Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh nhượng quyền- franchise ở việt nam...

Tài liệu Kinh doanh nhượng quyền- franchise ở việt nam

.PDF
14
327
73

Mô tả:

Đề tài: Kinh doanh nhượng quyền-“Franchise” ở Việt Nam-Cái nhìn tổng quan và định hướng phát triển.   Mục lục: Lời mở đầu ................................................................................................................................Trang 2 1.Thuật ngữ kình doanh nhượng quyền ................................................................................Trang 2 a)Nguồn gốc ra đời ....................................................................................................................Trang 2 b)Thuật ngữ kinh doanh nhượng quyền......................................................................................Trang 2 c)Những hình thức nhượng quyền..............................................................................................Trang 4 d)Nguyên nhân ra đời ................................................................................................................Trang 5 2. Thực trạng kinh doanh nhượng quyền ..............................................................................Trang 5 a)Những yếu tố tác động............................................................................................................Trang 5 b) Những điển hình kinh doanh nhượng quyền ..........................................................................Trang 7 3. Định hướng kinh doanh nhượng quyền .............................................................................Trang 9 4. Những giải pháp đề xuất...................................................................................................Trang 11 5. Tổng kết ............................................................................................................................Trang 12 6. Tham khảo ........................................................................................................................Trang 12 Trang 1 Lời mở đầu: Khi nước ta gia nhập WTO thì kinh doanh nhượng quyền-một phương thức kinh doanh độc đáo đã dần trở nên rõ nét hơn với sự xuất hiện những chuỗi cửa hàng có thương hiệu nước ngoài. Trong đó phổ biến nhất vẫn là những cửa hàng ăn uống, thực phẩm như Kentucky Fired Chicken (KFC) ,Burger Khan, Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Chili’s,… Đây là những cửa hàng có thương hiệu nước ngoài này được đặt khá nhiều tại TP.HCM ở những vị trí thuận lợi kinh doanh nhưng chủ tiệm lại là người Việt. Đó chính là những ví dụ rất điển hình về kinh doanh nhượng quyền tại nước ta. Và để bắt kịp xu thế phát triển, các doanh nghiệp nước ta cũng đã và đang bắt đầu tiến hành kinh doanh nhượng quyền, chẳng hạn như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24h…Trong đề tài kinh doanh nhượng quyền tôi sẽ chủ yếu trình bày trên sơ lược trên thế giới và về thực trạng, định hướng kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam, những đề xuất mới với kinh doanh nhượng quyền để có thể nhân rộng và phát triển mô hình này trong kinh doanh. Để đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu như thế nào là kinh doanh nhượng quyền: nguồn gốc ra đời cũnh như lịch sử hình thành phát triển của nó. 1.Thuật ngữ kinh doanh nhượng quyền a)Nguồn gốc ra đời: Trước hết, cũng giống như bất kỳ môn nghiên cứu khoa học nào, chúng ta cần có một cái nhìn sơ lược về nguồn gốc của kinh doanh nhượng quyền. Bởi qua đó ta có thể hiểu rõ hơn và có thể học được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh (Franchising) được coi là khởi nguồn tại Mỹ. Người đầu tiên thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là Robert Fulton (quốc tịch Mỹ) với đối tượng kinh doanh là giấy phép sản xuất tàu thủy chạy bằng hơi nước. Robert Fulton đã gặt hái được khá nhiều thành công đặc biệt là vào những năm 50, sau khi Đại chiến thế giới lần thứ 2 kết Trang 2 thúc. Hoạt động nhượng quyền thương mại bùng nổ trên thế giới vào những năm 60, phát triển ổn định vào những năm 70 và chín muồi vào thập kỷ 80 và 90. b) Thuật ngữ kinh doanh nhượng quyền: Cùng với sự đa dạng và khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia thì kinh doanh nhượng quyền cũng được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Với Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc Tế (The International Franchise AsociationIFA),Hiệp hội lớn nhất nước Mỹ đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: “Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (Know-how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”. Theo định nghĩa trên, vai trò bên nhận quyền kinh doanh trọng việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quền. Theo như Cộng đồng chung Châu Âu EC lại định nghĩa nhượng quyền kinh doanh có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh. EC định nghĩa quyền kinh doanh là một “tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu của hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”. Trang 3 Còn theo từ điển Wikipedia: “Nhượng quyền kinh doanh” (nguyên văn từ tiếng Pháp: franchise, nghĩa là trung thực hay tự do) là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.” Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó; còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao. Như vậy qua các định nghĩa của các tổ chức và Hiệp hội khác nhau ta cũng đã có thể có cái khái niệm nhỉn chung và bao quát về như thế nào là nhượng quyền kinh doanh. Nhưng đễ dễ hiểu hơn ta có thể thông qua ví dụ sau: Ví dụ như : Mc Donald là một franchisor. Mc Donald đang tiến hành các hoạt động franchise. Trong đó các franchisee phải tuân thủ theo các quy định của Mc Donald về thủ tục sản xuất và các quy trình kiểm tra chất lượng. Bên cạnh đó, để đảm bào sự đồng nhất về hình ảnh thương hiệu Mc Donald, do đó có cùng một kiểu thực đơn, bố trí thiết kế và hệ thống quản trị. Ở Việt Nam, dự thảo Luật Thương Mại mới chỉ có một mục quy định về nhượng quyền với các điều khoản: "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo điều Trang 4 kiện. Trước khi bắt đầu nhượng quyền, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương Mại. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cảu bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” (Trích Dự thảo Luật Thương Mại) c)Những hình thức nhượng quyền: Hình thức nhượng quyền kinh doanh cũng rất đa dạng cùng với quá trình ra đời của nó. Cùng với lịch sử phát triển đã xuất hiện nhiều hình thức KDNQ mới với cách thức và ràng buộc mới. Xuất hiện đầu tiên là hình thức nhượng quyền sản phẩm, những nhà sản xuất sẽ nhượng quyền bán sản phẩm của họ cho bên nhận quyền. Một hình thức nhượng quyền khác phổ biến ở Mỹ là hình thức nhượng quyền về thương hiệu và quy trình. Hình thức nhượng quyền này cho phép bên nhận quyền được sử dụng những quy trình đặc biệt hoặc những công thức và thương hiệu của bên nhượng quyền. Kentucky Fried Chicken-KFC là người tiên phong trong việc tổ chức theo cấu trúc này. Theo xu thế phát triển thì nhượng quyền hiện đại đã ra đời. Nhượng quyền hiện đại là cách thức kinh doanh chủ yếu hiện nay. Hình thức nhượng quyền này không chỉ nhượng quyền sử dụng thương hiệu và bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn chuyển tất cả các cách thức kinh doanh của bên nhượng quyền. Đặc biệt, bên nhượng quyền phải chuyển tất cả các hệ thống hoạt động, kỹ thuật chuyên môn, các hệ thống marketing, đào tạo và phương pháp quản lý và tất cả các thông tin liên quan cần thiết. Như vậy qua đó ta thấy rằng nhượng quyền là một cách thức đặc biệt để phân phối hàng hoá và dịch vụ. Nhượng quyền kinh doanh cũng giống như một sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập). Người chuyển giao sẽ cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao cả cách thức quản lý. Còn người nhận chuyển giao chỉ trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyền giao. d) Nguyên nhân ra đời Trang 5 Ở trên chúng ta đã tìm hiểu thế nào là kinh doanh nhượng quyền nhưng nguyên nhân ra đời của nó là một câu hòi đáng quan tâm đối với những nhà kinh tế học cũng như những nghiên cứu sinh. Vây nguyên nhân ra đời của nhượng quyền kinh doanh là đâu? Câu hỏi cần được trả lời bắt đầu từ bài học về thương hiệu. Vậy thương hiệu chính là nguồn gốc ra đời của nhượng quyền kinh doanh? Như chúng ta đã biết thương hiệu chính là một thứ tài sản vô giá của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường muốn cạnh tranh để tồn tại đều cần cho mình một thương hiệu riêng. Nếu đi ngoài đường, trên các con phố lớn, chúng ta dễ dàng nhận ra một số thương hiệu quen thuộc mà không cần nhìn tên của chúng. Chẳng hạn như nhìn qua màu sắc nâu của một cái chai nước trên nền màu đỏ, ắt hẳn bạn đã phần nào đoán ra đó là thương hiệu Coca-cola. Hay nhìn qua biểu tượng chữ U nhiều hoa văn thì bạn đã có thể nhận ra đó là của hãng Unilever với những sản phẩm quen thuộc như trà Lipton, xà bông Omo, kem đánh răng Close-up… Nhận biết thương hiệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp có một sức mạnh “vô hình” trong cuộc cạnh tranh thu hút sự quan tâm người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ họ tạo ra. Do đó, các doanh nghiệp luôn luôn cố gắng đánh bóng thương hiệu của mình và suy nghĩ mọi phương cách để có thể tạo thêm nhiều Một trong những cách đó là nhượng quyền kinh doanh. 2.Thực trạng kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam 2.1 Những yếu tố tác động 2.1.1 Luật pháp Bắt đầu từ khi Luật thương mại năm 2005 có hiệu lực thi hành thì rất nhiều dự đoán sẽ có sự bùng phát mạnh mẽ về KDNQ- franchise. Nhưng qua thực tế 2 năm 2006-2008 cho thấy vẫn chưa có một sự trỗi mình nổi bật của các hoạt động KDNQ. Về mặt luật pháp liên quan đến KDNQ có: Trang 6 - Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, -Thông tư 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại - Vào 17/11/2008 thì Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC để quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Như vậy cơ sở luật pháp cho KDNQ đang dần hình thành và hoàn thiện, tạo điều kiện cho KDNQ trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. 2.1.2 Kinh tế Kinh doanh nhượng quyền (KDNQ) ở Việt Nam đang dần trở thành cơ hội và cũng là thách thức đối với doanh nghiệp ở Việt Nam với các doanh nghiệp muốn tìm kiếm một thương hiệu nước ngoài để kinh doanh. Theo đó, muốn trở thành kẻ đi “mua franchise” thì các doanh nghiệp phải có tiềm năng vốn mạnh: yêu cầu của bên bán franchise thì cần 300.000 USD để có thể có được một thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế khó khăn thì có được một thương hiệu nước ngoài đang dần trở thành một làn sóng kinh doanh mới ở Việt Nam. Bởi lẽ: - Sỡ hữu một thương hiệu nổi tiếng sẽ là một thế mạnh vững chắc cho các doanh nghiệp khởi đầu kinh doanh. Bởi lẽ ai trong giới kinh doanh cũng hiểu một cái tên mới ra đời sẽ vấp phải và chống với rất nhiều các “ đại gia” cùng nghành đã và đang kinh doanh cùng mặt hàng sản phẩm hay dịch vụ. Như thế để tồn tại trong thời buổi kinh tế khó khăn thì một doanh nghiệp non trẻ nên có một chiến lược tồn tại phù hợp nếu không muốn bị đè bẹp bởi sự bành trướng các công ty lớn. 2.1.3 Dân số Dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân với tỷ lệ dân số trẻ dưới 30 tuổi chiếm hơn 50% và lực lượng này có mức chi tiêu ngày càng cao. Trong một nghiên cứu mới đây của hàng Việt Nam có chất lượng cao năm 2006 thì những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập (22-55 tuổi) là những Trang 7 người chi tiêu nhiều nhất, chiếm 70,29% (trong 87% những người có độ tuổi 225-55 có chi tiêu từ 500 ngàn/người/tháng). Tỷ lệ biết chữ của người dân cao cũng là một yếu tố quan trọng giúp tiếp thu các thông điệp quảng cáo. Ngoài ra, việc phân bố dân cư của thành phố này cũng là một ưu điểm thuận lợi cho hoạt động nhượng quyền với dân cư phân bố rải rác, không tập trung vào các cao ốc, các toà nhà mà rải ra giúp cho việc kinh doanh chuỗi rất thuận lợi vì ở mỗi khu vực, người dân đều cần các cửa hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, vận chuyển cũng chưa phát triển mạnh nên cũng cần nhiều cửa hàng cung cấp. Do thu nhập và mức sống tăng lên nên càng ngày người tiêu dùng càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cũng tạo nên nhu cầu mua hàng hơn là yếu tố giá cả. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi quảng cáo, tiếp thị hơn trước đây. Khuynh hướng tiêu dùng cũng đã có sự chuyển dịch từ hình thức truyền thống sang các phương thức bán hàng hiện đại (Việt Nam được AT Kearney xếp hàng thứ 3 về tiềm năng của thị trường bán lẻ) góp phần cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển. - Khủng hoảng kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp tìm kiếm phương thức kinh doanh ít rủi ro hơn. 2.2 Những điển hình kinh doanh nhượng quyền 2.2.1 Ví dụ thực tế + Những thương hiệu nước ngoài: Như đã giới thiệu ở trên những thương hiệu nước ngoài như KFC, Mc Donald’s, Qualitea, Starbuck Cafe, Lotteria, Jollibee, Aptech, ... là ví dụ dễ nhìn thấy nhất của hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Bên cạnh đó có Tập đoàn Yum! của Mỹ đang có hai thương hiệu nổi tiếng được nhượng quyền ở Việt Nam đó là KFC và Pizza Hut. Ở Việt Nam, Tập đoàn Yum! đã bán quyền kinh doanh thương hiệu dưới hình thức độc quyền cho Công ty KFC Việt Nam, một liên doanh giữa Việt Nam và Singapore, kinh doanh trong 25 năm còn Pizza Hut thì được nhượng quyền theo hình thức độc quyền cho Công ty Pizza Hut Việt Nam là IFB Holdings và Jardine Restaurant Group. Trang 8 Nhượng quyền của KFC: KFC– Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ): có thể nói năm 2006 là năm thành công đối với KFC ở thị trường Châu Á. Chỉ tính riêng tại Trung Quốc thì số cửa hàng đã là hơn 5000, một con số đáng kinh ngạc ở Châu Á. Tuy nhiên, để được làm franchisee của KFC thì các chi nhánh KFC phải trả tiền bản quyền khoảng 4% hoặc 600 USD/tháng, phí quảng cáo trong khu vực 3% và quảng cáo toàn quốc khoảng 2% trong tổng thu nhập. + Những thương hiệu Việt Nam: Kể đến kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam không thể không kể đến Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24…. Trà sữa trân châu Hoa Hướng Dương cũng đang tiến hành các thủ tục pháp lý để chuẩn bị tiến hành kinh doanh nhượng quyền . Hệ thống nhượng quuyền thương hiệu phát triển trong những năm gần đây có sự góp mặt đầy ấn tượng của các hệ thống nhượng quyền của các Công ty trong nước như Phở 24, Kinh Đô Bakery, Nhà Xinh, Thời trang Foci… ngoài ra còn có những thương hiệu Việt đã xây dựng và bắt đầu chuẩn bị nhượng quyền như Nước mía siêu sạch, cà phê Passio (Take away). Hệ thống nhượng quyền Gloria Jean’s Cofees của Australia cũng đã xâm nhập vào Việt Nam thông qua Công ty cổ phần Phong cách sống Việt và đã khai trương 2 cửa hàng . Trang 9 Còn những thương hiệu Việt Nam, trước hết là cà phê Trung Nguyên. Cà phê Trung Nguyên: Được coi là thương hiệu đầu tiên ở Việt Nam thực hiện chiến lược kinh doanh nhượng quyền. Với thế mạnh của mình, cà phê Trung Nguyên đã xây dựng mạng lưới kinh doanh nhượng quyền của mình cả ở Nhật Bản, Sinhgapore, Thái Lan và Campuchia. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng có những cửa hàng kinh doanh nhượng quyền của Trung Nguyên như: Hội quán Sáng Tạo Trung Nguyên, Cà phê Chiều thứ Bảy… Đặc trưng của cà phê Trung Nguyên cũng được nhấn mạnh: đó là một không gian riêng với phong cách thưởng thức cà phê đặc trưng pha cà phê bằng Fin,.. điều đó tạo nên một bản sắc riêng cho Trung Nguyên cũng như một phương pháp cạnh tranh hữu hiệu trước đối thủ. Phở 24h: Phở 24h được coi là một thành công điển hình khác của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Việt. Tính đến tháng 7/2005 thì phở 24h cũng có đến 14 quán tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.. và chuẩn bị mở rộng thị trường của mình ra bên ngoài như: Hàn Quốc, Indonesia, Úc, Phở 24h luôn củng cố thương hiệu của mình bằng cách đồng nhất về trang phục nhân viên, chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, bảng hiệu và gần như tất cả những trang thiết bị nhỏ nhất trong quán. Đó là một trong những phương thức kinh doanh của Phở 24h nhằm tránh bị các đối thủ cạnh tranh ăn cắp hình ảnh của mình, do đó Phở 24h đã tập trung “đánh bóng” cho chuỗi kinh doanh nhượng quyền của mình. 2.2.2 Bài học kinh nghiệm Theo Albert Kong, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền ở Châu Á thì để tiến hành kinh doanh nhượng quyền thành công thì doanh nghiệp cần chọn đúng một thời điểm bắt đầu. Trang 10 Ví dụ như Kentucky cũng đã tiến hành kinh doanh nhượng quyền tại Hồng-kông nhưng lúc đó do người tiêu dùng chưa quen với món gà rán nên Kentucky đã bị thất bại. Và để bước chân vào thị trường cũng như đứng vững chãi trên thị trường thì KFC cũng đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp cho riêng mình. Tại Việt Nam, KFC cũng chỉ tập trung cửa hàng của mình ở các thành phố đông dân như Hà Nội, TP HCM, đối tượng khách hàng chủ yếu là sinh viên, học sinh, những bạn trẻ làm trong khu vực trung tâm Thành phố… Đặc biệt, trong chiến lược tiếp thị của mình, KFC luôn chú ý đến trẻ em, thành phần khách hàng tiềm năng bằng cách những chương trình tiếp thị riêng và độc đáo.KFC cũng chịu lỗ tới 6 năm để xây dựng thương hiệu cho riêng mình sau đó mới bắt đầu kinh doanh có lãi. 3. Định hướng kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam Tại Việt Nam, mặc dù mua bán nhượng quyền thương hiệu đã được nhiều người biết đến nhưng vẫn chưa thực sự được xem xét như một cơ hội phát triển kinh doanh. Mục tiêu đòi hỏi của các doanh nghiệp là không chỉ phát triển thương hiệu mà phải là phát triển nhanh và có hệ thống. Một trong những lộ trình phát triển đáp ứng điều đó là mô hình mua bán nhượng quyền thương hiệu, giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian xây dựng và mở rộng thương hiệu. Số lượng và chất lượng của các hệ thống kinh doanh nhượng quyền không ngừng nâng cao, đã xuất hiện các thương hiệu “made in VN” đi ra thế giới. Để phát triển vững mạnh thì các doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau: -Thương hiệu: Là một yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Doanh nghiệp quan tâm đúng mức đến thương hiệu là đang củng cố sức mạnh của mình. Bởi lẽ franchise được hình thành từ nền tảng thương hiệu. Thương hiệu vững mạnh thì franchise cũng trở nên dễ dàng hơn bởi ai cũng muốn sở hữu một thương hiệu nổi tiếng cho doanh nghiệp mình. -Hệ thống đồng bộ và nhất quán: Trang 11 Xây dựng một hệ thống đồng bộ và nhất quán là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh doanh nhượng quyền. Với Phở 24h, đó là luôn củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên… -Sản phẩm và dịch vụ: Một doanh nghiệp phải có một sản phẩm mà thị trường có nhu cầu và đặc biệt, để có thể thực hiện nhượng quyền thì sản phẩm phải có tính độc đáo. Với Mac Donald, họ đã âm thầm tiến hành nghiên cứu để thay đổi loại dầu chiên của mình để giảm bớt chất béo trong những thức ăn bán ra, nhờ thế lượng dầu đã giảm từ 8% xuống 3%. Đây chính là điểm độc đáo trong sản phẩm của Mc Donald vì họ kinh doanh nhưng rất quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. -Bí quyết kinh doanh Bí quyết kinh doanh được coi như là một yếu tố không thể thiếu. Đối với ngành thực phẩm thì bí quyết lại nằm chủ yếu ở cách tạo ra hương vị, mùi vị của món ăn. Gà rán KFC nhờ có thứ gia vị truyền thống mà tạo nên món ăn rất đặc trưng, Phở 24 có bí quyết tạo nồi nước dùng thích hợp với khẩu vị của cả 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam, thức ăn nhanh Subway thì có bí quyết tạo ra thức ăn nhanh mà vẫn là thức ăn tươi (fresh)… 4.Những giải pháp đề xuất Tuy nhiên bên cạnh đó thì kinh doanh nhượng quyền vẫn còn tồn tại những khó khăn của riêng nó. Do đó các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh doanh nhượng quyền có những bước tiến mới trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay. - Nhà nước cần chủ động xúc tiến và hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ thương hiệu mở rộng cửa hàng nhượng quyền ở nước ngoài. Cùng các biện pháp như mở rộng chính sách đầu tư ra nước ngoài, thương thảo, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thêm cơ hội mở rộng kinh doanh. - Về luật pháp : những quy định của luật pháp về hoạt động nhượng quyền của Việt Nam vẫn còn chồng chéo về phạm vi điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật thương mại, còn vướng mắc xung quanh vấn đề thừa nhận tài sản thương hiệu, hay vẫn chưa quy Trang 12 định về vấn đề tranh chấp… dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Do đó nhà nước cần nhanh chóng có cơ chế, chính sách luật pháp hiệu quả đối với loại hình doanh nghiệp mới này, - Nhà nước cần có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường xuất khẩu trên thế giới, giúp doanh nghiệp có thể đối phó với những biến động bất ổn về giá cả làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tránh những tổn thất và tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận nguồn thông tin nhanh chóng và hữu ích hơn. - Thành lập câu lạc bộ hoặc hiệp hội Franchise VN để các doanh nghiệp, các thương nhân giao lưu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về Franchise và quảng bá mô hình Franchise. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp muốn và mới bắt đầu sự nghiệp kinh doanh franchise của mình có thêm cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước. - Cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng do sự kết hợp giữa bên nhượng quyền và ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho việc vay vốn phục vụ cho hoạt động nhượng quyền còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả. -Mô hình kinh doanh mới mẻ này cũng cần được quan tâm và đưa vào giảng dạy tại các Trường ĐH để tạo một đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ năng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: thương hiệu của Việt Nam ít được doanh nghiệp chú ý để đầu tư, xây dựng phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa chú ý đăng ký bảo hộ thương hiệu để có thể có một khởi đầu tốt cho hoạt động nhượng quyền. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần chú ý để phát triển mạnh hơn nữa thương hiệu của mình. 5. Tổng kết Mua bán nhượng quyền thương hiệu đã được nhiều người biết đến nhưng vẫn chưa thực sự được xem xét như một cơ hội phát triển kinh doanh. Hiện tại Việt Nam chỉ mới có số ít trường hợp mua bán nhượng quyền thương hiệu thành công như Kinh Đô mua lại kem Wall, chuỗi cửa hàng phở 24… Những doanh nghiệp còn lại vẫn chưa thực sự quan tâm cũng như tìm hiểu kĩ lưỡng về những cơ hội có được thông qua hoạt động này. Trang 13 Bên cạnh đó còn tồn tại những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, chưa tìm được hướng giải quyết. Sự hỗ trợ từ nhà nước, các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh mới này. Thông tin đáng mứng là số lượng và chất lượng của các hệ thống kinh doanh nhượng quyền Việt Nam không ngừng nâng cao, đã xuất hiện các thương hiệu “made in VN” đi ra thế giới và nhiều thương hiệu toàn cầu đang đầu tư vào Việt Nam. Yếu tố quyết định sự thành công của một thương hiệu chính là sức sống của sản phẩm và sự công nhận của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần quan tâm để có tầm nhìn và chiến lược phù hợp với công ty trong quá trình kinh doanh nhượng quyền. 6. Tham khảo về kinh doanh nhượng quyền: Các trang web: www.franchise.org: Tổ Chức Nhượng Quyền quốc tế www.bluemaumau.com: Thông tin về các sự kiện Franchise www.franchise-chat.com: Các thông tin về Nhượng Quyền quốc tế, lời khuyên của các chuyên gia www.franchisepundit.com: Nói về các khía cạnh pháp lý của Nhượng Quyền www.unhappyfranchise.com: Chia sẻ, phàn nàn của các đơn vị Nhận Quyền không được như ý www.wikifranchise.org: Giống như tự điển bách khoa nhưng về chủ đề Nhượng Quyền Các văn bản luật pháp Luật Thương mại năm 2005 Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại Thông tư 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan