Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng ở...

Tài liệu Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2015

.PDF
98
2025
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRỊNH THỊ HƢƠNG GIANG TƢƠNG GIANG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRỊNH THỊ HƢƠNG GIANG TRỊNH THỊ HƢƠNG GIANG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN ThS. LƢU QUỐC TOẢN THS. LƢU QUỐC TOẢN HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, học viên đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Học viên xin chân thành cảm ơn: Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Y tế Công Cộng; Ban giám đốc, đội ngũ cán bộ y tế khoa khám bệnh bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình; các anh, chị, bạn bè cùng lớp Cao học y tế công cộng 17 đã luôn chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tế cho học viên trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn và Th.S Lưu Quốc Toản, người thầy đã tận tình hướng dẫn học viên từ những bước khó khăn đầu tiên, tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã chia sẻ, động viên trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015 TÁC GIẢ Trịnh Thị Hương Giang i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU...................................................................................... vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. Một số khái niệm và thông tin về tăng huyết áp ........................................ 4 1.1.1. Định nghĩa huyết áp............................................................................. 4 1.1.2. Định nghĩa tăng huyết áp ..................................................................... 4 1.1.3. Phân loại tăng huyết áp ....................................................................... 4 1.2. Một số biến chứng hay gặp của bệnh tăng huyết áp .................................. 5 1.2.1. Biến chứng ở não ................................................................................. 5 1.2.2. Biến chứng ở tim .................................................................................. 7 1.2.3. Biến chứng ở thận ................................................................................ 7 1.2.4. Biến chứng ở mắt ................................................................................. 8 1.3. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tăng huyết áp ..................................... 8 1.4. Các biện pháp phòng biến chứng tăng huyết áp ...................................... 10 1.5. Một số nghiên cứu về phòng biến chứng tăng huyết áp ........................... 11 1.5.1. Thế giới ............................................................................................. 11 1.5.2. Việt Nam ............................................................................................ 12 1.6. Sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu ................................................................ 15 1.7. Khung lý thuyết ......................................................................................... 16 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 17 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 17 2.1.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 17 2.1.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 17 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 17 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 17 ii 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 17 2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 17 2.4. Cỡ mẫu ....................................................................................................... 17 2.4.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 17 2.4.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 18 2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................ 18 2.5.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 18 2.5.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 18 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 19 2.6.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 19 2.6.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 19 2.7. Biến số nghiên cứu ..................................................................................... 19 2.8. Khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................ 20 2.9. Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................. 20 2.9.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 20 2.9.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................... 20 2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................... 20 2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ......... 21 2.11.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................. 21 2.11.2. Sai số của nghiên cứu ..................................................................... 21 2.11.3. Biện pháp khắc phục ...................................................................... 21 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 23 3.1. Một số đặc điểm chung của ngƣời tham gia nghiên cứu .......................... 23 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu ............................................................................. 23 3.1.2. Đặc điểm về bệnh tăng huyết áp của người tham gia nghiên cứu .......... 24 3.1.3. Sự hỗ trợ của y tế, xã hội và môi trường ............................................... 26 3.2. Kiến thức, thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp của ngƣời tham gia nghiên cứu .................................................................................................. 28 3.2.1. Kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp của người tham gia nghiên cứu……………………………………………………………………………28 iii 3.2.2. Thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp của người tham gia nghiên cứu………………............................................................................................. 32 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp …..………………………………………………………………………………37 3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp . 40 3.4.1. Yếu tố ảnh hưởng từ nhóm y tế - xã hội – môi trường ......................... 40 3.4.2. Yếu tố ảnh hưởng từ cá nhân ............................................................. 43 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 44 4.1. Một số đặc điểm chung của ngƣời tham gia nghiên cứu .......................... 44 4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp của bệnh nhân ......................................................................................................... 46 4.2.1. Kiến thức về phòng biến chứng tăng huyết áp của bệnh nhân ............ 46 4.2.2. Thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp của bệnh nhân ............... 49 4.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp ... 51 4.4. Ƣu điểm và hạn chế của nghiên cứu ......................................................... 54 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 55 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 57 Tiếng Việt ......................................................................................................... 57 Tiếng Anh ......................................................................................................... 59 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 61 Phụ lục 1: Biến số nghiên cứu ......................................................................... 61 Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn ..................................................................... 65 Phụ lục 3: Tiêu chí đánh giá kiến thức và thực hành ..................................... 75 Phụ lục 4: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ y tế .......................................... 79 Phụ lục 5: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu bệnh nhân........................................... 80 Phụ lục 6: Phân độ tăng huyết áp ................................................................... 81 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI CDC Chỉ số khối cơ thể Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên GFR Mức lọc máu cầu thận HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương ISH Hội tăng huyết áp thế giới TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp WHO Tổ chức Y tế Thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA Anh Quốc BSH 2004 ............. 10 Bảng 3.1. Đặc trưng xã hội nhân khẩu của người tham gia nghiên cứu .............. 23 Bảng 3.2. Sự hỗ trợ về y tế xã hội và môi trường……………. ........................... 26 Bảng 3.3. Kiến thức về phòng biến chứng tăng huyết áp .................................... 28 Bảng 3.4. Kiến thức về các loại biến chứng và có thể phòng biến chứng tăng huyết áp ............................................................................................................. 29 Bảng 3.5. Kiến thức về điều trị phòng biến chứng tăng huyết áp ........................ 30 Bảng 3.6. Thực hành khám sức khỏe và đo huyết áp định kỳ ............................. 32 Bảng 3.7. Thực hành uống thuốc điều trị tăng huyết áp ...................................... 32 Bảng 3.8. Thực hành chế độ ăn uống ................................................................. 33 Bảng 3.9. Thực hành hoạt động thể dục thể thao ................................................ 34 Bảng 3.10. Thực hành xử trí tăng huyết áp đột ngột và phòng tránh tai biến mạch máu não ............................................................................................................. 35 Bảng 3.11. Phân tích hồi quy logistic đơn biến một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp ................................................................ 37 Bảng 3.12. Mô hình hồi quy logistic đa biến tìm yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp…………………………………………………39 vi DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị tăng huyết áp ......................... 24 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo mức độ tăng huyết áp ............................... 25 Biểu đồ 3.3. Phân loại biến chứng tăng huyết áp bệnh nhân đã gặp phải ............ 25 Biểu đồ 3.4. Nguồn cung cấp thông tin về chế độ điều trị phòng biến chứng tăng huyết áp ............................................................................................................. 27 Biểu đồ 3.5. Đánh giá chung về kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp ....... 31 Biểu đồ 3.6. Đánh giá chung về thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp ...... 36 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính nguy hiểm. Các biến chứng của THA thường để lại những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh, thậm chí là gây tử vong. Rất nhiều người bệnh đến khi bị các biến chứng mới biết mình bị THA hoặc mới hiểu rõ được tầm quan trọng của điều trị phòng biến chứng. Tại Ninh Bình số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú do biến chứng THA tăng lên hàng năm ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng nói lên điều đó. Do vậy, việc thực hành điều trị THA phòng biến chứng của bệnh nhân là rất quan trọng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ―Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2015‖nhằm mô tả kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích định lượng kết hợp định tính đã được triển khai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2015. Nghiên cứu đã tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu với các cán bộ y tế, bệnh nhân và phỏng vấn trực tiếp 275 bệnh nhân THA. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức phòng biến chứng THA đạt tương đối cao (82,2%) nhưng tỷ lệ bệnh nhân có thực hành phòng biến chứng THA lại thấp (28,7%). Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành phòng biến chứng THA là tiếp cận ≥ 3 nguồn cung cấp thông tin (OR = 3,76; KTC95%: 1,78 – 7,95), được CBYT giải thích rõ về bệnh THA (OR=2,93; KTC95%: 1,46 – 5,86) và kiến thức về phòng biến chứng THA đạt (OR=6,68; KTC95%: 1,49 – 29,86). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhằm góp phần nâng cao thực hành phòng biến chứng ở người bệnh điều trị tăng huyết áp ngoại trú cần: Tiếp tục nâng cao kiến thức của bệnh nhân về phòng biến chứng THA bằng việc đa dạng các hình thức truyền thông như đẩy mạnh truyền thông cho người thân trong gia đình người bệnh, khuyến khích họ giám sát, hỗ trợ người bệnh trong thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp và CBYT cần phải ghi, hướng dẫn cụ thể các khuyến cáo điều trị viii THA phòng biến chứng cho bệnh nhân và giải thích rõ cho bệnh nhân về sự nguy hiểm của bệnh để thúc đẩy họ thực hành trong cuộc sống hàng ngày. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong. Theo thống kê của Liên đoàn Tim mạch thế giới năm 2012, trên thế giới có tới 970 triệu người mắc THA, trong đó ở các nước phát triển chiếm khoảng 330 triệu người và khoảng 640 triệu người ở các quốc gia đang phát triển. Số người mắc THA ước tính sẽ tiếp tục tăng và đạt khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 [41]. Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế. Nó cũng là nguyên nhân gây tử vong cho 7,5 triệu người và 64 triệu người sống trong tàn tật mỗi năm, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Việc điều trị THA sẽ phòng ngừa và làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [12]. Tại Việt Nam, THA là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn, 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim Mạch Việt Nam (2005) có liên quan đến THA và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMMN) điều trị tại Khoa Thần Kinh, bệnh viện Bạch Mai có nguyên nhân là THA [26]. Các biến chứng của THA rất thường gặp, hình thái đa dạng và mức độ nặng nề như tàn phế, thậm chí là tử vong [25]. Tuy nhiên, kiến thức cũng như việc kiểm soát THA ở người dân còn chưa tốt. Theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim Mạch Việt Nam tiến hành năm 2008 ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố cho thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị THA. Trong số những người bị THA thì có tới 30% (khoảng 1,6 triệu) người đã biết bị THA nhưng vẫn không có biện pháp điều trị nào; và có đến 64% (khoảng 2,4 triệu) người THA đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về huyết áp mục tiêu [24]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình là bệnh viện lớn thuộc tuyến tỉnh, thành phố và là một trong năm bệnh viện đa khoa vệ tinh chuyên ngành tim mạch ở miền bắc với tổng số giường kế hoạch/tổng số giường bệnh thực kê là 600/886 giường. Trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân THA nhập viện điều trị nội trú, số bệnh nhân nhập viện do cơn tăng huyết áp và biến chứng do THA tại khoa tim 2 mạch tăng, thay đổi qua các năm: 1,955 bệnh nhân (năm 2012), 2,305 bệnh nhân (năm 2013) và 3,366 bệnh nhân (năm 2014) [6, 8]. Trong khi, qua khảo sát nhanh cho thấy kiến thức của người bệnh hiểu đúng về bệnh THA, các yếu tố nguy cơ và mức độ nguy hiểm của bệnh còn chưa tốt. Ngay cả khi có những hiểu biết nhất định về bệnh THA thì việc thực hành phòng biến chứng của người bệnh cũng còn hạn chế. Sự chủ quan trong việc điều trị, phòng ngừa biến chứng THA của người bệnh trong cộng đồng sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng do THA, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Từ những phân tích trên, nghiên cứu kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2015 được thực hiện nhằm bước đầu tìm hiểu kiến thức, thực hành phòng biến chứng THA của người bệnh. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho lãnh đạo Bệnh viện có những chương trình can thiệp hiệu quả từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và biến chứng do THA gây ra, đồng thời góp phần mở rộng và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2015. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2015. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm và thông tin về tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp mà ta thường nói đó là huyết áp động mạch, là áp lực máu lên thành động mạch mà ta đo được [18, 40]. Khi tim co bóp, áp lực trong động mạch lớn nhất, gọi là huyết áp tâm thu (HATT) hay huyết áp tối đa. Khi tim nghỉ, các cơ tim giãn ra tạo nên áp lực âm tính trong các buồng tim để hút máu về. Lúc này áp lực trong động mạch máu xuống thấp nhất, gọi là huyết áp tâm trương (HATTr) hay huyết áp tối thiểu [18]. 1.1.2. Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao, bệnh được phân loại thành các giai đoạn theo từng mức HATT và tâm trương [16]. Hội THA thế giới (ISH) cùng với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được gọi là THA (HATT ≥ 140 hoặc HATTr ≥ 90) [29, 38]. Tại Việt Nam, năm 2010 theo Bộ Y tế một người trưởng thành (lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi) được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg [2]. 1.1.3. Phân loại tăng huyết áp THA triệu chứng hay THA thứ phát: là các trường hợp đã tìm ra nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao và nếu được điều trị bệnh chính thì huyết áp có thể trở lại bình thường [5]. THA nguyên phát là các trường hợp huyết áp cao nhưng không tìm được nguyên nhân, thể này chiếm từ 90 – 95% số người bị THA [5]. Theo Liên ủy quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA (JNC – Join National Committee) lần thứ VI thì THA được chia làm 3 độ: THA độ I (HATT: 140 – 159 mmHg hoặc HATTr: 90-99 mmHg); THA độ II (HATT: 160 – 179 mmHg hoặc HATTr: 100-109 mmHg) và THA độ III (HATT ≥ 180mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg) [33]. 5 Năm 2010, Bộ Y tế ban hành “hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA” cũng lấy chỉ số huyết áp, được gọi là THA khi HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg và phân loại gần giống với JNC VI chỉ khác là phân độ huyết áp của Bộ Y tế thay tên huyết áp bình thường cao bằng tiền THA nhưng chỉ số vẫn không đổi và Bộ Y tế có thêm khái niệm THA tâm thu đơn độc (HATT ≥ 140mmHg, HATTr < 90mmHg). Nếu HATT và HATTr không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của HATT [2] (chi tiết phục lục 6). 1.2. Một số biến chứng hay gặp của bệnh tăng huyết áp Biến chứng của THA diễn ra âm thầm, lặng lẽ, trong một thời gian dài không có triệu chứng. Vì thế hầu hết bệnh nhân không biết mình bị biến chứng do THA. Chỉ khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nhất định, gây tổn thương đến các cơ quan, tổ chức khác, đi khám mới phát hiện ra bệnh. Các biến chứng thường gặp là: đột quỵ, thiếu máu thoáng qua, sa sút trí tuệ; bệnh tim mạch vành; suy tim; nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, bệnh mạch máu ngoại vi; suy thận; xuất huyết võng mạc và suy giảm thị lực [37]. 1.2.1. Biến chứng ở não Đột quỵ do tăng huyết áp hay thường được gọi là tai biến mạch máu não do THA là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh do tắc mạch não (nhồi máu não) và do 6 chảy máu não (xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Khi bị đột quỵ, một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi não do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngừng hoạt động và sẽ chết đi sau vài phút. Những tổn thương này dẫn đến các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ bị tổn thương như yếu, liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hòa nhập cuộc sống bình thường [3]. Tai biến mạch máu não là một loại hình tổn thương nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những di chứng nặng nề. Cần xem xét các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu dự báo của cơn tai biến để có thể đưa ra quyết định điều trị kịp thời. Những dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não: Rắc rối với đi bộ, có thể vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp. Rắc rối với nói, có thể nói khó hoặc không thể giải thích những gì đang xảy ra. Tê liệt hoặc tê ở một bên của cơ thể hoặc khuôn mặt, có thể phát triển đột ngột tê liệt, yếu hoặc liệt ở một bên của cơ thể. Rắc rối với nhìn một hoặc cả hai mắt, có thể đột nhiên bị mờ hoặc đen tầm nhìn. Nhức đầu dữ dội đột ngột, chóng mặt, choáng váng [14]. Theo thống kê của WHO (2013), trong số các ca tử vong do biến chứng của THA thì chiếm tới 51% các ca tử vong là do đột quỵ [39]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ, giết chết 130.000 người Mỹ mỗi năm. Trung bình cứ 40 giây có một người nào đó ở Hoa Kỳ có một cơn đột quỵ và cứ 4 phút lại có một người chết vì đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ [31, 34]. Tại Châu Á, năm 2010 tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nữ là 31,4/100.000 dân, ở nam là 35,2/100.000 dân [28]. Tại Việt Nam, hiện chưa có con số thống kê toàn diện mang tính chất cộng đồng về TBMMN, nhưng thực tế cho thấy loại bệnh lý 7 này đang có chiều hướng gia tăng để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. 1.2.2. Biến chứng ở tim Trong THA sức cản ngoại vị tăng làm cho tim phải làm việc nhiều để thắng sức cản đó. Do đó lâu ngày tâm thất trái bị dày lên, về lâu dài cơ tim giãn ra, khả năng co bóp đàn hồi của tim giảm, thất trái giãn ra, dẫn đến suy tim trái. Đặc biệt là sau những cơn THA kịch phát dễ gây suy tim trái cấp tính. Động mạch vành cũng dần dần bị xơ vữa do tăng huyết áp thúc đẩy, gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực, mức độ nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. Bệnh THA được coi là yếu tố đe dọa quan trọng trong bệnh mạch vành [17]. Theo WHO (2013), trên toàn cầu có khoảng 17 triệu người chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến tim mạch, trong đó số trường hợp tử vong do biến chứng của tăng huyết áp là khoảng 9,4 triệu người (chiếm 55,3%) [39]. Theo thống kê của Hội tim mạch Hoa Kỳ, khoảng một nửa số ca bệnh mạch vành có liên quan tới THA [36]. Tại Việt Nam (2002), theo điều tra của Viện Tim Mạch tại 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy, THA là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim ở người trưởng thành tại cộng đồng [15]. 1.2.3. Biến chứng ở thận THA gây tổn thương thận. THA là nguyên nhân gây ra 26% suy thận mạn tính. Tình trạng THA cao và kéo dài làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, THA là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn. Tổn thương này diễn ra từ từ trong một thời gian dài. Triệu chứng lâm sàng của thận trong THA rất kín đáo. Thường ở thời gian đầu thận bù trừ tốt nên các biểu hiện thường nghèo nàn như thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, tức 2 bên hố lưng. Những xét nghiệm cần làm chẩn đoán tổn thương thận do THA dựa vào creatinin máu để đánh giá mức lọc máu cầu thận (GFR), lượng protein trong nước tiểu [4]. 8 1.2.4. Biến chứng ở mắt THA có thể gây tổn thương trên những mạch máu nhỏ ở võng mạc hoặc gây tắc nghẽn mạch máu ở mắt, chảy máu trong mắt, phù gai thị… ảnh hưởng tới thị lực người bệnh. Trong những giai đoạn đầu, bệnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực nên dễ bỏ qua. Ở giai đoạn sau, khi đã có tổn thương và biến chứng nặng trên võng mạc, mắt sẽ bị mờ nhiều, điều trị khó khăn và khó hồi phục [1]. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tăng huyết áp 1.3. Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan mật thiết tới THA có thể làm bệnh dễ xuất hiện và làm bệnh nặng thêm. Trong đó đáng chú ý là về tuổi, ăn mặn, sử dụng thuốc lá thuốc lào, sử dụng rượu bia, thừa cân béo phì, tiểu đường và yếu tố di truyền. Tuổi: càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy HA tăng dần theo tuổi. Tại Mỹ, tỷ lệ THA ở người trưởng thành là 31,1% nhưng độ tuổi từ 60 trở lên thì có tới 65% mắc THA [35]. Tại Việt Nam, điều tra của Viện Tim Mạch 1989 – 1992 cho thấy tỷ lệ đó là 6% ở lứa tuổi từ 16 – 39, đã tăng lên 21,5% ở lứa tuổi 50 – 59, tăng lên 30,6% ở lứa tuổi 60 – 69 và 47,5% ở lứa tuổi 70 trở lên [5]. Tuổi càng cao, khả năng đàn hồi của thành mạch càng giảm cộng với huyết áp càng cao tăng dần theo tuổi sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do THA. Ăn mặn: theo khuyến cáo của WHO, mỗi người trưởng thành mỗi ngày nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn. Với 1 chế độ ăn mặn (thừa muối), chúng ta có nguy cơ bị THA và các biến chứng nặng nề của THA như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận [39]. Sử dụng thuốc lá, thuốc lào: nicotin có trong thuốc lá, thuốc lào kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA, hút một điếu thuốc lá HATT có thể tăng lên tới 11 mmHg, kéo dài 20 – 30 phút, hút nhiều có thể có cơn THA kịch phát nguy hiểm, nicotin còn làm nhịp tim đập nhanh hơn, cơ tim phải co bóp nhiều hơn. Oxyd carbon có trong khói thuốc lá làm giảm cung cấp oxy cho các tế bào và cùng với áp lực đã tăng sẵn trong lòng mạch và tạo điều kiện cho bệnh xơ 9 vữa động mạch phát triển. Đây là một trong những nguy cơ mạnh nhất của các biến chứng tim mạch [5]. Sử dụng rƣợu bia: uống nhiều rượu bia cũng làm THA, làm tăng nguy cơ TBMMN ở bệnh nhân THA và làm mất hoặc giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh THA. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng rằng uống rượu bia nhiều thì huyết áp tăng không phụ thuộc cân nặng, tuổi tác. Ở người THA, bỏ rượu bia thì HATT giảm từ 4 – 8 mmHg và HATTr giảm ít hơn. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10 g ethanol tương đương với 330 ml bia hoặc 120 ml rượu vang, hoặc 30 ml rượu mạnh [2]. Thừa cân, béo phì: có mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp và trọng lượng cơ thể. Người béo dễ bị THA, người tăng cân nhiều theo tuổi cũng có nguy cơ THA cao. Đã có nhiều nghiên cứu nói lên mối liên quan giữa thừa cân với bệnh THA. Để đánh giá thừa cân, béo phì cần dựa vào chỉ số BMI. Nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn tại Huế (2009) thấy rằng chỉ số BMI càng lớn thì mức độ THA càng cao (p < 0,05) [21]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Lân Việt (2007) cũng cho thấy những người có BMI từ 23 kg/m2 trở lên có nguy cơ THA cao hơn so với người có BMI < 18,5 kg/m2 (chuẩn) là 1,61 lần, người có BMI ≥ 30 kg/m2 có nguy cơ THA hơn chuẩn là 5,2 lần. Việc giảm béo phì cũng đã được chứng minh làm giảm cholesterol và giảm phì đại thất trái [23]. Bệnh tiểu đƣờng: tỷ lệ THA ở người bị tiểu đường cao gấp đôi so với người không bị tiểu đường. Khi có cả THA và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần [22]. Yếu tố di truyền. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy tính chất gia đình của bệnh THA, bố hoặc mẹ bị bệnh này thì trong số con cái cũng có nhiều người mắc bệnh. Ngoài ra, lối sống tĩnh tại ít hoạt động thể lực cũng được coi là một nguy cơ của bệnh và biến chứng THA. Cần tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất