở này sẽ đi kèm với việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác như: sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước. John Tribe – Tác giả cuốn “The Economics of Leisure and Tourism” đã nhận định rằng, cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2-3 USD thu nhập gia tăng. 3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội: - Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đây được xem là ngành thu hút một lực lượng lao động vô cùng đông đảo tại nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2008, lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn 10,7 % tổng lao động trên toàn thế giới. Và cứ 1 việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra 1,3-3,3 việc làm ở các ngành khác. Tại Việt Nam, du lịch cũng tạo thêm 15.000 – 20.000 việc làm trực tiếp mỗi năm trong các cơ sở du lịch, nhà hàng, khách sạn. - Phát triển du lịch góp phần giảm nghèo đói và hạn chế sự di dân từ nông thôn ra thành thị. Tại các nơi có du lịch phát triển, người dân địa phương có cơ hội tìm việc làm với thu nhập cao ngay trên chính quê hương của mình. Đồng thời, họ còn có cơ hội phát triển dịch vụ và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với số lượng nhiều và giáo cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, dân cư tại các điểm du lịch cũng có cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. 16 - Du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giao lưu, tiếp cận cuộc sống hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Ở chừng mực nào đó, du lịch có vai trò hạn chế bệnh tật, phục hồi sức khỏe, tăng tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981 đã chỉ ra rằng bệnh tật của dân cư thế giới giảm trung bình 30% nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, trong đó bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30 %, v.v. - Du lịch quốc tế góp phần mở rộng và củng cố các quan hệ đối ngoại, tăng hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Hội nghị du lịch thế giới tổ chức tại Manila (Philipin) năm 1980 đã khẳng định “Du lịch là nhân tố tạo thuận lợi ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc”. - Du lịch mang đến một sắc màu mới cho các vùng quê thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch. 3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa: - Sự phát triển của du lịch tăng khả năng bảo tồn các di sản văn hóa thế giới. Doanh thu từ vé tham quan, biểu diễn của các hoạt động du lịch được sử dụng phần lớn vào việc trùng tu lại các di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian, các di sản văn hóa phi vật thể như các làng nghề truyền thống, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. - Du lịch mang theo mình sứ mệnh quảng bá nền văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia với bạn bè thế giới thông qua các chương trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các lễ hội truyền thống, các sự kiện tổ chức và triển lãm giới thiệu văn hóa, ẩm thực. - Du lịch có tác dụng giáo dục và nâng cao tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, bảo tồn tính đa dạng văn hóa dân tộc. Thông qua các chuyến tham quan di tích lịch sử, công trình văn hóa, được nghe sự thuyết minh cặn kẽ của người hướng dẫn viên, du khách sẽ hiểu được sâu sắc 17 nhứng giá trị văn hóa, tinh thần của những nơi mà thường ngày họ không để ý hoặc chưa biết tới. 3.4 Vai trò của Du lịch đối với môi trường: Bên cạnh những tác động tiêu cực thường được nhắc đến, người ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của Du lịch tới Môi trường - Du lịch góp phần bảo tổn và phát triển các nguồn tài nguyên. Hiệu quả sử dụng, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cảnh quan, rừng, mặt nước được tăng lên nhờ du lịch. Du lich góp phần khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn các không gian thiên nhiên như hang động, núi đá, sông suối, v.v. Đồng thời, nó thúc đẩy việc nghiên cứu, phát hiện và công nhận thêm nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn, tăng cường đầu tư xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí. - Du lịch làm tăng cả chất và lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để thu hút được khách du lịch, các nhà đầu tư phải không ngừng làm giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc và đặc hữu. Họ làm giàu tự nhiên thông qua các dự án trồng rừng, mở rộng rừng, tái sinh rừng cạn kiệt. Đầu tư du lịch của họ cũng góp phần làm đa dạng sinh học thông qua việc bổ sung các loài động thực vật mới tại những khu du lịch trọng điểm. - Du lịch làm tăng những giá trị tài nguyên và môi trường. Những cảnh quan bình thường như miệt vườn, các tràn chim, rặng san hô vốn không có gì là mới lạ đối với người dân địa phương nhưng lại là điểm đến lý tưởng của các du khách. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch: 4.1 Tài nguyên du lịch: a. Tài nguyên du lịch thiên nhiên Nếu khách du lịch là chủ thể của du lịch thì tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch. 18 Tài nguyên du lịch được hiểu là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể thu hút khách du lịch và được ngành du lịch khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho quốc gia, địa phương. Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã định nghĩa: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm các yếu tố vị trí địa lý, địa hình; khí hậu; hệ động thực vật; nguồn tài nguyên nước ngọt, mặn;… Vị trí địa lý tác động rất lớn đến khả năng phát triển du lịch thông qua điều kiện, sự tiếp cận đến nguồn cung du lịch bằng các loại phương tiện khác nhau. Khoảng cách du lịch từ nơi đi đến điểm đến mà quá xa nhau sẽ gây nhiều bất lợi do du khách phải trả thêm nhiều chi phí đi lại. Địa hình đa dạng thường gắn liến với nhiều cảnh đẹp và sự đa dạng cảnh quan. Khách du lịch thường tìm đến các địa điểm có địa hình đa dạng, đan xen giữa rừng, biển, sông, hồ, đồng bằng hoặc những vùng núi cao, núi lửa. Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Đảo Phú Quốc của Việt Nam là những điểm du lịch điển hình về tính đa dạng địa hình như vậy. Điều kiện khí hậu cũng được khách du lịch rất quan tâm khi chọn lựa điểm đi. Các điều kiện khí hậu khác nhau lại thích hợp với những loại hình du lịch khác nhau. Các vùng đồi núi, bãi biển có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành phù hợp với khách du lịch nghỉ mát trong khi những vùng có nhiệt độ thấp, tuyết bao phủ quanh năm lại là sự lựa chọn của những khách du lịch trượt tuyết. 19 Hệ động thực vật cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch. Khu vực nào có hệ động thực vật càng phong phú, càng quý hiếm, càng nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thì càng có sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt là nhóm du khách trẻ, thích khám phá tự nhiên hay nhóm du khách nghiên cứu. Thông thường, khách du lịch thường có xu hướng tìm kiếm các hệ động thực vật không có tại nơi họ sống hoặc các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng, đang được ghi trong sách đỏ. Khách du lịch vùng nhiệt đới thường thích khám phá hệ động thực vật tại vùng ôn đới trong khi du khách vùng ôn đới lại tò mò về các khu rừng nhiệt đới. Loại hình du lịch khám phá thiên nhiên, đời sống các loài động vật hoang dã hiện đang chiếm nhiều ưu thế trong thị trường du lịch. Hiện nay, với khoảng 22 vườn quốc gia cùng hàng trăm khu bảo tồn khác nhau, Việt Nam đang hứa hẹn một bước tiến mạnh trong loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu. Các nguồn tài nguyên nước mặt như ao, hồ, sông, suối, đầm phá, biển, … không chỉ giúp điều hòa khí hậu, phát triển hệ thống giao thông vận tải mà còn tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch thể thao. Với chiều dài bờ biển hơn 3000 km, Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn trong việc phát triển loại hình du lịch biển, đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách nội địa trong những ngày hè nóng bức. Hệ thống nước khoáng cũng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh và hồi phục sức khỏe. Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn nước khoáng phong phú trên thế giới và phân bổ tại nhiều địa phương như Khu nghỉ dưỡng Kim Bôi (Hòa Bình), Tản Dà (Hà Tây), Sơn Kim (Hà Tĩnh), v.v. b. Tài nguyên nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra từ xa xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan