Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm giảng dạy bài bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tranh t...

Tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy bài bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất (lịch sử lớp 9)

.DOC
12
133
77

Mô tả:

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI "BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT" (LỊCH SỬ LỚP 9) Nguyễn Quỳnh Liên GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS DIỄN KỶ I- NHẬN THỨC CŨ - TÌNH TRẠNG CŨ 1. Bài "Bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất" là một bài học quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 9, góp phần hình thành những khái niệm và kiến thức cho chương I: "Bước tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam". Mục địch, yêu cầu của bài là: giới thiệu một số nét trong đời sống kinh tế, xã hội nước ta và phong tào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm giúp học sinh hiểu được một cách khái quát những điều kiện của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam; trong thời kỳ này, tập cho học sinh đi từ số liệu đến nhận xét về những biến đổi trong xã hội, bồi dưỡng cho học sinh sự cảm thông với cảnh áp bức, bóc lột của nhân dân ta trong thời kỳ này. 2. Trong những năm qua từ việc thăm lớp, dự giờ của các đồng nghiệp, nhất là những giáo viên chưa có kinh nghiệm, đang dạy theo phương pháp cũ, tôi thấy bài học này thường có những hạn chế sau: - Giáo viên không đặt bài học trong mối quan hệ với toàn chương và hệ thống chương trình. - Giáo viên không tạo được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. - Các kiến thức lịch sử được chuyển tại đến học sinh một cách cứng nhắc, rập khuôn theo giáo khoa. - Học sinh không có hứng thú học tập, nên kết quả không cao. 3. Như vậy, tình trạng chung của bài này là: Giáo viên không chịu khó đầu tư suy nghĩ, giáo viên chỉ trình bày những kiến thức theo sách giáo khoa thi học sinh Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 1/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu không có cái nhìn tổng quát về hệ thống kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa bài này và bài khác. Đặc biệt bài này có vị trí quan trọng trong chương I, giáo viên thường không giới thiệu qua về chương cho học sinh. 4. Là bài học cso liên quan chặt chẽ đến phần lịch sử thế giới. Học sinh được khắc sâu một lần nữa nội dung "ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam". Những kiến thức về cách mạng tháng Mười, cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người từ xưa đến nay, học sinh đã được học ở phần lịch sử thế giới. Ở bài này, giáo viên cần nhắc lại tác động của cách mạng tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam như thế nào. 5. Như vậy, lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới có mối quan hệ chặc chẽ. Người giáo viên không chuẩn bị tốt, không có phương pháp tốt sẽ dẫn đến tình trạng học sinh hiểu vấn đề lịch sử một cách hời hợt, không thấy được vị trí lịch sử dân tộc đối với lịch sử thế giới, không có một nhận thức chắc chắn về hệ thống kiến thức đã được học. Từ kinh nghiệm của bản thân, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn, tôi xin đua ra một vài ý kiến nhỏ khi giảng bài "Bối cảnh trong nước và thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất" như sau: II- NHẬN THỨC MỚI - GIẢI PHÁP MỚI. A- NHẬN THỨC MỚI. 1. Với vị trí quan trọng của chương, của bài, giáo viên cần dành hai phút để giới thiệu chương I: Bước tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Quá trình vận động của cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930 là giai đoạn thể hiện sự phát triển của cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Khi giảng dạy chương này, cần chú ý làm nổi bất những nội dung cơ bản sau: - Những tiền đề khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Đó là sự biến chuyển sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. Tính chất của xã hội Việt Nam đã thay đổi từ xã hội Phong Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 2/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa Phong kiến, với sự xuất hiện của nhiều tầng lớp xã hội mới. Những mâu thuẫn xã hội chồng chéo, nhưng nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp và mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân lao động mà chủ yếu là giữa nông dân với phong kiến địa chủ cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp. - Sự phát triển đồng thời của hai xu hướng cách mạng Việt Nam trong những năm sau chiến tranh, đó là xu hướng cách mạng theo con đường dân chủ tư sản và xu hướng cách mạng theo con đường vô sản. Sự phát triển của hai xu hướng đó là nội dung chủ yếu của cuộc vận động cách mạng Việt Nam trước khi Đảng ra đời. - Sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam sẽ dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (chương II). Bằng những hoạt động tích cực, bền bỉ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, truyền bá con đường đó vào Việt Nam, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng và tổ chức cộng sản. 2. Mục đích của bài học: Qua bài này, học sinh phải nắm được bối cảnh trong nước và trên thế giới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Những tiền đề khách quan đó đã chi phối toàn bộ nội dung sự phát triển của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trước khi Đảng ra đời. - Mục đích và nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm tận lực khai thác, bóc lột Đông Dương cùng các thủ đoạn cai trị thâm độc nham hiểm của đế quốc Pháp. Các chính sách về kinh tế, chính trị và xã hội đó đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến chuyển sâu sắc và toàn diện, đã thay đổi căn bản tính chất của xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Sự xuất hiện những giai cấp mới và những mẫu thuẫn xã hội mới. - Sự phân hoá sâu sắc của xã hội Việt Nam, sự xuất hiện những lực lượng xã hội mới, đặc biệt là giai cấp công nhân Việt Nam. Sự xuất hiện những giai cấp mới làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam càng chồng chéo phức tạp, nhưng nổi lên Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 3/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp và mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nông dân) với phong kiến. - Nông dân Việt Nam là lực lượng xã hội đông đảo nhất, là chủ lực quân của cách mạng, và thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân. - Giai cấp công nhân Việt Nam với những đặc điểm chung và riêng đã liên minh chặt chẽ, hữu cơ với giai cấp công nhân, giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng chống đế quốc và phong kiến của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi. - Trên cơ sở nhận thức được nâng lên củng cố niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của sự nghiệp cách mạng vào sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiên phong: Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Để nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản nêu trên, các thao tác tư duy của học sinh phải được phát huy cao độ nhằm phân tích, khái quát để rút ra những kết luận như mục tiêu của bài học đã xác định. 3. Trọng tâm, kiến thức cơ bản và những khái niệm cần hình thành và củng cố: + Trọng tâm: Bài dạy cần 3 mục, trọng tâm là mục 2. + Kiến thức cơ bản: - Sự biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Sự thay đổi tính chất của xã hội Việt Nam. - Sự xuất hiện các giai cấp mới và thái độ các giai cấp đối với yêu cầu cách mạng. + Những khái niệm và thuật ngữ cần hình thành: "Chương trình khai thác lần thứ hai", "tăng cường đầu tư", "xã hội thuộc địa nửa phong kiến", "liên minh công nông", "khả năng cách mạng", "lãnh đạo cách mạng". B. GIẢI PHÁP MỚI: Nội dung và phương pháp dạy học. Học sinh vừa mới học xong tập 1 lịch sử thế giới hiện đại, phần lịch sử Việt Nam tập 2 là tiếp nối chương trình lớp 8. Giáo viên cần nêu khái quát quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 4/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu XX đến cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột như thế nào? 1. Đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột. * Mục này có 3 nội dung: - Nguyên nhân Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột lần hai. - Các chính sách bóc lột, khai thác. - Nhận xét về tình hình đất nước ảnh hưởng chính sách khai thác của Pháp. a/. Nguyên nhân thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột lần thứ hai. Giáo viên cần nêu rõ: - Thời gian khai thác lần 1: Sau phong trào Cần Vương đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. - Thời gian khai thác lần 2: Sau chiến tranh thế giới lần 1. - Hoàn cảnh khai thác lần 2 của Pháp: + Sau chiến tranh lần thứ nhất, tuy thắng trận nhưng kinh tế Pháp bị tàn phá năng nề. + Do bản chất của kẻ đi xâm lược. Như vậy, chương trình khai thác thuộc địa lần hai là sự tiếp nối và nhất quán trong mục đích xâm lược và thống trị của thực dân Pháp nhưng mức độ tàn bạo và thâm độc hơn. b/. Nội dung của chương trình khai thác. Để hiểu rõ thủ đoạn khai thác, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp qua chương trình khai thác thuộc địa lần 2, giáo viên cùng học sinh làm bảng so sánh về việc khai thác lần 1 và lần 2 của Pháp. Nội dung - Thời gian Khai thác lần 1 - Trước CTTG thứ nhất Khai thác lần 2 - Trước CTTG thứ nhất - Người thực hiện - Đế quốc Pháp - Đế quốc Pháp - Vốn đầu tư - Còn ít - Tăng 6 lần Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 5/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu - Lĩnh vực đầu tư khai - Thuê, chiến đất, đồn điền - Nông nghiệp, than, thác thươg nghiệp, giao thông, - 2 giai cấp cũ (Phong kiến, thuế - Sự chuyển biến về xã hội nông dân), các tầng lớp giai - Các giai cấp cũ và mới cấp khác còn nhỏ bé (công nhân, tư sản, tiểu tư sản) tiếp tục phân hoá. Về chương trình khai thác thuộc địa lần 2 giáo viên cần nêu nổi bất chủ trương tăng cương đầu tư ồ ạt của Pháp qua các số liệu đã nêu trong sách giáo khoa (số vốn đầu tư tăng gấp 6 lần so với trước). Điều đó thể hiện rõ tính chất đế quốc chủ nghĩa của sự bóc lột. Mặt khác, việc mở rộng quy mô khai thác trên nhiều lĩh vực nhằm huy động tối đa tài nguyên dồi dào, nhân lực phong phú và một thị trường đầy hấp dẫn, tất cả dem lại lợi nhuận tối đã của chủ nghĩa đế quốc Pháp những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong giờ học, giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi cho học sinh thảo luận như: - Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam nhằm mục đích gì? - Thực dân Pháp có thể tận lực khai thác những tiềm lực to lớn của Đông Dương trên lĩnh vực nào? Dựa vào những số liệu trong sách giáo khoa, học sinh có thể thấy rõ hơn quy mô, mức độ của chương trình khai thác thuộc địa lần 2. Cái vòi bạch tuộc của tư bản Pháp đã bám vào tất cả các nghành kinh tế của thuộc địa: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, tài chính, thế khoá. Do vậy mà ngân sách Đông Dương trong thời gian ngắn đã tăng gấp ba lần so với trước đây. + Nông nghiệp: Bao chiếm đất đai, mở đồn điền. + Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Đông Dương. + Tài chính, thuế khoá: Tăng cường vơ vét. + Công nghiệp: Chú trọng khai thác, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Như vậy, tính chất thuộc địa lạc hậu là đặc điểm rõ nét của kinh tế Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, gây nhiều tội ác với nhân dân ta. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 6/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu c/. Nhận xét tình hình đất nước ta sau chiến tranh khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp: - Chính sách tăng cường đầu tư đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của Việt Nam những năm sau chiến tranh, từ một nền kinh tế phong kiến nông nghiệp lạc hậu, giờ đây nền kinh tế mang tính chất thuộc địa, lạc hậu, phiến diện và quê quặt lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế của nước Pháp. Tài nguyên của đất nước ngày càng cạn kiệt dần vì chính sách của Pháp. - Bên cạn nền kinh tế phong kiến, nước ta xuất hiện thêm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, điều này năm ngoài ý định của thực dân Pháp. Cuối mục 1, giáo viên nêu câu hỏi chuyển tiếp mục 2: Đế quốc pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội Việt Nam? Cơ cấu giai cấp trong xã hội có gì thay đổi? 2. Những biến đổi trong đời sống chính trị. * Đây là phần trọng tâm của bài, mang tính chất khái quát và lý luận. Để giúp cho học sinh nhận thức quá trình phân hoá xã hội sâu sắc và sự xuất hiện các giai cấp, giáo viên cần nêu những nội dung chủ yếu: Dưới tác động của các chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp, tính chất nền kinh tế và tíh chất của xã hội Việt Nam thay đổi. - Về kinh tế, đó là nền kinh tế thuộc điạ, lấy nong nghiệp là chính nhưng bên cạnh đó đã có những bộ phận kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. - Về xã hội, từ xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là phong kiến và nông dân, trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội này, các giai cấp cũ vẫn tồn tại và phân hoá, đã xuất hiện các tầng lớp giai cấp mới. * Về sự xuất hiện các giai cấp mới trong xã hội, bên cạnh các giai cấp cũ giáo viên lần lượt trình bày: - Giai cấp phong kiến. - Giai cấp nông dân. - Giai cấp công nhân. - Giai cấp tư sản. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 7/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu - Giai cấp tiểu tư sản. Mỗi giai cấp phải nêu các điểm sau: - Nguồn gốc và quá trình hình thành. - Địa vị, quyền lợi xã hội các giai cấp. - Thái độ chính trị của các giai cấp đối với thời cuộc. * Ở phần này giáo viên cần khái quát: Khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 2 các giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam không còn như cũ; các giai cấp mới và cũ tiếp tục phân háo mạnh mẽ. Để phân tích thái độ chính trị của các tầng lớp xã hội, giáo viên hướng dẫn học sinh nhẫn thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực dân Pháp và của nông dân Việt Nam đối với chủ địa phong kiến. Khả năng cách mạng và thái độ chính trị của giai cấp nông dân, chủ lực quân của cách mạng - Giáo viên cần nhấn mạnh thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân. Quyền lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp vô sản. Những đặc điểm chung và riêng đã khẳng định giai cấp vô sản sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác nhanh chóng vươn lên nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng. Giáo viên nêu câu hỏi: - Dựa trên cơ sở nào để khẳng định rằng giai cấp nông dân là chủ lực quân của cách mạng? - Vì sao giai cấp công nhân sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập và nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam? Để làm nổi bật sự biến đổi tính chất kinh tế, xã hội của từng giai cấp, giáo viên có thể lập bảng so sánh: Kinh tế Trước chiến tranh lần thứ nhất - Nông nghiệp chủ đạo. Sau chiến tranh 1914 - 1918 - Nông nghiệp lạc hậu. - Nền kinh tế khác nhỏ bé. - Công thương nghiệp tư bản yếu ớt, lệ thuộc vào Pháp. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 8/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu - Hai giai cấp cơ bản là phong kiến - Xã hội phân hoá sâu sắc. và nông dân, cùng các tầng lớp xã Các giai cấp cũ: hội khác còn nhỏ bé. Xã hội + Địa chủ phong kiến. + Nông dân. Các giai cấp mới: + Tư sản. + Tiểu tư sản. + Công nhân. Tính chất Xã hội phong kiến Xã hội thuộc địa nửa phong kiến xã hội 3. Ảnh hưởng cách mạng Tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới. Đây là phần bài học đã học ở học kỳ 1, giáo viên cần có phương pháp gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức đã học. Giáo viên cần rút ra được những kiến thức cơ bản: - Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi dẫn tới sự ra đời của Liên bang cộng hoà XHCN Xô Viết, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cách mạng thế giới. - Quốc tế cộng sản là bộ tham mưu chung cho phong trào cách mạng thế giới. - Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước. Như vậy, trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc hoàn cảnh thế giới đã phát huy ảnh hưởng thuận lơị đến cách mạng Việt Nam. Trong ảnh hưởng chung của cách mạng Tháng Mười, "thắng lợi vĩ đại của cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để cho giai cấp công nhân và cả loài người" (Hồ Chí Minh) cách mạng Việt Nam đã tìm thấy chấn lý cứu nước của dân tộc. III- VỚI KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Với việc nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham khảo, bài "Bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tranh thế giơi thứ nhất" đã được chuẩn bị khá chu đáo, công phu. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 9/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu Để hiểu được hết ý định của người viết giáo khoa thật không dễ, nhưng để truyền đạt những kiến thức cơ bản đó đến học sinh càng khó khăn hơn. Để tái tạo lại không khí lịch sử, làm cho mỗi sự kiện lịch sử trở nên sống động, hấp dẫn đối với học sinh, ngoài việc nghiên cứu giáo khoa, người dạy cần có lòng say mê, nhiệt tình và ý thức tích luỹ, tìm hiểu kiến thức ngoài sách giáo khoa. Những bài dạy được chuẩn bị chu đáo, giáo viên tự tin khi lên lớp, học sinh nắm được bài. Ở bài này học sinh đã có một cách nhìn khái quát về chương 1 "Bước tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam". Từ nét khái quát đó, học sinh hiểu được mục đich, yêu cầu của bài: Nguyên nhân, hình thức ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam, những biến đổi trong đời sống chính trị và ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam như thế nào. Cuối bài học tôi cho học sinh kiểm tra nhanh 5 phút để đánh giá lại nhận thức của học sinh về "Những biến đổi trong xã hội Việt Nam". So sánh với kết quả khi chưa áp dụng SKKN, tôi thấy rằng các em đã nhận thức vấn đề tốt hơn, cụ thể là: CHƯA ÁP DỤNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM N¨m häc 1999 - 2000 N¨m häc 2000 - 2001 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % Giái 09 em 19 Giái 13 em 27 Giái 16 em 33 Kh¸ 12 em 25 Kh¸ 15 em 31 Kh¸ 19 em 40 T.B×nh 18 em 37 T.B×nh 15 em 31 T.B×nh 11 em 23 YÕu 09 em 19 YÕu 05 em 11 YÕu 02 em 04 Nh vËy, víi nh÷ng suy nghÜ, cè g¾ng ban ®Çu, t«i thÊy r»ng khi gi¸o viªn tËp trung ®Çu t c«ng søc, kiÕn thøc vµo bµi d¹y, häc sinh tiÕp thu bµi nhanh h¬n, høng thó h¬n. ChÝnh sù ham häc cña häc sinh lµ ®éng lùc thøc ®Èy gi¸o viªn cÇn ph¶i ®æi míi t duy, ph¬ng ph¸p d¹y häc. Mçi giê häc mµ c¸c em ®¹t kÕt qu¶ cao, ®· thÓ hiÖn phÇn nµo t©m huyÕt cña ngêi d¹y. IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, yêu học sinh. Những bài dạy trên lớp của giáo viên thể hiện một cách sinh động, cụ thể nhất trách nhiệm và lương tâm của người dạy. 2. Đối với từng năm học, từng học kỳ, giáo viên cần có kế hoạch cá nhân để tự nâng cao nhận thức, năng lực sư phạm của mình. Giáo viên phải có kế hoạch trong Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 10/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu phong trào "tự học, tự rèn". Chẳng hạn kỳ 1 cần đầu tư cho những bài dạy ở phần lịch sử thế giới, kỳ 2 cần đầu tư cho những bài dạy ở phần lịch sử Việt Nam ... Song song với những kế hoạch này là quá trình tập trung tích luỹ tài liệu, sách tham khảo cho bản thân. Sách giáo khoa là pháp lý. Nhưng để hiểu được sách giáo khoa, chuyển tải đến học sinh những nội dung đó, giáo viên còn đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy của mình để đạt kết quả cao hơn. 3. Lịch sử là một khoa học, nghiên cứu về tất cả những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra. Đối tượng học sinh cấp 2 đang nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy giáo viên cần tái tạo lại không khí, sự kiện lịch sử một cách sống động, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh khi học tập. Tránh tình trạng nhồi nhét, đơn giản hoá, đọc lại sự kiện lịch sử cho hcọ sinh ghi chép. 4. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử là một công việc hết sức cần thiết. Giáo viên cần khai thác hết các kênh hình, kênh chữ (nhỏ) trong giáo khoa. Cần nghiên cứu kỹ các loại bản đồ, sa bàn, tranh ảnh, tài liệu ... để học sinh hiểu thấu đáo những đồ dùng trực quan giáo viên đưa ra, gây hứng thứ trong khi học tập. 5. Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học như miêu tả, tường thuật, kể chuyện ... đặc biệt chú ý phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. 6. Nói cho cùng, công việc gaỉng dạy của giáo viên lịch sử, là từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo viên giúp học sinh nhận thức và rút ra cho mình bài học lịch sử, quy luật lịch sử. Ở trình độ cấp 2, qua bài "Bối cảnh trong nước ... sau chiến tranh thế giới thứ nhất" học sinh cần nhận thức rằng: Trong 5 giai cấp, giai cấp công nhân sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử: lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cần bồi dưỡng cho các em nhận thức toàn diện về vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của quần chúng trong lịch sử dân tộc, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. 7. Trong điều kiện hiện nay, giáo viên cần tạo cho các em một niềm tin khi nghiên cứu lịch sử: Niềm tin về sức sống mãnh liệt của tinh thần yêu nước, sự Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 11/12 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, vị trí của Việt Nam trong thế giới. Đặc biệt, giáo dục cho các em lòng yêu thương quê hương, yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng học giỏi để xứng đáng là công dân của nước Việt Nam anh hùng. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, các thầy, các cô. Xin cảm ơn! Ngày 20 tháng 5 năm 2002 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Quỳnh Liên Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 12/12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất