Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiem giao duc tre cham phat trien ngon ngu hoc hoa nhap tai lop nha tre...

Tài liệu Kinh nghiem giao duc tre cham phat trien ngon ngu hoc hoa nhap tai lop nha tre

.DOC
36
60530
184

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy MỞ ĐẦU Ngôn ngữ là phương tiện là sản phẩm độc quyền của con người, nó gắn bó mật thiết với lịch sử loài người. Nó chỉ được hình thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V.L. Lênin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung: Lao động, đấu tranh và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ. Trường học mầm non, là trường học đầu tiên đới với trẻ, ở đây có điều kiện, có cơ hội lớn hơn để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh; là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ; là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng. Như vậy, ngôn ngữ có vai trò rất lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, giúp hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Có thể khẳng định rằng: Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và được quan tâm nhất. Thực tế trong xã hội hiện nay, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ bé. Họ đã nghiên cứu sách báo, tài liệu trên mạng internet…để nuôi dạy con một cách khoa học. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh bị cuốn theo công việc. Mọi sinh hoạt của trẻ đều giao hết cho người giúp việc. Nhiều trẻ lớn lên trong không gian giao tiếp chật trội. Sinh hoạt hằng ngày chủ yếu là ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, chơi một mình và xem ti vi. Đó là một trong những yếu tố dẫn đến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ nói chung và trẻ 24- 36 tháng nói riêng từ lâu đã được Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu trường Mầm Non A xã Tứ Hiệp rất quan tâm. Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình Giáo Dục Mầm Non, trong đó đề ra những mục tiêu, nội dung giáo dục rất cụ thể, hướng dẫn giáo dục thực hiện rất rõ ràng. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tập huấn, kiến tập các chuyên đề, tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên để áp dụng thực tế vào chính trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở lớp tôi thì còn rất khó khăn. Là một giáo viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để phát triển tốt ngôn ngữ cho các cháu chậm phát triển ngôn ngữ ở lớp mình? Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng một loạt các biện pháp, các cháu chậm phát triển ngôn ngữ đã tiến bộ rõ rệt. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trao đổi với chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ D2 Trường mầm non A xã Tứ Hiệp”. Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy * Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng việc giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng D2, Trường mầm non A Tứ Hiệp. - Tìm ra hệ thống các biện pháp nhằm ứng dụng có hiệu quả công tác giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng, D2 trường Mầm non A Tứ Hiệp. * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập. * Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 24 - 36 tháng tuổi, lớp nhà trẻ D2, trường Mầm non A Tứ Hiệp, năm học 2013 - 2014. Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ 24- 36 tháng. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Đối với trẻ 24- 36 tháng, sử dụng ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh. Thông qua các từ ngữ và các câu nói của người lớn; trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh; trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó. Từ và hình ảnh trực quan của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy: Đối với trẻ 24 - 36 tháng trẻ sử dụng ngôn ngữ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu những sự vật khộng xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự việc xảy ra trong quá khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn, biết so sánh, khái quát và dần dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng phát triển. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh: Đối với trẻ 24- 36 tháng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình. Nhờ có ngôn ngữ trẻ đã nhận thức được về môi trường xung quanh và tiến hành hoạt động với nó, đồng thời trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả lại sự vật, hiện tượng và những hiểu biết của trẻ để trao đổi với mọi người. Ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu cảm xúc và phát triển tình cảm: Đối với trẻ 24 - 36 tháng trẻ sử dụng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Bằng những câu hát ru, những lời nói nựng, những câu nói âu yếm đã đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở. Những tiếng ầu ơ mẹ nói chuyện với trẻ là sự giao lưu cảm xúc và ngôn ngữ đầu tiên. Những cuộc nói chuyện đặc biệt này sẽ làm cho trẻ luôn vui vẻ và có những tình cảm thân thương với những người xung quanh. Dần dần hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực. Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái tình cảm khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các từ, các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình. Đồng thời thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh như những bông hoa, những hàng cây, những cảnh đẹp của làng quê với những từ ngữ thể hiện nó… Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ không bắt chước được hành động hay lời nói, không thể kết nối hai từ gần nhau có nghĩa. Không hiểu chức năng của những vật dụng đơn giản, không kể được ba bộ phận đơn giản trên người. Không hiểu ngôn ngữ bằng những bạn cùng tuổi khác, không đặt được câu hỏi, không Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy biết hoặc không làm theo những chỉ dẫn đơn giản, không kể tên được những sự vật thông thường, không nói được những từ ngắn. Việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ gây lên nhiều ảnh hường: Trẻ kém tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình có thể dẫn đễn những bực tức về tâm lý và có thể gây nên những thất bại trong trường học. Ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ, vì một lý do nào đó mà trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì quả là rất thiệt thòi cho trẻ. Vậy nên việc phát triển ngôn ngữ cho các cháu chậm phát triển ngôn ngữ là một việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết và được tiến hành càng sớm càng tốt. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Mô tả thực trạng - Trường mầm non A xã Tứ Hiệp là một ngôi trường có bề dày thành tích về mọi mặt trong nhiều năm qua. Trường đã đạt Trường chuẩn quốc gia mức độ I, 4 năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc” cấp Thành phố, năm 2013 được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ. Với quy mô toàn trường có 3 khu: Văn Điển, Cương Ngô I, Cương Ngô II. Các khu ở vị trí trung tâm khu dân cư và gần nhau rất thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, thuận tiện cho phụ huynh đưa con đến trường. - Năm học 2013 - 2014 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà trẻ D2 (24 - 36 tháng) ở khu Cương Ngô 2, tổng số giáo viên trong lớp là 4 cô/35 cháu. Trong đó có 2 đồng chí đang theo học lớp đại học tại chức mầm non, 1 đồng chí có trình độ đạt chuẩn, 1 đồng chí đạt trình độ trên chuẩn. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những điều kiện thuận lợi và một số khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Trẻ được phân chia học theo đúng độ tuổi. - Bản thân là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề ham học hỏi trau dồi kiến thức, ®ang theo học líp Đ¹i häc sư phạm giáo dục mầm non hệ t¹i chøc. - Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. - 100% giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Lớp học rộng rãi, khô thoáng, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc phát triển ng«n ng÷ của trẻ đầy đủ, hiện đại phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn (tranh ảnh, vật thật). - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. - Luôn được sự ủng hộ của phụ huynh. 3. Khó khăn: - Trẻ 24 - 36 tháng do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, có nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. - Các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt, các hoạt động ở lớp. Một số cháu nghỉ học nhiều do sức khỏe kém, hay ốm vặt. Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy - Do trẻ chậm phát triển ngôn nhữ nên trẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động và hòa nhập với các bạn cùng lứa với mình. - Đa số phụ huynh buôn bán tự do vì công việc chiếm nhiều thời gian nên nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ còn hạn chế. Một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường. Một số cháu được gia đình nuông chiều, muốn gì đòi bằng được; một số cháu hay khóc hay hờn hay ăn vạ hoặc cào cấu các bạn khi không đồng ý một điều gì đó. - Năm nay tôi mới dạy lớp có trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. - Giáo viên cùng lớp rất quan tâm đến việc chăm sóc trẻ nhưng chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Xuất phát từ những cơ sở thực trạng và những điều kiện khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã áp dụng thực hiện hệ thống các biện pháp sau để giáo dục trẻ 24- 36 tháng chậm phát triển ngôn ngữ tiến bộ. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Biện pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm. Đối với trẻ 24 - 36 tháng việc giáo viên nắm bắt khả năng ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu năm học là vô cùng quan trọng. Qua đó giáo viên hiểu trẻ hơn, từ đó xây dựng kế hoạch và áp dụng những phương pháp phù hợp với trẻ giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc khảo sát trẻ đầu năm học là vô cùng cần thiết. Ngay từ đầu năm chúng tôi đã chia số lượng trẻ ra làm 4 nhóm theo 4 cô trong lớp, theo dõi, đánh giá nhóm trẻ của mình. Chúng tôi đã căn cứ vào chỉ số đánh giá phát triển trẻ 24 - 36 tháng tuổi để khảo sát và đánh giá trẻ. Các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi như sau: Chỉ số 1: Cân nặng bình thường của trẻ trai: 9,7- 15,3kg; trẻ gái: 9,1- 14,8 kg. Chỉ số 2: Chiều cao bình thường của trẻ trai: 81,7- 93,9cm; trẻ gái: 80,092,9cm. Chỉ số 3: Biết lăn/ bắt bóng với người khác. Chỉ số 4: Xếp tháp, lồng hộp; xếp chồng 4- 5 hình khối. Chỉ số 5: Biết thể hiện một số nhu cầu ăn uống, vệ sinh bằng cử chỉ/ lời nói. Chỉ số 6: Chỉ/ gọi tên được một số đồ dùng, đồ chơi, con vật, quả quen thuộc. Chỉ số 7: Chỉ/ lấy được đồ vật có màu đỏ hoặc xanh. Chỉ số 8: Làm được theo chỉ dẫn một số yêu cầu đơn giản (lấy cốc uống nước, lau miệng, đi đến đây). Chỉ số 9: Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Con gì đây?”,…”Ở đâu? Thế nào? Chỉ số 10: Nói được câu đơn 2-3 tiếng: đi chơi; mẹ bế; mẹ bế bé;… Chỉ số 11: Nhận ra bản thân trong gương trong ảnh. Chỉ số 12: Thích nghe hát, vận động theo nhạc (giậm chân, lắc lư…). Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ số Tổng số Số trẻ được đánh giá: 35/35 Tỷ lệ: (%) Chỉ số Tổng số Số trẻ được đánh giá: 35/35 Tỷ lệ: (%) Chỉ số Tổng số Số trẻ được đánh giá: 35/35 Tỷ lệ: (%) Nguyễn Thị Thúy Kết quả khảo sát trẻ đầu năm: 1 2 3 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 35 0 35 0 32 3 33 2 100 0 100 0 91 9 94 6 5 6 Đ CĐ 30 5 100 0 Đ 7 Đ CĐ Đ CĐ 30 5 32 3 30 5 85 15 91 9 85 15 10 CĐ 30 5 85 15 8 CĐ 9 Đ 4 Đ 11 12 CĐ Đ CĐ Đ CĐ 30 5 34 1 33 2 85 15 97 3 94 6 Qua quá trình khảo sát đánh giá trẻ ngay từ đầu năm, tôi đã nhận thấy có 5 cháu chậm phát triển ngôn ngữ đó là các cháu: Duy, Ngọc, Oanh, Nhi, Huy. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Căn cứ vào hướng dẫn quy chế chuyên môn của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Trì; căn cứ vào phiên chế chương trình, kế hoach hoạt động học của trường mầm non A xã Tứ Hiệp; căn cứ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường và khả năng ngôn ngữ của trẻ tại lớp, tôi đã lựa chọn các nội dung và xây dựng được kế hoạch giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo chủ đề như sau: Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HỌC HÒA NHẬP TẠI LỚP NHÀ TRẺ 24- 36 THÁNG TUỔI - D2 TRƯỜNG MẦM NON A Xà TỨ HIỆP, NĂM HỌC 2013 - 2014 TT 1 2 Nội dung dạy trẻ phát triển ngôn ngữ - Dạy trẻ gọi tên một số đồ chơi, bánh đặc trưng của ngày Tết Trung Thu. - Dạy trẻ biết gọi tên một số bộ phận đặc điểm trên khuôn mặt của mình - Dạy trẻ gọi tên các bộ phận trên cơ thể. Nội dung dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ - Dạy trẻ gọi tên một số đồ chơi: Đèn ông sao, đèn lồng; một số loại bánh: Bánh nướng, bánh dẻo. - Dạy trẻ biết gọi tên một số bộ phận trên khuôn mặt mình: Mắt, mũi, mồm, tai. - Dạy trẻ biết gọi tên và đặc điểm cơ bản của các bạn trong lớp. - Dạy trẻ biết gọi tên đồ Đồ dùng đồ chơi ở dùng mà bé yêu thích. lớp bé - Dạy trẻ gọi tên đồ dùng trong lớp bé. - Dạy trẻ biết gọi tên của một số bạn: Trúc, Duy, Huy, Đức. - Dạy trẻ biết gọi tên đồ dùng của bé: ba lô, dép. - Dạy trẻ gọi tên đồ dùng quen thuộc trong lớp: Cốc, khăn. - Dạy trẻ gọi tên đồ chơi quen thuộc: Búp bê, bập bênh. - Dạy trẻ gọi tên cô nhân viên y tế: Nhung; công việc của cô: Cân, đo. - Dạy trẻ gọi tên bác cấp dưỡng: Lan, Huyên; công việc của bác: Nấu ăn. Chủ đề Bé và các bạn - Dạy trẻ gọi tên đồ chơi của bé. 3 4 Các bác các cô trong nhà trẻ Mẹ và những người thân yêu của bé Trường Mầm non A Tứ Hiệp - Dạy trẻ gọi tên cô nhân viên y tế và công việc, đồ dùng của cô. - Dạy trẻ gọi tên và tìm hiểu công việc của bác cấp dưỡng. - Dạy trẻ gọi tên những người thân yêu của mình. - Dạy trẻ gọi tên một số đồ dùng để ăn. - Dạy trẻ gọi tên một số đồ dùng để uống. - Dạy trẻ gọi tên, một số bộ phận trên cơ thể mình: Mặt, bụng, đầu, tay, chân. - Dạy trẻ gọi tên những người thân yêu của mình: Bố, mẹ, ông, bà. - Dạy trẻ gọi tên một số đồ dùng để ăn: Bát, thìa. - Dạy trẻ gọi tên một số đô dùng để uống: Cốc, ấm, chén. - Dạy trẻ gọi tên một số đồ dùng sinh hoạt: Bàn, ghế. Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm 5 Những con vật đáng yêu 6 7 Nguyễn Thị Thúy - Dạy trẻ gọi tên một số con tôm. đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bé. - Dạy trẻ gọi tên: Con voi, con hổ, con thỏ. - Dạy trẻ gọi tên và một - Dạy trẻ gọi tên: Con gà, số đặc điểm đặc trưng con vịt; một số đặc điểm: của con vật nuôi trong Mỏ, cánh, chân gia đình. - Dạy trẻ gọi tên và đặc - Dạy trẻ gọi tên: Con cá, điểm đặc trưng của một số con vật sống dưới nước. - Dạy trẻ gọi tên một số con vật sống trong rừng. Chúc mừng năm mới - Dạy trẻ gọi tên một số loại quả đặc trưng trong ngày Tết. - Dạy trẻ gọi tên một số loại hoa trong ngày Tết. Cây và những bông hoa đẹp - Dạy trẻ gọi tên một số loại quả quen thuộc. - Dạy trẻ gọi tên một số loại quả: Quả bưởi, quả chuối. - Dạy trẻ gọi tên một số loại hoa: Hoa đào, hoa mai. - Dạy trẻ gọi tên một số loại rau ăn quả. - Dạy trẻ gọi tên một số loại ra ăn lá. - Dạy trẻ gọi tên một số loại cây xanh. - Dạy trẻ gọi tên một số loại quả: Quả cam, quả chuối. - Dạy trẻ gọi tên một số loại rau ăn quả: Cà chua, mướp. - Dạy trẻ gọi tên một số loại rau ăn lá: Rau cải, rau muống. - Dạy trẻ gọi tên một số Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy loại cây xanh: Cây sấu, cây phượng. 8 9 10 Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì? Mùa hè đến rồi Bé lên mẫu giáo - Dạy trẻ gọi tên một số phương tiện giao thông đường bộ. - Dạy trẻ gọi tên một số phương tiện giao thông đường không, đường sắt. - Dạy trẻ gọi tên một số phương tiện giao thông đường thủy. - Dạy trẻ gọi tên một số phương tiện giao thông: Xe đạp, ô tô. - Dạy trẻ gọi tên một số phương tiện: Máy bay, tàu hỏa. - Dạy trẻ gọi tên một số hiện tượng thời tiết. - Dạy trẻ gọi tên một số trang phục màu hè của bé. - Dạy trẻ gọi tên: Nắng, mưa. - Dạy trẻ gọi tên: Váy, áo, quần đùi. - Dạy trẻ biết về ngày sinh nhật của mình. - Dạy trẻ gọi tên: Bánh ga tô, kẹo. - Dạy trẻ gọi tên một số phương tiện giao thông: Thuyền buồm, tàu thủy. 3. Biện pháp 3: Sưu tầm các hoạt động tổ chức chuyên biệt cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Việc sưu tầm các hoạt động chuyên biệt cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là việc làm vô cùng quan trọng. Nội dung này còn mới vì thế giáo viên còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chuyên biệt cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn bị chi phối bởi các hoạt động khác trên lớp, chính vì vậy tôi đã tranh thủ các buổi trưa để sưu tầm các cuốn tài liệu trên báo, trong sách cũng như trên mạng internet như: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em; Tâm lý học trẻ em; Giáo trình đọc, kể chuyện diễn cảm cho bé” ngoài ra tôi còn nghiên cứu rất nhiều các trang mạng nói về việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Kết quả: Qua quá trình ham khảo tôi đã lựa chọn một số hoạt động giáo dục chuyên biệt theo từng chủ đề cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như sau: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 1. Chủ đề: Bé và các bạn 1. 1. Gọi tên các bộ phận cơ thể * Mục đích: - Giúp trẻ chỉ ra được các bộ phận trên cơ thể khi nhìn tranh * Chuẩn bị: Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy - Màu sáp, giấy trắng A0 * Tiến hành: Để trẻ nằm xuống tờ giấy A0 đặt trên sàn nhà, sau đó tô hình trẻ. Gọi tên các bộ phận trên cơ thể mà bạn vừa tô được. Khi hình đã vẽ xong, cho trẻ đứng dậy và cô vẽ thêm mắt, mũi, mồm, tai và viết tên trẻ lên hình vẽ, treo hình vẽ lên để trẻ có thể nhìn và chạm vào nó. Chỉ cho trẻ thấy những bộ phận khác nhau của cơ thể trên hình vẽ đó. Xem có bao nhiêu trẻ gọi đúng tên các bộ phận. Nói với trẻ về tên gọi của những bộ phận mà trẻ biết: + Đây là cái gì? Đó là cái chân. Đúng rồi! + Và đây là cái gì? Đó là cái tay đấy 1. 2. Bạn trai hay bạn gái * Mục đích: - Giúp trẻ nhận ra giới tín * Cách tiến hành: Xếp trẻ ngồi thành vòng tròn. Nói với trẻ: Cô muốn biết ai là bạn trai, ai là bạn gái. Chỉ vào từng trẻ và hỏi, chú ý xem trẻ có thể nói ai là bạn trai, ai là bạn gái không: + Hãy giúp cô nói xem ai là bạn trai, ai là bạn gái. + Bạn Duy là bạn trai hay bạn gái? À đúng rồi bạn Duy là bạn trai. + Thế còn bạnTrúc? Bạn Trúc là bạn gái. + Còn bạn Ngọc thì sao? Bạn Ngọc là bạn gái, đúng rồi! + Và bạn Thành? Bạn Thành là bạn trai Sử dụng những từ con trai, con gái thường xuyên khi nói về những người khác 1. 3. Bé đang làm gì? * Mục đích: - Bé có thể nhận ra người trong ảnh * Chuẩn bị: - Chụp một vài kiểu ảnh các bé lúc đang tô màu hoặc đang nặn, làm thành một album ảnh * Tiến hành: Cho bé xem các bức ảnh và hỏi bé ai ở trong ảnh và đang làm gì +Bạn Minh đang tô màu, bạn ấy đang cầm cái gì để tô đấy? + Bạn Châu đang làm gì với đất nặn đấy các con ? 1. 4. Kể về bản thân * Mục đích: - Tập cho trẻ kể về bản thân * Tiến hành: Kể cho một trẻ nghe về những gì xảy ra trong một ngày của trẻ. Trong khi kể, hỏi trẻ những câu hỏi nhằm để cho trẻ tham gia cùng kể. Có một bé gái tên là Ngọc Oanh. Ồ đó có phải là tên của con phải không? Một buổi sáng, Ngọc Oanh ngủ dậy, các con nghĩ xem sau đó bạn Ngọc Oanh làm gì nhỉ? Ăn sáng? Đúng rồi. Bạn Oanh ăn sáng và được bố mẹ đưa tới lớp đấy. Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 10 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy * Kết quả: Với chủ đề này của đầu năm học thì 5/5 trẻ chậm ngôn ngữ lớp tôi đã biết về giới tính của mình và nói được từ trai, gái, nói được màu đỏ khi cầm bút màu. 2. Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi ở lớp bé 2. 1. Đồ vật gì ? để làm gì? * Mục đích: - Giúp trẻ chỉ đúng đồ vật khi người lớn nói về công dụng của nó. * Chuẩn bị: - Một bộ các bức tranh về các đồ vật quen thuộc với trẻ như: ghế, đồ chơi, cái bát, cái thìa…. * Tiến hành: Cùng trẻ xem các bức tranh, nói chuyện với trẻ về công dụng của các đồ vật đó. Chú ý xem liệu trẻ có thể gọi tên và chỉ ra được những bức tranh về các đồ vật mà cô đang nói tới hay không. + Cô chỉ vào cái bát và hỏi trẻ? Đây là cái gì? Cái bát dùng để làm gì? + Với những đồ vật khác cô cũng hỏi tương tự. Khi trẻ sử dụng bất kì một đồ vật thật nào, chúng ta đều phải nói với trẻ về công dụng của đồ vật và cách sử dụng đồ vật đó. 2. 2. Trò chơi: “Ở đâu” * Mục đích: - Giúp trẻ gọi tên và nhận biết được vị trí của đồ vật * Tiến hành: - Chọn một số đồ vật quen thuộc từ những vị trí mà trẻ đã biết. Cho những đồ vật đó vào một cái túi hoặc một cái hộp để trẻ không thể nhìn được. Lấy một vật ra và cầm lên cho tất cả trẻ đề nhìn được. Hỏi trẻ xem vật đó thường ở đâu. Cho trẻ chơi bằng cách bạn giả vờ như không biết nững đồ vật đó ở đâu ra. Sau đó cho trẻ lần lượt mang những vật đó để vào đúng chỗ Cái gì đây? Một quyển truyện. Đúng rồi. Để nó ở đâu nhỉ Ồ đúng rồi để quyển truyện ở góc sách truyện đấy các con ạ! Huy ơi con hãy để quyển truyện vào góc sách truyện giúp cô nào? Cô cảm ơn con. 2. 3. Trò chơi: “Cái gì” * Mục đích: - Giúp trẻ gọi tên những đồ vật quen thuộc * Tiến hành: Chọn một đồ vật mà trẻ gặp hàng ngày, giơ nó lên để trẻ nhìn thấy. Hỏi trẻ xem đó là cái gì. Sau đó xem trẻ có thể nói gì về đồ vật đó. Chú ý bổ sung vào lời nói của trẻ để câu nói được rõ nghĩa và đầy đủ hơn. Đây là một vật mà các con dùng để ăn đấy. Đó là cái gì? ( cái bát) Con hãy lấy cái bát con các bạn xem nà 2. 4. Sử dụng từ đúng * Mục đích: - Giúp trẻ biết sử dụng những từ ngữ để chỉ những đồ vật quen thuộc. * Tiến hành: Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy Nếu trẻ không biết sử dụng những từ đúng để thể hiện những điều mà trẻ cần nói, hãy cố gắng làm cho trẻ biết cách thể hiện một cách rõ ràng, chính xác ý định nói. Con muốn uống sữa phải không? Không Con có muốn ăn bánh không? Có Con hãy nói: “Cô ơi cho con ăn bánh”. Tốt lắm! Điếu quan trọng cần phải sử dụng từ chính xác để trẻ có thể nghe và nhận biết được. * Kết quả: Qua chủ đề này trẻ đã biết tên và vị trí đồ vật của lớp mình và biết cách sử dụng với chúng, biết thể hiện nhu cầu của mình, cháu Duy, Oanh đã nới được câu có 3 từ. 3. Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé 3. 1. Album gia đình * Mục đích: - Giúp trẻ nhận ra và chỉ được một vài người thân * Chuẩn bị: - Ảnh trẻ và gia đình của trẻ, dán các ảnh vào album. * Tiến hành: Cùng trẻ xem và trò chuyện về các thành viên trong bức ảnh. - Ảnh ai đây con? Đây là mẹ bạn Huy phải không? - À đây là mẹ bạn Huy. Bạn Huy đang ngồi trên đùi của mẹ. - Bạn Huy đang ôm cái gì đấy? - À, đúng rồi bạn Huy đang ôm một chú gấu bông đấy? - Huy ơi, chú gấu bông của con màu gì đấy? 3. 2. Gọi tên * Mục đích: - Tập cho trẻ nói một số từ. * Chuẩn bị: - Một con rối tay * Tiến hành: Dùng rối tay để nói chuyện cùng trẻ. Cho rối hỏi trẻ. Chơi một cách vui vẻ và làm như con rối ngờ nghệch khi hỏi về tên của trẻ, quần áo, các bộ phận cơ thể, đồ chơi, thức ăn hay những thứ khác quen thuộc với trẻ. - Xin chào, tên bạn là gì. Còn mình, mình tên là Thỏ ngọc. Bạn mặc áo màu gì đấy? mình rất thích chiếc áo đó. * Kết quả: Với chủ đề này, cháu Huy, Ngọc, Kiên đã tiến bộ hơn các cháu đã nói được câu có 2,3 từ 4. Chủ đề: Những con vật đáng yêu 4. 1. Tiếng kêu của các con vật * Mục đích: - Trẻ tập phát âm theo tiếng kêu của con vật. * Chuẩn bị: - Tranh hình các con vật quen thuộc với trẻ: Chó, mèo, lơn, gà... * Tiến hành: Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy Cho trẻ xem nững bức tranh lớn có hình các con vật. Nói chuyện với trẻ về những con vật đó. Xem liệu trẻ ó thể bắt chước được tiếng kêu của những con vật đó hay không. Có thể nói với trẻ về nơi sống của con vật, thức ăn và màu lông của chúng và nói về những điều xung quanh các con vật đó mà trẻ tỏ ra hứng thú hơn cả. Đặt những câu hỏi đơn giản để kiểm tra xem trẻ nhận biêt được đến đâu. Đây là con gì? Đúng rồi đó là con chó. Con chó kêu như thế nào? Nó đang làm gì? Đây là con chó to hay con chó nhỏ? 4. 2. Chọn con vật giống tranh. * Mục đích: - Chọn được những bức tranh tương ứng với những đồ vật. * Chuẩn bị: - Khoảng 5- 6 con vật đò chơi và những bức tranh về con vật đó. Cho chúng vào một cái hộp. * Tiến hành: Cho trẻ thấy cô dặt bức tranh lên bàn hoặc ra sàn nhà. Sau đó hướng dẫn trẻ cách lựa chọn những con vật đò chơi vào những bức tranh của con vật đó. Trò chuyện với trẻ về con vật đó và yêu cầu trẻ nhìn cẩn thận trước khi lựa chọn một bức tranh để đặt vào vị trí đúng. Con vật này là gì, Nhi? Con gà này xếp vào đâu? Con có nhìn thấy bức tranh con gà không? Đúng rồi, tốt lắm. Con đã tìm ra ròi. Để con gà vào bức tranh con gà đi. 4. 3. Các con vật đồ chơi * Mục đích: - Trẻ có thể nhận biết một vài tên gọi các con vật * Tiến hành: Chuẩn bị nhiều loại đồ chơi các con vật. Trưng bày như một trang trại hoặc sở thú. Ngoài ra đặt một vài đồ chơi các con vật và những bức tranh phù hợp gần đó và những câu đố về các con vật cần đơn giản. Để trẻ sử dụng những con vật này theo cách chơi riêng của chúng, khi trẻ chơi cô trò chuyện về những con vật và đố trẻ. Kiên ơi! Con tìm cho cô xem con chó ở đâu? Con hãy để con gà về chuồng nào! * Kết quả: Với chủ đề này trẻ rất hứng thú tham gia vào các trò chơi, thông qua các trò chơi vốn từ của trẻ tăng nhanh rõ rệt đồng thời trẻ còn được học thêm các từ mới như: To – nhỏ. 5. Mùa hè đến rồi 5. 1. Thời tiết thế nào? * Mục đích: - Giúp trẻ hiểu một số từ chỉ thời tiết. * Chuẩn bị: - Tranh về trời mưa, trời nắng. * Tiến hành: Địa điểm: Trong lớp học. Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy Hãy giúp trẻ học những từ mới về thời tiết bằng cách trò chuyện về thời tiết mỗi ngày. Các con nhìn xem mọi người đang mặc cái gì đây khi trời mưa? Còn bức tranh này, khi trời nắng thì các bạn phải đội gì đấy? 5. 2. Các bức tranh quần áo * Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết khi nào nên mặc những loại quần áo nào. * Chuẩn bị: - Chọn các bức tranh quần áo của trẻ như váy, áo khoác, tất quần, quần cộc, quần dài, yếm… * Tiến hành: Cho trẻ cùng xem tranh với cô. Giúp trẻ biết gọi tên các loại quần áo mà trẻ đang xem. Hướng dẫn trẻ cách chọn loại quần áo nào mặc trong hoạt động nào, hay thời tiết nào mà cô đang nói tới. Nhớ cho lần lượt các trẻ được xem tranh. Hãy xem 2 bức tranh này. Các bạn nhỏ đang mặc gì? Đúng rồi, bạn trai mặc áo khoác. Bạn gái mặc váy Chúng ta thường mặc gì khi ăn cơm? (Mặc yếm) 5. 3. Hôm nay, chúng ta mặc gì? * Mục đích: - Giúp trẻ biết nên mặc quần áo cho thích hợp với điều kiện thời tiết. * Tiến hành: Chú ý đến những thứ quần áo mà trẻ mặc thường ngày. Nói chuyện với trẻ về tên gọi của các loại quần áo đó và tai sao trẻ lại phải mặc nó. Nói chuyện với trẻ về các loại quần áo khác và cô biết trẻ đang mặc và chú ý xem liệu trẻ có thể nói với cô về những quần áo phù hợp nhất. Chào Huy. Hôm nay Huy mặc quần đùi hay quần dài?! À bạn Huy mặc quần dài đấy! Quần dài của bạn Huy được may bằng vải có màu đỏ. Trời lạnh như thế này các con mặc nó sẽ rất ấm mà lại còn đẹp nữa đấy. * Kết quả đạt được: Với các hoạt động như trên trẻ chậm phát triển ngôn ngữ lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt. Trẻ biết nói 2-3 từ đơn giản, trẻ thực hiện được các yêu cầu trong lời nói giao tiếp hàng ngày. Trẻ biết biểu đạt các nhu cầu, mong muốn của mình sử dụng được các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn như: vâng ạ, có ạ, con chào cô, thể hiện niềm vui tự tin khi được chơi với các bạn. Đặc biệt trẻ đã biết làm quen với sách và nhìn các hình trong tranh theo tay chỉ của người lớn, xem tranh và bước đầu đã biết cất đồ dùng vào những nơi quen thuộc khi được cô yêu cầu. 4. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động chơi tập có chủ đích. So với các hoạt động khác thì hoạt động chơi tập có chủ đích theo nghiên cứu là thời gian thu hút sự tập trung chú ý cao nhất của trẻ, đồng thời đó cũng là hoạt động mà giáo viên dành nhiều thời gian để đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cả về đồ dùng, nội dung, phương pháp giáo dục... Vì vậy, tôi đã lựa chọn những hoạt động mới, nhưng phải phù hợp với chủ đề đang dạy để có thể Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy hướng dẫn trẻ kỹ hơn, tỉ mỉ hơn. Thông qua các hoạt động đó cung cấp cho trẻ thêm vốn từ, trẻ thực sự hiểu nghĩa của các từ, để trẻ có thể nắm bắt và sử dụng thành thạo các câu đơn mở rộng vốn có trong ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện ngày càng phong phú hơn những hiểu biết và nhu cầu giao tiếp của mình.Thông qua từng hoạt động vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng. * Hoạt động “Nhận biết tập nói”: Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì càng khó khăn hơn nhiều. Cho nên trong hoạt động tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên canh đó tôi cũng chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn. Trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ. Ví dụ: Trong hoạt động nhận biết “ quả dứa – quả cam”, cô muốn cung cấp từ “mắt dứa” cho trẻ, cô phải chuẩn bị đầy đủ quả thật để trẻ có thể: sờ, ngửi, nếm… Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát, cô đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với trẻ: + Đây là quả gì? + Quả dứa có màu gì? + Vỏ dứa như thế nào? Như vậy nhờ có sự giao tiếp của cô và trẻ đã giúp trẻ phát huy được tính tích cực của trẻ, qua đó mở rộng vốn hiểu biết, làm giàu vốn từ cho trẻ. * Hoạt động “Làm quen văn học”: Khi cho trẻ làm quen với văn học chính là sự phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc. Khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện là trẻ đã được tri giác các bức tranh có hình ảnh và từ ngữ mới tương ứng với nội dung bức tranh. Ví dụ 1: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Thỏ ngoan”, tôi chuẩn bị một số hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung câu truyện và từ vừa học. Cô kể 1 – 2 lần giúp trẻ hiểu nội dung truyện và đặt hệ thống các câu hỏi hướng vào hành động của nhân vật để trẻ hiểu được việc bào nên làm và không nên làm. Ví dụ 2: Dạy trẻ đọc thơ “Cây bắp cải”. Tôi cho trẻ quan sát cây bắp cải thật, trẻ được quan sát và được sờ. Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với trẻ: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cây bắp cải) + Cây bắp cải có màu xanh như thế nào? ( Xanh man mát) + Lá bắp cải sắp như nào? ( Sắp vòng quanh) Như vậy thơ, truyện đã kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ với nhân vật. Khi trẻ đã biết kể lại chuyện, đọc được thơ chứng tỏ trẻ đã biết ghi nhớ và biết sử dụng ngôn ngữ là phương tiện lĩnh hội kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức, biết sử dụng nhiều từ mới làm phong phú vốn từ của mình. Sau đây, tôi xin minh hoạ một số giáo án tiêu biểu sử dụng trong thời gian tổ chức hoạt động chơi tập có chủ đích: GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC Đề tài: Truyện: Cháu chào ông ạ! Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé. Đối tượng: Nhà trẻ 24- 36 tháng. 5 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Loại tiết: Đa số trẻ chưa biết. Thời gian: 15-18 phút. Số trẻ: 16- 18 trẻ. Ngày dạy: 28/11/2013. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy – Lớp D2. Trường: Mầm non A xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Yêu cầu chung : - Kiến thức: + Trẻ biết tên câu chuyện, tên nhân vật trong truyện. + Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: Kể về các bạn Gà con, Chim bạc má, Cóc vàng rất ngoan; khi gặp ông trên đường đã biết khoanh tay chào ông. + Trẻ hiểu được một số từ khó: nhỏ xíu, Oang oang. - Kỹ năng: + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khả năng nhớ chuyện của trẻ. + Trẻ trả lời được câu hỏi của cô to, rõ ràng, đử câu. - Thái độ: + Giáo dục trẻ biết lễ phép chào hỏi người lớn. 2.Yêu cầu riêng: - Kiến thức: + Trẻ biết tên truyện, 3/4 nhân vật trong truyện. + Trẻ hiểu nội dung truyện: Các nhận vật trong truyện đã biết chào ông. - Kỹ năng: + Trẻ sử dụng 2 – 3 từ để trả lời được một số câu hỏi của cô. - Thái độ: Trẻ biết chào người lớn. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm, đội hình - Địa điểm: Trong lớp - Đội hình: + Lần 1: Ngồi chiếu bên cô + Lần 2: Ngồi ghế hình vòng cung 2. Đồ dùng: - Các slide hình ảnh của câu chuyện - Sa bàn rối que minh họa cho câu chuyện - Ti vi, máy tính - Đĩa nhạc bài hát: “Lời chào buổi sáng”, “Đi học về” III/ CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Trường Mầm non A Tứ Hiệp Hoạt động của trẻ Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cô và trẻ cùng hát bài hát: “ Lời chào buổi sáng” - Trò chuyện về nội dung của bài hát: + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát trước khi đi học bạn nhỏ đã làm gì? + Đến lớp các con chào ai? - Cô khen trẻ và dẫn dắt vào câu truyện. 2. Nội dung chính: * Cô kể lần 1: Giọng kể diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ. + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Trong chuyện có những bạn nào? * Cô kể lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa - Đàm thoại, trích dẫn nội dung truyện: + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Trong chuyện có những ai? + Ông gặp bạn gà con, bạn Gà chào ông như thế nào? + Ông khen bạn gà con như thế nào? +Khi ông gặp bạn chim, bạn chim chào ông như thế nào? + Ông khen bạn chim như thế nào? + Bạn Cóc Vàng nhìn thấy ông đã chào ông như thế nào? + Ông khen Cóc Vàng thế nào? ( Sau mỗi câu trả lời của trẻ thì cô chốt lại và trích dẫn) - Các con thấy các bạn trong câu chuyện như thế nào? - Khi gặp người lớn trên đường các con phải thế nào? - Cho trẻ khoanh tay chào giống các bạn trong chuyện. - Cô giáo dục trẻ. * Cô kể lần 3 : Các con sẽ gặp lại các bạn ( gà,chim, cóc) cùng cô qua màn kịch rối nhé - Các con vừa được xem màn kịch rối câu chuyện gì? - Cô giáo dục trẻ. Trường Mầm non A Tứ Hiệp Nguyễn Thị Thúy - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời được: Buổi sáng. - Trẻ trả lời được: Chào. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời: Ông ạ. - Trẻ kể: Gà, chim, cóc. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời: Chào ông. - Trẻ trả lời: Gà, chim, cóc. - Trẻ trả lời: Chào ông. - Trẻ trả lời : Ngoan. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời: Ngoan. - Trẻ kể. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời: Ngoan. - Trẻ trả lời: Chào. - Trẻ khoanh tay. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời: Chào ông. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết thúc: - Cô nhận xét, kết thúc hoạt động. - Cho trẻ hát bài hát: “Đi học về” Nguyễn Thị Thúy - Trẻ hát. - Trẻ lắc lư theo nhạc. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI Đề tài: Một số đồ dùng để ăn Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé Đối tượng: Nhà trẻ 24- 36 tháng. 5 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Loại trẻ: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Thời gian: 15-18 phút. Số trẻ: 16- 18 trẻ Ngày dạy: 03/10/2013 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy – Lớp D2 Trường: Mầm non A xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Yêu cầu chung : - Kiến thức: + Trẻ biết tên một số đặc điểm đặc trưng của đồ dùng để ăn như: Cái bát, cái đĩa, cái thìa. - Kỹ năng: + Trẻ trả lời được câu hỏi cô nêu. + Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, nói được câu 3- 4 tiếng. - Thái độ: + Trẻ ngoan chú ý quan sát, hứng thú học. + Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 2.Yêu cầu riêng: - Kiến thức: + Trẻ biết 2 đặc điểm của đồ dùng để ăn: đựng, xúc - Kỹ năng: + Trẻ nói được 1-2 từ. - Thái độ: Trẻ biết làm theo hành động giống bạn. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm, đội hình - Địa điểm: Trong lớp - Đội hình: Ngòi chiếu hình vòng cung 2. Đồ dùng: a. Đồ dùng của cô: - Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 18 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thúy - Nhạc bài hát: “Mời bạn ăn” - 1 bát, 1 thìa, 1 đĩa bằng inox b. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đựng 1 bát nhựa màu đỏ, 1 thìa màu xanh, 1 đĩa nhựa. c. Đồ dùng của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: - Mỗi trẻ 1 rổ đựng: bát nhựa màu đỏ, thìa màu xanh. III/ CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cô và trẻ hát bài hát: “ Mời bạn ăn” - Trò chuyện về nội dung của bài hát: + Các con vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát có những món ăn gì? - Cô dẫn dắt vào nội dung. 2. Nội dung chính: * Trò chuyện về một số đồ dùng để ăn. a.NBTN: Cái bát - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “trốn cô” - Cô có cái gì đây? - Cô giới thiệu về cái bát + Cô chỉ vào miệng bát và hỏi trẻ, miệng bát có dạng hình gì? + Cô chỉ vào thân bát và hỏi trẻ? +Cô chỉ vào đáy bát và hỏi trẻ? + Cái bát này dùng để làm gì? - Cô củng cố lại đặc điểm của cái bát. b. NBTN: Cái thìa - Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng” - Cô có gì đây? - Cô chỉ vào cái thìa và giới thiệu cho trẻ biết. + Cô chỉ vào cán thìa và hỏi trẻ. => Cô củng cố lại. - Cái thìa dùng để làm gì? - Cô củng cố lại đặc điểm của cái Trường Mầm non A Tứ Hiệp Hoạt động của trẻ Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ - Trẻ hát cùng cô -Trẻ lắc lư theo nhạc. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời: Bạn ăn. -Trẻ kể: Thịt, cá, đậu. - Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Cả lớp, cá nhân trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ trả lời: Cái bát. - Trẻ trả lời: Ăn. - Trẻ thực hiện giống các bạn. - Trẻ trả lời: Thìa. -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời: Xúc. Trang 19 Sáng kiến kinh nghiệm thìa. * Liên hệ: Thế hàng ngày ở lớp, ở nhà các con dùng dụng cụ gì để ăn? * Cô nhận xét và củng cố lại cho trẻ. * Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số đồ dùng để ăn khác. c. Giáo dục: Biết giữ gìn đồ dùng. 3.Luyện tập: - TC1: Thi xem ai giỏi. - TC2: Phân loại đồ dùng. => Cô nhận xét trẻ chơi và củng cố lại. *Kết thúc: - Cô nhận xét trẻ. Nguyễn Thị Thúy - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời: Thìa. - Trẻ chú ý quan sát. - Trẻ quan sát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi. - Trẻ tìm được cái bát màu đỏ, cái thìa màu xanh. - Trẻ cất bát và thìa vào rổ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. Kết quả: - Trẻ lớp tôi rất thích tham gia vào hoạt động chơi tập có chủ đích, ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ sử dụng ngôn ngữ đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết tên gọi, trẻ tự đặt ra một từ mới, trẻ sử dụng nhiều câu trong giao tiếp. - Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn. 5. Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Khi tham gia các hoạt động của lớp trẻ được phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Hình thức hoạt động phong phú giúp trẻ thích thú và tập trung chú ý, những kiến thức được lồng vào các hoạt động được lặp đi lặp lại những điều đã học dưới các hình thức khác nhau giúp trẻ ôn lại những điều đã học mà không thấy nhàn chán. Việc làm này giúp trẻ khắc phục hạn chế trong việc ghi nhớ để diễn đạt; trong tất cả các hoạt động đều nhằm mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ có đầy đủ khả năng hòa nhập vào lớp bình thường. Vậy tổ chức các hoạt động như thế nào để đạt được hiệu quả đó. Tôi đã lựa chọn một số hoạt động như sau: a, Thông qua hoạt động đón - trả trẻ: Thời gian đón - trả trẻ ở trường mầm non được diễn ra thường nhật, lặp đi lặp lại qua các ngày trong tuần. Trong thời gian này, tôi và trẻ được trò chuyện với nhau rất nhiều về: Các chủ đề mà trẻ đang học, những điều vừa diễn ra tại gia đình trẻ, hay những điều đã xảy ra tại lớp trong ngày. Vì vậy đây là cơ hội tốt để trẻ được giao lưu, trò chuyện bên cô và bạn. Với mỗi chủ đề tôi lại lựa chọn những cách trò chuyện khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. * Với chủ đề: “Mẹ và những người thân yêu của bé” - Giờ đón trẻ: + Tôi trò chuyện với trẻ về tên bố, tên mẹ, công việc hàng ngày của mẹ, tôi đã dùng các câu hỏi: Trường Mầm non A Tứ Hiệp Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan