Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm tiểu học...

Tài liệu Kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm tiểu học

.DOC
3
191
131

Mô tả:

CHẠNH LÒNG Là một người giáo viên, chắc hẳn trong suốt quá trình giảng dạy của chúng ta sẽ có rất nhiều kỷ niệm vui, buồn để lại dấu ấn khó quên, có thể sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời. Với tôi, tôi là một giáo viên đã có hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục, cụ thể là làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong ngầ thời gian ấy tôi cũng đã trải qua biết bao kỷ niệm vui có, buồn có. Nhưng ấn tượng để lại sâu sắc nhất trong tôi đó là kỷ niệm về một em học trò ở ấp 19, xã Vĩnh Bình trong lớp do tôi chủ nhiệm. Câu chuyện tôi muốn chia sẻ với với Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi hôm nay tên là: “Chạnh lòng”. Tôi còn nhớ rất rõ, năm đó tôi được phân công chủ 4A4. Lớp có 25 học sinh, trong đó có 8 em nữ. Lớp tôi năm đó tuy có nhiều học sinh đọc viết tính toán còn rất chậm và có tới 6 em hoàn cảnh gia đình rất khó khăn về kinh tế nhưng đa số các đều rất ngoan, lễ phép và cũng không kém phần sôi nổi. Qua giảng dạy và tìm hiểu tôi phát hiện em Dương Thị Cẩm Tiên là một học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn và rất éo le, cha mẹ thôi nhau, mẹ có chồng khác và đi làm ăn xa, em thì ở với ngoại để đi học. Em học cũng tạm được nhưng rất nhút nhác, rụt rè ít nói, ít phát biểu. Nhưng được cái em rất ngoan, thích tham gia các hoạt động của lớp và được các bạn trong lớp rất thương. Không hiểu sao mấy hôm nay tôi thấy em mệt mỏi, quần áo luốc lem bùn và hay còn ngủ gật trong lớp. Em cũng không tập trung vào bài giảng. Hôm đó là ngày thứ hai đầu tuần tôi đang dạy tiết tập đọc mặc dù tôi biết em rất thích học môn này nhưng em lại ngủ gật. Tôi nhìn em, bạn bên cạnh gọi: - Cẩm Tiên, Cẩm Tiên thầy nhìn kìa kìa! Tôi xuống đứng bên em và nhẹ nhàng bảo em: - Thôi, em ra rửa mặt đi rồi vào học tiếp. Em nghe lời tôi liền ra rửa mặt rồi vào lớp học. Tôi tiếp tục bài giảng của mình. Giờ ra chơi, tôi không xuống phòng chờ của giáo viên như thường lệ mà tôi ngồi tại lớp tâm sự với em. - Cẩm Tiên, sao mấy hôm nay thầy thấy em với vẻ luôn mệt mỏi và còn hay ngủ gật trong lớp vậy? Em ấp úng mãi mới trả lời tôi: - Thưa thầy, mấy hôm nay mẹ em bị bệnh nhiều, nằm viện em đã đi nuôi mẹ suốt hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Thấy mẹ đau con thương mẹ con không ngủ nên hôm nay con mới…., bổng mắt em đỏ hoe, tôi hiểu và xua tay, rồi thầy hiểu rồi. - Thế mẹ bị bệnh sao vậy Tiên? Có ai chăm sóc mẹ với con không? Em nghè nghẹn: - Mẹ con bệnh nhiều và nặng lắm thầy ơi. Ngoại con với dì của con nuôi, cha kế và mẹ con giận nhau và cha đã bỏ đi từ lúc mẹ con vừa bị bệnh, hơn 5 tháng nay rồi thầy. Nghe đến đây, không phải em mà cả tôi cũng nghe cổ mình khô đắng và nghè nghẹn như em, tôi bảo như an ủi em: Cố lên em, mẹ bệnh có Bác sĩ không sao đâu, em cũng tranh thủ sắp xếp thời gian kẻo học thua bạn con nhé! Em khẻ gật đầu, dạ! Suốt buổi dạy hôm đó, đêm đó và cả tuần đó, tôi luôn suy nghĩ về em về hoàn cảnh mà thấy chạnh lòng thương cho em vô cùng. Không biết mẹ của em bệnh gì, 1 nặng lắm không, có qua được không? Nếu không thì quãng đời còn lại của em sẻ ra sao, rồi con đường học vấn của em sẻ như thế nào? Tôi đã có ý định đến thăm và tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của em cụ thể hơn để báo cáo về Ban giam hiệu nhà trường để vận động giúp đở em phần nào khó khăn nhưng vì suốt tuần đều dạy 2 buổi trên ngày nên chưa sắp xếp được thời gian. Hôm ấy, vào ngày thứ sáu cuối tuần, lúc sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi nói với lớp: Cuối buổi học chiều nay 4 giờ cán bộ lớp mình cùng với thầy đến thăm mẹ và gia đình bạn Tiên các em nhé, quà thăm thầy đã lo rồi. Các em đồng lòng còn nói sẻ nhìn ăn quà hôm nay để góp tiền cho mẹ bạn trị bệnh. Nhìn những đôi mắt ngây thở của bọn trẻ và những suy nghĩ biết chia sẻ khó khăn cùng bạn mà tôi thấy thương vô cùng. 15 phút sinh hoạt qua đi, kế hoạch, thời gian đi thăm rõ ràng tiết dạy - học đầu tiên bắt đầu. Thầy trò đang say sưa với tiết học thì bỗng ngoài cửa có một người phụ nữ đứng tuổi xuất hiện với dáng vẻ thất thần, tôi đang linh cảm có điều gì đó không mai. Tôi chưa kịp nói lời chào chị thì chị nói ngay: - Thầy ơi cho tôi rước cháu Cẩm Tiền về trước thầy nhé, vì mẹ cháu mất rồi. Tôi như chết lặng không nói được câu nào, cả lớp thì hầu như nính thở còn Cẩm Tiên thì òa khóc nức nở, hồi lâu tôi mời nói đuoạc với người phụ nữ kia: Ừ, cho tôi xin chia buồn với gia đình chị nhé và nhìn en bảo Tiên theo bà về đi con! Buổi học hôm đó thầy trò không còn tinh thần gì cả, tôi nói với lớp: Kế hoạch thăm bệnh của thầy trò mình giờ đã trở thành đi đám tang rồi. Tôi thông báo ngay cho Hiệu trưởng và xin cho lớp nghĩ học buổi chiều hôm ấy để đến viếng, đồng chí hiệu trưởng đồng ý và cử 2 giáo viên của trường xuống cùng thầy trò tôi cùng đi cúng viếng. Khí đến viếng tôi càng chạnh lòng thương sót hơn nhiều, vì gia đình ngoại của em Tiên rất nghèo, chiếc quan tài nhỏ bé thì để ở một cái chái nhỏ bên hong nhà, vì đây là nhà cha mẹ không được để trong nhà, hơn nữa tuổi em ấy còn nhỏ chỉ mới 32 tuổi. Qua một hồi thăm hỏi tôi như xé lòng chết lặng vì biết em vắng số này là học trò của tôi dạy cách nay đã 20 năm. Sau ngày đi thăm cúng viếng cho phụ huynh học sinh và cũng là học trò cũ của mình hôm ấy tôi mãi chua sót và luôn tự trách mình. Là GVCN mà tôi chưa hiểu hết hoàn cảnh của các em. Tôi tự hỏi: - Tại sao hoàn cảnh của một em học sinh khó khăn nhất lớp nà đến bây giờ mình mới nắm rõ được? Muôn vàn câu hỏi cứ hiện lên làm tôi trằn trọc không sao ngủ được. Ngay tuần sau khi Cẩm Tiên đi học trở lại, tôi mua tặng em một bộ quần áo mới, vận động HS trong lớp ủng hộ sách vở và đồ dùng học tập. Hằng ngày tôi cũng dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên em vươn lên trong học tập. Tôi đã báo cáo hoàn cảnh đặc biệt của em với nhà trường. Em cũng nhận được nhiều hơn sự ưu ái, sự quan tâm của nhà trường, của hội phụ huynh và các đoàn thể khác. Qua từng ngày, từng ngày em cũng đã ngui dần ngui ngoai. Cũng nhờ thế em học hành tiến bộ rõ rệt. Em cũng sống hòa đồng hơn với mọi người. Đặc biệt, trong ki thi cuối học kì I, em đạt điểm khá cao,nhất là môn Tiếng Việt. Em được tuyên dương trong buổi sơ kết HKI, rồi cả năm. 2 Và rồi thắm thoát trôi qua, đến năm học sau là năm nay tôi lại được nhà trường phân công chủ nhiệm ngay lớp cũ năm trước lớp 5A4, tôi gặp lại Cẩm Tiên. Em đã lớn hơn nhiều, học tập có ý thức hơn nhiều và hoàn cảnh gia đình cũng khắm khá hơn, em đã ở hẳn với ngoại luôn. 2 tháng trước là ngày cúng giáp năm cho mẹ Cẩm Tiên tôi có đến thắp nhang cho cô học trò xấu sô của mình và thầm hứa với em sẻ nhắc nhở dạy bảo em để em tiến bộ nhiều hơn và sẻ mạnh dạn hòa đồng cùng bè bạn. ************** Qua câu chuyện rất chạnh lòng thương sót này bản thân tôi đã rút ra được kinh nghiệm cũng như bài học sâu sắc trong công tác chủ nhiệm là: Mỗi GVCN hãy tìm hiểu thật cặn kẻ hoàn cảnh gia đình của các em ngay sau khi nhận biên chế lớp học năm học mới, để từ đó có kế hoạch giúp đở cụ thể đối với các em có hoàn cảnh khó khăn và hơn nữa hãy dành cho các em tình yêu thương chân thành nhất để tuổi thơ của các em có thêm tiếng cười. Và làm sao để trong mắt của học trò mình không ai có thể so sánh với các em. Tác giả bài viết:Nguyễn Trung Kiên 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan