Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến trúc nhà ở xã hội tối thiểu tại hà nội...

Tài liệu Kiến trúc nhà ở xã hội tối thiểu tại hà nội

.PDF
184
46
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HOÀNG ANH KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI TỐI THIỂU TẠI HÀ NỘI Chuyên nghành: KIẾN TRÚC Mã số: 9580101 LUẬN ÁN TIẾN SỸ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại học Xây dựng ------------- Hà Nội - Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI TỐI THIỂU TẠI HÀ NỘI Chuyên nghành: KIẾN TRÚC Mã số: 9580101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS.KTS NGUYỄN VIỆT CHÂU 2. GS.TS.KTS DOÃN MINH KHÔI 3. PGS.TS.KTS NGUYỄN QUANG MINH Hà Nội - Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu nêu trong luận án là trung thực. Các đề xuất mới của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi từng bước trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận án. Thầy chính là tấm gương sáng - là nguồn động lực vô tận thôi thúc tôi cố gắng phấn đấu, rèn luyện học tập, nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, và các đơn vị ban nghành liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã dành cho tôi những chia sẻ kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp quý báu trong thời gian nghiên cứu Luận án. Cám ơn những học trò yêu quý đã dành thời gian hỗ trợ tôi trong những giai đoạn gấp rút của luận án. Cuối cùng, từ sâu thẳm trái tim, tôi xin được dành lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè thân thiết đã luôn đồng hành cùng tôi, là chỗ dựa tinh thần, ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, Năm 2021 Tác giả luận án i MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU…………………………………………………….. vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................... viii MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 4 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4 5. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án........................................................... 5 8. Đóng góp mới của luận án.................................................................................... 5 9. Các khái niệm sử dụng trong luận án.................................................................... 5 10. Cấu trúc luận án.................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NƠXH TỐI THIỂU TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG NƠXH TẠI HÀ NỘI.......................................... 6 1.1. Giải thích các thuật ngữ trong luận án............................................................ 6 1.1.1. Kiến trúc tối thiểu và nhà ở tối thiểu................................................... 6 1.1.2. NƠXH trên Thế giới và tại Việt Nam.................................................. 6 1.1.3. Khái niệm NƠXH tối thiểu trong luận án............................................ 7 Tổng quan về NƠXH tối thiểu trên thế giới.................................................. 8 1.2.1. Quá trình phát triển NƠXH trên thế giới.............................................. 8 1.2.2. Kinh nghiệm tổ chức không gian NƠXH tối thiểu trên thế giới.......... 9 1.2.3. Tổng kết các xu hướng NƠXH tối thiểu trên thế giới.......................... 15 Thực trạng NƠXH ở Việt Nam và tại Hà Nội................................................ 22 1.3.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển NƠXH tại Hà Nội……….... 23 1.3.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc NƠXH tại Hà Nội.............. 24 1.2. 1.3. ii 1.4. 1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài........................................ 39 1.4.1. Các công trình nghiên cứu trong nước................................................ 39 1.4.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước................................................ 43 Những vấn đề luận án quan tâm giải quyết.................................................... 44 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NƠXH TỔI THIỂU TẠI HÀ NỘI............................................................................ 45 Cơ sở pháp lý................................................................................................. 45 2.1.1. Các văn bản pháp lý có liên quan......................................................... 45 2.1.2. Nhận xét hệ thống văn bản pháp lý...................................................... 47 Cơ sở lý luận.................................................................................................. 47 2.2.1. Luận điểm về NƠXH tối thiểu............................................................. 47 2.2.2. Một số xu hướng phát triển NƠXH đương đại..................................... 56 2.2.3. Yếu tố tối thiểu trong NƠXH............................................................... 58 Các yếu tố tác động tới tổ chức không gian NƠXH tối thiểu tại Hà Nội....... 60 2.3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 60 2.3.2. Cơ sở kinh tế......................................................................................... 64 2.3.3. Cơ sở văn hóa xã hội............................................................................ 66 2.3.4. Các nghiên cứu khảo sát xã hội học về NƠXH tại Hà Nội.................. 68 Cơ sở kiến trúc và công nghệ NƠXH tối thiểu tại Hà Nội............................. 73 2.4.1. Phân loại NƠXH tối thiểu.................................................................... 73 2.4.2. Cơ sở tổ chức không gian kiến trúc quy hoạch NƠXH tối thiểu.......... 74 2.4.3. Cơ sở Ergonomics liên quan đến lựa chọn kích thước tối thiểu........... 78 2.4.4. Cơ sở khoa học công nghệ xây dựng của NƠXH tối thiểu.................. 80 Cơ sở kinh nghiệm......................................................................................... 83 2.5.1. Kinh nghiệm tổ chức không gian ở tối thiểu của nước ngoài.............. 83 2.5.2. Kinh nghiệm tối thiểu hóa các bộ phận chức năng nhà ở Việt Nam.... 86 Các nhận xét................................................................................................... 87 2.1. 2.2 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NƠXH TỐI THIỂU TẠI HÀ NỘI................................................................................................ 89 Quan điểm...................................................................................................... 89 3.1. iii 3.1.1. NƠXH tối thiểu đảm bảo đời sống vật chất tối thiểu........................... 89 3.1.2. NƠXH tối thiểu đáp ứng đời sống tinh thần tối thiểu.......................... 89 3.1.3. NƠXH tối thiểu có khả năng chuyển hóa, biến đổi hướng tới đời 90 sống vật chất và tinh thần ở mức cao hơn nhu cầu tối thiểu ......................... 3.2. 3.3. Nguyên tắc...................................................................................................... 90 3.2.1. Nguyên tắc chủ đạo.............................................................................. 90 3.2.2. Nguyên tắc kinh tế................................................................................ 91 3.2.3. Nguyên tắc văn hóa.............................................................................. 91 3.2.4. Nguyên tắc xã hội................................................................................. 91 3.2.5. Nguyên tắc kiến trúc............................................................................. 92 Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá Giá trị NƠXH tối thiểu………………... 92 3.3.1. Tiêu chí đánh giá chung....................................................................... 92 3.3.2. Tiêu chí đánh giá không gian tối thiểu................................................. 95 3.3.3. Đề xuất giải pháp linh hoạt hóa không gian tối thiểu………………... 104 3.3.4. Đề xuất chỉ tiêu DTTT cho các thành phần không gian NƠXH tối 3.4. 3.5. thiểu………………………………………………………………………… 110 3.3.5. Đề xuất các chỉ số đánh giá hiệu quả…............................................... 114 Đề xuất giải pháp Kiến trúc Quy hoạch NƠXH tối thiểu............................... 115 3.4.1. Đề xuất giải pháp Quy hoạch............................................................... 115 3.4.2. Đề xuất giải pháp Kiến Trúc................................................................ 120 Giải pháp quản lý và phát triển NƠXH tối thiểu với sự tham gia của cộng 134 đồng................................................................................................................ 3.5.1. Nguyên tắc chung................................................................................. 134 3.5.2. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển……………………………… 135 3.6. Áp dụng thí điểm cho một địa điểm cụ thể.................................................... 137 3.6.1. Lựa chọn địa điểm thích hợp................................................................ 137 3.6.2. Lựa chọn và tính toán quy mô phù hợp................................................ 137 3.6.3. Giải pháp quy hoạch............................................................................. 138 3.6.4. Giải pháp kiến trúc............................................................................... 3.7. 139 Bàn luận.......................................................................................................... 140 iv 3.7.1. Về khả năng áp dụng những kết quả nghiên cứu và đề xuất chính của 140 luận án..................................................................................... 3.7.2. Về khả năng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo....................... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………............................................. 141 143 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................................... 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 146 PHỤ LỤC................................................................................................................. PL1 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NƠXH : Nhà ở xã hội NƠTM : Nhà ở thương mại NTTT : Nhà thu nhập thấp QHXD : Quy hoạch Xây dựng UBND : Ủy ban Nhân dân HTKT : Hạ tầng Kỹ thuật HTXH : Hạ tầng Xã hội BĐS : Bất động sản CSDL : Cơ sở dữ liệu TCKG : Tổ chức không gian DTTT : Diện tích tối thiểu KTTT : Khối tích tối thiểu KCN : Khu công nghiệp Tgth : Tác giả tông hợp vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Những dự án chuyển đổi từ NƠTM sang NƠXH Hà nội 26 1.2 Những dự án NƠXH cho người có thu nhập thấp 27 1.3 Những dự án NƠXH đang triển khai trên địa bàn Hà nội 27 1.4 Những dự án NƠXH vừa khởi công trên địa bàn Hà nội 27 1.5 Các luận án có liên quan đến đề tài 39 1.6 Các bài báo của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về NƠXH 40 1.7 Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến NƠXH 41 1.8 Các hội thảo quốc tế, chuyên nghành về NƠXH 42 1.9 Các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài 43 2.1 Luật có liên quan 45 2.2 Nghị định - Nghị quyết - Quyết định 45 2.3 Thông tư 46 2.4 Kết quả điều tra xã hội học về giá thành căn hộ 69 2.5 Kết quả điều tra xã hội học về phí dịch vụ 69 2.6 Kết quả điều tra xã hội học về không gian căn hộ 69 2.7 Kết quả điều tra xã hội học về vấn đề mở rộng phòng 70 2.8 Kết quả điều tra xã hội học về vấn đề thêm/bớt phòng 70 2.9 Kết quả điều tra xã hội học về tách/ gộp căn hộ 70 2.10 Kết quả điều tra tại các khu NƠXH điển hình tại Hà Nội 71 3.1 Tiêu chí đánh giá chung 94 3.2 Đề xuất công thức xác định diện tích tối thiểu căn hộ 103 3.3 Diện tích tối thiểu không gian giao tiếp 110 3.4 Diện tích tối thiểu không gian dịch vụ công cộng - dịch vụ giao 111 tiếp 3.5 Diện tích tối thiểu không gian quản lý hành chính 111 3.6 Diện tích tối thiểu không gian căn hộ 113 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ 1.1 Dân số Hà Nội 1995-2018 3 1.2 Tổng hợp những xu hướng NƠXH tối thiểu trên thế giới 16 1.3 NƠXH tối thiểu 50/50 17 1.4 NƠXH tối thiểu thấp tầng 18 1.5 NƠXH tối thiểu tiết kiệm năng lượng 19 1.6 NƠXH tối thiểu cao tầng 20 1.7 NƠXH tối thiểu công nghệ cao 21 1.8 Họa đồ vị trí các khu NƠXH tại Hà Nội 25 1.9 Tổng hợp NƠXH điển hình ở Hà Nội 34 1.10 NƠXH HH Linh Đàm 35 1.11 NƠXH đại chúng Vincity, Gia Lâm 36 1.12 NƠXH The Vesta Phú Lãm, Hà Đông 37 1.13 NƠXH Đặng Xá, Gia Lâm 38 2.1 Thang nhu cầu của Maslow 50 2.2 Tiến trình phát triển của NƠXH và NƠTT 53 2.3 Mô thức vòng tròn đồng tâm 54 2.4 Mô thức đa khu vực 55 2.5 Mô thức đa hạt nhân 55 2.6 Mối quan hệ giữa NƠXH và NƠTT 59 2.7 Biểu đồ nhiệt độ trong năm tại Hà Nội 60 2.8 Biểu đồ chuyển động biểu kiến của mặt trời tại Hà Nội 61 2.9 Hoa gió mùa nóng và mùa lạnh tại Hà Nội 61 2.10 Biểu đồ độ ẩm trong năm tại Hà Nội 62 2.11 Hà Nội nhìn từ trên cao 63 2.12 NƠXH Thanh Hà bán chạy nhất 2018 65 2.13 Biểu đồ xu hướng giàu nghèo của các gia đình ở đô thị 66 2.14 Biểu đồ mức sống của các ngành nghề 66 viii 2.15 Vị trí các khu NƠXH trong điều tra xã hội học tại Hà Nội 71 2.16 Vị trí các khu NƠXH tại Hà Nội ngày càng xa trung tâm hơn 74 2.17 Ergonomics - Le Corbusier 78 2.18 Sàn 5 chân cải tiến của Nucetech 80 2.19 Tấm tường Nuce-wall 81 2.20 Quy hoạch và kiến trúc NƠXH cao tầng mới nhằm tối thiểu hóa 84 giá thành 2.21 Quy hoạch và kiến trúc NƠXH thấp tầng mới nhằm tối thiểu hóa 84 giá thành 2.22 Quy hoạch nâng cấp kiến trúc NƠXH tại chỗ 84 2.23 Quy hoạch cải tạo kiến trúc NƠXH tại chỗ 85 2.24 Quy hoạch và kiến trúc NƠXH kéo dài ra vùng ngoại ô 85 2.25 Quy hoạch và kiến trúc NƠXH theo công nghệ tái phân lô 85 2.26 Quy hoạch và kiến trúc NƠXH mới nhằm phát triển bền vững 86 3.1 Nhà ở xã hội Barcelona những năm 1960 - 1970 104 3.2 Biến đổi không gian trong một cấu trúc cứng định trước 107 3.3 Những khả năng biến đổi căn hộ và vấn đề gặp phải 108 3.4 Không gian căn hộ tùy biến 109 3.5 Thiết kế căn hộ đáp ứng nhu cầu biến đổi trong tương lai 109 3.6 Đề xuất chỉ tiêu diện tích tối thiểu căn hộ 113 3.7 MHNN nhiều tầng song song phù hợp với những ô đất chữ nhật 117 3.8 MHNN nhiều tầng so le phù hợp với những ô đất hình thang 117 3.9 MHNN hỗn hợp nhiều tầng và cao tầng phù hợp với những ô đất 117 hình dáng đa dạng 3.10 MHNH hỗn hợp nhiều tầng và cao tầng cài răng lược lệch phù hợp 117 với những ô đất linh hoạt 3.11 MHNN hỗn hợp nhiều tầng và cao tầng mở phù hợp với những ô 118 đất nhiều hướng tiếp cận 3.12 MHNN hỗn hợp nhiều tầng và cao tầng dích dắc phù hợp với 118 ix những ô đất linh hoạt 3.13 MHNN hỗn hợp nhiều tầng và cao tầng hình thông phù hợp với 118 những ô đất mở một hướng 3.14 MHNN hỗn hợp nhiều tầng và cao tầng cài răng lược song song 118 phù hợp với những ô đất lệch 3.15 MHNN nhiều tầng cải tiến phù hợp với những ô đất méo 3.16 Mô hình phối hợp các nhóm nhà ở với nhau theo mô hình hỗn hợp 119 nhà nhiều tầng, nhà cao tầng, hỗn hơp NƠTM và NƠXH phù hợp với nhiều loại lô đất 119 3.17 Mô hình NƠXH dạng tháp 119 3.18 Mô hình cao NƠXH dạng hành lang 119 3.19 Mô hình cơ cấu căn hộ vượt tầng tối thiểu 3 phòng ngủ 123 linh hoạt (3+1) 3.20 Mô hình cơ cấu căn hộ tối thiểu 1 phòng ngủ linh hoạt (1+1) 124 3.21 Mô hình cơ cấu căn hộ tối thiểu 2 phòng ngủ linh hoạt (2+1) 124 3.22 Mô hình cơ cấu căn hộ tối thiểu 3 phòng ngủ linh hoạt (3+1) 124 3.23 Bố trí mặt bằng căn hộ 1+1 126 3.24 Bố trí mặt bằng căn hộ 2+1 126 3.25 Bố trí mặt bằng căn hộ Studio 1+1 126 3.26 Bố trí mặt bằng căn hộ 3+1 127 3.27 Bố trí mặt bằng căn hộ vượt tầng 2+1 127 3.28 Bố trí mặt bằng căn hộ vượt tầng 2+1 và 3+1 128 3.29 Những vấn đề cốt lõi trong nội thất NƠXH tối thiểu 129 3.30 Các nguyên tắc thiết kế nội thất NƠXH tối thiểu 129 3.31 Tham khảo giường gấp gọn lên tường khi không sử dụng (1) 131 3.32 Tham khảo giường gấp gọn lên tường khi không sử dụng (2) 131 3.33 Tham khảo giường gấp gọn kết hợp đô đạc khác (3) 132 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI "ăn, mặc, ở, đi lại, học hành ..." là những nhu cầu cơ bản không thể thiếu được của con người. Chỗ ở thích hợp và an toàn là một quyền của con người, là nguyện vọng chính đáng của mỗi gia đình, là nhân tố góp phần phát triển con người toàn diện. Đảm bảo chỗ ở cho mọi người chính là một trong những biểu hiện cụ thể nhất, cho những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhằm đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đối với việc giải quyết nhu cầu về nhà ở và nơi ở cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những đối tượng còn gặp nhiều khó khăn. Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011, đã khẳng định "... phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội đồng thời là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và cả người dân ...". Và theo đó, nhà ở được phát triển theo hai phương thức chính: Nhà ở thương mại - NƠTM và Nhà ở xã hội - NƠXH. NƠTM được phát triển để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng chi trả nhà ở theo cơ chế thị trường. Còn NƠXH được phát triển với sự hỗ trợ của Nhà nước để giải quyết chỗ ở cho các đối tượng gặp khó khăn, không đủ khả năng tự tạo lập nhà ở. NƠXH là loại sản phẩm đặc biệt về bất động sản có số lượng lớn nhất, phục vụ đông đảo nhất cư dân đô thị, có ảnh hưởng chi phối đến chính trị, kinh tế, an sinh xã hội và góp phần lớn vào diện mạo kiến trúc đô thị. Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu cư dân chuyển dịch về các đô thị đã tạo áp lực lớn về nhu cầu nhà ở. Trên cả nước có khoảng 2 triệu cán bộ, công chức, viên chức; khoảng 2 triệu công nhân, lao động tại các khu công nghiệp tập trung; trên 3 triệu học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo. Trong số này, mới có khoảng 30% cán bộ công chức và viên chức, 20% công nhân lao động, 20% học sinh và sinh viên các cơ sở đào tạo có chỗ ở ổn định, số còn lại chưa có chỗ ở hoặc đang sống trong điều kiện chật hẹp và tạm bợ. Tại khu vực đô thị, hiện số hộ có diện tích ở bình quân ít hơn 5 m2 khoảng 325.000 hộ, số hộ có 2 diện tích ở bình quân từ 6 - 10m2 khoảng 1.176.000 hộ, và còn nhiều đối tượng, hộ gia đình cần sự hỗ trợ của Nhà nước về chỗ ở khác ([11], [25]). Việc giải quyết vấn đề NƠXH đang rất cấp bách và được cả xã hội quan tâm đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bởi lẽ: Thứ nhất, nhu cầu về NƠXH trên thực tế rất lớn trong khi khả năng và nguồn lực của Nhà nước còn rất hạn chế. Nguồn cung NƠXH chủ yếu phải trông chờ vào sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức xã hội. Thứ hai, giá thành NƠXH chưa tiếp cận được những nhóm hộ gia đình có nhu cầu cấp thiết về nhà ở là những hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ số giá nhà ở rất cao so với thu nhập của người dân. Tại khu vực đô thị trung bình là khoảng từ 15 đến 17, cao hơn rất nhiều so với các nước trên Thế giới và trong khu vực như: ở khu vực Nam Á là 6,25; Đông Á là 4,14; Châu Phi là 2,21; Châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ là 6,25; Mỹ La tinh và Caribê là 2,38 ([100], [115]). Tại thị trường Việt Nam, các căn hộ có giá thành trên dưới 1 tỷ đồng thì nhiều, nhưng những căn hộ có giá khoảng trên dưới 500 triệu đồng thì gần như không có. Thứ ba, việc triển khai các dự án NƠXH còn chậm và chưa hiệu quả vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn và lý luận tiên phong làm nền tảng, gặp trở ngại ở hầu hết các khâu từ chính sách, huy động vốn, quản lý, quy hoạch kiến trúc, xây dựng. Thứ tư, hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế còn tồn tại những bất cập liên quan đến các quy định về các không gian buộc phải có và diện tích tối thiểu trong NƠXH, đảm bảo thẩm mỹ chung của tòa nhà và mỹ quan đô thị. Thứ năm, phát triển bền vững chưa được đề cập tới trong xây dựng và phát triển NƠXH tại Việt Nam hiện nay, mặc dù đây là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong thực tiễn xây dựng và nghiên cứu tiên phong về NƠXH trên thế giới. Luận án lựa chọn TP. Hà Nội là địa bàn nghiên cứu NƠXH vì các lý do: Một là, Tp. Hà Nội hiện đang thiếu NƠXH một cách nghiêm trọng. Có ít nhất 70% số hộ gia đình, trong đó khoảng 50% số hộ là công nhân viên chức của thành phố không có đủ khả năng tích lũy từ thu nhập tiền lương của mình để tự mua nhà hoặc xây nhà mới cho mình. Cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do lấy vợ lấy chồng, do nhu cầu nhà ở cho việc giải phóng mặt bằng nhằm triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuống cấp của quỹ nhà ở hiện có thì nhu cầu 3 về nhà ở của những người dân Thủ đô càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Giai đoạn 2015 - 2018 Hà Nội cần bổ sung thêm 2,64 triệu m2 tương đương 66.000 căn, giai đoạn 2016 - 2020 là 3,36 triệu m2 tương đương 84.000 căn. Hai là, về chất lượng nhà ở hiện hữu thì có tới 60% xuống cấp cần cải tạo nâng cấp cả nhà ở và tiện nghi. Theo Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội thì hiện nay tổng quỹ nhà ở toàn thành phố chỉ có 348.743 căn nhà (trong đó 153.000 căn thuộc sở hữu nhà nước và 195.743 căn thuộc sở hữu tư nhân), tức gần một nửa số nhà cần thiết để đáp ứng nhu cầu mỗi hộ gia đình được sống riêng trong một căn nhà. Hình 1.1: Dân số Hà Nội 1995-2018 (Nguồn: [37]) Ba là, kết quả thực hiện đề án đầu tư xây dựng thí điểm NƠXH trên địa bàn Hà Nội còn rất hạn chế. Đến nay, trong số 13.058 căn hộ cho người thu nhập thấp theo mục tiêu đề ra, chỉ mới làm xong và đưa vào sử dụng được 1.146 căn hộ (đạt 8,7%). Nhà ở dành cho công nhân cũng chỉ giải quyết được chỗ ở cho 8.800 công nhân/ 56.352 công nhân (đạt 15,6%) và nhà ở học sinh, sinh viên mới chỉ đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 2.950 sinh viên/ 43.648 sinh viên, đạt 6,7% mục tiêu [87]. Nhận thức được vai trò và thách thức của NƠXH đối với việc ổn định và phát triển đất nước nói chung và Tp. Hà Nội nói riêng. Nhận thức được rằng kiến trúc NƠXH không chỉ đơn thuần là kiến trúc nhà rẻ, nhà bé mà còn là một kiểu kiến trúc có đặc trưng riêng, có cơ sở lý thuyết riêng. Nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án: "Kiến trúc Nhà ở xã hội tối thiểu tại Hà Nội". 4 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận án được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu Kiến trúc NƠXH cho đối tượng (4) là người thu nhập thấp và hộ nghèo, cận nghèo đô thị tại Tp. Hà Nội theo hướng tối thiểu hóa. Góp phần xây dựng mới tiêu chuẩn xây dựng NƠXH và đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa xây dựng trong lĩnh vực NƠXH. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đề xuất các giải pháp quy hoạch và kiến trúc NƠXH theo hướng tối thiểu, tiết kiệm không gian, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm trang thiết bị dẫn tới tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống. - Đề xuất các giải pháp về quản lý phát triển, về tiêu chí đánh giá, và các chỉ số đánh giá hiệu quả và hợp lý về khối tích, diện tích, kinh tế. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: - Kiến trúc NƠXH cho người thu nhập thấp, hộ nghèo tại khu vực đô thị. - Khai thác yếu tố tối thiểu và linh hoạt trong tổ chức không gian NƠXH. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Định hướng phát triển Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn kiến trúc quy hoạch NƠXH tối thiểu trên Thế giới và tại Việt Nam từ trước cho đến nay. - Xây dựng các cơ sở khoa học cho tổ chức không gian NƠXH tối thiểu tại Hà Nội. - Đề xuất các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, chỉ tiêu diện tích tối thiểu, các chỉ số đánh giá hiệu quả của các thành phần không gian. Đề xuất các giải pháp kiến trúc quy hoạch và quản lý NƠXH tối thiểu. Áp dụng thí điểm các giải pháp về quy hoạch và kiến trúc khu NƠXH cho một địa điểm cụ thể tại Hà Nội. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 1 - Phương pháp tiếp cận hệ thống; 3 - Phương pháp phân tích và so sánh; 2 - Phương pháp điều tra; 4 - Phương pháp chuyên gia; 5 - Phương pháp nghiên cứu trường hợp. Và 4 phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 6 - Phương pháp phân tích và hệ thống hóa lý thuyết; 7 - Phương pháp mô hình hóa; 8 - Phương pháp kế thừa; 9 - Phương pháp giả thuyết. 5 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Về mặt khoa học: - Hệ thống hóa các cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc quy hoạch NƠXH. Xây dựng phương pháp tiếp cận khoa học NƠXH theo hướng tiếp cận liên ngành nhằm khai thác yếu tố tối thiểu và phát triển bền vững. - Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và chuyên môn trong việc quản lý phát triển NƠXH tối thiểu trên địa bàn Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung và trong nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực nhà ở nói chung và NƠXH tối thiểu nói riêng. Về mặt thực tiễn: - Đề xuất các giải pháp tổng hợp từ khái quát tổng thể đến chi tiết. - Tăng cường nhận thức của các nhà quản lý và chuyên môn cùng toàn thể cộng đồng về vai trò của NƠXH tối thiểu trong sự phát triển của xã hội. - Có thể sử dụng kết quả của luận án để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn NƠXH, từ đó định hình phát triển công nghiệp hóa trong lĩnh vực nội thất và xây dựng NƠXH tối thiểu trong thực tiễn một cách hiệu quả và bền vững. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xây dựng các khái niệm và phương pháp tiếp cận mới mô hình NƠXH tối thiểu nhằm giải quyết tổng thể 3 vấn đề Kinh tế - Môi trường - Văn hóa Xã hội. - Đề xuất mô hình tổng quát quy hoạch và kiến trúc không gian NƠXH tối thiểu ở 3 cấp độ: Nhóm nhà ở, Nhà ở và Căn hộ ở. - Đề xuất xây dựng những cơ sở về kiến trúc quy hoạch, về chính sách, tiêu chuẩn quy chuẩn, quản lý phát triển, tiêu chí đánh giá... cho NƠXH tối thiểu. 9. CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Kiến trúc tối thiểu/ Nhà ở tối thiểu/ Nhà ở xã hội trên Thế giới/ Nhà ở xã hội tại Việt Nam/ Nhà ở xã hội tối thiểu/ Khối tích tối thiểu/ Diện tích tối thiểu. 10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Gồm 3 phần: Phần Mở đầu, Phần Nội dung và Phần Kết luận - Kiến nghị. Phần Nội dung được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Tổng quan về NƠXH tối thiểu trên thế giới, ở Việt Nam và thực trạng NƠXH tại Hà Nội; Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc NƠXH tối thiểu tại Hà Nội; Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc NƠXH tối thiểu tại Hà Nội. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƠXH TỐI THIỂU TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG NƠXH TẠI HÀ NỘI 1.1. GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ TRONG LUẬN ÁN 1.1.1. Kiến trúc tối thiểu và nhà ở tối thiếu Milimalist Architecture hay kiến trúc “tối thiểu” xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 20, là một trào lưu trong lịch sử kiến trúc đương đại như một buớc phát triển đột phá mang tính cách tân, ngôn ngữ tạo hình đơn giản tinh tế, mộc mạc nhưng không khô khan, bố cục chặt chẽ không thừa và cũng không thiếu. Không có nhiều chi tiết, chỉ nhấn mạnh những đặc điểm cơ bản, ngôi nhà phong cách tối thiểu đúng nghĩa là nơi bình yên, nơi suy ngẫm, là không gian tự do của tâm hồn. Kiến trúc “tối thiểu” xuất phát từ những quan niệm thẩm mỹ và văn hoá, chịu ảnh hưởng của tư tuởng Thiền trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản (Zen, Shiubui, Ma) ([69], [73]). Nhà ở tối thiểu xuất hiện trong thực tế lần đầu tiên tại Anh, tại các khu ở cho công nhân và người lao động. Đó là những khu ở tồi tàn, dành cho những người thuộc tầng lớp dưới trong xã hội. Khái niệm nhà ở tối thiểu được đề xuất đầu tiên vào những năm 1920, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất do sự thiếu hụt lớn về nhà ở. Đó là kiểu nhà có giá thành tối thiểu, xây dựng nhanh, không gian nhà ở tối thiểu hết mức nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu về an toàn và vệ sinh [83]. 1.1.2. NƠXH trên Thế giới và tại Việt Nam NƠXH trên Thế giới được hiểu nói chung là loại nhà ở có sự hỗ trợ từ nhà nước hay từ phía cộng đồng. Loại hình này có mặt ở hầu hết các nước và có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo chính sách nhà ở của từng nước [116]. Nhìn chung, NƠXH là loại nhà ở được dùng để cung cấp cho những người không có thu nhập, hoặc có nhưng không đáng kể. Ở một số nước, đối tượng ở trong những loại nhà này thường là người vô gia cư, người già neo đơn, người tật nguyền, người đau yếu không nơi nương tựa, những người sau khi mãn hạn tù nhưng không còn sức lao động. Loại nhà này một số trường hợp được gọi là nhà từ thiện, còn đa phần là của nhà nước, và các hiệp hội nhà ở, các tổ chức từ thiện tham gia từng phần để duy trì cuộc sống của những người sống nhà ở xã hội. Hiện nay một số nước đã dùng định danh khác để gọi tên những nhà ở xã hội kiểu như thế này. Tên gọi và cách hiểu về nhà ở xã hội có sự khác nhau: public housing - nhà ở công ở Singapore, social housing - 7 nhà ở xã hội ở Mỹ, habitation à loyer modéré - nhà ở cho người thu nhập thấp ở Pháp, affordable housing - nhà ở có khả năng chi trả được hay nhà ở thích hợp theo cách gọi của Tổ chức định cư con người Liên hiệp quốc UN-Habitat. Tại Việt Nam, Luật Nhà ở Việt Nam 2005 quy định trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ có 2 kiểu nhà: NƠTM và NƠXH. Trong Luật Nhà ở 2014 lại nói rõ ” Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định”. Theo Thông tư 20/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thì NƠXH gồm 10 nhóm đối tượng: (1) người có công với cách mạng theo quy định của nhà nước; (2) người nghèo và cận nghèo ở nông thôn; (3) hộ gia đình tại nông thôn thường xuyên bị anh hưởng bởi thiên tai; (4) người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; (5) người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; (6) sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp; (7) cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; (8) các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ; (9) học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề; (10) hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất mà chưa được Nhà nước bồi thường [102]. 1.1.3. Khái niệm NƠXH tối thiểu trong luận án Khái niệm NƠXH tối thiểu trong luận án là NƠXH cho đối tượng (4) - người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. Tối thiểu ở đây mang nghĩa rộng và bao trùm, khác với khái niệm tối giản và tối đa thường dùng trong Toán học. Khái niệm tối thiểu liên quan tới một lối sống, một xu hướng sống đương đại không hẳn vì lý do kinh tế. Đó là lối sống hiện đại, tiết kiệm và đơn giản, một cách sống thông minh. Ở góc độ kinh tế, NƠXH là nhà ở cho tầng lớp thu nhập thấp, cần sự hỗ trợ của xã hội. Bản thân NƠXH đòi hỏi việc chi trả là thấp nên có một tiêu chí trùng hợp với tối thiểu là sự tiết kiệm và đơn giản. Tối thiểu hóa và NƠXH có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tối thiểu hóa có lợi cho tổ chức NƠXH, và NƠXH cần tối thiểu hóa để đạt mục tiêu kiến trúc. Vì vậy, NƠXH tối thiểu là NƠXH áp dụng các nguyên tắc tối thiểu trong tổ chức không gian và tổ hợp mặt đứng. Nhìn rộng hơn đó là tạo sự tối thiểu trong cả nội dung và hình thức kiến trúc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan