Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan b của người dân thị trấn yên v...

Tài liệu Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan b của người dân thị trấn yên viên – gia lâm – hà nội năm 2009

.PDF
40
559
60

Mô tả:

[i] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG _ _ Trịnh Văn Nghinh KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN B CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN YÊN VIÊN – GIA LÂM – HÀ NỘI NĂM 2009 Đề cương: Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Huy Hậu Hà Nội, 2009 [2] MỤC LỤC Trang TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG iv ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 Mục tiêu chung 3 Mục tiêu cụ thể 3 Phần I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1. Đối tượng nghiên cứu: 4 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 4 3. Phương pháp nghiên cứu: 4 4. Phương pháp chọn mẫu: 4 5. Phương pháp thu thập số liệu 5 6. Các biến số nghiên cứu:. 7 7. Các khái niệm và cách đánh giá kiến thức, thực hành: 9 8. Phân tích và xử lý số liệu:.. 10 9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:. 10 10. Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục:. 10 Phần II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN & KHUYẾN NGHỊ. 11 1. Dự kiến kết quả nghiên cứu và bàn luận 11 2. Kết luận và khuyến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC 22 Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn 22 Phụ lục 2: Thang điểm đánh giá kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B 27 Phụ lục 3: Thang điểm cho thực hành về PCB viêm gan B 29 Phụ lục 4: Kế hoạch nghiên cứu 30 Phụ lục 5: Dự trù kinh phí, vật tư, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu 33 Phụ lục 6: Khung lý thuyết 34 [iii] DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: CTV Cộng tác viên ĐH&CĐ Đại học và cao đẳng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên GSV Giám sát viên HBV Vi rút viêm gan B PCB Phòng chống bệnh PCD Phòng chống dịch PTTH Phổ thông trung học PYT Phòng Y tế TTYT Trung tâm Y tế TĐHV Trình độ học vấn THCS Trung học cơ sở TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu người TCMR Tiêm chủng mở rộng VGB Viêm gan B VSDT Vệ sinh dịch tễ VX Vắc xin VSCN Vệ sinh cá nhân YTCC Y tế công cộng WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) [4] TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Viêm gan B (VGB) là vấn đề mang tính toàn cầu. Người là ổ chứa duy nhất và không có nhiễm tự nhiên trên các động vật hoang dại. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ước tính hơn một phần ba dân số thế giới đã từng bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) với khoảng 350 triệu người mang HBV mạn tính. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người tử vong do hậu quả suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan. Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao trên thế giới. Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế năm 2004, có khoảng 12 - 16 triệu người nhiễm HBV, tương ứng với tỉ lệ người có HBsAg trong cộng đồng từ 14 - 26%, tuỳ theo những nghiên cứu khác nhau và ở các nhóm dân cư địa lý khác nhau, số người nhiễm HBV mạn tính khoảng 10 triệu người. HBsAg có ở 58% số bệnh nhân xơ gan và 84% số bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan nguyên phát chiếm 3,6% và đứng hàng thứ ba trong các bệnh lý ác tính, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba đối với nam giới và ở hàng thứ năm đối với nữ giới. HBV dễ lây truyền hơn HIV gấp 100 lần. Qua báo cáo của trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội về số người dân đến khám bệnh làm xét nghiệm viêm gan B thì tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B đang có chiều hướng gia tăng, cụ thể: năm 2006 số người nhiễm virus viêm gan B là 31/398 người xét nghiệm VGB (7,8%), năm 2007 số người nhiễm virus viêm gan B là 57/670 người xét nghiệm VGB (8, 5%), năm 2008 số người nhiễm virus viêm gan B là 98/724 người xét nghiệm VGB (13,53%). Như vậy sau 3 năm số người đến XN VGB bị nhiễm tăng gần 6% và như vậy năm 2008 thì cứ khoảng 7 người xét nghiệm VGB thì có 1 người bị nhiễm, đây mới chỉ là con số XN. Trong 22 xã của Gia Lâm thì thị trấn Yên Viên có số người nhiễm virus viêm gan B cao hơn nhiều so với các xã khác tỷ lệ mắc là 18,53% [12]. Do vậy chúng tôi chọn thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm để tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân thị trấn Yên Viên - Gia Lâm – Hà Nội, năm 2009”. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích tại thị trấn Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội, từ tháng 3/2009 đến tháng 10/2009. Nghiên cứu triển khai trên một mẫu gồm: 300 người, có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, là thành viên trong gia đình, đồng ý tham gia và có khả năng hợp tác trả lời phỏng vấn. Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế phù hợp, phỏng vấn trực tiếp đối tượng và kết hợp quan sát. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong thực hành tốt các biện pháp phòng chống bệnh viêm gan B ở thị trấn Yên Viên nói riêng và huyện Gia Lâm nói chung. [1] ĐẶT VẤN ĐỀ: Viêm gan B (VGB) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do virut viêm gan B gây ra- một bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh VGB. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ước tính hơn một phần ba dân số thế giới đã từng bị nhiễm HBV với khoảng 350 triệu người mang HBV (HBsAg+ ) mạn tính. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người mang virus mạn chết do hậu quả suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan [6], [15], [16]. Virus viêm gan B chịu trách nhiệm tới 80% các trường hợp ung thư gan ở nhiều nước, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Nhiều nghiên cứu cho rằng tại châu Á và châu Phi có tỷ lệ người mang HBsAg mạn tính cao nhất thế giới (5-10%) và khoảng 20-30% số này trở thành viêm gan mạn tính trước khi dẫn đến tử vong do suy gan, xơ gan và ung thư gan. Có đến 90% trẻ sơ sinh, 25-50% trẻ từ 1- 5 tuổi và chỉ 5-10% người lớn bị nhiễm vi rút viêm gan B trở thành người mang vi rút mạn tính [8], [13],[11]. Những người mang HBV mạn có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan gấp 200 lần so với người bình thường. Tại Việt Nam, rất nhiều công trình về tần suất VGB cho thấy Việt Nam ở vào vùng dịch lưu hành cao. Tại Hà Nội, theo Hoàng Thủy Nguyên và cs (1992), Phan Thị Phi Phi và cs (1993), tần suất nhiễm HBsAg của người lớn bình thường lần lượt là 15-26% [14], 14,4% và 13,9% [9]. Tại Hà Nội, theo Lê Vũ Anh (1987), thì tỷ lệ nhiễm ở cộng đồng dân cư là 11,35% [1], ở TP. Hồ Chí Minh, theo Trần Văn Bé (1991), thì tần suất này là 9,3% [3], ở An Giang theo nghiên cứu của Chân Hữu Hầu (1995) là 11% [5], ở Thanh Hóa theo nghiên cứu của Vũ Hồng Cương (1998) là 14,75% [4]. Tần suất mang HBsAg tăng cao ở lứa tuổi trưởng thành, ở nam cao hơn ở nữ và có liên quan đến nghề nghiệp, đến mức độ phơi nhiễm. Theo nghiên cứu của Phạm Song và cộng sự (2003), tỉ lệ mang HBsAg ở những người không mắc bệnh gan từ 6-14% [10]. Nguyễn Mai Anh và cộng sự (2000) đã cho kết quả có HBsAg từ 8,8 - 16,4% trên tổng số 5634 mẫu máu được thu thập ở nhiều tỉnh miền Bắc, tỉ lệ nam nhiễm 14,6%, nữ nhiễm 8,5% [2] . Nhiều chuyên gia cho rằng tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV từ 10 - 13%. Theo nghiên cứu của Hoàng Công Long và cộng sự (2001) trên nhóm sản phụ tại Đà Lạt, Lâm Đồng tỉ lệ các sản phụ có HBsAg là 29,94% [7]. Gia Lâm là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông của thành phố Hà Nội, theo điều chỉnh địa giới hành chính từ ngày 6/11/2003 với 22 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 20 xã và 2 thị trấn). Diện tích tự nhiên là 144 km2, dân số là 220.275 người. Theo báo cáo của Trung tâm y tế (TTYT) huyện trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến tương đối phức tạp, một số bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng đặc biệt là nhiễm virus viêm gan B, cụ thể: năm 2006 số người nhiễm virus viêm gan B là 31/398 người xét nghiệm VGB (7,8%), năm 2007 số người nhiễm virus viêm gan B là 57/670 người xét nghiệm VGB (8,5%), năm 2008 số người nhiễm virus viêm gan B là 98/724 người xét nghiệm VGB (13,53%) [12]. [2] Trong 22 xã của Gia Lâm thì thị trấn Yên Viên có số người nhiễm virus viêm gan B cao hơn nhiều so với các xã khác tỷ lệ mắc là 18,53% [12]. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao thị trấn Yên Viên lại có tỷ lệ người dân bị nhiễm virus viêm gan B cao hơn hẳn so với các xã khác trong huyện. Phải chăng kiến thức, thực hành về vấn đề phòng chống bệnh viêm gan B của người dân ở thị trấn này còn hạn chế? Để công tác phòng chống bệnh viêm gan B đạt hiệu quả và bền vững thì việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông về phòng chống Bệnh viêm gan B là vô cùng quan trọng. Thứ nhất phải biết được đối tượng “đích”là ai? Hiểu biết gì? làm được như thế nào và cuối cùng họ cần những gì; Phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của họ. Bệnh viêm gan B có thể phòng tránh được nếu mỗi người có ý thức với bản thân và cộng đồng bằng cách tiêm phòng văc xin, quan hệ tình dục an toàn, truyền máu an toàn, không dùng bơm kim tiêm chung, không dùng các vật dụng cụ chung (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim xăm mình, xỏ lỗ tai…). Nhưng tất cả các biện pháp trên sẽ không hiệu quả nếu người dân không ý thức được nguyên nhân, đường lây của bệnh. Thực tế qua phỏng vấn người dân cho thấy sự hiểu biết của họ về bệnh viêm gan B còn rất hạn chế, nên vẫn chưa biết cách phòng chống các nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy việc đấy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao kiến thức, thực hành cho cộng đồng về phòng chống bệnh viêm gan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B. Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về bệnh VGB, nhưng chủ yếu là nghiên về dịch tễ học, còn nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh VGB chưa nhiều, chưa đầy đủ, nhất là tại Gia Lâm. Vì vậy, để có cơ sở xây dựng kế hoạch trước mắt và chiến lược phòng chống bệnh VGB lâu dài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân thị trấn Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội, năm 2009”. [3] MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu chung: Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân thị trấn Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội, năm 2009. Mục tiêu cụ thể: 1. Mô tả kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống bệnh viêm gan B tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, năm 2009. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống bệnh bệnh viêm gan B tại địa phương nghiên cứu. [4] Phần I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Là người dân tuổi từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi, sống ở thị trấn Yên Viên, đồng ý tham gia và có khả năng hợp tác trả lời phỏng vấn. 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian: Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009 - Địa điểm: Tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 3. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích. Nghiên cứu định lượng 4. Phương pháp chọn mẫu: 4.1. Cỡ mẫu: - Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n Z2 . p.(1  p) 1 / 2 d2 - Trong đó: o n: Cỡ mẫu tối thiểu. o Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z = 1, 96. o p: là tỷ lệ người dân có kiến thức tốt về phòng chống bệnh viêm gan B, ước tính khoảng 50%, p = 0, 5. o q = (1-p) = 1- 0,5 = 0,5. o d = 0,06 (độ chính xác mong muốn). o Áp dụng công thức tính ta được n = 267. Để tránh mất một số đối tượng không phỏng vấn được, hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu, cỡ mẫu được tăng lên 10% và làm tròn số 300 người. 4.2. Cách chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại thực địa. Thị trấn Yên Viên với 9 tổ dân phố, dân số là 12.594 người, trong đó nam: 6.157 người (chiếm tỷ lệ 49%), nữ: 6.437 người. Mẫu nghiên cứu bao gồm 300 người sẽ được chia đều cho 9 tổ dân phố, như vậy mỗi tổ dân phố sẽ có 34 người được chọn vào mẫu nghiên cứu. Cách chọn tại thực địa: Tại mỗi tổ dân phố, khi đến giữa tổ dân phối chọn hướng đi bằng phương pháp quay cổ chai. Chọn hộ gia đình có thành viên từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi, phỏng vấn tất cả những người trong gia đình ở độ tuổi đó. Trong trường hợp đối tượng từ chối trả lời hoặc vắng nhà thì bỏ qua và chuyển sang điều tra hộ gia đình tiếp theo, theo phương pháp “nhà liền nhà", trong trường hợp không đủ đối tượng thì trở về vị trí ban đầu và đi hướng ngược lại. [5] Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng ra khỏi nghiên cứu: Những người dân có các đặc điểm sau: o Người dân dưới 18 tuổi và từ 60 tuổi trở lên o Người dân đang bị bệnh tâm thần. o Người dân khó khăn về nghe và nói. o Những người dân từ chối không tham gia 5. Phương pháp thu thập số liệu: - 5.1. Công cụ thu thập số liệu: * Phiếu hỏi: Kiến thức, thực hành PCB viêm gan B của người dân được kết cấu làm 3 phần (phụ lục 1).  Những thông tin chung: gồm 10 câu hỏi (từ C1 đến C10).  Kiến thức về PCB viêm gan B: gồm 13 câu hỏi (từ K1 đến K13).  Thực hành của người dân về PC bệnh viêm gan B: gồm 11 câu hỏi (từ T1 đến T11). 5.2. Tổ chức thực hiện thu thập số liệu: 3 bước * Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu  Xây dựng bộ câu hỏi: các câu hỏi do nghiên cứu viên tự xây dựng dựa vào các khái niệm, đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan B và các biện pháp PCB viêm gan B trong các tài liệu và có tham khảo thêm một số nội dung về kiến thức, thực hành của các nghiên cứu khác, để dựa vào đó xây dựng phiếu hỏi về kiến thức, thực hành về PCB viêm gan B.  Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, điều tra thử 10 hộ gia đình với bộ câu hỏi này, chỉnh sửa nội dung của bộ câu hỏi cho phù hợp sau đó in phục vụ cho điều tra và tập huấn. * Bước 2: Tập huấn (nội dung thu thập số liệu)  Đối tượng tập huấn: Tổng số 10 người gồm: Cán bộ giám sát (TTYT huyện), cán bộ điều tra (Cán bộ Trạm y tế thị trấn, y tế tổ dân phố), cán bộ chính quyền thị trấn (Phó chủ tịch phụ trách văn xã, cán bộ phụ trách dân số, tổ trưởng dân phố).  Nội dung tập huấn: - Mục đích cuộc điều tra, - Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn, điều tra, giám sát điều tra. - Kỹ năng làm việc với cộng đồng.  Thời gian, địa điểm: Tháng 6/2009, tại Trạm Y tế thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm.  Giảng viên: Nhóm nghiên cứu * Bước 3: Điều tra, giám sát [6]  Chuẩn bị: Sau khi tập huấn, nhóm nghiên cứu liên hệ với tổ trưởng dân phố để nhận sơ đồ địa lý của tổ dân phố, danh sách cộng tác viên y tế tổ dân phố và trao đổi kế hoạch làm việc.  Nhân lực: Dự kiến 10 người, chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 2 người.  Tiến hành điều tra: Các nhóm nhận biểu mẫu và kế hoạch điều tra. Các GSV trực tiếp đi cùng các ĐTV, quan sát phỏng vấn 5 hộ gia đình để hỗ trợ kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra.  Bước 4: Thu thập và kiểm tra phiếu điều tra Sau khi điều tra viên nộp phiếu điều tra cho nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu kiểm tra phiếu về số lượng, chất lượng bộ câu hỏi và kiểm tra xác xuất 10% số hộ gia đình đã điều tra, nếu không đạt yêu cầu điều tra viên đó làm lại. 6. Các biến số nghiên cứu: Stt Định nghĩa Tên biến 1 Tuổi Tính theo năm dương lịch: - < 20 tuổi - 20 – 29 tuổi - 30 – 39 tuổi - 40 – 49 tuổi - 50 – 59 tuổi 2 Giới tính Nam/ Nữ 3 4 5 Trình độ học vấn Nghề nghiệp Thu nhập Bậc học cao nhất của ĐTNC: - Mù chữ - Tiểu học - THCS - PTTH - ≥ Trung cấp, ĐH & CĐ Công việc chính của ĐTNC có nguồn thu nhập lớn nhất: - Làm ruộng - Bộ đội/ Công an - Công nhân, thợ thủ công - Công chức, viên chức - Buôn bán, dịch vụ - Nội trợ - Khác Là mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình/tháng: - ≤ 260.000đ/người - > 260.000 – 560.000đ/người Phân loại Thứ bậc Nhị phân Thứ bậc Định danh Thứ bậc PP thu thập Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn [7] 6 - > 560.000 – 1.000.000đ/người - >1.000.000đ/người Là những thông tin về PCB viêm gan B: Nguồn thông - Ti vi; Đài phát thanh; Panô, áp phích; tờ tin về PCB rơi; Sách báo, viêm gan B - Cán bộ y tế; các cuộc họp cộng đồng… Nhóm biến về Kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B - Vi khuẩn - Ký sinh trùng - Virus Nguyên nhân - Nấm 7 gây bệnh viêm - Côn trùng - Di truyền gan B - Hóa chất - Không biết - Ỉa chảy - Nôn - Mệt mỏi - Chán ăn 8 Biểu hiện của bệnh viêm gan - Vàng mắt - Vàng da B - Sốt - Đau bụng. - Nước tiểu sẫm màu - Không biết - Ăn uống mất vệ sinh - Do dùng chung bát đũa - Do truyền máu có nhiễm virus VGB - Do dùng BKT chung - Do dùng chung bàn chải đánh răng 9 - Dùng chung dao cạo râu - Châm cứu Đường lây - QHTD không an toàn truyền bệnh viêm gan B - Mẹ bị bệnh viêm gan B khi mang thai - Dùng chung dụng cụ xăm mắt, môi, cắt tỉa móng tay, chân, bấm lỗ tai và xăm trổ - Không biết - Suy thận - Gây viêm gan cấp 10 Hậu quả của - Viêm gan mãn viêm gan B - Gây xơ gan, Định danh Phỏng vấn Định danh Phỏng vấn Định danh Định danh Định danh [8] 11 11 - Dẫn đến K gan. - Lây lan cho con - Lây lan cho người khác - Không biết - Không dùng chung bát đũa - Ăn chín, uống sôi -Truyền máu an toàn - Không giao tiếp với người nhiễm HBV Các biện pháp - Tiên phòng VX cho trẻ sau khi sinh PC bệnh viêm trong 24 giờ đầu gan B - Không dùng BKT chung - Không dùng chung bàn trải đánh răng - Không dùng chung dao cạo râu - QHTD an toàn - Không dùng chung dụng cụ xăm mắt, môi, cắt tỉa móng tay, chân, bấm lỗ tai và xăm trổ - Tiêm vắc xin phòng viêm gan B - Không biết Nhóm biến về thực hành phòng chống bệnh viêm gan B - Đã từng đi xét nghiệm viêm gan B - Dùng riêng dụng cụ làm các thủ thuật cho bản thân(tiêm truyền, châm cứu, chữa nhổ răng, xăm mắt môi, cắt tỉa Thực hành về móng tay, chân, xăm trổ, bấm lỗ tai, PC bệnh viêm phẫu thuật…) gan B - Truyền máu an toàn - Dùng riêng bàn chải đánh răng - Dùng riêng dao cạo râu - Quan hệ tình dục an toàn - Tiêm phòng vắc xin Định danh Định danh Phỏng vấn 7. Các khái niệm và cách đánh giá kiến thức, thực hành: 7.1 Các khái niệm: * Bệnh viêm gan B: Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus hepatitis B gây ra. HBV truyền qua đường máu, chủ yếu là các con đường: lây truyền qua đường tình dục, từ mẹ sang con và sử dụng bơm kim tiêm không an toàn. Biểu hiện chủ yếu bằng mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng, gây sốc nặng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. 7.2 Đánh giá về kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B: [9] Kiến thức phòng chống bệnh VGB bao gồm 11 câu hỏi từ K1-K13. Dựa vào kết quả trả lời các câu hỏi phỏng vấn của ĐTNC, theo thang điểm để tính điểm và đánh giá theo 2 mức: đạt và không đạt (phụ lục 1, 2). - Điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là 41 điểm, ĐTNC trả lời được dưới 27 điểm là không đạt, trả lời được từ 27 trở lên là đạt. 7.3. Đánh giá thực hành phòng chống bệnh viêm gan B: - Thực hành phòng chống bệnh VGB bao gồm 11 câu hỏi từ T1-T11. Dựa vào kết quả trả lời các câu hỏi phỏng vấn của ĐTNC, theo thang điểm để tính điểm và đánh giá theo 2 mức: không đạt và đạt (phụ lục 1, 3). - Điểm tối đa cho phần đánh giá thực hành là 10 điểm, ĐTNC trả lời đúng được dưới 7 điểm là không đạt, trả lời được từ 7 điểm trở lên là đạt. 8. Phân tích và xử lý số liệu: - Số liệu được nhập bằng Epi-data 3.0, xử lý bằng phần mềm SPSS 15. - Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả cho các bảng phân bố tần số, tính tỷ số chênh (OR), χ2 và các phương pháp hồi qui đa biến để xác định mối liên quan. 9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: - Nghiên cứu này đã được báo cáo và được sự đồng ý, ủng hộ của lãnh đạo UBND thị trấn Yên Viên, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, Trạm Y tế thị trấn Yên Viên phối hợp thực hiện. - Nghiên cứu chỉ được triển khai khi đã được Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua. - Bộ câu hỏi không có các vấn đề nhạy cảm, riêng tư nên không ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của ĐTNC. Trước khi trả lời ĐTNC đã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có sự chấp thuận tham gia, trường hợp nếu thấy không thích hợp, ĐTNC có thể từ chối không tham gia. - Các số liệu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân không phục vụ cho mục đích khác. Kết quả NC là cơ sở đưa ra các khuyến nghị có tính khả thi trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh viêm gan B nói riêng tại địa phương. 10. Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục: - Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi 1 thị trấn của huyện Gia Lâm nên chưa thể khái quát và đại diện một cách chính xác cho các quận huyện khác. - Thông tin thu thập các thông tin hồi cứu, rất dễ mắc sai số nhớ lại. Nhóm nghiên cứu khắc phục bằng cách giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu mục đích nghiên cứu, thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn tập trung vào thông tin cần [10] thu thập, bộ câu hỏi sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ địa phương, có hướng dẫn trả lời chi tiết. - Để khắc phục sai số trong quá trình phỏng vấn với các thông tin cần thu thập. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ tiến hành tập huấn cho điều tra viên, thử nghiệm và chỉnh sửa bộ công cụ trước khi tiến hành thu thập số liệu thực địa chính thức. [11] Phần II. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 1. Dự kiến kết quả nghiên cứu và bàn luận: 1.1. Dự kiến kết quả nghiên cứu: 1.1.1.Thông tin cá nhân: Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n =300) Biến số Tuổi Giới Trình độ học vấn Nghề nghiệp Thu nhập bình quân đầu người trong gia đình  Nhận xét: Phân loại < 20 tuổi 20 – 29 tuổi 30 – 39 tuổi 40 – 49 tuổi 50 – 59 tuổi Tổng số: Nam Nữ Tổng số: Mù chữ Tiểu học THCS PTTH ≥ ĐH & CĐ Tổng số: Làm ruộng Bộ đội/ công an Buôn bán / dịch vụ Công nhân/ thợ thủ công Công chức/ viên chức Nội trợ Khác Tổng số: ≤ 260.000đ/người > 260.000 – 560.000đ/người > 560.000 – 1.000.000đ/người > 1.000.000đ/người Tổng số: Tần số Tỷ lệ (%) [12] Thông tin về tuyên truyền bệnh viêm gan B Bảng 2: Nguồn nhận thông tin về bệnh viêm gan B (n =300) Biến số Phân loại Có Không Ti vi Đài phát, truyền thanh Sách, báo Các nguồn thông tin đã được Tờ rơi nhận Pa nô, áp phích Cán bộ y tế cơ sở Các cuộc họp cộng đồng Nguồn khác Ti vi Đài phát, truyền thanh Sách, báo Nguồn thông tin mà ĐTNC Tờ rơi cho là đầy đủ về nội dung PC Pa nô, áp phích bệnh VGB Cán bộ y tế cơ sở Các cuộc họp cộng đồng Nguồn khác Nhu cầu nhận thêm thông tin Có về PC bệnh viêm gan B Không Ti vi Đài phát, truyền thanh Sách, báo Nguồn thông tin về PC viêm Tờ rơi gan B mà ĐTNC mong muốn. Pa nô, áp phích Cán bộ y tế cơ sở Các cuộc họp cộng đồng Nguồn khác Nguyên nhân gây bệnh Nhận thêm thông tin hiểu biết Đường lây truyền bệnh về bệnh viêm gan B Biện pháp phòng tránh Hậu quả của bệnh Nhận nguồn thông tin về PC bệnh viêm gan B *Nhận xét: Tần số Tỷ lệ (%) [13] 1.1.3.Kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm gan B của ĐTNC: 1.1.3.1.Kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B: Bảng 3: Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B (n =300) Biết nguyên nhân gây bệnh Tần số Vi khuẩn Ký sinh trùng Virus Nấm Di truyền Côn trùng Hóa chất Không biết  Nhận xét: Bảng 4: Kiến thức về triệu chứng của bệnh viêm gan B (n =300). Biết triệu chứng bệnh viêm gan B Ỉa chảy Nôn Vàng mắt Vàng da Mệt mỏi Chán ăn Sốt Đau bụng. Nước tiểu sẫm màu Không biết  Nhận xét: Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Bảng 5: Kiến thức về đường lây truyền của bệnh viêm gan B (n =300) Đường lây truyền bệnh viêm gan B Ăn uống mất vệ sinh Dùng chung bát đũa Châm cứu Do truyền máu và các sản phẩm của máu có nhiễm HBV Do dùng BKT chung có nhiễm virus viêm gan B Do dùng chung bàn chải đánh răng Dùng chung dao cạo râu QHTD không an toàn Mẹ bị bệnh viêm gan B khi mang thai Tần số Tỷ lệ (%) [14] Dùng chung dụng cụ xăm môi, cắt tỉa móng tay, chân, xăm trổ, bấm lỗ tai Không biết  Nhận xét: Bảng 6: Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B (n =300) Biết sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B Suy thận Gây suy gan cấp Viêm gan mãn Gây xơ gan, Dẫn đến K gan. Tử vong Lây cho con Lây cho người khác Không biết  Nhận xét: Tần số Tỷ lệ (%) Bảng 7: Kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh viêm gan B (n =300) Biết biện pháp phòng bệnh Không dùng chung bát đũa Ăn chín, uống sôi Truyền máu an toàn Tiêm phòng VX cho trẻ sau khi sinh trong vòng 24 giờ đầu Không giao tiếp thông thường với người bị bệnh VGB Không dùng BKT chung Không dùng chung bàn trải đánh răng Không dùng chung dao cạo râu QHTD an toàn Không dùng chung dụng cụ xăm mắt, môi, cắt tỉa móng tay, chân, xăm trổ và bấm lỗ tai.. Tiêm vắc xin phòng viêm gan * Nhận xét: Tần số Tỷ lệ(%) [15] 1.1.3.2.Thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B: Bảng 8: Thực hành vệ sinh cá nhân (n =300). Biến số Thông tin 1.Có 2. Không Tổng số: 1.Có Chủ động đi kiểm tra các dấu ấn về VGB (HBsAg, 2. Không anti-HBs….) Tổng số: 1.Có Tiêm truyền, châm cứu bằng 2. Không dụng cụ riêng Tổng số: 1.Có Chữa răng, nhổ răng bằng 2. Không dụng cụ riêng Tổng số: 1.Có Xăm mắt, môi, cắt tỉa móng 2.Không tay, chân bằng dụng cụ riêng Tổng số: 1.Có Dùng chung bàn trải đánh 2. Không răng trong 6 tháng qua Tổng số: 1.Có Dùng chung dao cạo râu 2. Không trong 6 tháng qua Tổng số: Yêu cầu dùng riêng dụng cụ 1.Có phẫu thuật cho bản thân 2. Không trong 6 tháng qua Tổng số: 1.Có 2. Không Tiêm phòng vắc xin VGB Tổng số: 1.Có Tiêm phòng đủ 3 mũi vắc 2. Không xin VGB Tổng số: 1.Có Khuyên người thân, bạn bè 2. Không đi tiêm phòng vắc xin VGB Tổng số: 1.Có Giục/đưa con, cháu đi tiêm 2. Không phòng vắc xin viêm gan B Tổng số: * Nhận xét: Biết mình hoặc người thân bị bệnh viêm gan B Tần số Tỷ lệ(%) [16] 1.1.4.Những yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về PCB viêm gan B: 1.1.4.1. Mối liên quan đến kiến thức: Bảng 9: Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B Tuổi Kiến thức phòng chống bệnh VGB Không đạt Đạt 18 - 20 tuổi 21 - 29 tuổi 30 - 39 tuổi 40 - 49 tuổi 50 - 59 tuổi Tổng số: χ2 ; p  Nhận xét: Bảng 10: Mối liên quan giữa giới và kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B Giới Kiến thức phòng chống bệnh VGB Không đạt Đạt Nam Nữ Tổng số χ2; OR(KTC 95%); p  Nhận xét: Bảng 11: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức PC bệnh viêm gan B Nghề nghiệp Kiến thức phòng chống bệnh VGB Không đạt Đạt Làm ruộng Bộ đội/ công an Buôn bán / dịch vụ Công nhân/thợ thủ công Công chức/ viên chức Nội trợ Khác Tổng số: χ2 ; p  Nhận xét:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan