Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam - hiện ...

Tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam - hiện trạng và giải pháp

.PDF
83
138
125

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ ”. Sinh viên thực hiện :Dƣơng Thị Phƣơng Thanh Lớp : Khóa : 41 D Giáo viên hướng dẫn: THS. Phạm Thị Song Hạnh Hà Nội, 11/2006 Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu nhƣ trƣớc đây, nguồn thu chủ yếu của các Ngân hàng thƣơng mại là từ hoạt động tín dụng, thì ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, các nguồn thu từ những dịch vụ hiện đại đã trở thành những nguồn thu quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó có hoạt động Kinh doanh ngoại hối. Tại Việt Nam, hoạt động Kinh doanh ngoại hối vẫn còn rất mới mẻ nhƣng đã kịp đóng góp vào thu nhập của các ngân hàng, đồng thời góp phần bổ trợ cho các dịch vụ khác, giúp đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh. Trong những năm vừa qua, hoạt động Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ, song cũng còn nhiều mặt hạn chế. Để hoạt động này ngày càng phát triển hơn thì việc hoàn thiện nó trên cơ sở đánh giá chính xác hiện trạng là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế này, cùng với những kiến thức đƣợc tích luỹ tại trƣờng, kiến thức qua nghiên cứu tài liệu và kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã chọn đề tài: ―Hoạt động Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – hiện trạng và kiến nghị”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là hiểu đƣợc những lý luận chung về hoạt động Kinh doanh ngoại hối, từ đó thấy đƣợc thực trạng hoạt động này tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam đã phát triển đƣợc đến đâu và đang còn hạn chế gì. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp và đề xuất những kiến nghị để hoạt động Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí thuyết cơ bản nhất về hoạt động Kinh doanh ngoại hối nhƣ: thị trƣờng ngoại hối, tỉ giá, rủi ro, mô hình tổ chức Kinh doanh ngoại hối, vai trò của hoạt động Kinh doanh ngoại hối đối với các ngân hàng 1 thƣơng mại, và đặc biệt đi sâu phân tích các nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối để trên cơ sở này sẽ phân tích thực trạng hoạt động này tại Ngân hàng Techcombank. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phân loại, thống kê, so sánh và tổng hợp, kết hợp với các bảng, biểu để minh hoạ và phân tích. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời nói đầu, mục lục, danh mục thuật ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, khóa luận có kết cấu gồm ba chƣơng nhƣ sau : Chương 1: Các vấn đề cơ bản về Kinh doanh ngoại hối Chương 2: Hiện trạng hoạt động Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị Song Hạnh đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý kiến cho em, cùng các cán bộ Trung tâm Treasury Hội sở Ngân hàng Tehcombank, đặc biệt là các anh chị phòng Dealing Room FX, đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại đây, để em có thể hoàn thành khóa luận này. Dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, nhƣng với kiến thức lí luận cũng nhƣ thực tiễn còn nhiều hạn chế, đề tài nghiên cứu lại là vấn đề mới mẻ và phức tạp, nên em biết khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý tận tình của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Dƣơng Thị Phƣơng Thanh 2 MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NHNN ......................................... Ngân hàng Nhà nƣớc NHTW ......................................... Ngân hàng Trung Ƣơng NHTM ......................................... Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP .................................... Ngân hàng thƣơng mại cổ phần KDNH ......................................... Kinh doanh ngoại hối TTNH .......................................... Thị trƣờng ngoại hối Interbank ...................................... Thị trƣờng liên ngân hàng 3 CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI Hoạt động kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào đều đòi hỏi nhà kinh doanh phải tìm hiểu kỹ lƣỡng về thị trƣờng của lĩnh vực đó, và KDNH cũng không nằm ngoài đòi hỏi trên. Các đối tƣợng tham gia KDNH luôn luôn phải theo dõi diễn biễn và phân tích tình hình thị trƣờng để đƣa ra quyết định kinh doanh đúng đắn nhất. 1. Khái niệm thị trƣờng ngoại hối Hiểu một cách khái quát nhất, TTNH đƣợc định nghĩa nhƣ là bất cứ ở đâu diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế, do các hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu là giữa các ngân hàng nên theo nghĩa hẹp, TTNH còn đƣợc định nghĩa là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng, tức thị trƣờng liên ngân hàng (Interbank). Nhƣ vậy, theo các cách hiểu phổ biến nêu trên, đối tƣợng mua bán trên TTNH chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau, hay các ngoại tệ, mà không bao gồm các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc tế - những phƣơng tiện tiền tệ vốn vẫn đƣợc coi là ngoại hối đối với một quốc gia. Điều này là vì trong thực tế, đối với các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ muốn đƣợc giao dịch phải đƣợc bán (chiết khấu) để đổi lấy ngoại tệ sau đó mới tiến hành mua bán trên thị trƣờng, còn đối với vàng tiêu chuẩn quốc tế thì ít đƣợc giao dịch do vai trò tiền tệ ngày càng giảm đi của nó trên thị trƣờng tài chính thế giới. 2. Đặc trƣng của thị trƣờng ngoại hối TTNH có những đặc điểm sau: - TTNH không có giới hạn về không gian. Cứ ở đâu có xảy ra việc mua bán các đồng tiền thì ở đó có TTNH. Các phƣơng tiện thông tin hiện đại nhƣ điện thoại, telex, fax, SWIFT, hệ thống giao dịch điện tử (electronic dealing system), … đã giúp những 4 nhà giao dịch ngoại hối duy trì liên lạc một cách hiệu quả mà không cần đến địa điểm cụ thể nào. - TTNH hầu nhƣ không có giới hạn về thời gian. Sự chênh lệch về múi giờ khiến cho thị trƣờng này luôn hoạt động 24/24 giờ ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Vì thế mà nó còn có tên là ―Thị trƣờng không ngủ‖. - Trung tâm của TTNH là Thị trƣờng liên ngân hàng (Interbank) với các thành viên chủ yếu là NHTM, nhà môi giới và Ngân hàng Trung ƣơng. - TTNH thế giới mang tính chuẩn cao, tuy các tỉ giá đƣợc yết trên nhiều thị trƣờng khác nhau nhƣng có chênh lệch không đáng kể do quá trình niêm yết tỉ giá đã đƣợc quốc tế hoá. - TTNH rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,… của các quốc gia, đặc biệt là chính sách tiền tệ của các nƣớc kinh tế phát triển. - Hiện nay trên thế giới có năm TTNH lớn là: London, New York, Tokyo, Singapore và Frankfurt. Đồng tiền đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch ngoại hối là USD. Ngày nay, do tỉ giá thƣờng xuyên biến động nên việc phòng chống rủi ro cũng nhƣ tìm kiếm cơ hội đầu cơ trên TTNH diễn ra khá sôi động làm tăng nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ. Thêm vào đó, xu thế tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã buộc các nƣớc phải nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối làm tăng doanh số giao dịch trên thị trƣờng. Đặc biệt, những thành tựu trong lĩnh vực thông tin đã làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán. Tất cả những yếu tố này đã có tác dụng thúc đẩy TTNH phát triển . Bên cạnh tăng nhanh doanh số giao dịch, TTNH quốc tế còn phát triển mạnh cả về chiều sâu, thể hiện ở sự hình thành nhiều nghiệp vụ mới phức tạp hơn, tinh vi hơn và cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. 3. Các chủ thể tham gia thị trƣờng ngoại hối Dựa vào chức năng, có thể phân chia các thành viên thị trƣờng thành: Nhà tạo giá sơ cấp, Nhà kinh doanh tạo giá thứ cấp, Nhà chấp nhận giá, Nhà cung cấp dịch vụ 5 tƣ vấn, Nhà môi giới, Nhà đầu cơ, và Ngƣời can thiệp thị trƣờng. - Nhà tạo giá sơ cấp Là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trƣờng, còn đƣợc gọi là nhà tạo lập thị trƣờng, nhà bán buôn. Nhà tạo giá sơ cấp này có thể sẵn sàng tạo giá hai chiều cho nhà tạo giá sơ cấp kia trên cơ sở yết giá hai chiều (tức là yết cả giá mua và giá bán), và sẵn sàng mua vào và bán ra với số lƣợng hợp lý theo giá đã đƣợc yết. Những nhà tạo giá trên thị trƣờng sơ cấp bao gồm:  Các ngân hàng chính  Các nhà kinh doanh đầu tƣ lớn  Một số công ty lớn - Nhà kinh doanh tạo giá thứ cấp Là những nhà kinh doanh trên cơ sở yết giá hai chiều, nhƣng không phải trên cơ sở tạo giá hai chiều lẫn cho nhau. Nghĩa là, những nhà tạo giá thứ cấp cũng đƣa ra tỉ giá mua và tỉ giá bán cho các khách hàng, nhƣng khách hàng không phải là ngƣời tạo giá ngƣợc trở lại cho nhà tạo giá thứ cấp. Trên cơ sở tỉ giá đƣợc tạo ra trên thị trƣờng sơ cấp, những nhà tạo giá thứ cấp tạo tỉ giá mua vào và bán ra phục vụ cho nhóm khách hàng của mình với một tỉ lệ chênh lệch rộng hơn. Do đó, họ còn đƣợc gọi là những nhà bán lẻ. Khi có nhu cầu ngoại hối bổ sung hoặc khi có dƣ thừa ngoại hối tạm thời, những nhà tạo giá trên thị trƣờng thứ cấp tiến hành giao dịch với những nhà tạo thị trƣờng sơ cấp. Nhƣ vậy, một NHTM có thể đồng thời là nhà tạo giá trên cả hai thị trƣờng sơ cấp và thứ cấp. - Nhà chấp nhận giá Những ngƣời này đơn thuần chỉ là những ngƣời chấp nhận giá của các nhà tạo giá, và tiến hành giao dịch mua bán ngoại hối. Họ không yết giá cũng không tạo giá trên thị trƣờng. Những nhà chấp nhận giá bao gồm: các công ty, Chính phủ, các ngân hàng (với vai trò là khách hàng), các cá nhân và các tầng lớp xã hội khác. 6 - Nhà cung cấp dịch vụ tư vấn Là những tổ chức hoạt động nhằm mục đích tƣ vấn cho khách hàng về việc mua đồng tiền nào, bán đồng tiền nào và vào thời điểm nào – những yếu tố quyết định sự thành bại trong KDNH; hoặc tƣ vấn về chiến lƣợc kinh doanh hoặc phƣơng thức tiếp cận v.v… Trên cơ sở cung cấp dịch vụ tƣ vấn, các tổ chức này sẽ thu một khoản phí. Các hình thức cung cấp dịch vụ tƣ vấn rất đa dạng: cung cấp các thông tin cập nhật, thƣờng xuyên trên mạng (nhƣ Reuters, Bloomberg, Telerate, Knight-Ridder…); gửi các thông tin tổng hợp hàng ngày đến khách hàng bằng các bản fax hay telex; gửi tới khách hàng các bản tin định kì bao gồm các thông tin tổng hợp của thị trƣờng và những phân tích thị trƣờng cũng nhƣ các nhận xét và các lời khuyên; hoặc chỉ gửi các thông tin đến khách hàng với những lời khuyên chắc chắn rằng nên mua hay nên bán đồng tiền nào… Hầu hết các ngân hàng lớn và các nhà kinh doanh chính cũng cung cấp các dịch vụ tƣ vấn ngoại hối cho khách hàng của mình và chủ yếu là miễn phí. - Nhà môi giới Ngoài phƣơng thức liên lạc trực tiếp (điện thoại, telex, mạng Internet…), các nhà tạo lập thị trƣờng còn giao dịch với nhau thông qua nhà môi giới ngoại hối. Giao dịch thông qua nhà môi giới cho phép nhà kinh doanh yết giá trên thị trƣờng mà không phải xƣng tên mình. Quá trình yết giá trên thị trƣờng, đƣa ngƣời có nhu cầu mua và ngƣời có nhu cầu bán lại với nhau, nhà môi giới đƣợc hƣởng một khoản hoa hồng. Những nhà môi giới chính thƣờng có mạng lƣới cung cấp dịch vụ toàn cầu với thời lƣợng 24/24h mỗi ngày. - Nhà đầu cơ Những nhà đầu cơ trên TTNH bao gồm nhiều đối tƣợng khác nhau: có thể là các công ty, cá nhân, Chính phủ, hay các nhà tạo giá thị trƣờng. Họ sẽ đƣợc cho là đang thực hiện hành động đầu cơ khi tạo ra một trạng thái ngoại hối mà không có biện pháp bảo hiểm ngay lập tức. Thực ra, việc phân biệt một cách rành rọt giữa các quyết định 7 đầu cơ và quyết định kinh doanh thông thƣờng là rất khó, tuy nhiên sự rủi ro và mạo hiểm là một đặc trƣng gắn liền với TTNH, nên yếu tố đầu cơ là cần thiết và là động lực tạo điều kiện cho thị trƣờng hoạt động hiệu quả. - Người can thiệp thị trường NHTW là ngƣời can thiệp ngoại hối và lãi suất trong TTNH nhằm hƣớng thị trƣờng đi theo chiều có lợi cho nền kình tế. NHTW có thể tác động đến ngoại tệ và lãi suất một cách trực tiếp (qua các ngân hàng) hoặc gián tiếp (qua các nhà môi giới, qua thị trƣờng giao dịch tƣơng lai, qua các NHTW khác). Có thể nói, trên TTNH, mỗi thành viên có một vai trò khác nhau, nhƣng họ có mối quan hệ lẫn nhau. Sự tham gia đầy đủ của tất cả các thành viên này sẽ giúp cho thị trƣờng hoạt động một cách sôi động, trôi chảy và hiệu quả. II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 1. Khái niệm Kinh doanh ngoại hối KDNH là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch về tỉ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Nhƣ đã nêu ở phần trƣớc, đối tƣợng mua bán trên TTNH chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau, hay các ngoại tệ, mà không tính đến vàng hay các loại giấy tờ có giá khác. Nghĩa là: TTNH đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là thị trƣờng ngoại tệ, KDNH đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là KDNH. Trong khoá luận này, ngƣời viết cũng hiểu và sử dụng hai thuật ngữ trên theo nghĩa hẹp nhƣ vậy. 2. Đặc trƣng cơ bản của hoạt động Kinh doanh ngoại hối Thứ nhất, hoạt động KDNH là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Một trong những đặc trƣng của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động KDNH nói riêng là chứa đựng rất nhiều rủi ro. Các rủi ro đó có thể khái quát thành các loại sau: 8 - Rủi ro thanh khoản: Đây là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không có đủ vốn để thực hiện các cam kết thanh toán của mình trong trƣờng hợp khoản huy động vốn đến hạn trả nợ hoặc khi khách hàng có yêu cầu thanh toán. - Rủi ro hoạt động: Đây là rủi ro gây ra bởi các yếu tố phi tài chính, nó bao gồm rủi ro hệ thống, rủi ro gây ra bởi yếu tố con ngƣời (ví dụ nhƣ vô tình hay cố ý viết sai xác nhận, thanh toán nhầm, hạch toán thiếu...). - Rủi ro tín dụng: Là rủi ro xảy ra khi khách hàng không thực hiện các cam kết thanh toán của mình trong ngày hiệu lực hoặc khách hàng huỷ hợp đồng đã ký. - Rủi ro thị trƣờng: Đây là rủi ro chính, thƣờng trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trƣng của hoạt động KDNH của ngân hàng. Loại rủi ro này xảy ra khi ngân hàng đang giữ một trạng thái ngoại tệ hay một trạng thái luồng tiền nào đó mà tỉ giá và lãi suất lại có những biến động không thuận chiều. Cụ thể nhƣ sau:  Rủi ro về tỉ giá: Nó sẽ xuất hiện khi ngân hàng có trạng thái của một ngoại tệ nào đó thừa hoặc thiếu. Khi ngoại tệ này lên giá thì trạng thái ngoại tệ thừa sẽ có lợi, còn trạng thái ngoại tệ thiếu sẽ bị lỗ và ngƣợc lại. Trong quá trình mua bán hàng ngày, trạng thái ngoại tệ này luôn biến động nên ngân hàng luôn có khả năng gặp rủi ro do sự biến động của tỉ giá.  Rủi ro về lãi suất: So với rủi ro về tỉ giá, rủi ro về lãi suất ít có ý nghĩa hơn nhƣng với khối lƣợng kinh doanh lớn thì cũng tạo ra những thiệt hại đáng kể. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trƣờng thay đổi, làm phát sinh lãi hoặc lỗ đối với hoạt động KDNH. Để phòng ngừa rủi ro thị trƣờng, các NHTM thƣờng sử dụng các công cụ thị trƣờng phái sinh nhƣ các hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn để làm cân bằng trạng thái luồng tiền và cố định các mức tỉ giá và lãi suất giao dịch. 9 Thứ hai, KDNH là một hoạt động phức tạp, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường hiện đại. Hoạt động này đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại, các phƣơng tiện thông tin liên lạc tân tiến mới mong đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao. Thứ ba, KDNH là hoạt động đòi hỏi nhà kinh doanh phải có đủ chuyên môn về nhiều lĩnh vực, phải có những kĩ năng nhất định, phải có trình độ quản lý và khả năng nắm bắt thị trƣờng một cách linh hoạt. Nhà kinh doanh phải có trí tuệ cao cùng với những nỗ lực thƣờng xuyên để xác định những gì xảy ra trên thị trƣờng và tỉ giá sẽ biến động theo hƣớng nào. 3. Vai trò của Kinh doanh ngoại hối đối với hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại Cũng giống nhƣ thƣơng mại quốc tế, du lịch quốc tế, đầu tƣ quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trƣờng. Chính vì thế, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu càng diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các NHTM càng gay gắt thì vai trò của TTNH càng trở nên quan trọng. Thứ nhất, nó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng. KDNH thông qua việc mua bán để hƣởng chênh lệch tỉ giá hay thông qua đầu cơ trên cơ sở dự báo sự biến động của tỉ giá có thể đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng. Đó là chƣa kể tới những khoản thu phí khi ngân hàng thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Thứ hai, nó làm tăng quy mô của ngân hàng thông qua việc thúc đẩy nhanh hoạt động thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Theo nhƣ định nghĩa KDNH không chỉ nhằm mục đích kiếm lời mà còn phải đảm bảo nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Rõ ràng, một ngân hàng luôn luôn khan hiếm nguồn ngoại tệ thì chắc chắn sẽ không thể thu hút khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến mở thƣ tín dụng để nhập hàng, hay đƣợc các ngân hàng nƣớc ngoài chọn làm ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu trong phƣơng thức 10 thanh toán tín dụng chứng từ. Trong khi, các hoạt động này có thể cung cấp cho ngân hàng những nguồn thu nhập ổn định và đáng kể. Ngoài ra, việc đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ để thực hiện chuyển tiền của phần lớn cá nhân học tập, công tác hay du lịch ở nƣớc ngoài không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân hàng mà còn làm tăng số lƣợng khách hàng, từ đó mà làm tăng quy mô, uy tín cũng nhƣ danh tiếng của ngân hàng Thứ ba, nó giúp ngân hàng phòng chống rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh. Thực hiện KDNH là một cách thức đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm phân tán rủi ro. Hơn nữa, ngân hàng cũng có những cách thức xử lý linh động hơn trƣớc những biến động của giá trị đồng nội tệ. Mặt khác, đa dạng hoá nghiệp vụ là một cách ngân hàng có thể phục vụ khách hàng của mình một cách tốt nhất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 4. Mô hình tổ chức Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại Nhìn chung hoạt động KDNH của NHTM tập trung vào 4 chức năng chính nhƣ sau: Thứ nhất: Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thƣơng. Thứ hai: Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính mình nhằm mục đích thực hiên đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp. Thứ ba: Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính mình nhằm mục đích cân bằng trạng thái ngoại tệ, hoặc phòng ngừa rủi ro tỉ giá. Thứ tƣ: Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích kinh doanh chênh lệch tỉ giá và lãi suất hoặc đầu cơ kiếm lời khi tỉ giá thay đổi. Để thực hiện tốt các chức năng nêu trên, thì mỗi NHTM cần thiết phải tổ chức một phòng KDNH với quy mô thích hợp và có đủ thẩm quyền để thực hiện giao dịch tức thời. Thông thƣờng nghiệp vụ KDNH sẽ liên quan đến 3 bộ phận chính sau: - Bộ phận kinh doanh trực tiếp (Front Office - FO) Bộ phận này bao gồm những nhà kinh doanh là những ngƣời ra các quyết định 11 mua/bán một đồng tiền nào đó. Thông thƣờng trong bộ phận này có hai nhóm nhân viên kinh doanh chính: các nhà kinh doanh phụ trách khách hàng, gọi là các dealer. Các dealer này sẽ kinh doanh trực tiếp với khách hàng của ngân hàng mình và họ cũng yết giá cho khách hàng khi cần thiết. Ngoài việc yết giá cho khách hàng, các dealer còn chịu trách nhiệm về marketing, nghĩa là đôi khi họ sẽ hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết về một đồng tiền cụ thể nào đó, về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá và họ cũng sẽ chịu trách nhiệm tƣ vấn trong giao dịch mua, bán tiền tệ cho khách hàng của mình . Ngoài các dealer trong bộ phận kinh doanh còn có các trader là những nhà KDNH chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi vị thế hối đoái của ngân hàng, ngoài ra họ cũng chịu trách nhiệm về kinh doanh đầu cơ. Trong những ngân hàng lớn thì mỗi đồng tiền sẽ có một trader chuyên nghiệp phụ trách. - Bộ phận kế toán điều vốn (Back Office - BO) Bộ phận kế toán điều vốn chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho ngân hàng đối tác trong mỗi giao dịch đã đƣợc thực hiện tại bộ phận kinh doanh. Họ cũng chịu trách nhiệm theo dõi hạn mức tín dụng, hạch toán các bút toán cần thiết. - Bộ phận trung gian (Middle Office - MO) Trong một cấu trúc kinh doanh hiện đại thì nghiệp vụ mua/bán tiền tệ ngoại trừ hai bộ phận trên còn có thêm một bộ phận gọi là bộ phận trung gian chịu trách nhiệm theo dõi hạn mức tín dụng, hạn mức giao dịch, theo dõi lỗ/lãi trong kinh doanh. Họ cũng chịu trách nhiệm phối hợp với hai bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm toán để theo dõi và quản lý rủi ro trong KDNH. III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI 1. Tỉ giá hối đoái 1.1. Khái niệm Giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh trên thị trƣờng. Trên TTNH cũng vậy, các nhà KDNH luôn theo dõi sát sao diễn biễn giá cả của các đồng tiền hay tỉ giá. Vậy tỉ giá là gì? 12 Tỉ giá là giá cả của một đồng tiền đƣợc biểu thị thông qua đồng tiền khác. Ví dụ: 1USD = 127,62 JPY. Trong ví dụ này, giá cả của USD đƣợc biểu thị thông qua JPY và 1USD có giá là 127,62JPY. 1.2. Các cách yết tỉ giá Xét trên giác độ quốc gia, có hai cách để yết tỉ giá. - Yết tỉ giá trực tiếp (Direct quotation/ Price Quotation): Đây là phƣơng pháp yết giá ngoại tệ mà xét từ góc độ quốc gia thì ngoại tệ với vai trò là hàng hoá (Commodity Currency) là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và thƣờng là bằng 1. Nội tệ với vai trò là tiền tệ (Term Curency) là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên TTNH. - Yết tỉ giá gián tiếp (Indirect Quotation/ Volume Quotation): Đây là phƣơng pháp yết giá ngoại tệ mà xét từ giác độ quốc gia thì nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và thƣờng là bằng 1. Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên TTNH Ví dụ: Yết tỉ giá USD: Trong ví dụ ta quy ƣớc đồng tiền đứng trƣớc là đồng tiền định giá, còn đồng tiền đứng sau là đồng tiền yết giá. - Theo phƣơng pháp yết tỉ giá trực tiếp ta có: E (VND/USD) = 15000, ta hiểu là 1USD = 15000VND - Theo phƣơng pháp yết tỉ giá gián tiếp ta có: E (USD/VND) = 1/15000, ta hiểu là 1VND = 1/15000USD. Trong thực tế, phần lớn các quốc gia sử dụng phƣơng pháp yết tỉ giá trực tiếp. Hai cách yết tỉ giá trên là đứng từ giác độ quốc gia, trong tỉ giá bao giờ cũng có nội tệ. Trong thực tế KDNH, nội tệ không nhất thiết lúc nào cũng có mặt trong tỉ giá. Ví dụ: ở Việt Nam, tỉ giá JPY/USD sẽ không thuộc phƣơng pháp yết tỉ giá trực tiếp hay phƣơng pháp yết tỉ giá gián tiếp bởi vì cả hai đồng tiền đều là ngoại tệ đối với Việt Nam. 13 Do đó, để đơn giản và thống nhất trong cách gọi ngƣời ta quy ƣớc phƣơng pháp yết tỉ giá thành kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ, nhƣ sau: Trong phƣơng pháp yết tỉ giá kiểu Châu Âu: Đồng USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá; còn trong phƣơng pháp yết tỉ giá kiểu Mỹ đồng USD đóng vai trò là đồng tiền định giá. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và đƣợc coi nhƣ đầu tầu kinh tế cho phần còn lại của thế giới cho nên đồng USD có một vị trí gần nhƣ chủ yếu trong hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ và quan hệ tín dụng. Do đó tỉ giá của các đồng tiền quốc gia đƣợc hình thành với USD theo quy luật cung cầu trên TTNH và có tỉ giá gốc tại quốc gia phát hành đồng tiền này. Còn tỉ giá của đồng tiền quốc gia đƣợc hình thành với đồng tiền quốc gia khác không phải là USD không đƣợc hình thành trên cơ sở cung cầu trực tiếp, mà đƣợc suy ra từ tỉ giá giữa chúng với USD, hay nói một cách khác ta phải tính tỉ giá chéo. Ví dụ: Muốn biết tỉ giá VND/JPY là bao nhiêu ta phải căn cứ vào tỉ giá VND/USD tại Việt Nam và tỉ giá JPY/USD tại Nhật Bản. 1.3. Yết tỉ giá trên thị trường liên ngân hàng Theo tập quán kinh doanh trên thị trƣờng Interbank, các ngân hàng thƣờng yết tỉ giá hai chiều. Đối với mỗi tỉ giá đƣợc yết, có hai đối tác cùng tham gia, đó là ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá. Trong đó: - Ngân hàng yết giá là ngân hàng thực hiện niêm yết tỉ giá mua vào và bán ra. Với tỉ giá do chính mình yết, ngân hàng yết giá phải luôn sẵn sàng mua vào hay bán ra vô điều kiện khi có đối tác muốn giao dịch - Ngân hàng hỏi giá là ngân hàng liên hệ với ngân hàng yết giá để hỏi giá. Với giá đƣợc yết, nếu chấp nhận ngân hàng hỏi giá sẽ tiến hàng giao dịch, ngƣợc lại thì giao dịch không xảy ra. Nhƣ vậy, tỉ giá mua là tỉ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá còn tỉ giá bán là tỉ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. Với cách yết giá hai chiều, thì tỉ giá đứng trƣớc gọi là tỉ giá mua và tỉ giá đứng sau 14 gọi là tỉ giá bán. Chênh lệch giữa tỉ giá mua vào và bán ra gọi là spread, đó là thu nhập của nhà KDNH. Nhƣ vậy, để có đƣợc thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại hối, ngân hàng yết tỉ giá sao cho tỉ giá mua vào là thấp hơn tỉ giá bán ra. Spread có thể đƣợc tính theo điểm tỉ giá hoặc theo tỉ lệ phần trăm nhƣ sau: - Tính theo điểm tỉ giá: Spread = Tỉ giá bán ra – Tỉ giá mua vào - Tính theo tỉ lệ phần trăm: Tỉ giá bán ra – Tỉ giá mua vào Spread = ————————————— x 100% Tỉ giá mua Rõ ràng, nếu ngân hàng vừa mua, vừa bán số lƣợng nhƣ nhau thì ngân hàng sẽ thu đƣợc lợi nhuận mà không phải bỏ một đồng vốn nào. Nếu ngân hàng mở rộng spread thì lợi nhuận sẽ càng lớn hơn. Nhƣng do cạnh tranh, các ngân hàng thƣờng có xu hƣớng thu hẹp spread để hấp dẫn khách hàng và từ đó tăng nhanh doanh số giao dịch. Hành vi này của ngân hàng đƣợc gọi là chiến lƣợc tạo thị trƣờng. Lợi ích bổ sung của chiến lƣợc tạo thị trƣờng là ngân hàng đạt đƣợc tiếng tăm tốt hơn trong kinh doanh và điều này cũng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.4. Kinh doanh chênh lệch hoặc đầu cơ tỉ giá Trên TTNH, các nhà kinh doanh có thể tiến hành kinh doanh chênh lệch tỉ giá hoặc đầu cơ tỉ giá. Kinh doanh chênh lệch tỉ giá (Arbitrage) là việc tại cùng một thời điểm mua vào một đồng tiền ở nơi rẻ và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch giá. Vì hành vi mua vào và bán ra diễn ra tại cùng một thời điểm nên về mặt lý thuyết thì kinh doanh chênh lệch tỉ giá không hề chịu rủi ro tỉ giá và không phải bỏ vốn. Tuy nhiên, ngày nay hoạt động kinh doanh chênh lệch tỉ giá rất hiếm khi xảy ra bởi vì thông tin đƣợc truyền đi rất nhanh chóng và rộng khắp. Mọi diễn biễn thị trƣờng 15 đều đƣợc cập nhật và các thị trƣờng hoạt động ngày càng liên thông với nhau và rất hiệu quả. Tuy nhiên, hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất trên TTNH vẫn có cơ hội nếu nhà kinh doanh chịu quan sát và có kỹ thuật kinh doanh tốt. Kinh doanh đầu cơ tỉ giá (Speculation) là việc mua một đồng tiền ngày hôm nay và bán lại đồng tiền này tại một thời điểm nhất định trong tƣơng lai nhằm ăn chênh lệch tỉ giá. Hành vi đầu cơ tỉ giá diễn ra trên hai thị trƣờng khác nhau nên tạo ra trạng thái ngoại hối mở bởi vậy mà nhà kinh doanh phải bỏ vốn và phải chịu rủi ro tỉ giá. 2. Các ngày giá trị trong Kinh doanh ngoại hối Trong các hợp đồng ngoại hối, ngày ký kết hợp đồng (Contract Date - CD) và ngày các bên tham gia thực sự thanh toán cho nhau thƣờng là khác nhau. Ngày mà các bên tham gia hợp đồng thanh toán thực sự cho nhau gọi là ngày giá trị (Value Date – VD). Ngày giá trị quan trọng nhất trên TTNH là ngày giá trị giao ngay (Spot Value Date – SVD). Theo thông lệ thì ngày giá trị giao ngay là ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Nếu gọi ngày ký kết hợp đồng là J, thì ngày giá trị giao ngay là: SVD = J+2 (trong đó số 2 là hai ngày làm việc). Nếu lấy ngày giá trị giao ngay làm mốc thì trên TTNH còn có các ngày giá trị sau: - Ngày giá trị kì hạn (Forward Value Date – FVD): Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch kì hạn. Theo thông lệ, ngày giá trị kì hạn là ngày làm việc thứ hai sau ngày hợp đồng kì hạn đến hạn. Nếu hợp đồng kì hạn có thời hạn là n ngày (n ≥1) thì ngày giá trị kì hạn là: FVD = (J+n) +2 - Ngày giá trị ngày mai (Tomorrow Value Date – TOM): Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị sớm hơn một ngày so với ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch có ngày giá trị ngày mai (J+1) 16 - Ngày giá trị hôm nay (Today Value Date – TOD): Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị sớm hơn hai ngày so với ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch có ngày giá trị hôm nay. Nhƣ vậy, giao dịch có ngày giá trị hôm nay là giao dịch có ngày giá trị ngay trong ngày kí kết hợp đồng, nên ngƣời ta còn gọi là ―same day value date = J‖. Nhƣ vậy, bằng trục thời gian ta có thể biểu diễn: CD - TOD TOM SVD FVD J J+1 J+2 (J+n) +2 3. Trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền Trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền có ý nghĩa quan trọng trong quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro tỉ giá nói riêng. Thực tế cho thấy trong KDNH, nếu lỏng lẻo trong công tác quản lý trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền thì sớm muộn tai hoạ cũng sẽ xảy ram và hậu quả của nó là khó lƣờng. 3.1. Trạng thái ngoại hối Đối với NHTM, trạng thái ngoại hối (Foreign exchange position) của mỗi ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc tế là chênh lệch giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng) của tổng ngoại hối tại một thời điểm nhất định. Trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ phản ánh số dƣ của ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định. Ngày nay, vai trò tiền tệ và vai trò ngoại hối của vàng cũng nhƣ ý nghĩa của nó so với ngoại tệ ngày càng giảm sút và trở nên thứ yếu do đó nói tới trạng thái ngoại hối là nói tới trạng thái của các ngoại tệ là chủ yếu. Các giao dịch liên quan đến ngoại tệ đƣợc chia làm hai nhóm: Nhóm làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng và nhóm làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ. Trong đó, chỉ những giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu thì mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Theo đó, bao gồm các giao dịch sau: 17 - Mua, bán ngoại tệ (giao ngay và kì hạn) - Thu, chi lãi suất bằng ngoại tệ - Các khoản thu, chi phí dịch vụ bằng ngoại tệ - Các khoản cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ - Các khoản ngoại tệ bị mất, rách, nát, hƣ hỏng không còn giá trị. Những giao dịch làm phát sinh tăng quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái trƣờng của ngoại tệ đó (Long The Foreign Currency – LFC) và những giao dịch làm phát sinh giảm quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ đó (Short The Foreign Curency – SFC). Trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ (F) tại thời điểm t đƣợc xác định bằng hai cách nhƣ sau: Cách 1: Bằng doanh số phát sinh trạng thái trƣờng và trạng thái đoản đối với ngoại tệ (F) trong một thời kì nhất định: NEPF(t)= LFCF(to-t) – SFCF(to-t) Trong đó: - NEPF(t) – trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ F tại thời điểm t - LFCF(to-t) – doanh số phát sinh trạng thái trƣờng của ngoại tệ F trong kì - SFCF(to-t) – doanh số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong kì Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ đƣợc tính tại thời điểm cuối của mỗi ngày giao dịch, tức không tính riêng cho từng thời kì. Công thức tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch nhƣ sau: NEPF(t) = NEPF(t-1) + LFCF(t) – SFCF(t) Trong đó: - NEPF(t) – trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch - NEPF(t-1) – trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch (t-1) - LFCF(t) – Doanh số phát sinh trạng thái trƣờng của ngoại tệ F trong ngày t - SFCF(t) – Doanh số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong ngày t 18 Cách 2: Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ F tại thời điểm t đƣợc xác định nhƣ sau: NEPF(t) = TSCF(t) – TSNF(t) (bao gồm cả nội và ngoại bảng) Trong đó: TSCF(t) – Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm t. TSNF(t) – Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm t. 3.2. Trạng thái luồng tiền Trạng thái ngoại tệ chỉ phát sinh khi có sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, trong khi trạng thái luồng tiền đƣợc tạo ra bởi cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng tiền tệ nói chung và mỗi ngoại tệ nói riêng, trong đó: - Luồng tiền dƣơng (Positive Cash Flow – PCF): Gồm các khoản thu nhận tiền từ ngƣời khác, nó đƣợc tính trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ doanh số thu trong một ngày, một tuần, một tháng… - Luồng tiền âm (Negative Cash Flow – NCF): Gồm các khoản chi trả tiền cho ngƣời khác. Luồng tiền âm cũng đƣợc tính trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ doanh số chi trả trong một ngày, một tuần, một tháng… Trạng thái luồng tiền ròng (Net Cash Flow Position – NETCF): Là chênh lệch giữa luồng tiền dƣơng và luồng tiền âm tại một thời điểm, do đó nó phản ánh số dƣ tại một thời điểm. Vậy, nếu kì tính toán các luồng tiền là (to-t1), trong đó: to là điểm xuất phát của kì tính toán, t1 là điểm kết thúc của kì tính toán, ta có công thức tính trạng thái luồng tiền ròng tại thời điểm t1 là NETCF(t1) = PCF(to-t1) – NCF(to-t1) Trong đó: PCF(to-t1) – Tổng luồng tiền vào trong kì tính toán (to-t1) NCF(to-t1) – Tổng luồng tiền ra trong kì tính toán (to-t1) NETCF(t1) – Trạng thái luồng tiền ròng tại thời điểm (t1). 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan