Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Kiến thức liên môn-BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG...

Tài liệu Kiến thức liên môn-BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

.DOC
8
3477
50

Mô tả:

Kiến thức liên môn-BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG-VẤN NẠN CỦA XÃ HỘI
I. Tên tình huống: “ Bạo lực học đường - vấn nạn của xã hội” Bạo lực học đường ngày càng gia tăng không chỉ dừng lại ở các vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện tại,chúng đang biến hóa muôn hình vạn trạng, với những cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. Học sinh kết bè thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương cho nhau chỉ vì những lý do không đâu nhằm mục đích ra oai “dằn mặt”. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cảm thấy mình cần có trách nhiệm giải quyết vấn đề bạo lực học đường ngay chính trong ngôi trường của mình. II. Mục tiêu giải quyết tình huống: Chúng ta cần phải có cái nhìn chân thực, khách quan, đánh giá, nhận xét đúng đắn về hành vi bạo lực học đường . Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đề xuất tới từng cá nhân, tập thể. Để các bạn học sinh chấm dứt hiện tượng “xấu” góp phần xây dựng tương lai tươi sáng. Phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho vấn đề. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: a. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế tình trạng bạo lực học đường trong học sinh trung học. b. Sử dụng kiến thức các môn học : -Ngữ văn: Thuyết minh, nghị luận, kể, kĩ năng viết bài... -Toán học: Thống kê -Sinh học: Tâm lí tuổi mới lớn. -Lịch sử: Giúp ta hiểu sâu sắc hơn về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. -GDCD: Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm; rèn luyện đạo đức học sinh . - Tư liệu sử dụng : Sách địa phương, sách giáo khoa, báo chí, thông tin đại chúng. - Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm hiểu trên mạng internet. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: Quá trình thực hiện: +Thành lập nhóm nghiên cứu, thu thập tài liệu. + Tìm hiểu -> nghiên cứu-> trao đổi -> viết các ý chính-> viết thành văn. + Tuyên truyền cho mọi người hiểu về tình trạng tác hại của bạo lực học đường. + Đề xuất một số giải pháp ngăn chặn, chấm dứt bạo lực học đường. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 1.Tiến hành nghiên cứu về mặt lí thuyết. Nếu bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là tai họa ghê gớm của đất nước. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có ý tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí hàng nghìn đời xưa của dân tộc . Ở Việt Nam ta tình hình bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp đất nước ở cả các cấp học khác nhau đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. *Khái niệm về bạo lực học đường: 1 Bạo lực học đường là những hành vi, thô bạo ngang ngược, bất chấp công lí, đạo lí, xúc phạm, trấn áp người khác như: lăng mạ, xỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần qua lời nói. Đánh đập, tra tấn làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua hành động. Những hành vi ấy hiện đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, xâm nhập và lan rộng ở hầu hết các mái trường tại Việt Nam. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên mạng ta nhận được một bản liệt kê với những dòng chữ “ Nữ sinh đánh nhau 2017”, “Bạo lực học đường” … Những thông tin đó cũng đủ để chứng minh bạo lực học đường là một vấn nạn nghiêm trọng, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. 2.Tiến hành nghiên cứu trong thực tiễn. a.Thực trạng: Có thể thấy trong thời gian gần đây bạo lực học đường xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn, cả nam lẫn nữ. Theo số liệu của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong một năm học toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học; cứ hơn 11000 học sinh thì có một em bị buộc nghỉ học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Thật là khủng khiếp! (Học sinh của một trường THPT ở TP Hồ Chí Minh đánh nhau hội đồng) “Những con số biết nói”: Khi được hỏi hành động phản ứng nếu bạo lực học đường xảy ra thì 20,8% học sinh cho biết chỉ đứng xem; 32,7 % nói báo cáo với giáo viên; 4,2% quay phim chụp ảnh; 8,6% hô hào cổ vũ và đến 30,5% bỏ đi nơi khác để an toàn. Đó là kết quả của một cuộc khảo sát nhanh tại trường em. b.Nguyên nhân Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành căn bệnh ở rất nhiều địa phương. Là học sinh chúng em hiểu rõ hơn ai hết nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. *Do bản thân học sinh: Theo lý giải, phân tích của nhiều chuyên gia, nguyên nhân quan trọng là do tâm lý lứa tuổi của học sinh đang trong giai đoạn hình thành, phát triển nên luôn hiếu động và tìm mọi cách để thể hiện cái “tôi” của bản thân, khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng sẽ gây nên những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời các bạn dễ rơi vào những hành động quá khích, khó bề kiểm soát. Có nhiều lí do để học sinh thời nay thượng cẳng chân hạ cẳng tay, gây gổ đánh nhau. Chỉ nhìn đểu hay không nghe lời cũng đủ điều kiện để được “xơi đòn”. Nổi bật 2 nhất là trường hợp nữ sinh học lớp 7 tại trường THCS Lý Tự Trọng TP Trà Vinh, vì không nghe lời lớp trưởng nên đã bị nhóm bạn đánh hội đồng dùng cả chồng ghế đập vào đầu khiến bầm dập cơ thể. (Nữ sinh học lớp 7 tại trường THCS Lý Tự Trọng TP Trà Vinh đánh bạn) Chắc hẳn mọi người còn nhớ vào ngày 03/11 tại trường THCS Võ Thị Sáu (tỉnh Đắc Lắk) hai bạn học sinh lớp 9 đã xảy ra mâu thuẫn xô xát. Một bạn học sinh đã rút dao dấu trong cặp đâm bạn một nhát vào cổ. Khi bạn ấy bỏ chạy thì bạn nam kia đâm thêm một nhát dao nữa vào lưng. Nạn nhân được nhà trường đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. (Nơi xảy ra án mạng tại trường THCS Võ Thị Sáu tỉnh Đắc Lắk) …Và còn rất nhiều vụ việc nghiêm trọng hơn nữa. Điểm chung là tất cả các clip đánh nhau được tung lên mạng xã hội cho thấy học sinh đều thích thú với bạo lực, gần như không ý thức và kiểm soát được hành động của mình đang làm. Những hành động đó đã làm đau nhói trái tim của những người đang trăn trở về tương lai của đất nước. Ngoài ra còn do sự bùng nổ của phương tiện đại chúng trên mạng và điện thoại di động. Các bạn dành quá nhiều thời gian cho chát chít, xem phim ảnh thiếu lành mạnh làm mất đi tâm hồn, nhân cách trong sáng của học sinh. 3 (Hình ảnh minh họa cảnh một em nhỏ đang bắt chước những hành động bạo lực trên TV) Có học sinh khi bị bạn đánh đập hay gán ghép tên gọi theo ngoài hình, gia cảnh, vẫn im lặng, nhẫn nhịn mà không dám báo cáo với nhà trường, thầy cô hay gia đình mà cứ cho qua mặc dù rất khó chịu. Khi đi qua giới hạn khiến nhiều bạn không muốn đến trường hoặc có hành vi trả đũa gây nguy hiểm cho bản thân và bạn bè. *Do gia đình: Bạo lực gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. -Qua một cuộc khảo sát cho thấy: Con số 42,6% cho ta thấy được nhiều gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn cho cuộc sống mưu sinh mà quên đi việc giáo dục con cái thì làm sao hiểu được tâm tư, tình cảm của con mình để kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, hành động lệch lạc, sai trái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp. (Hình ảnh phê phán sự vô tâm của những bậc phụ huynh) 4 Một số phụ huynh có quan niệm “ yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vì vậy không ít cha mẹ đã dùng vũ lực để dạy bảo con cái, đánh mắng khi các con hư, cũng chính nguyên nhân này dẫn đến các em gây ra bạo lực với các bạn khác. Nhiều phụ huynh cho rằng chuyện học trò đánh nhau là nhỏ mà không hề biết rằng các em luôn phải sống trong tình trạng lo sợ, cần người giúp đỡ. Nhiều học sinh bị ám ảnh, tìm cách gồng mình lên để tránh bị bắt nạt, không biết giải quyết bằng cách nào không biết nói với ai thì việc dùng nắm đấm là điều dễ hiểu để giải quyết mâu thuẫn. *Do nhà trường, các thầy cô giáo. Có ý kiến cho rằng nhà trường chỉ tập trung chú trọng dạy và học, không quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kiến thức thực tế cho học sinh. Môn GDCD bị xem nhẹ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Giáo dục đạo đức, lối sống bằng việc nêu những tấm gương tốt của những người xung quanh còn hạn chế. Giáo dục chưa bao giờ làm tròn được ý nghĩa của mình là vừa dạy học vừa dạy người. Hệ thống giáo dục nước ta còn nhiều bất cập. Công tác tư vấn trường học lại không hiệu quả. Đã có một số giáo viên lên lớp mạt sát, lăng nhục học sinh như mắng, chửi học trò “ ngu, dốt, dạy mãi không được” khiến các bạn bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. *Do xã hội. Chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng bây giờ có quá nhiều người vô cảm nên mới có cảnh ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị bạn khác đánh, mà vẫn làm ngơ như kiểu đó không phải là trách nhiệm của mình. Nhiều người khác lại quan tâm bằng cách cổ vũ, quay hình đăng lên mạng. Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mực, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. Công tác tuyên truyền về bạo lực học đường chưa có hiệu quả. Chưa tạo cho các em nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh. Xã hội coi trọng sự dân chủ trong trường học nhưng đã bị một số em lợi dụng làm việc mang tính bạo lực học đường. Mối quan hệ giữa gia đình - trường học - xã hội còn lỏng lẻo. c. Hậu quả: (Em Hà Việt Trung học sinh trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ đang điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa Quảng Nam). Bạo lực học đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của nạn nhân. *Ảnh hưởng đến bản thân: Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có những hậu quả không hay gì. Không ít những vụ bạo lực đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ 5 nhàng là vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng .Thậm chí còn cướp đi sinh mạng của những học sinh để lại bao sự thiệt thòi đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho gia đình. Những học sinh bị bạo lực thường cảm thấy tổn thương, chán nản. Các bạn không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào việc học và thường bị cô lập, bị bạn bè xa lánh. Tình trạng bắt nạt kéo dài ảnh hưởng xấu đến học tập ngoài ra còn tác hại rất lớn đến sự phát triển của các bạn. Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất mà còn tác động sâu sắc đến tinh thần khủng hoảng tâm lý, suy sụp, hoảng loạn, có suy nghĩ muốn tự tử. Bạo lực là mầm mống của tội phạm, người gây ra hành vi bạo lực sẽ trở lên lẻ loi bị cô lập, xa lánh, căm ghét. *Ảnh hưởng đến gia đình: Bạo lực học đường ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của mỗi gia đình. Đối với những gia đình có con em là nạn nhân thường phải chịu đựng nỗi đau về mặt tinh thần không thể nào bù đắp được không chỉ vậy nó còn khiến cho các bậc phụ huynh luôn luôn lo lắng sự an toàn tính mạng của con em mình. Đối với những gia đình có con em gây ra hành vi bạo lực học đường thì cuộc sống gia đình cũng bị ảnh hưởng. Không những thế nếu những hành vi của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì phải mất thêm khoản tài chính để giải quyết. *Ảnh hưởng đến nhà trường: Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến học sinh mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề căng thẳng với nỗi sợ hãi bất an. Các bạn học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình, nhà trường không còn lành mạnh, hấp dẫn mà trái lại là nỗi sợ hãi của học sinh. Ngoài ra những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua các lớp của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Ta cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi uy tín, danh dự của người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không đạt được như mong muốn. Thậm chí những hành vi bạo lực học đường còn ảnh hưởng đến tinh thần và tính mạng của giáo viên. * Ảnh hưởng đến xã hội Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nho giáo với những lễ nghi phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Hiện nay những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy đang dần bị phai nhạt lu mờ và là một phần do bạo lực học đường. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng lớn đến xã hội, mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước cũng như sự phát triển của quốc gia sau này. d.Giải pháp: Chính vì những lí do trên ngay từ bây giờ toàn xã hội, gia đình và nhà trường phải chung tay góp sức ngăn chặn sự phát triển của bạo lực học đường để xã hội phát triển tốt đẹp hơn. 6 (Hình ảnh ngăn chặn bạo lực học đường) *Đối với học sinh: Cần mở rộng nâng cao nhận thức về bạo lực học đường.Trong tập thể lớp cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức. Với những học sinh có biểu hiện chơi “trội” thì gia đình và nhà trường phải phối hợp uốn nắn kịp thời. Các bạn phải biết xây dựng kĩ năng sống cho bản thân mình, biết tôn trọng người khác, biết bảo vệ mình trước những hành vi không đúng của thầy cô, bạn bè. Trước những hành vi bạo lực học đường phải lên tiếng, đấu tranh, đẩy lùi . *Cấp độ gia đình: Các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm tới con cái nhiều hơn, quan tâm đến mối quan hệ bạn bè của con. Gia đình phải thực sự là tổ ấm trong đời sống tinh thần, vật chất của con trẻ. Cha mẹ phải là những người bạn thân thiết chia sẻ khuyên bảo khi chúng có biểu hiện căng thẳng, sai lệch trong mọi hành vi. Mỗi thành viên trong gia đình phải là tấm gương tốt về tác phong, lối sống lành mạnh, tình đoàn kết gắn bó yêu thương để con em học tập. Tích cực ngăn chặn bạo lực gia đình. *Cấp độ nhà trường: Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn, xây dựng văn hóa học đường, gia tăng yếu tố dạy đạo đức trong giáo dục. Bên cạnh đó cần phát triển mô hình tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường nhằm theo dõi kịp thời khúc mắc, mẫu thuẫn nảy sinh trong quá trình giao tiếp. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh. Quan tâm giảng dạy môn giáo dục công dân. Tổ chức các buổi ngoại khóa, diễn đàn về bạo lực học đường cho học sinh. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, chuẩn mực trong hành vi ứng xử. *Cấp độ xã hội: Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho con em ý thức về nét đẹp học đường, truyền thống đạo đức dân tộc. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường: gia đình - nhà trường – xã hội, thực hiện tốt nội dung cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhanh chóng có biện pháp hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng, trò chơi bạo lực đang phổ biến hiện nay.Cần có những biện pháp quản lí chặt chẽ hoạt động của các quán internet, các trang mạng, các loại sách báo, văn hóa phẩm thiếu lành mạnh. Tổ chức những sân chơi bổ ích thu hút các em tham gia. VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: 7 Việc kết hợp các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống bạo lực học đường đã giúp cho chúng tôi cũng như các bạn học sinh hiểu rõ hơn về tác hại của bạo lực học đường và hậu quả để lại cho nạn nhân, thủ phạm gây ra bạo lực học đường, gia đình, nhà trường, xã hội. Trong mỗi chúng ta cần phải có lòng khoan dung, tha thứ, thông cảm cho nhau. Chúng ta nên thường xuyên soi lại bản thân, xem xét những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm để tự sửa chữa hoàn thiện mình hơn. Chúng ta hãy cùng nhau quyết tâm đẩy lùi bạo lực học đường để đem đến một môi trường sống, học tập lành mạnh. (Hình ảnh các bạn học sinh đoàn kết với nhau) Là công dân Việt Nam là thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta hãy luôn nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức vững bền, đẩy lùi nạn bạo lực học đường và trở thành một công dân tốt đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai với cùng các cường quốc năm châu nhé! Tên học sinh Huỳnh Nguyễn Phương Uyên ---------------o0o---------------- 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan